nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ
Theo Giáo sƣ Hà Văn Cầu thì ngay từ buổi đầu hình thành “Nghệ thuật chèo là một hình thức nghệ thuật dân gian do nông dân sáng tạo ra để tự thể hiện mình trong xã hội và trở lại phục vụ cho giai cấp mình. Trong một chừng mực nhất định, giai cấp phong kiến với tư tưởng Phật giáo cũng đã đặt tay vào Chèo và sử dụng Chèo như một công cụ tinh thần của giai cấp đó” (Hà Văn Cầu. Tổng luận Nghệ thuật chèo nửa sau thế kỉ thứ 20. Nxb Văn hóa Thông tin. Tr. 60). Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của ngƣời dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công, nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của ngƣời phụ nữ sẵn sàng hi sinh bản thân vì ngƣời khác. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sĩ tử tốt bụng hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn ngƣời vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ đƣợc đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thƣờng diễn những việc vui cƣời, những thói xấu của ngƣời đời nhƣ các vai: Thầy mù, Hƣơng Câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính,… Ngoài ra, chèo còn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc.
Chèo luôn gắn với chất “trữ tình”, thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con ngƣời, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thƣơng. Qua Chèo ta cảm nhận đƣợc một cách chân thực hình ảnh ngƣời dân đồng bằng Bắc Bộ từ quan niệm đạo đức, thái độ phản kháng đến tinh thần nhân đạo sâu sắc của họ