chèo cổ.
Để tích cực hóa hoạt động của HS trong giờ học trích đoạn chèo cổ, GV không đóng vai trò thuyết trình, diễn giảng, GV không làm thay cho HS mà tổ chức cho HS tác động vào đối tƣợng học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức chứa trong đó và hình thành kỹ năng tƣơng ứng. Để thể hiện vai trò ngƣời tổ chức hoạt động, những việc GV phải làm trong giờ là:
- Giao việc cho học sinh
- Tổ chức cho học sinh làm việc trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập và những kinh nghiệm hiểu biết đã có của HS
- Tổ chức cho học sinh báo cáo và đánh giá kết quả làm việc trƣớc lớp
Nội dung giao việc cho HS là: HS chuẩn bị các yêu cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK; GV giúp HS hiểu yêu cầu của các câu hỏi, bài tập này và cách giải quyết các câu hỏi, bài tập đó; GV nêu yêu cầu về hình thức hoạt động của HS (làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc theo lớp) để thực hiện nhiệm vụ đã giao.
Ví dụ: Khi dạy trích đoạn “Xúy Vân giả dại”, GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: “Em có hiểu biết gì về thể loại chèo cổ? (Định
nghĩa? Đặc điểm nghệ thuật? Những vở chèo đã biết, những cảnh đặc sắc và những nhân vật chính?”
Với nhiệm vụ trên GV yêu cầu HS làm việc độc lập phát huy những hiểu biết cá nhân đã có và trình bày hiểu biết của mình về đặc điểm thể loại chèo cổ.
Trong quá trình học sinh làm việc, GV cần kiểm tra để biết HS có làm việc không, có hiểu việc phải làm không và trả lời thắc mắc của các em, nếu có.
Việc tổ chức cho HS báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập có nhiều hình thức: HS báo cáo trực tiếp với GV kết quả làm việc của mình, báo cáo trong nhóm, báo cáo trƣớc lớp, báo cáo bằng miệng, báo cáo bằng phiếu học tập hoặc bằng cách trình bày trên bảng, trên máy chiếu… Với mục đích giúp HS chủ động, tích cực tìm hiểu, khám phá tác phẩm, GV cần tính toán những công việc sẽ giao cho HS trong giờ học; việc nào HS có thể trả lời ngay; câu hỏi, bài tập nào cần dành cho HS suy nghĩ, làm việc cá nhân; việc nào đòi hỏi HS phải cộng tác, trao đổi, thảo luận nhóm mới có đáp án thỏa đáng hoặc mới tạo điều kiện cho nhiều HS đƣợc tham gia. Giờ đọc – hiểu văn bản “Xúy Vân giả dại” theo ý tƣởng khắc sâu kiến thức thể loại thƣờng có một số việc chính cần giao cho HS nhƣ sau:
- Đọc Tiểu dẫn và tham khảo phần Tri thức đọc – hiểu kết hợp với việc tự học tự tìm hiểu ở nhà nêu đƣợc những đặc trƣng cơ bản của thể loại chèo (định nghĩa, cốt truyện, nhân vật,…).
- Tóm tắt vở “Kim Nham”
- Xác định vị trí đoạn trích “Xúy Vân giả dại”
- Tìm hiểu trích đoạn “Xúy Vân giả dại” : Đọc văn bản “Xúy Vân giả dại”; phân tích hình tƣợng nhân vật Xúy Vân ; trao đổi, thảo luận, đánh giá về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của trích đoạn nói riêng, của tác phẩm
Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp, GV cần sử dụng linh hoạt, đúng lúc đúng chỗ các PPDH cả truyền thống lẫn hiện đại theo tinh thần đổi mới. Ví dụ, “đàm thoại” là một PPDH truyền thống có thể đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp dạy học tích cực nếu GV biết đặt vấn đề kích thích HS suy nghĩ và tạo ra đƣợc quan hệ tƣơng tác nhiều chiều trong đàm thoại (thầy – trò, trò – thầy, trò – trò). Đàm thoại khi đó sẽ mang tính chất của đối thoại: thầy hỏi trò, nêu câu hỏi cho trò; trò đƣợc khuyến khích để tự tin nêu thắc mắc, hỏi lại thầy, đối thoại với thầy hoặc nêu câu hỏi cho bạn, đối thoại, trao đổi với bạn để tạo nên một không khí cởi mở, dân chủ, bình đẳng trong lớp học. Để tạo nên một không khí bình đẳng, dân chủ, không chỉ cần đổi mới PPDH mà cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học trên lớp, các hình thức ngoại khóa, cần tạo cho HS có cơ hội thê hiện rõ hơn vai trò “trung tâm” của mình, có thời gian đàm thoại, đối thoại, trao đổi với thầy, với bạn và bộc lộ quan điểm cá nhân.
Để vận dụng có hiệu quả phƣơng pháp đàm thoại khi dạy chèo mà cụ thể là khi dạy trích đoạn “Xúy Vân giả dại”, GV cần xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi đàm thoại đi từ khái quát đến cụ thể sao cho hợp lí; biết nêu vấn đề sao cho kích thích đƣợc tƣ duy sáng tạo của HS.
Ngoài đàm thoại thì thuyết trình đúng lúc, đúng chỗ, ngắn gọn (không lạm dụng) là phƣơng pháp không thể thiếu trong giờ dạy TPVC nói chung, thể loại chèo nói riêng. GV cần thuyết trình ngắn gọn để vào bài gây ấn tƣợng; để dẫn dắt chuyển tiếp các nhiệm vụ trong giờ học; để nhấn mạnh cốt truyện của một vở chèo (tích trò) sau khi học sinh đã tóm tắt; để khẳng định những giá trị nghệ thuật độc đáo có một không hai của trích đoạn “Xúy Vân giả dại”; để gây cảm xúc cho HS về thông điệp mà các tác giả dân gian muốn gửi gắm qua nhân vật Xúy Vân.
Theo quan điểm dạy học đổi mới, không chỉ GV mới đƣợc thuyết trình mà HS cũng đƣợc tạo điều kiện, đƣợc khuyến khích thuyết trình, bộc lộ suy nghĩ, cảm thụ và rèn kĩ năng nói trƣớc đám đông.
Cuộc vận động đổi mới PPDH ngữ văn đã diễn ra từ vài chục năm nay nhƣng kết quả chƣa mấy khả quan. Nguyên nhân là đổi mới PPDH đòi hỏi phải thay đổi thói quen của hàng triệu GV mà nhiều nhiều GV chƣa hiểu bản chất của PPDH mới; cũng vì dạy theo phƣơng pháp mới khó hơn, đòi hỏi GV mất nhiều thời gian, công sức hơn,… Đổi mới PPDH Văn khó còn vì Văn là môn học có tính đặc thù mà việc vận dụng một số PPDH mới đòi hỏi GV phải hiểu đúng, hiểu sâu bản chất văn chƣơng và nội dung từng bài học. Tác giả Đỗ Ngọc Thống cho rằng: “Muốn đổi mới PPDH trƣớc hết phải nắm chắc và hiểu sâu nội dung bài giảng” (Về đổi mới phƣơng pháp dạy học văn ở trƣờng phổ thông. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 9/1997, tr.12). Tuy vậy, không phải cứ hiểu sâu nội dung gì thì có PPDH tốt. “Nếu hiểu dạy học vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật thì phƣơng pháp tìm hiểu, phƣơng pháp tiếp cận nội dung đúng sẽ đảm bảo tính khoa học cho giờ dạy, còn phƣơng pháp lên lớp sẽ tạo cho giờ dạy có tính nghệ thuật” (Đỗ Ngọc Thống, Tlđd, tr.12).
Phƣơng pháp thích hợp nhất để tiếp cận TPVH là phƣơng pháp đọc sáng tạo. “Đọc sáng tạo là phƣơng pháp đặc biệt nhất đối với Văn học với tƣ cách là một môn học. Đặc thù của PPDH này là phát triển cảm thụ, hình thành những thể nghiệm nghệ thuật cho HS bằng phƣơng tiện nghệ thuật” (Cao Đức Tiến. Các phƣơng pháp dạy học Văn trong nhà trƣờng phổ thông ở Cộng hòa Liên bang nga. Hội thảo PPDH Ngữ văn, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 9-2008). Hoạt động học TPVH đƣợc gọi là sáng tạo khi ngƣời đọc chú ý đến từ, câu, nhịp điệu của tác phẩm, kích tích đƣợc trí tƣởng tƣợng của ngƣời nghe, gây cảm xúc cho ngƣời nghe,… Tổ chức tốt hoạt động đọc sáng tạo đối
các em dễ dàng tái hiện, thâm nhập vào thế giới hình tƣợng nghệ thuật của tác phẩm, cảm thụ và đánh giá đúng giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đọc sáng tạo đƣợc thực hiện bằng các biện pháp đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm.
Đọc thành tiếng là biện pháp đƣợc sử dụng đầu tiên trong dạy quy trình khám phá tác phẩm, khám phá đặc trƣng thể loại của tác phẩm và cũng là biện pháp đƣợc sử dụng kết hợp trong quá trình phân tích tác phẩm. HS nghe giáo viên đọc mẫu, sau đó tự mình đọc trƣớc lớp và nghe bạn đọc để cảm thụ đƣợc sự âm vang của ngôn từ tác phẩm, cảm nhận bƣớc đầu thế giới nghệ thuật ẩn chứa trong lớp vỏ ngôn từ ấy.
Thời gian dành cho chèo với trích đoạn “Xúy Vân giả dại” trong chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao là 2 tiết học. Văn bản lại là một loại hình sân khấu với ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, với các làn điệu hát chèo, nhịp điệu thay đổi liên tục, mỗi đoạn là cung bậc khác nhau trong tâm trạng nhân vật Xúy Vân, vậy cần tổ chức đọc thành tiếng nhƣ thế nào? GV có thể cho HS đọc nối tiếp các đoạn của văn bản để học sinh đƣợc nhập vai. Đoạn trích này không dài nên cũng có thể để một học sinh đọc nếu học sinh đọc tốt. Nghe bạn đọc, học sinh có thể dễ dàng tƣởng tƣợng đến nhân vật do bạn đang nhập vai. Bên cạnh biện pháp đọc thành tiếng thì đọc thầm đóng vai trò rất quan trọng. Đọc thầm văn bản bằng mắt và bằng suy nghĩ, tƣ duy để tái hiện, hình dung, tƣởng tƣợng nhân vật, sự kiện, hình tƣợng nghệ thuật, nắm thông tin về nhân vật, cốt truyện… Qua đó các em nắm đƣợc những gì ẩn chứa trong văn bản ngôn từ, tìm hiểu, phân tích và cảm thụ đúng tác phẩm theo đặc trƣng thể loại.
Gần với biện pháp đọc thành tiếng là đọc diễn cảm. Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cho rằng: “Đọc sáng tạo có nhiều biện pháp (…) mức thấp nhất là đọc đúng (đọc chữ) (…). Mức cao hơn là đọc diễn cảm (đọc văn) đọc diễn tả sự cảm thụ chứ không chỉ dừng lại ở mức thể hiện cảm xúc mà có cả sự hiểu
biết của ngƣời đọc, sự tri âm với tác giả… Đọc diễn cảm thực chất là thể hiện sự cộng hƣởng giữa tâm hồn, cảm xúc, hiểu biết của ngƣời đọc với tác phẩm thông qua hệ thống kí hiệu nghệ thuật ở văn bản chứ không phải chuyển văn bản có sẵn thành một bản nhạc mà ngƣời đọc là ca sĩ. Ngƣời đọc khi thể hiện tác phẩm, thể hiện cá tính sáng tạo của mình có thể rất khác nhau, thậm chí cả “giai điệu”, “nhạc điệu”, “ngữ điệu”…” (Nguyễn Viết Chữ - Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Nhƣng đọc diễn cảm thƣờng chỉ thực hiện đƣợc khi học sinh đã hiểu văn bản. Đọc diễn cảm chèo qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại” không thể đọc theo cách thông thƣờng, trôi chảy, ngắt nghỉ giọng đúng là đƣợc, mà phải đọc bằng cảm xúc để diễn tả tâm trạng Xúy Vân khi mãnh liệt, khi đau đớn, uất nghẹn, khi tràn đầy mơ ƣớc, lúc than vãn đắng cay.
Để dạy Chèo theo đặc trƣng thể loại, các biện pháp “đọc” văn bản cần đƣợc vận dụng đúng mức trong mỗi công đoạn của quy trình dạy học.
Nếu chỉ đọc không thôi thì chƣa đủ, GV cần tổ chức, hƣớng dẫn HS phân tích, bình giá về văn bản đƣợc học. Hoạt động phân tích tác phẩm đƣợc thực hiện theo các câu hỏi gợi ý trong SGK. Để hiểu tác phẩm, HS cần đọc và trả lời đƣợc các câu hỏi đó nhƣng không phải chỉ cần trả lời xong câu hỏi là đã hoàn thành công việc phân tích tác phẩm. Các câu hỏi chỉ là gợi ý để có định hƣớng và căn cứ phân tích. Từ những định hƣớng và căn cứ đó, các em cần thêm một bƣớc tổng hợp, khái quát, và việc này diễn ra dƣới sự dẫn dắt của GV.
Hoạt động phân tích tác phẩm của HS có thể đƣợc thực hiện theo ba hình thức khác nhau:
- Làm việc độc lập. - Làm việc theo nhóm. - Làm việc theo lớp.
Nhìn chung, HS thƣờng đƣợc tổ chức làm việc độc lập, nhất là trong trƣờng hợp các câu hỏi, nhiệm vụ đơn giản, các em có thể độc lập trả lời. HS cũng cần đƣợc làm việc độc lập trong trƣờng hợp mỗi em phải tập trung suy nghĩ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.
HS làm việc nhóm khi câu hỏi, nhiệm vụ tƣơng đối khó, trừu tƣợng, đòi hỏi một sự khái quát nhất định. Sự cộng tác, hợp lực, bổ sung ý kiến cho nhau khi đó sẽ giúp các em hoàn thiện, làm phong phú, sâu sắc câu trả lời. Cả trong trƣờng hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít HS đƣợc hoạt động thì cũng nên yêu cầu HS làm việc theo nhóm để nhiều HS đƣợc tham gia.
Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp đƣợc áp dụng chủ yếu trong trƣờng hợp GV giới thiệu bài, củng cố bài, báo cáo kết quả làm việc trƣớc lớp (đồng thời rèn luyện kĩ năng nói của HS). Khi tổng hợp kết quả làm việc của HS, GV không cần và không nên nêu lại từng câu hỏi cụ thể trong SGK mà chỉ nên đƣa ra những câu hỏi khó, những vấn đề quan trọng đối với việc hiểu tác phẩm, những câu hỏi khó, những vấn đề mà trong thảo luận nhóm HS hiểu chƣa rõ hoặc còn tranh luận, chƣa kết luận đƣợc. Từ việc giải đáp các vấn đề này, GV hƣớng dẫn HS đi đến những điểm cần ghi nhớ về tác phẩm. GV cũng có thể trình bày cách hiểu, cách cảm thụ riêng của mình để HS tham khảo. Nhƣ vậy, tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ dạy chèo là để học sinh đƣợc chủ động, tích cực tìm hiểu văn bản dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của GV, GV phải biết kích thích hứng thú, khơi dậy những “điểm ỳ”, “điểm chết” trong tiếp nhận của HS để khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa bạn đọc học sinh và văn bản chèo – giữa thế hệ hiện đại với văn bản có tính chất cổ truyền của dân tộc.