Đặc trưng thể loại chèo.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 28)

1.1.4.1. Thể loại chèo.

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) giải thích về Chèo nhƣ sau: Chèo là một loại kịch hát dân gian truyền thống của ngƣời Việt chủ yếu thịnh hành ở các tỉnh miền Bắc, từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra, trung tâm là vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Chèo hình thành trên cơ sở trò diễn và ca vũ dân gian từ thế kỉ XIII, phát triển đến chỗ cực thịnh vào thế kỉ XIX, rồi phân hóa và suy yếu dần. Từ nửa đầu thế kỉ XX, chèo đƣợc cải cách, nâng cao để trở thành một loại kịch hát đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện nay.

Có ngƣời cho tên Chèo do chữ trò hay chữ trào (nghĩa là “cƣời”) gọi chệch đi. Cũng có ý kiến cho chữ Chèo là biến âm của chữ trạo (nghĩa là “bơi thuyền”, “chèo đò”). Phạm Đình Hổ (trong Vũ Trung Tùy bút) có nói đến “trạo phƣờng” (phƣờng chèo chải) là những tổ chức ca kĩ dƣới thời nhà Lí thƣờng đi hát rong.

Ngay từ đầu, chèo đã thực hiện chức năng kể chuyện của dân ca với các phƣơng tiện nghệ thuật sân khấu (diễn viên, hóa trang, bài trí, múa, điệu bộ…). Những truyện cổ tích và truyện thơ đƣợc diễn lại trong chèo với những gia giảm nhất định. Chèo cũng có những sáng tác riêng (nhƣ các vở Kim Nham, Chu Mãi Thần,…).

Trƣớc hết, chèo mang cái tên dân gian là chèo sân đình. Vì sân khấu rất thô sơ, chỉ là một cái chiếu trải giữa sân đình, khán giả ngồi bao quanh cả bốn mặt “chiếu chèo”, không có phông màn, bài trí. Phục trang là y phục thƣờng ngày, hóa trang cũng rất đơn giản, chỉ có vai hề đƣợc vẽ mặt để gây cƣời. Ngƣời diễn viên và ngƣời xem gắn với nhau rất mật thiết, đặc biệt là quan tiếng “đế”. Tiếng “đế” là tiếng của công chúng khán giả xem chèo tham gia đối đáp với diễn viên hoặc tham gia hát và đỡ giọng cho diễn viên. Những năm đầu thế kỉ XX, chèo sân đình ra sân khấu thành thị với những cải tiến mới (về vở diễn, diễn viên, trang phục, ánh sáng, nhạc nền…) đƣợc gọi là chèo văn minh và sau đó, chèo văn minh lại đƣợc cải tiến một lần nữa cho phù hợp với thị hiếu của thị dân, trở thành chèo cách tân (hay chèo cải lƣơng). Các vai diễn trong chèo dân gian truyền thống đƣợc phân thành nhiều loại với những tên gọi khác nhau, nhƣ: vai chính, vai lệch, vai hề,… vai nữ

chính nhƣ vai Thị Kính, Thị Phƣơng, Châu Long; vai nữ lệch nhƣ: Thị Mầu, Sùng Bà…

Làn điệu trong chèo rất phong phú và tuy mƣợn nét nhạc của dân ca (chủ yếu là dân ca miền Bắc), nhƣng đã đƣợc chế tác thêm cho phù hợp với yêu cầu thể hiện tính cách nhân vật, có loại vui, loại buồn, loại lẳng lơ, loại trang nghiêm.

Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học sƣ phạm, Phan Bích Hà cũng cho rằng: ngay cả tên gọi chèo cũng có những giả thiết khác nhau. Một số ý kiến cho “chèo” vốn là “trào” trong trào lộng (hài hƣớc) đƣợc nói chệch đi. Số khác lại cho là “chèo” vốn là động từ, gắn với nghề sông nƣớc, chỉ động tác khua nƣớc đƣa thuyền đi, chèo thuyền. Sau đó nó trở thành động tác phổ biến trong sinh hoạt và tín ngƣỡng củ ngƣời Việt. Khi đƣa ngƣời chết sang thế giới bên kia, ngƣời ta thƣờng hát và làm động tác chèo thuyền để đƣa ngƣời chết qua sông mê, có nhƣ thế họ mới không nhớ những chuyện khi còn sống và không trở về “bắt” ngƣời thân. Những điệu hát đó cũng đƣợc gọi chung là chèo. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Định nghĩa về Chèo đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau trong SGK Ngữ văn 10 hiện hành:

“Chèo là tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ngợi ca những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội” (Phan Trọng Luận tổng chủ biên. Ngữ văn 10, tập I. Nxb Giáo dục Hà Nội, 2006, tr.18)

1.1.4.2. Đặc trưng thể loại chèo

a) Cốt truyện và kết cấu trong chèo.

Nói về tầm quan trọng của cốt truyện, Airixtốt cho rằng: “Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch” (Arixtot. Nghệ thuật thi ca. Nxb Văn hóa nghệ

thuật, Hà Nội, 1994, tr. 50). Ngay đến kịch tự sự biện chứng của Brếch, cốt truyện cũng hết sức đƣợc chú trọng. Brếch cho rằng: “Các thành phần củ sự kiện, cần phải đƣợc sắp xếp nhƣ thế nào để khi thay đổi hay bỏ bớt đi một phần thì cả chỉnh thể cũng biến động theo. Cái gì mà có hoặc thiếu nó cũng đƣợc, thì cái đó không phải là bộ phận hữu cơ của sự thống nhất ấy” (Đình Quang. Phƣơng pháp sân khấu Bectôn Brếch. Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, tr.128)

Sân khấu truyền thống Việt Nam không nằm ngoài thông lệ trên. Cụ thể là chèo sân đình. Để tạo dựng nên một kịch bản, thì cốt truyện là thành tố nền tảng. Cốt truyện trong mỗi tích chèo là phần quan trọng nhất của vở chèo – “có tích mới dịch nên trò”.

Về nội dung, những tích chèo hầu hết lấy ở kho truyện cổ dân gian hoặc truyện Nôm nên rất phong phú và phản ánh đời sống của nhân dân trong Xã hội Việt Nam. Chèo cổ còn lại đến nay chỉ có 7 vở khá nguyên vẹn: Quan Âm Thị Kính, Kim Nham, Từ Thức, Chu Mãi Thần, Lƣu Bình – Dƣơng Lễ, Trƣơng Viên, Trinh Nguyên (Tôn Mạnh – Tôn Trọng). Trong số những vở diễn trên có vở “Kim Nham” (sau này gọi là “Xúy Vân” khi chỉnh lí) các nhà nghiên cứu chèo đều xác định không thấy tên truyện Kim Nham hay Xúy Vân trong số các truyện Nôm hay truyện cổ dân gian mà chúng ta đã đƣợc biết. Nhƣng không vì thế mà xếp “Kim Nham” vào loại cốt truyện mới. Vì xét cốt truyện của hai vở “Kim Nham” và “Chu Mãi Thần”, có các sự kiện và nhân vật chính khá tƣơng đồng về chức năng, cái khác chủ yếu chỉ là ở chi tiết. So sánh với vở “Chu Mãi Thần” ta nhận thấy cốt truyện có điểm chung nhƣ sau: - Một hàn sĩ bị vợ chê bai, ruồng bỏ nhƣng vẫn quyết chí học hành

- Ngƣời vợ cũ đi theo một kẻ mà nhiều mặt nhân cách bị khuyết lệch (trăng hoa hoặc Sở Khanh).

- Ngƣời vợ - kẻ bội bạc ăn năn, tự vẫn (hoặc bị trời đánh chết).

Về kết cấu, Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, vì vậy chèo tuân thủ hai hình thức kết cấu: Một là kết cấu của vở diễn: thƣờng đi theo trật tự kể chuyện, có mở trò (đoạn giới thiệu truyện, giới thiệu nhân vật), thân trò (nội dung chính), kết trò (những lời kết, thƣờng của tác giả dân gian, nêu ý nghĩa của truyện và xin khép lại buổi diễn). Hai là kết cấu của câu chuyện mà chèo kể lại bằng sân khấu. Kết cấu ấy thƣờng là: Ngƣời phụ nữ ở nhà – Đi lấy chồng- Gặp tai biến – Trải qua khó khăn – Xử lí khó khăn – Kết thúc hạnh phúc (bằng đoàn viên hoặc khẳng định sự trong sạch của bản thân), hoặc kết thúc bi kịch (bằng sự bất hạnh vì chết). Những truyện nhƣ Quan Âm Thị Kính, Trƣơng Viên, Trinh Nguyên, Kim Nham, Chu Mãi Thần… có kết cấu nhƣ vậy. Chẳng hạn: Thị Phƣơng vốn là cô gái nết na. Nàng đƣợc gả cho Trƣơng Viên, anh học trò nghèo hiếu học. Vợ chồng rất yêu và trọng nhau. Trƣơng Viên đi thi, chính là bắt đầu cảnh tai biến. Chàng đỗ Trạng Nguyên, vua gả công chúa cho nhƣng không nhận. Vua tức giận sai đi dẹp giặc ở biên ải. Thị Phƣơng dắt mẹ đi tìm chồng, bị đói, bị mù… Cuối cùng vợ chồng đƣợc đoàn tụ. Truyện Quan Âm Thị Kính cũng có kết cấu tƣơng tự: Thị Kính ở nhà với cha là một cô gái nết na, hiền thục. Đi lấy chồng làm một ngƣời vợ đảm đang chăm chỉ. Bỗng nhiên bị tiếng oan giết chồng, bị đuổi về nhà cha mẹ. Nàng vào chùa định lánh trần, nhƣng ở đấy lại bắt đầu một chuỗi thử thách mới. Thị Kính chết, tiếng oan mới đƣợc gột sạch. Vở “Kim Nham” cũng có kết cấu: Xúy Vân ở nhà với cha là một cô gái nết na, hiền thục. Đi lấy chồng làm một ngƣời vợ đảm đang, chăm chỉ. Sống trong cảnh cô đơn vì chồng mải mê mộng công danh, cô gặp và yêu một ngƣời, giả dại để chồng bỏ, nhƣng lại bị “lừa tình”. Từ giả dại Xúy Vân thành điên dại thật, đi xin ăn. Gặp lại chồng cũ, xấu hổ, tự kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm – nhảy xuống sông tự vẫn…

Nhân vật trong Chèo thƣờng mang tính ƣớc lệ, chuẩn hoá và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thƣờng không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu nhƣ không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tƣớng, thƣ sinh, hề v.v… Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật nhƣ Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Xuý Vân đã thoát khỏi tính ƣớc lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

Nhân vật trong chèo không phong phú lắm, hơn nữa cũng chƣa phải là nhân vật tính cách nhƣ các nhân vật trong văn học hay trong kịch hiện đại. Nhân vật chính của chèo chủ yếu đƣợc quy về hai loại, học trò nghèo và phụ nữ bình dân. Hai loại nhân vật này cũng mang đặc điểm của kiểu nhân vật loại hình, phát ngôn cho lí tƣởng đạo đức của ngƣời trí thức bình dân xƣa trong xã hội phong kiến:

Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu răn mình.

Con đƣờng của họ, nếu là trai thì chỉ có chăm chỉ học hành, đi thi để đỗ đạt làm quan nhƣ Dƣơng Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần; còn nếu là gái thì chỉ dốc lòng chăm chỉ làm lụng, gánh vác “giang sơn nhà chồng”, nuôi chồng học hành thi cử, nuôi con cũng thi cử học hành nhƣ Thị Phƣơng, Trinh Nguyên, Thị Kính… Qua các nhân vật này, ta thấy tính chất giáo huấn đạo đức trong chèo khá rõ.

Một loại nhân vật đặc sắc của chèo, đó là hề chèo. Nếu các nhân vật chính trong chèo thƣờng gánh trọng trách giáo huấn, thì nhân vật hề lại có vai trò phản ánh những nội dung xã hội một cách sâu sắc, tỉnh táo và hài hƣớc. Hề chèo vốn là nhân vật ngoài tích truyện, có chức năng gây cƣời. Nhƣng đằng sau tiếng cƣời bao giờ cũng là sự nhận thức. Hề chèo pha trò, chế giễu, mỉa mai, phê phán thật ngọt ngào mà sâu cay, vừa thông minh, trí tuệ, vừa nôm

thƣơng, mặt khác thể hiện đƣợc cách nhìn nhận, đánh giá các loại ngƣời, các loại việc trong xã hội một cách chính xác và sắc sảo.

Ngoài hai nhân vật trên, các nhân vật phụ khác trong chèo nhƣ Lão Say, Cả Sứt, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông… mỗi ngƣời một vai trò cụ thể khác nhau nhƣng cùng tập trung thể hiện các khía cạnh sinh động của nội dung giáo huấn và nội dung xã hội của chèo cổ. Đằng sau đó là sự khẳng định lí tƣởng xã hội của các tác giả trí thức bình dân khi sáng tác chèo.

c) Tính kịch trong Chèo

Hình thức sân khấu của chèo là diễn kể. Chèo đƣa lên sân cả một câu chuyện, phát triển theo trục thẳng (trục tuyến tính), sự kiện nào diễn ra trƣớc kể trƣớc, diễn ra sau kể sau, tính kể đậm, tính kịch không cao. Kịch thƣờng có điểm nút, đẩy sự kiện lên đến cao trào, cởi nút là kết thúc vở diễn, còn chèo không có những đỉnh điểm cao trào nhƣ vậy. Chèo dẫn dắt ngƣời xem đi từ sự kiện này đến sự kiện khác, mỗi sự kiện vừa đƣợc giải quyết lại đến sự kiện tiếp theo nhƣ những gì con ngƣời phải xử lí trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, tâm lí của ngƣời xem chèo không giống nhƣ khi xem kịch, ngƣời xem cảm nhận đƣợc sự gần gũi, có cảm giác đƣợc chia sẻ với nhân vật trong vở chèo. Kịch dù có hay đến mấy cũng chỉ hấp dẫn đƣợc một đến hai lần xem, bởi những thắt nút bất ngờ mang kịch tính cao, tác động mạnh đến tâm lí, tình cảm ngƣời xem tạo sự hấp dẫn của vở diễn sẽ không còn bất ngờ nữa ở những lần diễn sau. Còn tâm lí xem chèo là tâm lí tìm gặp lại bạn cũ, cảnh cũ. Vẫn ngƣời ấy, chuyện ấy, không hấp dẫn bởi sự bất ngờ mà bởi những tình cảm, những nỗi niềm cần đƣợc sẻ chia sau một năm vất vả nhọc nhằn. Lại năm sau, đến mùa hội hè mới có thời gian thƣ giãn để gặp gỡ, nói cƣời, sẻ chia với những cuộc đời trên chiếu diễn. Gặp lại bạn cũ trên chiếu chèo hay trong đám hội làm sao mà nhàm chán cho đƣợc! Vì vậy, suốt cả thời phong kiến, số vở chèo không nhiều, một đời ngƣời không biết bao nhiêu lần xem đi xem lại các vở diễn đó, nhƣng ngƣời xem vẫn dƣờng nhƣ không biết chán.

Mỗi vở chèo thƣờng có những đoạn cao trào, kết tinh tƣ tƣởng chủ đề, nghệ thuật biểu diễn hoặc ý nghĩa nổi bật của vở, chẳng hạn, trích đoạn Xúy Vân giả dại trong chèo Kim Nham, Tuần Ty Đào Huế trong vở Chu Mãi Thần, Thị Mầu lên chùaViệc làng trong Quan Âm Thị Kính… Những đoạn có tính chất điển hình ấy tập trung phản ánh chủ đề của tích chèo, khiến ngƣời ta nhớ nhiều hơn cả vở chèo, thậm chí nhiều ngƣời chỉ nhớ tên trích đoạn đó mà không biết nó nằm trong vở chèo nào.

d) Đặc điểm nghệ thuật Chèo

Đặc điểm nghệ thuật chèo thể hiện ở nhiều phƣơng diện: từ ngôn ngữ, đạo cụ, đến hình thức trình diễn và khán giả quen thuộc của sân khấu chèo. Trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

Hình thức biểu diễn chèo cổ đơn giản, thƣờng không có phông màn, sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc, không sử dụng ánh sáng màu. Đạo cụ đơn giản và mang đậm tính ƣớc lệ. Cái hòm đựng đồ biểu diễn có lúc đƣợc dùng nhƣ cái ghế, cái ngai. Cái quạt khi thì đƣợc dùng làm tờ giấy viết thƣ, khi thì là cái nón che đầu, khi là cái bút đề thơ,…

Diễn viên chèo xƣa là diễn viên không chuyên. Họ là những nông dân chân chỉ, quanh năm làm lụng ruộng đồng, đến mùa xuân, mùa hội hè đình đám, họ tập hợp lại thành gánh chèo đi biểu diễn khắp làng này làng khác cho đến hết mùa hội mới thôi. Vì vậy, diễn viên chèo ít sử dụng mĩ phẩm, ít hóa trang, trang phục cũng gần gũi với đời thƣờng, không giống nhƣ cải lƣơng hay tuồng…

Nghệ thuật biểu diễn của chèo mang tính chất tổng hợp. Đó là sự phối hợp khá chặt chẽ giữa nghệ thuật hát, múa, nhạc và các động tác biểu diễn. Hát chèo tuân theo những làn điệu nhất định. Chèo có hàng trăm làn

nhiều lời khác nhau. Những làn điệu quen thuộc của chèo là: sa lệch chênh, sa lệch bằng, đƣờng trƣờng, lƣu thủy, sắp (qua cầu), vãn, lão say, làn thảm, sử, cấm giá…, giọng hát vừa bình dị, trong sáng, vừa sắc nét.

Múa chèo sử dụng các động tác lao động, sinh hoạt, tín ngƣỡng dân gian đƣợc cách điệu. Động tác múa chủ yếu là động tác của tay, chân, theo đó là cách đánh mắt của diễn viên khá linh hoạt theo tay. Đoạn múa Xúy Vân giả dại là một đoạn đặc sắc, gồm các động tác quay tơ, se sợi, vớt bèo, may vá… đƣợc cách điệu.

Âm nhạc sử dụng trong chèo là nhạc dân tộc truyền thống. Nét nhạc chủ yếu là điệu vui, tƣng bừng, rộn rã, có sức thu hút ngƣời nghe, ngƣời xem. Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm choẹ. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la,

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)