Chèo trong chƣơng trình Ngữ văn.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 62)

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.

2.1.Chèo trong chƣơng trình Ngữ văn.

Chèo trong chƣơng trình Ngữ văn đƣợc dạy theo hƣớng đồng tâm, nâng cao. Ở THCS, HS đã đƣợc học trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” (Trích vở

“Quan Âm Thị Kính”). Ở chƣơng trình THPT, HS đƣợc học chèo theo chƣơng trình nâng cao hoặc tự chọn nâng cao (đối với chƣơng trình chuẩn) với trích đoạn “Xúy Vân giả dại” (trích vở “Kim Nham”) thời lƣợng là 2 tiết, theo phân phối chƣơng trình của Bộ GD – ĐT là tiết thứ 41 – 42.

Một điều đáng lƣu ý là cả hai vở chèo học sinh đƣợc học đều thuộc loại chèo cổ. Chèo cổ nhƣ đã tìm hiểu ở trên, nó là một loại hình sân khấu dân gian gắn bó sâu sắc với ngƣời nông dân Đồng bằng Bắc Bộ. Là sản phẩm sáng tạo của tầng lớp trí thức bình dân nên dù vô thức hay hữu thức, nội dung của chèo thƣờng đề cao mộng công danh, học hành đỗ đạt làm quan, điều mà các trí thức xƣa thƣờng theo đuổi. Căn cứ vào tích chèo kể trong vở “Quan Âm Thị Kính” và “Kim Nham” chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cả hai vở đều ra đời trong thời kì trung đại. Trong đó, tính xã hội thể hiện khá đậm nét, phê phán thói hƣ tật xấu của bộ máy chính quyền cơ sở đại diện cho pháp luật, tập tục, đạo lý, tôn giáo… nhƣ lớp “Việc làng” trong “Quan Âm Thị Kính”. Ở mỗi vở, cũng xuất hiện loại hình tƣợng nhân vật nữ tốt có, chƣa hẳn tốt có, chƣa hẳn xấu cũng có, đặc biệt là số nhân vật nữ vƣợt khỏi vòng kiềm tỏa của đạo lý phong kiến nhƣ Thị Mầu, Xúy Vân,... Các nhân vật này đều đƣợc nghệ nhân sáng tạo thành khuôn diễn với nhiều bài hát múa dành riêng, độc đáo, tới nay vẫn giữ nguyên giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật.

Trích đoạn “Xúy Vân giả dại” (trích vở “Kim Nham”) là trích đoạn tiêu biểu, đặc sắc thể hiện đậm nét đặc trƣng thể loại chèo.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 62)