Khi nói về nghệ thuật sân khấu, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến kịch
tính. Lấy tiêu chuẩn cổ điển về nghệ thuật sân khấu Tây phƣơng mà xét thì thấy rằng chèo thiếu kịch tính. Chèo không có kịch tính nhƣ là kịch Tây phƣơng, nhất là kịch cổ điển với luật tam nhất của nó. Nhƣng chèo có kịch tính hay không? Có lẽ cần căn cứ vào đặc điểm phong cách nghệ thuật dân tộc mà nhận định thì mới giải quyết vấn đề một cách đúng đắn. Chèo là một hình thức sân khấu dân tộc xuất hiện và phát triển ở một hoàn cảnh sinh hoạt và sáng tác khác hẳn kịch Tây phuơng.
Tục ngữ có câu: “Có tích mới dịch nên trò”. Tác giả chèo không tất nhiên là tác giả của cốt truyện, của sự tích. Tác giả chèo dựa vào các sự tích vốn có trong các truyện cổ tích, truyện Nôm... mà dựng nên vở. Cho nên, Chèo có chủ đích diễn lại bằng hình thức sân khấu những truyện có từ trƣớc... Thế mà tình tiết của các truyện ấy thƣờng khi phức tạp, mạch lạc của truyện thƣờng khi quanh co rắc rối, không phải chỉ chứa đựng một mâu thuẫn mà thôi, nhất là không tập trung vào một mâu thuẫn nào.
Nhƣ đã tìm hiểu về đặc trƣng thể loại, Chèo là một lối kể chuyện bằng sân khấu, thƣờng vẫn giữ tình tiết y nhƣ truyện sẵn có nên chèo không có và không định có tính chất tập trung, không có và không định có kịch tính giống nhƣ kịch nói. Hoàn cảnh không gian và hoàn cảnh thời gian trong chèo cũng tự do nhƣ hoàn cảnh thời gian và hoàn cảnh không gian trong truyện cổ tích nghĩa là sinh động và tiến triển rất nhanh. Một vở chèo có khi gồm chục cảnh khác nhau (ở nhà, ở chiến trƣờng, ở rừng núi, ở dinh quan...) và diễn lại một sự tích dài bằng ba năm, dăm bảy năm. Đang ở nhà, hát bài đƣờng trƣờng, đi một vòng quanh sân khấu đã tới cảnh trƣờng thi. Thị Kính bế con nói lên câu sử: “Cha nuôi con tính đã ba thu”. Thế là đã trải qua ba năm. Có thể tìm thấy
rất nhiều thí dụ tƣơng tự. Tuy nhiên, chèo vẫn có cách riêng để thể hiện sự phát triển của tâm lí phù hợp với quy luật của hiện thực.
Tóm lại, Chèo là lối kể chuyện bằng sân khấu, và do đó chèo cũng giữ một đặc tính của lối kể chuyện trong dân gian. Chèo chú trọng nhiều tới sự việc, tới tình tiết mà không nặng về miêu tả và biểu hiện tâm lí nhân vật nhƣ kịch cổ điển Tây phƣơng. Xem kịch, ta thấy những đoạn dài tả tâm tình của nhân vật, những đoạn dài trong đó nhân vật nói lên những u uẩn của cõi lòng, những mâu thuẫn trong tâm lí, và tính cách nhân vật thể hiện trên nhiều khía cạnh tế nhị của tƣ tƣởng và tình cảm. Hơn nữa, những mâu thuẫn trong tâm lí đó cùng với hoàn cảnh kết hợp lại làm nên mâu thuẫn của kịch bản, tập trung đến cao độ. Đó là kịch tính.
Trong các vở Chèo của ta, tình trạng ấy không có. Ngƣời ta để cho tình tiết nói lên ý nghĩa của sự tích và cả tính cách của nhân vật nữa.
Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, khi Thị Kính vì cắt râu cho chồng mà bị tiếng oan, bị đuổi ra khỏi nhà chồng, thì hành động của các nhân vật diễn ra rất nhanh. Ta có cảm tƣởng rằng Sùng bà đuổi con dâu vì lí do khác hơn là vì cho rằng Thị Kính định giết chồng. Ít ra ta cũng nhận thấy sự quyết định của mụ nhanh quá. Tâm lí của Thiện Sĩ và Sùng ông không đƣợc miêu tả, và nói chung, ta chỉ hiểu đƣợc họ qua hành động của họ mà thôi (hành động yếu ớt của Thiện Sĩ, hành động thiếu suy nghĩ của Sùng ông). Đến nhƣ tâm tình oan khuất của Thị Kính cũng chỉ đƣợc nàng nói lên trong tám câu thơ (nói sử rầu, nói văn cầm) và sau đó thì nàng quyết định đi tu. Chính cái hành động đi tu đó nói lên ý nghĩa của màn chèo và tâm lí của nhân vật.
Nhân dân, nhất là nông dân cảm nghĩ đơn giản, bộc trực. Và chính là để phục vụ cái công chúng thích sự việc hiển hiện hơn là tình hình nội tâm phức tạp, để phục vụ công chúng những ngƣời lao động bình dân ấy mà chèo đã chú trọng đến tình tiết hơn là cái gì khác.
Nói nhƣ thế không có nghĩa là hoàn toàn phủ nhận tính kịch trong sân khấu chèo. Trong quá trình tự sự trên sân khấu, tác giả dân gian cũng chú ý đến những mâu thuẫn nảy sinh từ sự phát triển của tình tiết, và hƣớng dẫn sự phát triển này vào những kết cục có kịch tính, vào những cái nút của vở chèo. Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Nỗi oan thứ nhất là vụ cắt râu cho chồng. Nỗi oan thứ hai là vụ án tƣ thông với Thị Mầu. Nỗi oan thứ hai này lại to hơn, cho nên không phải ngẫu nhiên mà tích chèo Quan Âm Thị Kính có khi đƣợc gọi là tích Thị Mầu lên chùa (tất nhiên là khi trình diễn ngƣời ta tập trung nhiều hơn vào phần thứ hai). Nỗi oan thứ nhất biểu hiện tập trung của tình cảnh ngƣời phụ nữ trong gia đình phong kiến, nỗi oan thứ hai là biểu hiện tập trung của tình cảnh ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở chèo thƣờng có những vở trong ấy mẫu thuẫn này vừa giải quyết thì mâu thuẫn khác lại nảy sinh.
Nhìn chung, tuy tính tự sự là đặc điểm cơ bản của chèo, nhƣng đã là sân khấu thì ít nhiều cũng có yêu cầu phải nêu bật lên những “cao điểm” của sự tích, tức là những chỗ mâu thuẫn sâu sắc. Và Chèo vẫn cứ có kịch tính. Nhƣng, dẫu rằng nó xuất hiện một cách tự phát đi nữa, kịch tính của chèo sân đình không phải là mờ nhạt.
Chúng ta cùng tìm hiểu kịch tính trong vở “Kim Nham”. Trƣớc hết cùng tìm hiểu cốt truyện để nắm các sự việc đƣợc kể:
Kim Nham là một nho sinh nghèo, có ý muốn tìm ngƣời tề gia nội trợ. Đƣợc biết nhà Huyện tể có cô con gái tên gọi Xúy Vân khá xinh đẹp, Kim Nham bèn đến xin làm rể. Huyện tể đã ƣng thuận và giao cho con cả là Cả Sứt đứng ra gả chồng cho em. Làm lễ tơ hồng xong, vợ chồng Kim Nham – Xúy Vân đƣa nhau về nhà.
Chung sống chƣa đƣợc bao lâu, Kim Nham quyết lòng xa vợ đi học, để quyết chí tu thân.
Ở nhà, phần vì gia cảnh nghèo túng, lại đƣợc sự mối lái đầy hứa hẹn của mụ Quán, Xúy Vân đã tìm đến tình tự với Trần Phƣơng – một gã nổi tiếng ăn chơi theo dạng Sở Khanh miền tỉnh Bắc. Trần Phƣơng đã bày cho Xúy Vân cách giả điên để nàng có cớ từ bỏ Kim Nham.
Xúy Vân y lời, về nhà giả điên dại. Em gái Xúy Vân là Xúy Quỳnh đã viết thƣ báo cho Kim Nham biết về bệnh tình của chị. Kim Nham vội trở về nhà. Ngỡ là Xúy Vân bị điên thật. Kim Nham vội đi kiếm thầy về giải tà cho vợ. Cô đồng và thầy phù thủy tới lập đàn giải tà cho Xúy Vân nhƣng bệnh tình của nàng chẳng thuyên giảm. Xúy Vân một mực đòi Kim Nham từ bỏ mình. Bất đắc dĩ, Kim Nham phải làm giấy cho vợ ra. Xúy Vân cầm đƣợc giấy coi nhƣ đƣợc giải phóng, liền vội đi theo Trần Phƣơng.
Ở bản diễn của Đoàn Kim Lan có thêm đoạn: Sau khi Xúy Vân bỏ đi, Xúy Quỳnh đã an ủi Kim Nham và tiễn hai lạng vàng để chàng tiếp tục ăn học.
Trần Phƣơng bắt gái mới, phụ bạc Xúy Vân. Xúy Vân bị bỏ, lòng đầy hối hận, ví mình nhƣ “ván nát, thuyền tan”.
Kim Nham thi đỗ, đƣợc bổ làm tri phủ ở một huyện nọ. Còn Xúy Vân lang thang đi ăn mày. Nàng đến xin ăn trƣớc cổng dinh Kim Nham mà không biết. Kim Nham nhận ra ngƣời cũ, gọi Xúy Quỳnh (vợ mới của Kim Nham) đem cơm ra cho. Xúy Vân nhận lấy nắm cơm, bẻ ra ăn, thấy giữa nắm cơm có lạng vàng, rất lấy làm ngạc nhiên. Khi biết nắm cơm ấy là do vợ chồng Kim Nham – Xúy Quỳnh đƣa, nàng thấy day dứt, tủi hổ, đã lao mình xuống sông trẫm mình. Hay tin dữ, Kim Nham sai lính đi vớt xác cho mai táng tử tế.
Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, nâng cao, vở “Kim Nham” đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
“Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội), đƣợc viên huyện Tể đem con gái là Xúy Vân gả cho. Xúy Vân là một cô gái đảm đang, khéo léo, ƣớc mong của cô chỉ là một gia đình chồng
Sauk hi cƣới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An “dùi mài kinh sử”, còn Xúy Vân rất buồn trong cảnh đợi chờ.
Kim Nham vắng nhà thì Trần Phƣơng, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cƣới. Xúy Vân nghe theo, giả điên. Kim Nham mời hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhƣng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xúy Vân đƣợc tự do. Xúy Vân bỏ Kim Nham chạy theo Trần Phƣơng, nhƣng gã “Sở Khanh” này đã quay lƣng lại với nàng. Xúy Vân lỡ làng, đau khổ, không dám về nhà. Từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.
Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, đƣợc bổ làm quan. Trong kh đó, Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai ngƣời đem cho. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn quá, nàng nhảy xuống sông tự vẫn”.
Hai cốt truyện trên không khác nhau là mấy, những sự việc đƣợc kể có thể tóm tắt theo cuộc đời nhân vật chính Xúy Vân nhƣ sau:
Xúy Vân đƣợc gả cho Kim Nham Kim Nham vì mải mê đèn sách, bỏ mặc Xúy Vân ở nhà, lên Tràng An Xúy Vân cô đơn Bị Trần Phƣơng quyến rũ Xúy Vân giả điên buộc Kim Nham trả tự do Xúy Vân bỏ Kim Nham đi theo Trần Phƣơng Bị Trần Phƣơng lừa, nàng điên thật Tự vẫn. Từ việc sơ đồ hóa cốt truyện nhƣ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy tính kịch đƣợc đẩy lên cao trào chính là đoạn “Xúy Vân giả dại”. Đoạn trích kể lại những gì xảy ra tại một thời điểm có vị trí quan trọng trên hành trình số phận của nhân vật: đây là lúc “cô ả Xúy Vân” nhất quyết tìm mọi cách phá phách nhằm vƣợt thoát khỏi cảnh ngộ “có chồng hờ hững cũng nhƣ không”, những mong bƣớc sang một cuộc đời khác mà nàng nghĩ chắc rằng sẽ hạnh phúc. Dấn thân vào lớp trò giả dại đầy mạo hiểm này, cô Xúy Vân từ vai nữ chín sẽ chuyển dần sang vai nữ pha. Nàng đâu có ngờ càng giả dại giống thật bao
nhiêu lại càng tự đẩy mình tới gần tình trạng dại thật bấy nhiêu để rồi kết thúc bằng cái chết đầy bi kịch.
Hiểu rõ vị trí có tính bản lề của đoạn trích, chúng ta sẽ có thế xác định chính xác hƣớng đọc – hiểu hình tƣợng Xúy Vân giả dại.
Khi tìm hiểu về đoạn trích cần lƣu ý:
Không cần tìm thiết tìm bố cục của đoạn trích vì hai lẽ: - Đoạn trích rất ngắn.
- Làm sao có thể “phân đoạn” rạch ròi diễn biến tâm trạng của một con ngƣời đang lâm vào trạng thái không bình thƣờng hoặc ít nhất đang cố gắng tỏ ra không bình thƣờng sao cho càng giống thật càng tốt.
Giả dại khác với “thật dại” ở chỗ: ngƣời “thật dại” là ngƣời mất khả năng tự ý thức, không đủ tỉnh táo để kiểm soát hành vi của mình; còn ngƣời giả dại lại chỉ có cái vẻ bề ngoài điên dại thôi, thực chất vẫn là ngƣời tỉnh táo, đủ khôn ngoan để tự điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho mọi ngƣời xung quanh đều tƣởng họ là kẻ “thật dại”, “thật điên”. Với trích đoạn này, ngƣời xem chèo đƣợc chứng kiến một pha (cảnh tượng) độc đáo có một không hai: kịch ở trong kịch, sân khấu ở trong sân khấu. Toàn bộ công việc đọc – hiểu cảnh tƣợng Xúy Vân giả dại chính là khám phá cho ra tính hai mặt của hình tƣợng nhân vật (bên ngoài thì dại, bên trong thì tỉnh) cùng ý nghĩa xã hội của nó. Và để khám phá điều đó chỉ có thể căn cứ chủ yếu vào phần ngôn từ nghệ thuật của văn bản đoạn trích.
Để hƣớng dẫn HS tìm hiểu chèo trong mối quan hệ với cốt truyện và kịch tính, chúng tôi sử dụng các biện pháp và quy trình thực hiện nhƣ sau:
Biện pháp:
+ Đọc - hiểu trích đoạn “Xúy Vân giả dại”
+ Phân tích, đánh giá về ý nghĩa xã hội cũng nhƣ nghệ thuật đặc sắc của trích đoạn “Xúy Vân giả dại”.
- Nhận thức đƣợc đặc trƣng của Chèo trong việc xây dựng xung đột kịch không giống với các loại kịch khác.
- Hiểu mâu thuẫn đƣợc thể hiện trong Chèo chủ yếu là mối mâu thuẫn giữa cá nhân với gia đình (ngƣời phụ nữ với gia đình nhà chồng); giữa khát vọng của con ngƣời với XHPK, cụ thể là với những lễ giáo khắt khe, những luật tục hà khắc...
Quy trình thực hiện:
- GV yêu cầu HS chuẩn bị phần câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 10, nâng cao, tập 1 và một số câu hỏi cho thêm.
- HS đọc và tóm tắt cốt truyện vở “Kim Nham” theo hai cách: + Tóm tắt theo diễn biến các sự kiện
+ Tóm tắt theo nhân vật chính.
- GV thiết kế bài dạy, chuẩn bị thiết bị dạy học (máy chiếu, video trích đoạn “Xúy Vân giả dại”, một số tranh ảnh về nghệ thuật chèo),
- GV hƣớng dẫn HS đọc – hiểu các tình tiết trong màn giả dại: những lời hát giả dại của Xúy Vân: Nói lời dại, hát lời khôn, bộc lộ tâm trạng thực: khát yêu mãnh liệt, phá phách, nổi loạn (lời nói lệch mở đầu đoạn trích: ngữ điệu nhanh mạnh), cô đơn buồn tủi chán chƣờng (lời vỉa), muốn vùng thoát khỏi cảnh cô đơn để đi tìm khát vọng hạnh phúc (lời hát quá giang), lạc lõng trong gia đình chồng, không nhận đƣợc sự đồng cảm của chồng, của gia đình, của xã hội (lời hát điệu con gà rừng), ý thức đƣợc thân phận trong XHPK nhƣ
“con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho dăm bảy cần câu châu vào”, nhận thức đƣợc cuộc đời đen bạc, trớ trêu (lời hát ngược cuối đoạn trích).
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động với các hình thức: trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận…
- Từ việc HS trả lời các câu hỏi của GV sẽ tự tìm ra mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật Xúy Vân, cũng là mâu thuẫn thể hiện tính kịch của đoạn trích nói riêng, của vở “Kim Nham” nói chung.
- GV chốt lại: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” là đoạn thể hiện tập trung chủ đề tƣ tƣởng của cả vở “Kim Nham”.