Về phương pháp, dạy học trên tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học trong giờ dạy học tác phẩm văn chương và dạy đọc hiểu văn bản, trong đó nhấn mạnh việc dạy học
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÙI THỊ THÊU
GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2011
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÙI THỊ THÊU
GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) THEO ĐẶC TRƯNG THÊ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(Bô ̣ môn Ngữ Văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương
HÀ NỘI – 2011
Trang 34
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung ho ̣c phổ thông
Trang 45
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài………
2 Lịch sử vấn đề………
3 Mục đích nghiên cứu………
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu………
5 Phạm vi nghiên cứu………
6 Giả thuyết nghiên cứu nghiên cứu………
7 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu………
8 Phương pháp nghiên cứu………
9 Đóng góp của luâ ̣n văn………
10 Cấu trúc luận văn………
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI………
1.1 Thể loại và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại………
1.1.1 Thể loại văn học………
1.1.2 Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại……
1.2 Những vấn đề chung về thơ trữ tình………
1.2.1 Khái niệm về thơ trữ tình………
1.2.2 Vài nét về thơ trữ tình hiện đại hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX………
1.2.3 Đặc trưng của thơ trữ tình………
1.2.3.1 Tứ thơ………
1.2.3.2 Nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, hình ảnh thơ, hình ttượng thơ………
Trang
1
2
5
8
8
9
9
9
9
10
10
11
11
11
16
19
19
20
22
22
25
Trang 56
1.2.3.3 Ngôn ngữ thơ trữ tình………
1.2.3.4 Kết cấu thơ trữ tình………
1.2.3.5 Tình cảm, cảm xúc trong thơ trữ tình………
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN, THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
2.1 Thực trạng giảng dạy thơ trữ tình lớp 12, chương trình Chuẩn, THPT………
2.1.1 Vị trí của thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 12, chương trình Chuẩn, THPT………
2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn………
2.1.2.1 Thuận lợi………
2.1.2.2 Khó khăn………
2.1.3 Thực trạng giảng dạy thơ trữ tình 12, chương trình chuẩn, THPT ở trường THPT………
2.1.3.1 Kết quả khảo sát từ giáo viên………
2.2.2 Kết quả khảo sát từ học sinh………
2.2 Định hướng giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình cho học sinh lớp 12, chương trình chuẩn, THPT theo đặc trưng thể loại……
2.3.1 Tìm hiểu xuất xứ ………
2.3.2 Cảm nhận ý thơ ………
2.3.2.1 Bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng………
2.3.2.2 Đoạn trích “Việt Bắc” – Tố Hữu………
2.3.2.3 Đoạn trích “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm…………
2.3.2.4 “Sóng” – Xuân Quỳnh………
2.3.2.5 “Đàn ghi ta của Lorca” – Thanh Thảo………
31
35
39
42
42
42
43
43
44
46
47
50
52
53
56
56
59
63
67
70
Trang 67
2.3.3 Lí giải, đánh giá………
Chương 3: THỰC NGHIỆM ………
3.1 Những vấn đề chung………
3.1.1 Mục đích thực nghiệm………
3.1.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm………
3.1.2.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm………
3.1.2.2 Thời gian thực nghiệm………
3.2 Nội dung và tiến trình thực nghiệm………
3.2.2 Nô ̣i dung thực nghiê ̣m………
3.2.2 Tiến trình thực nghiê ̣m………
3.2.2.1 Lên kế hoạch thực nghiệm………
3.2.2.2 Làm việc với GV dạy thực nghiệm………
3.2.2.3 Tổ chức thực nghiệm………
3.3 Thiết kế bài soạn thực nghiệm………
3.4 Kết quả thực nghiê ̣m………
3.4.1 Tiến hành kiểm tra………
3.4.2 Kết quả kiểm tra………
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm………
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………
1 Kết luâ ̣n………
2 Khuyến nghi ̣………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
PHỤ LỤC
73
75
75
75
76
76
77
76
76
77
77
77
77
78
104
104
105
105
109
109
110
112
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Những đổi thay không ngừng của xã hội theo xu hướng toàn cầu hoá và sự
phát triển của khoa học, kĩ thuật hiện đại là những thách thức lớn cho giáo dục trong việc phát triển nguồn nhân lực có tri thức cao, thông minh và sáng tạo Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo và phương pháp dạy học là những vấn đề thời sự của tất cả hệ thống giáo dục Rất nhiều các phương pháp dạy học mới được thử nghiệm nhằm đào tạo những người lao động có bản lĩnh, có năng lực chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng thích ứng với những đổi thay của xã hội hiện đại…Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tập thể để tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, từ đó tự chiếm lĩnh và vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản
dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước
ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục rất quan tâm
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã viết trong phần định hướng phát triển
Giáo dục – Đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học” [1, tr.43] Tiếp tục tinh thần đó, trong
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khi nói về giáo dục đào tạo, Ban chấp
hành Trung ương cũng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” [2, tr.108, 109]
Trang 82
Trong “Luật giáo dục” được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 ở chương I “Những quy định chung” đã nhấn mạnh tới yêu cầu và đổi mới phương pháp giáo dục là “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra phương hướng: cùng
hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi Như vậy, trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh, vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy
1.2 Cùng với các môn học khác, môn Ngữ Văn có một vị trí vô cùng quan trọng
trong hệ thống giáo dục Theo cách riêng của mình, môn Ngữ Văn không chỉ giúp cho con người có những hiểu biết phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh mà còn có khả năng lay động con tim, thức tỉnh trí tuệ đem đến những bài học, những xúc cảm thẩm mĩ cao đẹp, sâu lắng để từ đó mỗi người có cách ứng
xử nhân văn trong cuộc sống Tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy môn Ngữ Văn phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng
bộ môn, vừa mang bản chất xã hội, vừa là một hiện tượng thẩm mĩ, một hiện tượng nghệ thuật Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao khả năng tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh
là công việc luôn được người làm công tác dạy Ngữ Văn quan tâm
Trang 93
Trong nhà trường Việt Nam, việc dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một vấn đề đã và đang được chú trọng Bởi mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới một hình thức thể loại nhất định, đòi hỏi một cách thức, một phương pháp giảng dạy phù hợp với nó Vì thế, vấn đề loại thể trong thực tiễn giảng dạy
ở trường phổ thông không những là vấn đề tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp Trong các chuyên đề giáo dục sinh viên sư phạm ở các trường Sư phạm và trong các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ Văn, các nhà sư phạm đã luôn coi việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy học quan trọng Nắm vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà còn có khả năng thiết kế có hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để hướng dẫn học sinh cách thức đọc – hiểu tác phẩm, giúp người học có khả năng “giải mã” những tác phẩm cùng thể loại
1.3 Chương trình môn Ngữ Văn THPT được xây dựng theo tinh thần đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học Về nội dung, hướng đến việc dạy học “toàn diện” nên ngoài việc đưa vào nhiều văn bản mới, chương trình còn phát huy kinh nghiệm vốn có của người học về các kiểu văn bản Về phương pháp, dạy học trên tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học trong giờ dạy học tác phẩm văn chương và dạy đọc hiểu văn bản, trong đó nhấn mạnh việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Tiếp tục thực hiện quan điểm dạy học, chương trình môn Ngữ Văn phân hóa thành chương trình Chuẩn và chương trình Nâng cao Có điều nếu chương trình chuẩn đáp ứng được khả năng tiếp nhận của học sinh đại trà thì chương trình nâng cao “còn nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo về ngôn ngữ và văn học của những học sinh có thiên hướng ngữ văn, qua đó góp phần phát hiện, bồi dưỡng học sinh
có năng khiếu, tạo nguồn cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn” [29] Một trong những điểm mới là chương trình đã đưa vào nội dung dạy học nhiều kiểu
Trang 104
tác phẩm văn học theo các thể loại khác nhau Riêng phần Văn học hiện đại đã cho thấy khá đầy đủ diện mạo văn học thời kì hiện đại hoá Sách giáo khoa Ngữ văn 12, chương trình Chuẩn, THPT đã đưa thêm nhiều tác phẩm và trích đoạn tiêu biểu cho đặc trưng từng thể loại Trong đó thơ là loại hình văn học ra đời sớm nhất của nhân loại Phẩm chất của thơ biểu hiện trong thơ tự sự cũng như thơ trữ tình Song đặc trưng cơ bản nhất của thơ bộc lộ tập trung nhất qua thơ trữ tình So với các thể loại khác Thơ trữ tình tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, những cảm xúc, suy nghĩ
cụ thể; vừa bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú và ngôn từ giàu nhạc điệu
Trong chương trình Ngữ Văn 12, Trung học phổ thông, chương trình Chuẩn, thơ trữ tình là một nội dung đặc biệt quan trọng, được giảng dạy thông
qua những tác phẩm tiêu biểu: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) Ngoài ra còn có những tác phẩm đọc thêm như: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi (Tố Hữu) Trên thực tế, việc dạy tác
phẩm thơ trữ tình trong nhà trường THPT hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt, chưa xác định đúng “chất của loại” trong thể và chưa tạo được hứng thú cho học sinh
Vì thế các tác phẩm văn học thực sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng những người yêu văn chương
Với những trăn trở về hiệu quả tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình của học sinh THPT cùng với mong muốn tha thiết khám phá cái hay, cái đẹp của mỗi tác
phẩm, tôi quyết định chọn đề tài: “Giảng dạy thơ trữ tình lớp 12 (chương trình Chuẩn, Trung học phổ thông) theo đặc trưng thể loại” Hi vọng, sự thành công
của đề tài này sẽ góp một tiếng nói vào việc giảng dạy văn học theo đặc trưng
Trang 115
thể loại cũng như tìm ra một hướng đi mới cho việc dạy thơ trữ tình trong nhà trường phổ thông
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, GV Ngữ Văn các cấp đã được bồi dưỡng nhiều tri thức các thể loại văn học và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm văn chương theo loại thể Trên cơ sở những thành tựu về loại thể văn học và thi pháp học, nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm tâm huyết đã đề xuất cách thức, con đường dạy học sinh cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung; thơ trữ tình nói riêng theo đặc trưng thể loại Các tác giả trong chuyên luận của mình khi nói về vấn đề giảng dạy và phân tích tác phẩm văn chương đều không bỏ qua đặc thù thẩm mĩ của thể loại tác phẩm cần phân tích Tiêu biểu là các công trình của các tác giả:
- Trần Thanh Đạm: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (NXB Giáo
phạm, 2008)
- Nhóm tác giả trường ĐHSP Hà Nội I: Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, NXB Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m, 2001
- Nguyễn Viết Chữ: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
(NXB Đại học Sư phạm, 2006)
Trang 12từ góc nhìn thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa
có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là “một
công đôi việc”, là “mũi tên đạt được hai đích”, là cần thiết với nhà nghiên cứu
đồng thời cần thiết với người giảng dạy
Ngoài ra, trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, tác
giả Trần Thanh Đạm đã giải đáp phần nào những thắc mắc, băn khoăn của giáo viên trong vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể Vì thế trong công trình nghiên cứu này, một mặt tác giả giới thiệu một số kiến thức cơ bản nhất về các loại, thể văn học chủ yếu có liên quan đến chương trình văn học THPT nhất
là phần văn học Việt Nam xưa và nay Mặt khác, tác giả cũng đưa ra phương pháp vận dụng đặc trưng các loại thể vào việc giảng dạy các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THPT, có kết hợp phân tích một số bài tiêu biểu thuộc các thể loại khác nhau…
2.2 Tình hình nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp dạy học văn về thơ
Trang 137
- Nguyễn Đăng Điệp: Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu
của phong trào thơ Mới), ( NXB Văn học, 2002)
- Mã Giang Lân: Tìm hiểu thơ ( NXB Văn hoá Thông tin, 2000)
- Hà Minh Đức: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (NXB Giáo
Dục, 1997)
- Ngoài ra cuốn sách giáo viên Ngữ văn 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Giáo
sư Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) cũng đưa ra câu hỏi hướng dẫn học bài của thơ trữ tình trong chương trình
Điểm chung của các công trình này là: các tác giả đã khái quát được những định hướng chung về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Chúng tôi xin điểm qua nội dung một số công trình, chuyên luận, bài viết nghiên cứu cụ thể về những vấn đề cơ bản của thể loại thơ trữ tình, phương pháp phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình theo thể loại rất có giá trị với người nghiên cứu, người dạy thơ trữ tình
Công trình Hiểu văn, dạy văn của tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã khẳng
định vị trí của thể loại trữ tình trong lịch sử, bản chất, khả năng tác động và những đặc trưng riêng của thể loại thơ trữ tình Từ đó, tác giả đã nêu ra những kết luận về phương pháp: “Cần phải lưu ý đặc biệt đến nhà thơ – tác giả khi dạy tác phẩm trữ tình và cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật” [tr14] Theo tác giả, tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích hướng học sinh đến những vấn đề như: Làm thế nào để thông qua chủ thể trữ tình, người học lĩnh hội, nếm trải “hiện thực xã hội”, làm thế nào để học sinh hiểu được “hiện thực nghệ thuật của tác phẩm” Như vậy, tác giả đã đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình gắn với đặc trưng thể loại của tác phẩm, song chưa đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam một cách cụ thể
Trang 148
Bên cạnh đó, cuốn sách Giọng điệu trong thơ trữ tình của tác giả Nguyễn
Đăng Điệp nghiên cứu tập trung về một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại - vấn đề giọng điệu nghệ thuật Tuy ngày nay hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình đều nói tới giọng điệu văn chương song việc nghiên cứu, phân tích về nó như một vấn đề lý luận và thao tác thì thật là ít có Nguyễn Đăng Điệp cho chúng ta thấy rằng giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng vào Vì thế, giọng điệu là một thuộc tính có vẻ bề ngoài nhưng là bản chất của văn học, đặc biệt là thơ ca Với nguồn tài liệu phong phú, sự phân tích cảm nhận tinh tế, tác giả đã cho thấy sự cần thiết và sự phức tạp của vấn đề cũng như
sự thú vị của giọng điệu thơ
Tuy nhiên, những công trình đi sâu, cụ thể vào vấn đề phương pháp giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ Văn 12, chương trình Chuẩn, Trung học phổ thông thì chưa nhiều Trên cơ sở học hỏi và tiếp thu thành tựu của
người đi trước , luận văn này đi sâu tìm hiểu “Giảng dạy thơ trữ tình 12 (chương trình Chuẩn, Trung học phổ thông) theo đặc trưng thể loại”
3 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thi pháp thể loại thơ trữ tình, đề xuất các phương pháp cụ thể của việc dạy thơ trữ tình lớp 12 theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn ho ̣c , góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của hướng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Giảng dạy thơ trữ tình cho học sinh lớp 12, chương
trình Chuẩn, THPT
Trang 159
4.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12, GV da ̣y Ngữ Văn 12, chương trình
Chuẩn ở mô ̣t số trường THPT trên đi ̣a bàn tỉnh Nam Đi ̣nh
5 Phạm vi nghiên cứu
- Đặc trưng thi pháp thể loại và cách tổ chức hoạt động dạy học một số tác phẩm thơ trữ tình cụ thể có trong chương trình Ngữ Văn 12, chương trình Chuẩn, THPT theo đặc trưng thể loại
- Tại trường THPT Thịnh Long, huyện Hải Hậu và một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Nam Định
6 Giả thuyết nghiên cứu
Trong bối cảnh giáo viên Ngữ Văn đang có nhiều lúng túng khi thực hiện đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c , viê ̣c xác đi ̣nh tính khả thi và vâ ̣n du ̣ng mô ̣t cách linh hoa ̣t phương pháp da ̣y học này sẽ góp phần đa dạng hóa phương pháp dạy học Ngữ Văn, giúp GV khai thác sâu tác phẩm văn chương , tạo hứng thú và tích cực hóa hoa ̣t đô ̣ng của ho ̣c sinh
7 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu
- Khái quát những kiến thức về thể loại
- Khảo nghiệm dạy học thơ trữ tình lớp 12, chương trình Chuẩn ở mô ̣t số trường THPT trên đi ̣a bàn tỉnh Nam Đi ̣nh
- Xác định phương hướng dạy học hợp lí và hiệu quả cho việc dạy học thơ trữ tình 12, chương trình Chuẩn, THPT theo đă ̣c trưng thể loa ̣i
- Thiết kế bài da ̣y thơ trữ tình 12, chương trình Chuẩn, THPT theo đă ̣c trưng thể loại Thực nghiê ̣m sư pha ̣m để kiểm chứng kết quả nghiên cứu
8 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Trang 1610
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình có nội dung liên quan
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích
- Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành: Vận dụng kiến thức về Văn học Việt Nam, Lí luận dạy học hiện đại vào quá trình giải quyết đề tài
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp, khái quát
9 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã chỉ ra thực trạng của việc học tập và giảng dạy và học tập văn bản thơ trữ tình trong nhà trường THPT, từ đó tìm ra những phương pháp, biện pháp thích hợp, cụ thể để dạy học một số tác phẩm thơ trữ tình lớp 12, chương trình chuẩn, THPT theo đặc trưng thể loại, giúp giáo viên và học sinh có thêm
những gợi mở cần thiết khi dạy học những tác phẩm này
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Khuyến nghi ̣, Tài liê ̣u tham khảo và Phụ lục, nô ̣i dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Thực tiễn giảng dạy văn bản thơ trữ tình ở trường THPT
- Chương 3: Đổi mới phương pháp dạy học văn bản thơ trữ tình lớp 12, chương trình Chuẩn, THPT theo đặc trưng thể loại
Trang 17cứ để xác định được những tính chất của loại ở trong một thể nào đó và khai thác đúng trọng tâm nội dung tác phẩm và tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm đó
Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi (đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau:
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc qua xung đột,… làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn Ví dụ: nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình với lời thơ, luật thơ,… Người ta có
Trang 1812
thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy Đó là cơ sở khách quan tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa cũ, vừa mới, vừa biến đổi, vừa ổn định
Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và thể (hoặc thể loại, thể tài) Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại Bất
kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch Mỗi loại lại bao gồm một số thể
Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc Ngoài đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn,…), loại nội dung cảm hứng (bi kịch, hài kịch, thơ trào phúng, thơ ca ngợi,…) Một số nhà nghiên cứu còn đề xuất cách chia thể theo loại đề tài, chủ
đề, chẳng hạn: thơ tình, thơ điền viên, truyện lịch sử, truyện tâm lí xã hội, truyện phong tục,… Điều này cho thấy thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống Các thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế” (D.Li-kha-chốp), vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đối, thay thế của chúng
Trang 19Từ xa xưa, ở phương Tây và phương Đông đã xuất hiện nhiều cách phân chia thể loại văn học Trong lý luận văn học hiện nay, phổ biến hơn cả là cách phân chia tác phẩm văn học thành loại và thể
Từ thời cổ đại ở Hy Lạp, Arixtốt trong công trình Nghệ thuật thơ ca đã đề
xuất cách chia văn học thành ba loại, theo thuật ngữ ngày nay là : tự sự, trữ tình, kịch Sự phân loại này có khả năng bao quát rộng rãi các tác phẩm văn học, nhưng mới dừng lại ở sự phân loại khái quát nhất Cần có sự phân loại ở cấp độ
cụ thể hơn, bởi vì mỗi tác phẩm văn học không chỉ thuộc về một loại nhất định,
mà còn tồn tại trong những dạng cụ thể của các thể Thể (còn được gọi là thể loại) là những dạng tồn tại của tác phẩm văn học, đã từng có (và sẽ có) trong lịch
sử văn học thế giới, mang tính đặc thù của mỗi thời đại văn học, mỗi nền văn học dân tộc hay khu vực Thể loại vừa có tính ổn định lại vừa có sự vận động, biến đổi trong tiến trình văn học Mỗi thể loại được sinh ra ở một thời kì nhất định, rồi được duy trì, biến đổi hoặc mất đi trong các thời đại văn học khác, được thay thế bằng những thể loại khác Thể loại cũng gắn liền với đặc thù của từng nền văn học dân tộc hoặc khu vực Nhưng trong quá trình giao lưu giữa các nền
Trang 2014
văn học, nhiều thể loại từ một nền văn học hoặc một khu vực đã được du nhập vào các nền văn ho ̣c khác, để trở thành những thể loại mang tính quốc tế, tuy vẫn
có ít nhiều nét riêng ở mỗi nền văn học
Đọc và phân tích một tác phẩm văn học không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật Thể loại không những quy định cách thức tổ chức tác phẩm mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm
và người đọc Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có tính độc đáo, tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả Vì thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không thể chỉ dừng lại ở những đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm, mà còn cần phải chỉ ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả
Các tác giả trong cuốn Lý luận văn học (tập 2): Phương Lựu, Trần Đình
Sử, Nguyễn Xuân Nam quan niệm: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”
Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm thể loại văn học như sau:
Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản
Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống; hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng
Trang 21Tác phẩm trữ tình (nghĩa đen là chứa đựng tình cảm) là loại tác phẩm qua lời lẽ thể hiện nỗi niềm tâm trạng, những ảnh tượng trông thấy mà thể hiện các cảm xúc, thái độ chủ quan của con người với thế giới
Tác phẩm kịch (nghĩa đen là biểu hiện những căng thẳng đột ngột khác thường) là loại tác phẩm qua việc tái hiện những hành động xung đột kịch để làm tái hiện lên bản chất đời sống và bảy tỏ thái độ
Nói tóm lại, mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn Nếu hình tượng thiên nhiều về phản ánh cuộc sống, với con người, sự việc, sự vật trong tính khách quan ta sẽ có những tác phẩm tự sự, nếu hình tượng thiên nhiều về biểu hiện tư tưởng, tình cảm… của con người, hiện thực trực tiếp biểu hiện ý nghĩ chủ quan của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình Khi tác phẩm tự sự
Trang 2216
tập trung, cô đọng đến mức bản thân các sự vật, sự việc có thể tự bộc lộ độc lập trên sân khấu hoặc trong trang sách… khi đó ta có tác phẩm kịch
1.1.2 Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Từ lâu, vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đã được các nhà lí luận nghiên cứu phương pháp quan tâm Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng đã đi sâu vào giải quyết vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy thơ Tác giả viết “khi giảng dạy tác phẩm văn học trữ tình cần chú ý những đặc trưng thể loại”, phải giúp HS lĩnh hội “hiện thực nghệ thuật của tác phẩm” và “hiện thực riêng” Còn Phó giáo sư Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định đặc trưng thể loại quy định phương thức lĩnh hội và việc lựa chọn những hoạt động chính của HS Tác giả chỉ rõ : với tác phẩm tự sự, GV hướng dẫn HS đi sâu vào phân tích các nhân vật chính phụ, lý giải số phận nhân vật chính thông qua hành động và xung đột Còn với tác phẩm thơ phải định hướng cho HS tập trung phân tích nhịp điệu, luật thơ, nhạc tính, hình tượng thơ (nếu có), nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình Tác giả còn có một chuyên luận về dạy học truyện ngắn trong nhà trường THPT Từ đặc trưng thi pháp thể loại tác giả chỉ ra các bước phân tích một truyện ngắn: đọc dựng chân dung tác phẩm, xác định nhân vật chính phụ; tiếp cận đồng bộ tác phẩm; phân tích nhân vật; bình giá các chi tiết đặc sắc…
Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, tác
giả Nguyễn Viết Chữ đã xuất phát từ quan niệm văn học là “trò diễn bằng ngôn từ”, ngôn từ trong văn học là một thứ ngôn ngữ đặc biệt được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ toàn dân nên ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, có tính chính xác, tính hệ thống, tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể hóa cao, tác giả đã nhấn mạnh bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tượng theo đặc trưng riêng và như vậy ngôn ngữ trong văn học vừa được sử dụng
Trang 2317
như những tín hiệu thẩm mỹ và đến lượt mình tác phẩm văn chương cũng chính
là một tín hiệu thẩm mỹ Tác giả kết luận : Một tác phẩm văn chương đích thực không phải chỉ đem đến thông tin mà phải là một hệ thống tín hiệu kích thích để
“bùng nổ” thông tin Ở đây, “cái thật”, “cái ảo”, “cái thực” trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra bao điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc Về cấu trúc, tác phẩm văn học thường có nhiều tầng nghĩa, tầng ngữ nghĩa
do ngôn ngữ trực tiếp đưa lại, tầng hình dung tưởng tượng từ hình ảnh, hình tượng tác phẩm tạo ra sự lung linh trong tưởng tượng của người đọc, tầng ý được suy ra từ hai tầng trên Theo tác giả, tác phẩm là đối tượng thẩm mỹ của quá trình dạy học vì thế người thầy giáo ngữ văn phải là người đọc đặc biệt, phải là
sự hiện hữu nghệ thuật của nghệ thuật, phương pháp của phương pháp Dạy học văn để nhận thức cái đẹp Mọi phương pháp dạy học phải xuất phát từ đặc điểm cảm thụ văn học của các lứa tuổi của HS Trên cơ sở nhận thức lại về bộ môn văn trong nhà trường đã nêu, tác giả đã đưa ra phương pháp, biện pháp chung và những vấn đề chung có tính phương pháp khi tiến hành dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
Một trong những phạm trù hàng đầu của Thi pháp học là thể loại, nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa hiện hành sắp xếp tác phẩm theo thể loại và mỗi khi dạy - học tới một thể loại nào đó sách giáo khoa thường nêu chú thích về đặc trưng thể loại
đó Có một số thể loại có thể nói lướt qua nhưng cũng có một số thể loại cần phải được học thật kỹ trên lớp
Vấn đề dạy học theo đặc trưng thể loại đã được các nhà lý luận nghiên cứuphương pháp quan tâm Không thể có chung một loại phương pháp, cách thức dạy và học cho tất cả các loại tác phẩm nói chung và từng tác phẩm nói riêng Tác phẩm thuộc thể loại nào đòi hỏi cách dạy theo đặc trưng của thể loại ấy Thực tế
Trang 2418
giảng dạy tác phẩm khó khăn, phức tạp như vậy đòi hỏi GV và HS cần trang bị những kiến thức về loại thể, đặc biệt là thi pháp loại thể để hiểu sâu sắc về thơ trữ tình hơn Khi xác định đúng đặc trưng thể loại của tác phẩm cần phân tích GV sẽ lựa chọn được cách thức tổ chức, hướng dẫn định hướng phù hợp để giúp HS nắm được chiều sâu, chiều xa của tác phẩm để quá trình dạy học thực sự đạt kết quả Tuy nhiên cũng cần lưu ý là:
- Tìm hiểu thi pháp thể loại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm
- Tiếp cận thi pháp thể loại không tách rời với việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường Thi pháp thể loại là vấn đề có tính nguyên tắc chi phối quá trình đến với tác phẩm, giải mã tác phẩm nhưng những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa , tư tưởng thời đại và cá nhân con người, tiểu sử nhà văn thì có thể lý giải được các yếu tố mờ ẩn trong tác phẩm
- Vận dụng thi pháp vào giảng dạy tác phẩm văn chương phải gắn liền với lý luận dạy học hiện đại: phải đọc kỹ văn bản, xác định được “chất của loại” của tác phẩm; phải nắm được những đặc điểm của hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương; giáo viên Văn vừa là nhà khoa học, nhà sư phạm vừa là người nghệ sỹ
Có thể nói, đặc trưng thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình tiếp nhận của HS Người GV khi định hướng dạy học tác phẩm văn chương phải biết xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tác động, đối tượng tiếp nhận để tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm, từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của tác phẩm đó đối với HS trong lớp, đề ra yêu cầu về hoạt động của HS và GV soạn giáo án và lập kế hoạch giảng dạy, tránh lối dạy rập khuôn, đơn điệu
1.2 Những vấn đề chung về thơ trữ tình
1.2.1 Khái niệm về thơ trữ tình
Trang 2519
Thơ trữ tình là một thể loại chiếm số lượng lớn nhất trong nền thơ ca nói chung Thơ trữ tình tồn tại cùng với con người qua hàng ngàn năm lịch sử, dù vị thế của nó trong hệ thống thể loại văn học có thể thay đổi qua các thời đại và cũng khác nhau ở từng nền văn học Trên thực tế, vấn đề giảng dạy thơ trữ tình không dễ vì đây là mảng thơ nghệ thuật thường có ý nghĩa hàm ẩn, ý ở ngoài lời, nhiều khi phải tìm tòi, giải mã mới đến được tầng nghĩa sâu xa
Về khái niệm, chưa tìm thấy một định nghĩa hoàn chỉnh Tuy nhiên trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
(đồng chủ biên) có một quan niệm khá sâu sắc về thể loại thơ trữ tình như sau: Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung cho các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học
Thuật ngữ thơ trữ tình được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự thuộc
loại tự sự
Tuỳ theo truyền thống văn học cụ thể, người ta có thể phân loại thơ trữ tình qua nhiều cách khác nhau Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta thường dựa vào cảm hứng chủ đạo mà chia thơ trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng Ngày nay, người ta dựa vào đối tượng đã tạo nên cảm xúc của nhà
thơ hoặc của nhân vật trữ tình để phân chia thành thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong cảnh, thơ trữ tình thế sự, thơ trữ tình công dân Các cách phân loại
như trên đều hết sức tương đối, nhiều khi xen lẫn và biến dạng Nhưng dù sao sự
Trang 261.2.2.1 Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần
hoàn thiện diện mạo nền văn học dân tộc Thơ trữ tình hiện đại (đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945) phát triển trong những điều kiện mới của lịch
sử, xã hội, văn hoá, tư tưởng nên đã có những đổi thay cơ bản về nội dung tư tưởng, cảm hứng và tạo nên những đặc điểm mới trong thi pháp thể loại
Cách mạng tháng Tám mở ra một chân trời mới cho văn học dân tộc Cùng với sự hồi sinh của dân tộc là sự khai sinh nền văn học mới Đó là nền văn học của nhân dân với những nguyên tắc mới mẻ: dân tộc, khoa học, đại chúng; với nhiệm vụ cao cả: phục vụ sự nghiệp chiến đấu và lao động của nhân dân; với nội dung phản ánh cuộc sống của quần chúng nhân dân Thơ trữ tình có những thành tựu mới, không chỉ là cái tôi khép kín riêng lẻ mà còn là cái tôi hoá thân vào cộng đồng, thống nhất cái riêng với cái chung, cái tôi nhà thơ hoà với cái tôi quần chúng công nông…Nét mới của thơ trữ tình thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp thể hiện ở những đặc điểm sau:
Tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước với những biểu hiện phong phú
Tập trung biểu hiện hình ảnh quần chúng nhân dân qua hình tượng “cái tôi” trữ tình quần chúng và các nhân vật trữ tình trong thơ
Đổi mới chất liệu thơ theo hướng mở rộng và tăng cường chất lượng đời sống hiện thực, chủ yếu là hiện thực lao động, chiến đấu, sinh hoạt của quần chúng Điều đó khẳng định sự biến đổi trong quan niệm thẩm mĩ của thơ ca: Cái đẹp gắn với đời sống hiện thực bình dị, quen thuộc hàng ngày
Trang 2721
Cùng với sự biến đổi về nội dung là những biến đổi về ngôn ngữ, giọng điệu và thể thơ Ngôn ngữ và giọng điệu của thơ biến đổi rõ rệt để phù hợp với nội dung cảm xúc mới, với tình điệu và nhịp điệu của cuộc sống cách mạng Về thể thơ, cùng với việc sử dụng rộng rãi các thể thơ dân tộc như lục bát, bốn tiếng, năm tiếng thì thơ tự do cũng được sử dụng phổ biến
1.2.2.2 Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, hoà bình lâ ̣p lại, miền
Bắc được giải phóng bước vào xây dựng cuộc sống mới, đồng thời cả nước phải tiến hành cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước Trong hoàn cảnh đó, thơ ca hướng đề tài phản ánh cuộc sống mới, về sự hồi sinh của đất nước, về nỗi đau chia cắt với miền Nam ruột thịt, thơ cũng khai thác cảm hứng lịch sử chủ yếu là lịch sử đấu tranh cách mạng Cái tôi trữ tình trong thơ thời kì này cũng trở nên
đa dạng hơn với sự xuất hiện trở lại của cái tôi cá thể, cái tôi riêng tư trong quan
hệ thống nhất với cái chung Thơ tình yêu hiện diện trở lại như một lẽ tự nhiên trong thơ của nhiều tác giả thuộc các thế hệ khác nhau Cái tôi trữ tình sử thi xuất hiện từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp và vẫn tiếp tục phát triển
Những phong cách nghệ thuật độc đáo đã xuất hiện và ngày càng khẳng định được tài năng chói sáng Bên cạnh đó, một số cây bút trẻ mới xuất hiện sau năm 1954 cũng bộc lộ được những nét riêng và hứa hẹn trở thành những cây bút sáng giá làm phong phú và hoàn thiện diện mạo của cả nền thơ
1.2.2.3 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1964 – 1975) đã đưa nền thơ
sang một giai đoạn mới, mà đặc điểm nổi bật là sự kết hợp cảm hứng sử thi với chất trữ tình, tạo thành khuynh hướng trữ tình sử thi bao trùm cả nền thơ Bám sát thời sự cuộc kháng chiến, tăng cường chất chính luận, tính chiến đấu là những phương hướng để thơ trở thành vũ khí tinh thần sắc bén, đáp ứng nhu cầu cấp bách của thời đại và công chúng Thơ trữ tình thời kì này đã sáng tạo được hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, về nhân dân, về những con người Việt Nam
Trang 2822
thuộc nhiều thế hệ, kết tinh được những phẩm chất dân tộc và tinh thần thời đại Chủ nghĩa yêu nước vốn là một truyền thống sâu bền trong nền thơ dân tộc nay phát triển tới một tầm cao mới, thống nhất quá khứ với hiện tại, dân tộc với thời đại, đặc biệt là gắn kết đất nước với nhân dân, đất nước của nhân dân
Cùng với việc tăng cường tính chính luận, thơ trữ tình thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước chú trọng mở rộng chất liệu từ hiện thực đời sống và thúc đẩy tự do hoá hình thức thơ lên một bước mới qua lời thơ, tổ chức câu thơ và kết cấu bài thơ, thể thơ…
1.2.2.4 Năm 1975 là mốc son lịch sử chói lọi đánh dấu thời kì mới: thời kì độc
lập, thống nhất của dân tộc Chiến tranh đã qua, đất nước bước vào thời kì xây dựng hoà bình Nhiều vấn đề sau chiến tranh đã được đặt ra Từ đầu những năm tám mươi, thơ chuyển hướng rõ rệt sang cảm hứng đời tư và thế sự với những khám phá hiện thực đời sống trên nhiều phương diện, nhất là đời sống nội tâm của con người như khát vọng tự khám phá và biểu hiện con người cá nhân mà lâu nay do hoàn cảnh chiến tranh không được đề cập đến
Về hình thức, xu hướng tự do hoá được thể hiện ngày càng sâu sắc cùng với nhiều khám phá, cách tân mạnh bạo trên mọi phương diện của hình thức thơ,
từ ngôn ngữ, đến hình ảnh, kết cấu bài thơ và thể thơ Thơ trữ tình đã bước đầu làm cho không khí văn học khởi sắc hơn, dân chủ và mới mẻ hơn
1.2.3 Đặc trưng của thơ trữ tình
1.2.3.1 Tứ thơ
Thơ hay do nhiều lẽ, hay ở ý sâu xa, ở tình cảm chân thành dào dạt, ở hình tượng đẹp, liên tưởng phong phú, ngôn ngữ điêu luyện, nhịp điệu mới mẻ…và quan trọng là ở sự độc đáo của tứ thơ Bài thơ có tứ làm cho kết cấu tác phẩm thơ cân đối, chặt chẽ, đem lại xúc động mạnh, có sức ám ảnh cho người đọc Cho nên sáng tạo được tứ thơ hay, trước hết bộc lộ tài năng của nhà thơ
Trang 2923
Tứ thơ là một thuật ngữ được nói đến từ lâu trong thi pháp học, nhưng để nêu một định nghĩa rõ ràng và chính xác về nó quả thật không dễ dàng Có nhiều cách quan niệm về tứ thơ nhưng tựu chung có thể hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn: Tứ thơ như một ý chính, ý lớn bao quát toàn bài thơ nhưng không phải
là một ý tưởng hoàn toàn trừu tượng mà nó là những gì rất cụ thể của đời sống (một hiện tượng, một hình ảnh, một suy nghĩ…) được lựa chọn làm điểm tựa cho
sự vận động của cảm xúc “Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu hiện ý nghĩa bài thơ một cách không trực tiếp” ( Trần Đình Sử, Lí luận văn học, tập 2, NXB Đại học sư phạm, tr 286) Còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ, tạo mạch vận động và những tương quan của tư tưởng, cảm xúc, hình tượng trong bài thơ
Nhìn chung, mỗi bài thơ đều được xây dựng trên một tứ thơ Có những tứ thơ được xác lập công phu phức tạp, có tứ thơ giản dị Ở dạng nào tứ thơ cũng phải có sắc thái và dáng dấp cụ thể Nhiều bài thơ đứng được là nhờ cái tứ, tứ tạo nên chiều sâu của sáng tác thi ca Tuy nhiên từ cái tứ chung đến bài thơ là một chặng đường dài Người viết phải cụ thể hoá cái tứ chung ra thành các ý, những cảm xúc và những hình ảnh cụ thể Hay nói một cách khác, người viết phải hướng sự vận động của cảm xúc, suy nghĩ và hình ảnh phù hợp với tứ thơ Tế
Hanh tâm sự khi viết bài Mặt quê hương: “Cái tứ mặt người yêu và mặt quê
hương đến với tôi tương đối nhanh Nhưng khi phát triển cái tứ ấy ra thành hình ảnh thì tôi phải suy nghĩ nhiều…Đoạn đầu tôi mở tứ ấy, những đoạn sau tôi phát triển tứ ấy, lập ý bằng hình ảnh; đôi mắt giống dòng sông, vầng trán là khoảng trời, cái miệng gợi đến một mảnh vườn, hơi thở làm nhớ đến không khí” Rõ ràng, từ cái tứ ban đầu đến việc lập ý, phát triển cảm xúc xây dựng hình ảnh cụ thể là một quá trình dài khá phức tạp
Trong sáng tạo nghệ thuật, có được một tứ hay là điều đặc biệt quan trọng
Tứ chỉ đạo trực tiếp hướng vận động và phát triển của cảm xúc, suy nghĩ và xây
Trang 3024
dựng hình ảnh Một tứ thơ hay phải là tứ thơ tạo được sự mới lạ, có khi độc đáo nhưng vẫn tự nhiên, không phải là sự bố trí cố ý của nhà thơ Nhiều tứ thơ tạo được sự bất ngờ cho người đọc, gần với những tình huống kịch Có thể lấy bài
thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy làm ví dụ Bài thơ có hai hình tượng chính:
“trăng” và “ta” (nhân vật trữ tình của bài thơ) Mối quan hệ giữa hai nhân vật ấy
có sự biến đổi theo bố cục của bài thơ Thời thơ ấu và thời trai trẻ vào lính của nhân vật trữ tình Khi ấy trăng gần gũi, thân thiết với con người như người bạn tri kỉ Ở đoạn sau khi con người chuyển sang một không gian sống khác – nơi đô thị với đầy đủ tiện nghi: đèn điện, cửa gương, cao ốc thì vầng trăng trở thành kẻ
xa lạ “Như người dưng qua đường” Sự đối lập giữa người và trăng ở hai giai đoạn, hai hoàn cảnh sống như vậy đã gợi ra một ý tưởng nhưng tứ thơ và cũng là chỗ sâu sắc trong tư tưởng của bài thơ chỉ thực sự bật ra khi xảy ra một tình huống bất thường: lúc mất điện trong thành phố: “Thình lình đèn vụt tắt – Phòng buyn đinh tối om”, khi ấy nhân vật trữ tình vội mở toang cửa sổ và bất ngờ gặp lại vầng trăng vẫn sáng trong, vẹn nguyên trên bầu trời Vầng trăng ấy như gọi
về cái không gian rộng rãi của đồng, bể, sông, rừng cũng là những năm tháng quá khứ của tuổi trẻ được gọi về vầng trăng hiện ra như lời nhắc nhở về nghĩa tình, về sự thuỷ chung với quê hương, với đồng đội, với nhân dân, với những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng cũng thật trong sáng, nên thơ
Tứ thơ có một vị trí quan trọng, tuy nhiên có bài thơ có tứ hay nhưng chưa phải là một sáng tác hay bởi tứ thơ chưa được bồi đắp bằng cảm xúc hình ảnh và
ngôn ngữ chọn lọc Tứ thơ trong bài Sự sống chẳng bao giờ chán nản của Xuân
Diệu là một tứ thơ hay xuất phát từ một quan điểm triết học và nhân sinh tiến bộ Tuy nhiên những hình ảnh và cảm xúc cũng như ngôn ngữ bài thơ chưa thật tương xứng với tứ thơ
Trang 3125
Có những trường hợp tứ thơ được tạo thành gần gũi nhau nhưng hai bài thơ vẫn mang những nét riêng, độc đáo khác nhau Như trường hợp các bài thơ
Núi đôi của Vũ Cao, và Quê hương của Giang Nam rất gần gũi về tứ thơ nhưng
mỗi bài thơ lại phát triển và tạo nên những giá trị riêng Có thể nói, tứ thơ phải đi đôi với tình Nếu chỉ có tình mà không có tứ hay thì tình cảm dễ bị tản mạn, thiếu sức liên kết tự bên trong Nếu chỉ có tứ mà không có tình thì thơ dễ rơi vào
lí trí, những suy tưởng khô khan
1.2.3.2 Nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, hình ảnh thơ, hình tượng thơ
Phương thức trữ tình là cách biểu đạt bằng lời trực tiếp của chủ thể trữ tình Trong thơ, chủ thể trữ tình thường hiện ra trong hình thức cái Tôi trữ tình hoặc hoá thân vào một nhân vật trữ tình
Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới riêng biệt độc đáo, mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến cho người đọc
Cái tôi trữ tình bộc lộ dưới nhiều dạng thức: Thường thì cái tôi trữ tình dễ bộc lộ trực tiếp trong trường hợp viết về chính bản thân mình và trong những quan hệ riêng tư Trong trường hợp này cái tôi trữ tình trong thơ thường phổ biến
là cái tôi của tác giả Trường hợp thứ hai là cảnh ngộ, sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của tác giả Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự việc
mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỉ niệm, một quan sát Tố Hữu
với Ta đi tới, Chiến thắng Điện Biên; Huy Cận với Các vị La Hán chùa Tây Phương, Chân lí; Nguyễn Đình Thi với Đất nước; Hoàng Trung Thông với Bài
ca vỡ đất, Ngày mùa…đều nằm trong trường hợp này Cái tôi trữ tình là nhân
vật trữ tình chủ yếu của sáng tác Trường hợp thứ ba là những bài thơ trữ tình
viết về một loại nhân vật nào đó như Bà mẹ Việt Bắc của Tố Hữu, Anh chủ
Trang 3226
nhiệm của Hoàng Trung Thông Những nhân vật này có khi là những điển hình
có thực ngoài đời như anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Nguyễn Thị Lý…Đó là nhân vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ (trong trường hợp này cái Tôi trữ tình là một loại nhân vật ít xác định cụ thể hơn) Chế Lan Viên có lí khi viết: “Hãy từ bỏ cái tư thế đưng từ bản thân mình, từ kinh nghiệm của đời sống riêng mình, cái tư thế lấy mình ra chịu trách nhiệm mà nói Tức thì bài thơ hiện thực dường như không thực nữa và sẽ mất đi nhiều sức chấn động, ngân vang Khác nào ta nghe một tiếng nói giữa trời mà không biết là của ai” [26]
Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là không nên đồng nhất cái tôi trữ tình với chủ thể nhà thơ trong mọi trường hợp Nghệ sĩ
là người có khả năng hình dung, tưởng tượng và hoá thân vào nhiều cảnh ngộ, tâm trạng của nhiều người bằng những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình và năng lực riêng của người nghệ sĩ Nhà thơ với tư cách là người phát ngôn, người bộc lộ nhận thức, phẩm chất tinh hoa của cộng đồng, cho nên cái tôi bao giờ cũng vươn lên thể hiện lí tưởng của dân tộc, của thời đại
Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ Qua những dòng thơ ta như gặp tâm hồn người Đó chính là nhân vật trữ tình Nhà lí luận văn học Nga Ju.Tynianov đã đề xuất khái niệm này: “Cái giọng của tác giả mà ta cảm thấy trong thơ (cá nhân nhà thơ, cái Tôi nhà thơ, tác giả với tính thứ nhất của nó) lại chính là bản thân tác phẩm nghệ thuật, là khách thể nghệ thuật, là một loại thực tại khác so với thực tại sống, cho nên cái Tôi đó không phải là người sáng tạo đã tạo ra thế giới nghệ thuật này, mà chỉ là người dân sống trong thế giới được sáng tạo” Nhân vật trữ tình là người sống trong thế
Trang 3327
giới nghệ thuật, về chừng mực nào đó cũng có suy nghĩ , hành động tương tự như các nhân vật khác Khi tiếp xúc với văn bản trữ tình, việc đầu tiên là xác định nhân vật trữ tình là ai, để có thể hình dung vị trí, tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù hợp
Nhân vật trữ tình có khi biểu hiện trực tiếp cái tôi thứ hai của tác giả,
nhưng nhiều khi chỉ là cái tôi nhập vai trữ tình Trong bài thơ Bầm ơi,Tố Hữu đã
“phân thân” thành một anh bộ đội trong những ngày kháng chiến chống thực dân
Pháp, nhớ mẹ - người nông dân trung du miền núi, vất vả nhọc nhằn Hay Trong
bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã “hoá thân” vào đối tượng biểu hiện – Người
lính Tất nhiên ở đây cũng là tâm trạng của nhà thơ về tình đồng chí gắn bó trong chiến tranh gian khổ Và nhà thơ Chính Hữu cũng bộc bạch: “Tôi không phải là nông dân và quê hương tôi cũng không phải trong cảnh nước mặn đồng chua hoặc đất cằn sỏi đá Cái tôi trong bài thơ có những chi tiết không phải là của tôi
mà là của bạn, nhưng về cơ bản là của tôi Tất cả những hình ảnh gian khổ của cuộc đời lính thiếu ăn, thiếu mặc, sốt rét, bệnh tật…bạn và tôi đều cùng trải qua Trong trường hợp đó chúng tôi là một, gắn bó trong tình đồng đội” [11, tr.137]
Do vậy, thế giới trữ tình không chỉ hạn hẹp trong một cá nhân nhà thơ, mà là một cấu trúc mở vô hạn, có khả năng đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều con người, nhiều số phận ngoài tiểu sử cá nhân nhà thơ
Cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực
tiếp khơi nguồn tình cảm của tác giả Những bà Bầm, em Lượm, mẹ Suốt, bà má
Hậu Giang trong thơ Tố Hữu là nhân vật trong thơ trữ tình Đọc bài thơ Ông đồ
của Vũ Đình Liên, ngoài nhân vật ông đồ, chúng ta còn thấy nhân vật khác đang cảm xúc với rất nhiều cung bậc khác nhau: kính phục, thương cảm, nuối tiếc, ân hận…liên kết chuỗi tình cảm đó lại, ta hình dung ra nhân vật trữ tình
Trang 3428
Hình ảnh thơ là “hì nh ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong
mô ̣t cảnh huống hoă ̣c mô ̣t tra ̣ng thái nào đấy” [36] Tùy từng trường hợp mà hình ảnh thơ được gợi lên từ một từ , mô ̣t cu ̣m từ, mô ̣t câu hay mô ̣t khổ thơ , mô ̣t đoa ̣n thơ Hình ảnh thơ thường gắn với các phương thức tu từ được nhà thơ sử dụng Vì thế, muốn phân tích, tìm hiểu thơ cần có tri thức về các phương thức tu từ tiếng Viê ̣t như điê ̣p ngữ , đảo ngữ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa , tượng trưng…Khi nghị luận về các tác phẩm thơ , cần tưởng tượng , tái hiện lại những hình ảnh đằng sau câu chữ Tự tái hiê ̣n, dựng tả la ̣i hình ảnh thơ với hình khối, đường nét, màu sắc…thì càng nhận ra vẻ đẹp của lời thơ , tấm lòng và tài nghê ̣ của người làm thơ Phương thức nhân cách hóa cũng được Nguyễn Đình Thi sử du ̣ng rất thành công khi miêu tả bầu trời thu trên núi rừng Viê ̣t Bắc tự do:
Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha
(Đất nước)
Tả bầu trời biếc , Nguyễn Đình Thi đã tiếp nối nét bút quen thuô ̣c của nhiều thi nhân xưa trước mô ̣t vẻ đe ̣p đă ̣c trưng của mùa thu Nhưng qua niềm vui của con người được làm chủ giang sơn , đất nước, mùa thu ấy hiện lên như mô ̣t con người có dáng hình , sắc màu, giọng nói, tiếng cười lẫn tâm tra ̣ng Hình ảnh thơ đằm thắm mà thanh thoát, bay bổng la ̣ kì
Các thủ pháp nghệ thuật mà thơ ca sử dụng thường rất phong phú , biến hóa, gắn với phong cách riêng của nhà thơ Điều ấy đòi hỏi người đo ̣c cần có tri thức phong phú và có ý thức tìm tòi , suy nghĩ Có thể so sánh lối xây dựng hình ảnh của Thố Hữu với Chế Lan Viên – hai nhà thơ cùng thế hê ̣ Tố Hữu hay sử dụng chất liệu dân gian, thường vâ ̣n du ̣ng văn ho ̣c dân gian để xây dựng hình ảnh thơ Anh giải phóng quân – con người đe ̣p nhất của thời đa ̣i đánh Mĩ , được Tố Hữu ca ngợi “Như Tha ̣ch Sanh của thế kỉ hai mươi – Mô ̣t dây ná , mô ̣t cây
Trang 3529
chông cũng tiến công giă ̣c Mĩ” (Bài ca xuân 1968) Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
của dân tộc Việt Nam trong cuộc đương đầu với đế quốc Mĩ tàn bạo, ông viết:
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm
(Viê ̣t Nam – máu và hoa)
Nếu Tố Hữu là hồn thơ đâ ̣m đà chất dân tô ̣c thì Chế Lan Viên la ̣i là cây bút trí tuệ sắc sảo Nhà thơ này thích triết lí hay suy tưởng , thường tìm đến cách diễn đa ̣t mới la ̣, đô ̣c đáo, thâ ̣m chí có những lúc cầu kì , để làm nổi bật vấn đề và tác động mạnh vào nhận thức người đọc , Chế Lan viên thường xây dựng hình ảnh thơ theo kiểu đối chọi, tương phản:
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
(Người đi tìm hình của nước) Trong Tiếng hát con tàu , chỉ mô ̣t vế đưa ra so sáng , ông dùng liên tiếp
năm hình ảnh cu ̣ thể, giàu sức gợi cảm:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Như thế, chỉ qua phương diện xây dựng hình ảnh thơ, chúng ta có thể phần nào nhận ra phong cách độc đáo của một nhà thơ
Trang 3630
Tình cảm trong thơ là nhân tố trực tiếp xây dựng hình tượng thơ Một cuốn tiểu thuyết, một vở kịch thường vận động và phát triển trên cơ sở của những xung đột trong tác phẩm và trên cái nền của một cốt truyện Bản thân sự cấu tạo và thành phần trong một cốt truyện cũng thể hiện những dấu vết và những bước phát triển của sự vận động Thơ trữ tình thường không có cốt truyện, nhưng vẫn có sự vận động và phát triển của nội dung Tình cảm trong thơ là động lực chủ yếu của sự chuyển động của hình tượng thơ Nhìn chung bài thơ nào cũng có sự chuyển động của hình tượng Tuy nhiên, những dạng thức và mức độ của sự chuyển động thường khác nhau Trong nhiều sáng tác thơ ca cổ, hình tượng thơ ngưng đọng hơn Khi những yếu tố cảm xúc lùi lại về phía sau, người viết chú ý đến thơ nên ho ̣a , đến việc sáng tạo những hệ thống hình ảnh kế tiếp nhau làm nền cho hình tượng thì các bài thơ lúc đó như một bức tranh nhiều màu sắc Thơ ca hiện đại chú trọng nhiều đến sự vận đô ̣ng tự nhiên của cảm xúc, đến những diễn biến và đổi thay của các trạng thái cảm nghĩ Nhất là với hình thức thơ tự do thì người sáng tác có ý thức thể hiện chân thực những cảm nghĩ tự nhiên nhất trong một hình thức không gò bó Do đó, hình tượng thơ vận động dưới nhiều dạng thức phong phú, có khi vận động một cách tuần tự bình thường,
có khi vận động một cách đột biến, có khi vận động theo dạng thức quy nạp, có khi vận động theo dạng thức diễn dịch, vận động đối xứng, vận động song song, vận động nhất tuyến, vận động đa tuyến
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, cảm xúc vận động
tuần tự, hình tượng thơ như phù sa được bồi đắp cho đến khi thật màu mỡ, phong phú Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng được tô đậm, in rất sâu, rất đẹp trong tâm trí người đội viên Quá trình vận động của hình tượng thơ qua nhiều bước phát triển, hình tượng thơ nâng dần đến mức đẹp lộng lẫy mà vẫn giản dị, gần gũi:
Trang 3731
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh
Anh đô ̣i viên tự giải đáp được những nỗi băn khoăn và lòng tràn ngập niềm kính mến, thương yêu Sự vận động của cảm xúc trong thơ nhiều khi chuyển hoá thành sự vận động của suy nghĩ Ranh giới giữa cảm xúc và suy nghĩ trong thơ không phải là một ranh giới xác định không thể vượt qua Một suy tưởng trừu tượng tất nhiên khác rất xa với một cảm xúc sôi nổi tự nhiên Nhưng nếu cảm xúc được gia tăng thêm chiều sâu lắng đọng, gia tăng thêm những liên tưởng thì cảm xúc sẽ đi về hướng suy tưởng và ngược lại Dường như mỗi câu
thơ, mỗi khổ thơ đều có sự vận động này Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu
viết:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn Hình tượng thơ trong đoạn trên đã vận động từ cảm xúc đến suy tưởng Từ
những tình cảm nhớ thương mảnh đất, con ngưòi tác giả đã nâng cảm xúc thành một suy nghĩ Ranh giới giữa cảm xúc và suy nghĩ được vượt qua nhẹ nhàng khi
câu thơ vừa rung động về cảm xúc, vừa lắng sâu về suy nghĩ
1.2.3.3 Ngôn ngữ trong thơ trữ tình
Nếu “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M Gorki) thì mọi khả năng biểu đạt, sức mạnh và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học được thể hiện đầy đủ hơn cả trong thơ Ngôn ngữ thơ mang đầy đủ các đặc điểm của ngôn ngữ văn học nói chung đồng thời lại có những đặc điểm riêng
Trang 3832
Trước hết, có thể dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ thơ tuy cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ trong đời sống, nhưng được tổ chức đặc biệt, nói như giáo sư Phan Ngọc: “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để buộc người tiếp
nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải nghĩ cho chính hình thức ngôn ngữ của nó”
Vì thế, thơ có thể nói được những điều hết sức lắng đọng, kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được Hai câu thơ sau đây của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều
(Đất nước)
Câu thơ diễn tả một cách cô đọng, tập trung tình cảnh làng xóm quê hương
bị giặc chiếm đóng Hình ảnh “cánh đồng quê chảy máu” chỉ có năm chữ mà gợi
lên nhiều liên tưởng khác nhau: cảnh những trận càn của giặc trên đồng lúa, cảnh giặc đuổi người, bắn người trên đồng lúa Sức gợi của câu thơ tiếp theo càng lớn hơn nữa, qua lời thơ, tưởng chừng như làng xóm, đồng quê không còn cửa nhà, cây cối, chỉ còn dây thép gai của giặc bao trùm lên tất cả, như xé rách cả
bầu trời Cùng với “chảy máu”, hai chữ “đâm nát” gợi nên biết bao đau đớn Trong tương quan ngôn ngữ đó, hai chữ “trời chiều” không gợi lên sự êm ả,
bình yên mà lại gợi lên màu đỏ của máu Đó là một mảng trời chiều đỏ rực khi mặt trời vừa lặn, những dây thép gai lởm chởm như đâm nát cả bầu trời, làm cho nền trời cũng ứa máu Câu thơ tả cảnh mà thật ra ẩn chứa tình Biết bao nỗi xót
xa, đau đớn, lòng căm thù trào dâng trong lòng người chiến sĩ…
Ngôn ngữ thơ thường có nhiều từ ngữ cảm thán, hô gọi, những câu hỏi tu
từ và sử dụng phổ biến các phương thức chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán
dụ, tượng trưng Phân tích ngôn ngữ thơ không thể bỏ qua các biện pháp tu từ ấy, nhưng không thể chỉ dừng lại ở việc gọi tên, chỉ ra từng biện pháp mà điều quan trọng là làm rõ giá trị về phương diện tạo hình và biểu hiện của mỗi thủ pháp
Trang 3933
Hơn nữa, chất thơ của ngôn ngữ một bài thơ cũng không dừng lại ở biện pháp tu
từ, không phải chỉ được tạo nên bằng những cách chuyển nghĩa Nhiều bài thơ rất ít sử dụng các biện pháp ấy mà vẫn đậm đà chất thơ Có nhiều câu thơ gần như lời nói thường mà không kém phần thi vị:
“Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Nhạc tính là đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngữ thơ Tính nhạc được hình thành từ nhịp điệu của câu thơ, từ âm thanh của các chữ, bao gồm cả sự phối hợp các thanh điệu và sử dụng vần giữa các dòng thơ Nói về nhịp điệu, nhà thơ Nga Maiakôpxki cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, là năng lực cơ bản của câu thơ Không giải thích được nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp như nói về
từ lực hoặc điện Từ lực và điện, đó là những dạng của năng lượng” Tiếng Việt
là loại hình ngôn ngữ đơn lập nhưng lại phong phú về hệ thống nguyên âm, phụ
âm và các thanh điệu Đó là một thuận lợi rất lớn cho việc tạo nhạc tính của thơ
Ví dụ về đoạn thơ nổi tiếng sau đây trong bài Em ơi…Ba Lan của Tố Hữu:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Những câu thơ giàu chất nhạc, bay bổng, nhẹ nhàng bởi có sự hoà nhịp của những âm, những thanh, những vần, những nhịp…Phần lớn các âm đều có
thanh bằng (Em ơi, Ba Lan, mùa, tan…) hoặc thanh trắc cao (tiếng, trắng,
Trang 4034
nắng…), chỉ có 4 thanh trắc thấp (bạch, vọng, giọng, giọng) thì 3 thanh hoà vận
cùng nhau, vang lên như mấy tiếng nhạc trầm giữa giai điệu cao chung
Vần là yếu tố quan trọng về hình thức để liên kết các dòng thơ và giúp cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc hiều nhà thơ còn sử dụng vần ngay trong một câu thơ để tạo âm hưởng trùng điệp Có thể nhận thấy, nhạc điệu của đoạn thơ nảy sinh không chỉ là sự phối hợp giữa các thanh bằng trắc mà còn do sự hiệp vần
của các tiếng trong từng câu hoặc giữa các câu: “Lan” với “tan”, “tràn”;
“đường” với “dương”, “sương”; “trắng” với “nắng”…
Nhịp điệu của câu thơ một phần chính được tạo nên bởi cách ngắt nhịp giữa các chữ Các thể thơ cách luật thường có cách ngắt nhịp tương đối ổn định tạo ra âm hưởng quen thuộc của mỗi thể Chẳng hạn thơ thất ngôn cổ điển thường ngắt nhịp 3/4 thơ ngũ ngôn ngắt nhịp 2/3, thơ lục bát thường có nhịp cân xứng 2/2/2 hoặc 2/2/4 Tuy nhiên, đối với những nhà thơ tài năng, cách ngắt nhịp của những thể thơ ấy cũng linh hoạt, tạo sự mới lạ cho câu thơ Đến thơ hiện đa ̣i, khi câu thơ chuyển dịch sang kết cấu điệu nói, thì cách ngắt nhịp càng hết sức tự
do, để góp phần thể hiện nhịp điệu và sắc thái cảm xúc tình cảm và tăng cường khả năng miêu tả, tạo hình cho bài thơ Ví dụ đọc câu thơ của Xuân Diệu:
“Đi mau! Trốn rét, trốn màu Trốn hơi, trốn tiếng, trốn nhau, trốn mình”
có thể dễ dàng nhận thấy sự phân chia thành những đoạn tiết tấu đều đặn mà một đoạn gồm 2 âm tiết và được ngắt theo nhịp 2/2
Tìm hiểu nhịp điệu của bài thơ còn phải lưu ý đến nhịp điệu của hình ảnh, cảm xúc tức là nhịp của điệu bên trong cấu trúc tác phẩm Trong thơ tự do, khi vần không còn giữ vai trò quan trọng thì nhịp điệu, nhất là nhịp điệu của hình ảnh và cảm xúc càng có ý nghĩa lớn trong việc tạo nhạc tính và sức lôi cuốn của
bài thơ Tố Hữu qua bài Quê mẹ đã thể hiện cái nhịp điệu riêng vừa đằm thắm