MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài
Thế ki XIX văn học Mỹ ghi nhận sự trỗi dậy vượt bậc của một nền văn
học non trẻ mà có thể sánh với bất kì một trung tâm văn học lớn đương đại
nào của thế giới Các gương mặt tiêu biểu là: Étga Alan Pô, Mác Tuên, Oan Uytman và nhiều nhà văn lừng danh khác mà sáng tác của họ vắt sang thé ki XX Trong số những nhà văn chuyên giao thế ki ấy, gần gũi và quen thuộc
với nhiều thế hệ, nhiều đối tượng độc giả trên thế giới là Thiơđơ Đraizơ, Giắc
Landon và đặc biệt là O°Henry Truyện của họ tuy không có được những cách
tân tuyệt mĩ bậc nhất về hình thức nhưng lại tỏ ra có sức hấp dẫn, lôi cuốn bền lâu lạ thường
Năm 1919, khi Giải thưởng O?Henry được thành lập thì truyện của ông
được xem là đạt tiêu chuẩn cao nhất của thể loại Nhiều nhà nghiên cứu đồng
ý là cùng với Étga Pô, Nathanien Hôthon, Bret Hat, O"Henry là một trong bốn cây đại thụ của truyện ngắn Mỹ
Cho đến nay, nhiều truyện ngắn của O”Henry vẫn là những mẫu mực của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước
và những kết thúc bất ngờ Thiết nghĩ, các nhà văn mới vào nghề sẽ học tập được từ O°Henry rất nhiều kinh nghiệm quý báu Và chắc chắn rất nhiều độc giả sẽ cảm thấy thích thú khi đặt chân vào lãnh địa văn chương của O°Henry
Để tiếp cận một tác phẩm văn học, chúng ta phải làm rõ hai bình diện:
tác phẩm đề cập đến cái gi va cách thức nhà văn sử dụng đề làm sáng tỏ điều
đó, tức là phải nắm được nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Đặc biệt
với truyện ngắn giai đoạn thế ki XIX - XX, việc nghiên cứu tác phẩm từ
phương diện nghệ thuật kế chuyện là cách tiếp cận từ góc độ nghệ thuật học,
Trang 2này có ý nghĩa quan trọng đối với người tìm hiểu tác phẩm tự sự, và tất nhiên không loại trừ truyện ngắn O"Henry
Nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn chương mục đích cuối cùng là để
xác định và khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Tìm hiểu nghệ thuật kế chuyện truyện ngắn của O?Henry là tìm hiểu thêm về phong cách xây dựng thể loại của ông
Bên cạnh nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghiên cứu nghệ thuật kế
chuyện truyện ngắn O"Henry hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc khám phá
thế giới nghệ thuật của nhà văn, là cách thức hữu ích dé mở ra giá trị của tác
phẩm
Cuối cùng, ta nhận thay, O’Henry 14 mét trong những tác gia văn học
nước ngoài được nhiều nước trên thế giới lựa chọn đưa vào chương trình giảng dạy, nghiên cứu Vì vậy tiếp cận với nghệ thuật kế chuyện truyện ngắn O°?Henry có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, gợi mở cho quá trình học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên
Xuất phát từ tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn của O°Henry” để tìm hiểu và nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
Cùng với A.Sêkhốp và G.đơ Môpaxăng, O°Henry là một trong những bậc thầy của thế giới về truyện ngắn Anphônsô Smit khẳng định: “Nếu không cé O’Henry thi birc tranh truyện ngắn thế giới bị thiếu đi một mảng lớn” [2; 244] Sự nghiệp sáng tác của O°Henry đã ghi mốc son trong tiến trình văn xi nhân loại Ơng đã xây dựng nên những giá trị mẫu mực của truyện ngắn,
nhất là về nghệ thuật ké chuyện, nhờ đó những nhà văn kế tiếp đã có được sự
Trang 3Viết về O°Henry, Cacvan Doren có nhận xét “wuyện ngắn của OHemry là lời tiên trì của những sáng tạo văn xuôi, là sự thay đối khuôn hình
nhân vật, tính cách đã được định hình trước đó Người ta đừng nên giật mình vì những cái tên mới được đặt cho một điệp viên nhân vật Có tên hoặc không
có tên, điều đó đã từng tôn tại và đang tơn tại để hồn thành trong nghệ thuật
những khát vọng hiện thực đã bị đánh bại Day la muc tiéu manh mé nhdt cua
OHenry rực sáng ở những cái kết tràn ngập khắp mọi nơi Đức tính cực tốt nơi ông là tài năng tuyển chọn từ những cái cây hiện thực cuộc đời ra bắt kể cái gì có thể thể hiện được thực tiễn cuộc sống qua lăng kính lãng mạn của tinh thần trac tuyét nay” [4; 44] Loi nhan xét này đã phát hiện va khang dinh những nét riêng độc đáo trong truyén ngan O’Henry, đặc biệt là về nghệ thuật kế chuyện của ông
Nói đến O?Henry, các nhà phê bình so sánh ông với Môpaxăng và nhiều nhà văn có uy tín khác Ông đã khẳng định và góp phần mở đường cho
truyện ngắn chiếm lĩnh văn đàn Mỹ Người ta đồng ý với nhau rằng, O°Henry đã đưa thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới, ông là Môpaxăng của người
Mỹ và hơn cả Môpaxăng ở phương diện sử dụng cái hài trong sáng tạo nghệ thuật mà “M⁄ôpaxăng có mơ cũng không làm được” (H.].Forman) [2; 242] Người ta ca ngợi rằng O°Henry “đã mang sinh khí mới vào đời sống truyện ngắn là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, bậc thây của cải nhìn sâu
sắc vào bản chất cuộc sống Sự kết hợp kĩ thuật tuyệt vời với sự khôn ngoan khác thường độc đáo với sự hài hước tuyệt mĩ và sức sảng tạo bên vững là
trường hợp hiếm thấy đến mức độc giả bị cuốn hút ngay lập tức, không thể cưỡng ” [2; 237]
Tìm hiểu cuốn “Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại”, ta thấy có
Trang 4truyện ngắn của O'Henry đều được xây dựng như vậy, các đoạn kết dường như lộn trái với những gì đã kể trước đó ” [16; 78]
Nói đến nghệ thuật kể chuyện của OHenry, “Từ điển văn học” có viết: “Về nghệ thuật, truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một cốt truyện dàn dựng chu đáo với các tình tiết được sắp xếp khéo léo lôi cuốn
được húng thú của độc giả Ông thường sử dụng kiểu đảo lộn tình thé hai lan
một cách đột ngột, bắt ngở”[10; 159]
Đến với cuốn “Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường” ta thấy trong đó có nhận xét: “Nghệ thuật kế chuyện của ông thường để lại
một ấn tượng đuy nhất trên nên một câu chuyện với đột biến hai lần Điều đó
đã góp phần tạo ra một sự độc đáo trong nghệ thuật truyện ngắn OHenry” [17; 344] Từ đó có thể thấy được sức hấp dẫn, lôi cuốn của truyện ngắn O”Henry nhờ nghệ thuật kể chuyện đầy sáng tạo bất ngờ của ông
Trong cuốn “Tạp chí văn học” số I — 2001, Lê Huy Bắc có nhận định
“Mặc dù sáng tác chủ yếu vào đầu thế kỉ XX nhưng truyện ngắn của ông vẫn mang đậm phong cách hiện thực của những nhà cổ điển” [5, 83] Điều này ghi nhận một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật kế chuyện của O°Henry Ông xứng đáng là một trong những nhà văn hiện thực bậc nhất thế giới
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy những tài liệu tập trung nhất nói về vấn đề này là ba cuốn sách do Lê Huy Bắc biên soạn: Lê Huy Bắc (2003) - Văn học Mĩ - NXB ĐHSP, Lê Huy Bắc (2005) — Lí luận truyện ngắn tác gia và tác phẩm - NXB ĐHSP, Lê Huy Bắc (2006) - O?Henry và Chiếc lá cuối cùng — NXB GD Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn O°Henry đã được chú ý tìm hiểu và được đề cập đến ở nhiều trang viết Tuy nhiên việc nghiên cứu nghệ thuật kế chuyện truyện ngắn
Trang 5Trong phạm vi tài liệu bao quát được, chúng tôi thấy qui mô nghiên cứu, dung lượng đánh giá về nghệ thuật kể chuyện của O?Henry là chưa lớn, chưa đủ đề thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật kế chuyện của ông Chưa có một bài viết hay công trình nào lấy điều này làm đối tượng để nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống
Mặc dù vậy, những tư liệu, ý kiến kế trên có tác dụng lớn trong việc
định hướng, mở đường cho đề tài của chúng tôi Chúng tôi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ những nghiên cứu của mình về nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn của O°Henry, bên cạnh những công trình nghiên cứu khác
3 Mục đích nghiên cứu
Góp phần nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về nghệ
thuật kế chuyện truyện ngắn O°Henry Qua đó, hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của tác giả
Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm, tác gia O°Henry trong nhà trường
Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học
4 Phạm vi nghiên cứu
Số lượng truyện ngắn O"Henry rất lớn (hơn 300 truyện) nhưng đo điều kiện có hạn, và do khả năng ngôn ngữ, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu 28 tác phẩm truyện ngắn của O°Henry đã được dịch ra tiếng Việt in trong hai cuốn “Tuyên truyện ngắn O°Henry (Chiếc lá cuối cùng)” - 2004 — Ngô Vĩnh Viễn dịch - NXB VH và “Tuyền truyện ngắn O'Henry (Một câu chuyện đở dang)” — 2005 - Ngô Vĩnh Viễn, Mạnh Chương, Nguyễn Việt Long, Nguyễn Chiến,
Đức Mẫn dịch - NXB Hội nhà văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thông kê
Trang 6Phương pháp phân tích, tống hợp 6 Đóng góp của khoá luận
Khoá luận góp phần hiểu sâu hơn về phong cách văn chương cũng như các tác phẩm của O°Henry Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của O°Henry trong nền văn học Mỹ Đồng thời sẽ giúp người đọc có những
kiến giải sâu sắc về nhà văn này
7 Bố cục của khố luận
Ngồi mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có hai chương:
Trang 7NỘI DUNG
CHUONG 1: NGHE THUAT KE CHUYEN VUA CO DIEN VUA
HIEN DAI
Trên văn đàn thế giới, các sáng tác trong thập niên cuối thế ki XIX va thập niên đầu thế ki XX thường mang trong mình những dấu hiệu chuyền tiếp
từ cổ điển sang hiện đại Rất nhiều nhà văn nỗi tiếng của Mĩ đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của mình ở giai đoạn này Ta có thê kế đến Henry Jémx, Thiodo Draizo, O’Henry, Jac London sang tac của họ vừa mang tính đúc kết các nguyên lí thẩm mĩ của thế kỉ trước, vừa hé lộ dấu hiệu mới của
văn phong tương lai
Thật khó có thể tách biệt và xếp các nhà văn sáng tác giữa hai thế ki
vào thế ki XIX hay XX Thông thường, các nhà nghiên cứu phân biệt dựa theo tiêu chí cô điển và hiện đại Trong đó, O”Henry, cây bút bậc thầy trong
lĩnh vực truyện ngắn được coi là nhà văn có nghệ thuật kế chuyện vừa cô điển
vừa hiện đại
1.1 Nghệ thuật kế chuyện cỗ điển 1.1.1 Ngôi kế - Người kế chuyện
Trong nghệ thuật kể chuyện, người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba Người kể chuyện chỉ có thể kế được khi nào họ cảm thấy như là người trong cuộc đang chứng kiến sự việc xảy ra bang tat cả các giác quan của mình Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất
Cái gọi là ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức
hoặc đã được ý thức nhưng cố giấu mình đi Ngôi thứ nhất là hình thức lộ
diện, ngôi thứ ba là ấn mình đi Mỗi sự lựa chọn hình thức kể cũng có khả
năng tạo nghĩa nhất định cho trần thuật Người trần thuật ngôi thứ ba là hình
Trang 8trần thuật ngôi thứ nhất xưng tôi là một nhân vật trong truyện, chứng kiến các
sự kiện đứng ra kể
Đối với O°Henry, cần phải ghi nhận sự linh hoạt trong kĩ thuật tự sự sự của ông Khảo sát 28 truyện đã được chọn nghiên cứu, chúng ta thấy: STT Tác phâm Ngôi thứ | Ngôithứ | Truyện 1 3 léng truyén 1 Một câu chuyện dở dang x 2 Những giả định phá sản x 3 Qua lac x
4 Khuôn mặt trông nghiêng kì diệu X
5 Một cơn gió dịu x
6 Một sự giúp đỡ của tình yêu x 7 Buông tầng thượng X 8 Giép Pitox nha thoi miên x 9 Bén bi x 10 | Chuyện một tờ báo x 11 | Tiên tài và thân ái tình x 12 | Bi bat x 13 | Người đánh giá sự thành công X 14 | Chiệc lá cuôi cùng X 15 | Sự hoá thân của Jimmy Valentai x 16 | Bánh rắn miên Paimiênta X
17 | Ái tình theo khâu phần x
18 | Sự ra mắt ngăn ngủi của Tindy x
19 | Thứ chân lý của heo X
Trang 9
20 | Hai mươi năm sau x 21 | Trái tim và chữ thập X 22 | Món quà của các đạo sĩ X 23 | Tên cớm và bản thánh ca x 24_ | Câu chuyện tỉnh lẻ x
25 | Ngày chúng tôi ăn mừng x
26 | Cuốn câm nang hạnh phúc x
27 | Hài kịch tò mò x
28 | Pxysê nhà chọc trời x
Như vậy, chỉ có 7/28 truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất Điều này
cho thấy dấu vét trần thuật cổ điển ở ông bởi trần thuật ở ngôi thứ ba và hình thức kể truyện lồng truyện là nét phong cách truyền thống cua thé ki XIX tro về trước
Theo “Từ điễn thuật ngữ văn học”, người kế chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kế bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình
tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với chính tác giả
ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là
một người biết một câu chuyện nào đó” [9; 221] Một tác phâm có thê có một
hoặc nhiều người kế chuyện Hình tượng người kế chuyện đem lại cho tác
phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp
hoặc lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con
người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh
Trang 10động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ can phải hiểu họ như thể nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kin, những động cơ bí ẩn ở phía sau hành động của các
nhân vật, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn mô tả thiên
nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn luôn điều khiển họ theo mục
đích của mình, chỉ huy một cách tự do và khéo léo - mặc dù người đọc không
nhận thấy - những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối tương quan cua ho” (Gorki) [10; 38]
Mặc dù sáng tác chủ yếu vào đầu thế ki XX nhưng truyện ngắn của O”Henry vẫn mang đậm phong cách hiện thực của những nhà cô điển Người
kế chuyện của ông luôn cố tỏ vẻ khách quan nhưng thực ra là “người kế
chuyện biết tuốt” Từ phương diện kĩ xảo mà nói, ông là một người kể
chuyện Cốt truyện của ông ngắn, bố cục đơn giản, phong cách rất độc đáo, ngòi bút ln ln chuyển biến Ơng thường đem ý kiến của mình đưa vào trong câu chuyện, bình luận về câu chuyện của ông với độc giả Ơng dường
như khơng đâu không có mặt, không gì không thấy, đồng thời ông báo cáo kết
quả quan sát với độc giả Ông cho rằng cái thú vị không phải là bản thân ông
mà là nhân vật gặp được trên đọc đường Sức quan sát của ông rất sâu sắc, dường như không bỏ sót cái gì, càng giống như biết tất cả mọi bí mật Nhưng cái mà ông chú ý, chỉ là hiện tượng thơng thường Ơng không muốn dò tìm bí mật quá sâu kín Ông là người kế chuyện, cho nên tránh mọi tình tự thâm trầm
và bí ân, bởi vì những cái đó không thích hợp với giọng điệu giản dị của ông
“Chiếc lá cuối cùng” — Hành trình đi từ sự sống đến cái chết của hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống là truyện ngắn tiêu biểu
được trần thuật ở ngôi thứ ba Người kể chuyện ở đây chính là người kể
chuyện biết tuốt Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng, nếu không có
Trang 11không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình Những
lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn đã cuốn con người vào vòng quay
bat tận Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng Ngay
trong một khu phố nhỏ tôi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội
phồn vinh, rộng lớn Nơi ấy, nhà văn Mỹ O°Henry bằng tắm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa
những người lao động nghèo khô
Nếu ở truyện ngắn này, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tức là là một
trong hai nữ hoạ sĩ trẻ kế lại thì câu chuyện sẽ mất đi vẻ khách quan vốn có của nó Xiu hay Giônxi có thể vì cảm phục và biết ơn tắm lòng, sự hi sinh cao
cả của cụ Bơmen mà bày tỏ thái độ chủ quan qua lời kế trong tác phẩm Khi Ấy, điểm nhìn sẽ chỉ được đặt ở một nhân vật đã trải qua toàn bộ câu chuyện
thấm đẫm tình người này và ké lại những cảm xúc của mình Tuy rằng, truyện sẽ thật hơn, đáng tin hơn nhưng lại có những điểm hạn chế đáng kế làm mat đi phần nào sức hấp dẫn của truyện Trong “Chiếc lá cuối cùng”, O°Henry lựa chọn người kế chuyện ở ngôi thứ ba để diễn ta đầy đủ vẻ đẹp những trái tim
nhân hậu cao cá Điểm nhìn được thay đổi linh hoạt qua các nhân vật và lời kế
hoàn toàn mang tính khách quan
Tình người cao đẹp trước hết được thể hiện ở nhân vật Bơmen và bức
kiệt tác của cụ Trong tác phẩm, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn lúc Xiu xuống nhờ cụ ngồi làm mẫu cho bức tranh của cô, và cuối cùng cũng chỉ thấp thoáng qua lời kế của Xiu Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người Với cụ Bơmen cô
độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt trong những năm
tháng tuổi già hiu quạnh Cụ hiểu tâm trạng Giônxi và nỗi lòng Xiu
Trang 12chang ai có thể đoán được cụ Bơmen sẽ có những hành động cụ thể nào
Nhưng rồi, qua lời kế của cô chị Xiu, Giônx và người đọc chợt ngỡ ngàng
hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong tiéng gào thét
dữ dội của gió bão Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm
nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bền bỉ như thế nào thì cụ
Bơmen nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tắm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Nhưng điều quan trọng nhất là
mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được
Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác Hành động của cụ
cũng được coi là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không
đường nét, không âm thanh nhưng chan chứa tình người Người kế chuyện
không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm lòng
cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khô
Cũng như cụ Bơmen, khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu Khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc lá mong manh, lay lat yếu ớt Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường” một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm Trong bóng tối đang
dần buông xuống, nhưng đôi mắt vẫn không ngừng theo dõi chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên nhiên khắc
Trang 13tắn của cô khi Giônxi sắp bình phục Tiếp đó lại một khoảng thời gian nữa
trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu Khi Giônxi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu Nếu Xiu biết trước ý
định của cụ Bơmen thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn sẽ
không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thắm đượm tình người cua Xiu
Giônxi là người biết sự thật cuối cùng Lưỡi hái tử thần chập chờn
trước mặt cô với hình ảnh của những chiếc lá thường xuân nhỏ bé Người đọc
chợt căng thang, hồi hộp mỗi khi Giônxi bảo Xiu kéo mành lên Sự tuyệt vọng của Giônxi làm nên nỗi lo sợ trong Xiu và cụ Bơmen, để rồi nỗi lo sợ ay
lại len vào lòng người đọc Lần thứ nhất kéo mành lên chỉ còn lại một chiếc lá, không ai có thể đứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm
Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mang cua Gidnxi sé ra sao?
Phái đến khi đêm đã qua đi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành và niềm hi vọng được vẽ vịnh Na-plơ của Giônxi lại cùng cháy, người đọc mới có thé
thở phào nhẹ nhõm trước một sự sống mới đang hình thành
Câu chuyện khép lại bằng lời kế của Xiu mà không để Giônxi có phản
ứng gì thêm Biết đâu, mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giônxi được tiếp thêm sức lực va bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn nổi tiếng khiến O”Henry gần gũi hơn với bạn đọc trên thế giới Bằng nghệ thuật kể chuyện tài
tinh, tái hiện truyện qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba — nét nghệ
Trang 14biết tuốt với lời kế khách quan, khéo léo làm nên sức sống lâu bền của tác
phẩm trong lòng bạn đọc
Ngôi kế thứ ba cùng với “người kế chuyện biết tuốt” là nét phong cách
tiêu biểu cho dấu ấn cổ điển được ghi nhận trong nghệ thuật kể chuyện của
O°Henry O°Henry xứng đáng được coi là nhà văn “mang đậm phong cách hiện thực của những nhà cổ điển.”
1.1.2 Văn phong trong sáng, rành mạch, yêu ghét phân minh
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, văn phong nghĩa rộng là “lŠ thoi
viết văn, mang tính chất trung tính” Nghĩa hẹp được hiểu là “phong độ viết
văn Chỉ một cách thức viết văn thể hiện được tác phong của con người ” [9; 419]
Nét khu biệt nữa trong phong cách tự sự của O°Henry là ở chỗ văn phong ông rạch ròi, yêu ghét phân minh, người tốt ra người tốt, kẻ xấu ra kẻ xấu Việc tuyệt đối hoá hình tượng ấy khiến tác phẩm dễ đọc và ngôn từ nghệ
thuật khi dừng lại thì ý tưởng cũng hết Điều này khác xa với cách trần thuật
của các nhà văn hiện đại Ở W.Fôcknơ, R.Cavơ hay J.Ơpđaikơ ngôn từ của họ là dạng ngôn từ chưa hoàn kết Trong tác phẩm của họ, điểm dừng của ngôn từ lại là điểm gợi mở của ý tưởng Mỗi cách trần thuật có sức mạnh riêng Tính đa nghĩa ở O°Henry không lớn bằng các nhà hiện đại sáng tác theo lối mở nhưng sức lay động lòng người ở ông cũng không kém Ở góc độ này,
ta có thể nói đối tượng nghệ thuật được O°Henry tập trung khắc hoạ là hình
tượng chứ không phải là ngôn từ Đặc tính này phần nào cũng chung cho các nhà văn thuộc thế hệ cô điển Ngôn từ đối với họ đa phần chỉ là phương tiện khắc hoạ tính cách
Trang 15khăn về tiền bạc Délya sau nhiều ngày đi chào mời học trò đã tìm được việc
làm, đó là dạy nhạc cho cô con gái của đại tướng Pinkin Giô cũng tỏ ra xuất
sắc không kém khi vẫn đều đặn bán được những bức tranh của mình Và chỉ
đến khi Giô phát hiện ra rằng bông vụn đùng để băng tay bị bỏng cho Đêlya chính tay anh tam dau gửi từ buồng máy lên cho cô gái ở tầng trên bị bỏng tay
vì bàn là thì mọi chuyện mới vỡ lẽ Đúng là, “khi người ta yêu Nghệ thuật thì
không có việc gì khó” Chẳng có cô con gái đại tướng nào cả, và cũng chẳng có bức tranh nào được bán đi cả Đó chỉ là “hai sáng tác của cùng một nghệ thuật” Giô làm công việc đốt lò cho xưởng giặt là mà chính Đêlya cũng làm
việc ở đó Họ hi sinh trong thằm lặng, chỉ mong kiếm được tiền để duy trì
cuộc sống hạnh phúc của cả hai Giô không muốn Đêlya bỏ học nhạc và
Đêlya thì không muốn Giô từ bỏ nghề vẽ Họ hi sinh vì nghệ thuật nhưng thực
chất là hi sinh cho nhau, vì “chỉ cần khi người ta yêu thôi là đủ”
O?Henry đã trực tiếp thể hiện sự tôn trọng và lòng yêu mến đối với nhân vật của mình Qua đó, ông ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật cũng như
sức mạnh của tình yêu Tình yêu chân chính là khi người ta có thể sẵn sàng hi
sinh cho hạnh phúc của nhau
Truyện “Một sự cải tạo được cứu vãn” là khung cảnh nơi điễn ra sự
tranh chấp âm thầm nhưng mãnh liệt giữa bóng tối và ánh sáng lương tri con người Truyện kể về những sự kiện xoay quanh cuộc đời nhân vậy Jimmy Valentai Một kẻ phạm tội được trả tự do, nhưng ngay lập tức quay trở về con
đường cũ Anh ta tiếp tục lấy cắp những khoản tiền lớn ở các nhà băng và dời
đến thị trấn Elmor sinh sống Tại đây, anh ta trở nên giàu có nhờ mở một cửa hiệu giày Và rồi ngài Ralf Spenser mọc lên từ đống tro của Jimmy Valentai
Trang 16tặng lại bộ đồ nghề cho bạn đã bị thám tử Ben Praix phát hiện và tìm đến thị
trấn nhỏ ấy bắt limmy Mâu thuẫn truyện được đây đến đỉnh điểm ấy là lúc
một đứa bé, con của chị gái Annabel bị kẹt trong ham két bạc mới do ông ngoại nó vừa thuê làm với bộ khoá rất tinh vi, hiện đại Nếu J immy ra tay cứu
đứa bé thì cũng có nghĩa anh tự khai thật chân tướng của mình Điều đó đồng
nghĩa với việc hôn ước bị huỷ bỏ, hạnh phúc của anh không còn, bản thân anh
có thể bị bắt vì những phi vụ làm ăn trước đó Nhưng sau phút do dự, nghe
theo đề nghị của Annabel, anh bắt tay vào việc phá bỏ khoá Chỉ mười phút
sau cánh cửa bật tung, tính mạng đứa bé được cứu thoát, Jimmy thanh thản tiến ra cửa, về phía viên thám tử đang đợi Nhưng Ben Praix thay vì ra lệnh bắt anh hay gọi anh là Jimmy thì ông ta gọi “Ngài Spenser” rồi lặng lẽ bỏ đi
Ta thấy, ngay từ đầu truyện, O°Henry đã hé mở thái độ yêu mến đối với nhân vat của mình thông qua cách gọi bằng trường từ ngữ đẹp: Valentai => Jimmy => con trai, limmy => ngài => chàng rể tương lai của ngài Adams => chàng
thanh niên đẹp trai lịch sự => chàng => ngài Spenser Hành động của ]immy
chứng tỏ anh đã hoàn toàn là người lương thiện Và còn hơn cả lương thiện nữa khi anh chấp nhận hi sinh hạnh phúc, tự do của mình vì một đứa bé Hành
động đó đã tác động mạnh đến thám tử Ben Praix Vì thế, pháp luật và nhà tù
không còn cần thiết nữa Câu chuyện là cả chuỗi những sự kiện đan lồng vào nhau hợp lí, lương tâm kêu gọi lương tâm, cao thượng đáp đền cao thượng Vẻ đẹp trong tâm hồn con người vì thế mà toá sáng
Đọc “Hai mươi năm sau”, ta nhận thấy một cuộc gặp gỡ trở lại sau hai
mươi năm xa cách của hai người bạn là Bôp và Jimmy Nhưng giờ đây, Jimmy đã trở thành một viên cảnh sát và thật trớ trêu thay, Bôp ngày nào nay đã là một tên tội phạm Cuộc gặp gỡ tưởng chừng như phải hoan hỉ sau hai
mươi năm xa cách ay lai chang hề có một cái bắt tay, hay những lời chào
Trang 17của ông cứ trơ lì, dửng dưng lạnh lùng như thế Khi nhận ra Bôp chính là tên
tội phạm đang bị truy nã ở Sicagô, Jimmy đã không tự tay bắt bạn mà nhờ đến
một viên cảnh sát mặc thường phục Mãi đến khi bị bắt, Bôp mới biết được
người cảnh sát đã gặp trước đó chính là bạn mình Câu chuyện kết thúc khi kẻ tội phạm cuối cùng cũng bị bắt Người cảnh sát đã không vì tình riêng mà
quên đi trách nhiệm và bổn phận của mình
Khác với một số nhà văn tên tuổi khác, điều đặc biệt trong hành văn
của O°Henry đó là ông luôn tỏ thái độ rõ ràng đối với nhân vật của mình Cũng vì vậy mà người ta hết lòng ca ngợi O°Henry ở chính văn phong trong sáng của ông
1.1.3 Sử dụng nhiễu chỉ tiết, sự kiện
Có nhà nghiên cứu từng nói: nhằm tạo nên mọi thứ đường như thật trên
trang sách thì cần: chớ có sao chép lại nguyên xi chuỗi sự kiện lộn xộn theo trật tự thời gian của cuộc đời Sự khôn ngoan trong văn học là tái hiện những
sự kiện được sắp xếp chu đáo và những chuyển đối được che giấu Nói như thế, tức là người phát ngôn đang nhắn mạnh tới vai trò quan trọng của nghệ
thuật kế chuyện, dàn dựng truyện của mỗi nhà văn
Yếu tố cổ điển ở O°?Henry còn được thể hiện ở việc sử dụng nhiều chỉ tiết sự kiện Truyện của ông đầy ap các sự kiện, những sự kiện hấp dẫn được
chọn lọc kĩ càng và được dày công sắp xếp, nhằm gây nên hiệu quả thầm mĩ cao nhất O°Henry không có độc thoại nội tâm, con người của ông thiên về
kiểu người hành động Ông chú trọng miêu tả tên tuổi, ngoại diện Đây là nét
không thể thiếu với bắt kì nhà hiện thực cổ điển nào “Chi vừa trông thấy Mâymi, tớ đã hiểu ngay là cuộc tống thống kê dân số đã phạm một sự nhằm lẫn Ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ đúng ra chỉ có một cô gái mà thôi! Mô tả nàng
chỉ tiết thật là khó Vóc nàng xấp xỉ một thiên thần, nàng có đôi mắt đẹp, lại
Trang 18Đối với truyện ngắn, giá trị của tác phẩm được làm nối bật thông qua
chuỗi các sự kiện Nếu như Hemingway dẫn dắt truyện theo dòng tâm lí nhân
vật thì O°Henry lại lựa chọn truyền tải theo dòng sự kiện Cách thức mà ông sử dụng là kể xâu chuỗi các sự kiện Đó là cách kể lấy sự kiện làm dấu mốc quan trọng, giữa các sự kiện có mối quan hệ tác động qua lại Và đặc biệt,
những sự kiện đắt giá thường được giấu kín ở cuối truyện Nó nhiều lúc khắc
nghiệt hoặc oái oăm mỉa mai, có lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười đề rồi kết
thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá vui sướng, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề
Truyện ngắn O?Henry thường nỗi bật với chuỗi các sự kiện logic với nhau Thử thống kê sự kiện trong 4 tác phẩm bất kì của ông:
*Truyén 1: Những giả định phá sản
- Su kién 1: Ong khách thứ nhất đến gặp luật sư Guts với giả định của
mình Ông ta xưng tên là Giêxơp - người mà bà Bilinh đang theo đuối Ông ta
đề nghị luật sư Guts giải quyết cho bà Bilinh được l¡ dị chồng với cái giá đưa
ra là năm trăm đô la
- Sự kiện 2: Vị khách thứ hai đến gặp luật sư Guts cũng với giả định của mình Bà ta chính là bà Bilinh - người phụ nữ duy nhắt trong cuộc tình tay ba này Bà ta muốn luật sư Guts giải quyết cho bà ta được li di chong voi gia rẻ nhất
- Sự kiện 3: Vị khách thứ ba đến gặp luật sư Guts mang theo giả định của
mình Ông ta giới thiệu mình chính là ông Bilinh - người chồng đáng thương
đang bị vợ bỏ và muốn luật sư Guts thuyết phục được bà Bilinh trở lại gia đình
và bỏ mặc con người mà bà ta đang theo đuôi với giá tiền là một nghìn đô la
- Sự kiện 4: Luật sư Guts gặp riêng vị khách thứ nhất Đưa ra cái giá
Trang 19- Sự kiện 5: Luật sư Guts gặp riêng vị khách thứ ba Thông báo cho ông
ta biết rằng bà Bilinh đang ở đó và ông ta có thê gặp bà ta ngay lập tức Vị khách bỗng giật nây mình, kêu lên một cách gay gắt: “Con mụ ấy ở đây à? Tôi tưởng đã bỏ nó rớt lại đằng sau cách đây bốn mươi đặm rồi kia mà.” rồi chạy trốn qua cửa số Luật su Guts thay moi giấy tờ trong cặp của ông ta đều gửi cho “ngài Henry K.Giêxơp”
Kết thúc câu chuyện đột ngột bất ngờ, bạn đọc đang ngạc nhiên bỗng mỉm cười thích thú khi xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau và chân tướng sự
việc đã được lật tay VỊ khách tự xưng là chồng bà Bilinh lại chính là ngài
Giêxơp còn vị khách nhận mình là Giêxơp lại là ông Bilinh Dang sau gia định của mỗi người là những toan tính, những mưu đồ cá nhân trong cuộc tình
tay ba Ông Bilinh là người chồng muốn li dị vợ Bà Bilinh muốn li dị chồng
để chạy theo người tình Còn Giêxơp — tình nhân của bà Bilinh lại muốn chạy
trốn khỏi bà ta Kết thúc câu chuyện, khi mọi việc đã được làm sáng rõ, luật sư Guts cũng phải nhận định: “việc này hết đường xoay sở rồi”
*Truyện 2: Chuyện một tờ báo
- Sự kiện I: Lúc tám giờ, một thanh niên mua một tờ báo Tới góc phó,
tờ báo rơi khỏi túi anh ta Tám rưỡi, anh ta quay lại chỗ tờ báo nằm lăn lóc trên mặt đất nhưng quên đi cái anh ta quay lại tìm kiếm mà niềm vui sướng rộn lên trong lòng khi nắm lấy hai bàn tay nhỏ nhắn của cô gái có mẫu tin đăng trên báo
- Sự kiện 2: Một cơn gió mạnh từ phía tây xô tới, hất tờ báo khỏi vỉa
hè, mở tung nó ra và bốc nó lên bay lộn trên không xuống phố bên Cơn gió đùa nhả bùng lên, ập tờ báo đang bay vào mặt chú ngựa hồng bắt kham của chàng thanh niên đã viết thư cho biên tập viên của mục “tâm tình” hỏi xin công thức để chinh phục cô gái mà anh ta mê say Anh ta ngã ngựa, bắt tỉnh
Trang 20- Sự kiện 3: Viên cảnh sát Ô Brai bắt lấy tờ báo như đó là một nhân
viên nguy hiểm cho giao thông Hắn gấp tờ báo lại, vui vẻ giúi nó vào nách cho chú bé đi ngang qua
- Sự kiện 4: Chú bé tên Giôny mang tờ báo về nhà Chị cậu ta là Glađi
đã viết thư cho biên tập viên của trang sắc đẹp đề hỏi về phương thuốc nhiệm màu có thể thực hiện được về sắc đẹp Khi cơ ta ra ngồi, bên trong váy cô dính hai mảnh giấy báo của cậu em mang về Khi cô đi, tiếng sột soạt nghe y
như tiếng sột soạt của đồ thiệt
- Sự kiện 5: Bố của Glađi và Giôny — tay cầm đầu nghiệp đồn, khơng
trơng thấy bài xã thuyết trên báo mà bắt gặp một trò đồ khéo léo, có bề ngoài
lừa đối thường vẫn làm say mê cả kẻ ngây ngô lẫn người khôn ngoan Ba giờ
sau, các thủ lĩnh khác tuyên bố hoà giải, tránh được cuộc đình công với những hậu quả nguy hiểm của nó
- Sự kiện 6: Giôny di học về, bỏ những cột báo đã xé rời ra khỏi bên trong quan áo, nơi chúng được phân bố khéo léo dé chống lại các hình phạt
Trên báo vừa đăng một bai xã thuyết chống lại việc đánh đập dé trừng phạt Xoay quanh một tờ báo là hàng loạt những sự kiện mà “sau chuyện này, ai còn đám hoài nghi sức mạnh của báo chí?” Mới đọc qua, ta thấy có vẻ
buồn cười do những tác dụng của tờ báo mang lại cho mọi người Một loạt
những sự trùng hợp ngẫu nhiên Nhưng suy ngẫm kĩ hơn, thì ấn sau đó là cả
một tiếng nói phê phán thực trạng xã hội Báo chí đang được bạn đọc đón
nhận và sử dụng không đúng với mục đích vốn có của nó Thậm chí nó chẳng được ai quan tâm, chú ý tới nội dung mà nó truyền tải Qua đó, nhà văn lên án
sự vô trách nhiệm, thái độ thờ ơ của những người làm báo cũng như của
những người đón nhận
Trang 21- Sự kiện 1: Tống thống Miraflor bỏ trén cùng với người tình Kế hoạch
bắt giữ ông ta đã được dàn dựng chu đáo
- Sự kiện 2: Gutuyn theo hai người đến khách sạn và đột nhập vào phòng của Ixaben Ghinbơc - người tình của tổng thống Miraflor Hắn kêu gọi cô ta trao trả chiếc va li với số tiền trong đó
- Sự kiện 3: Chiếc vali được mở ra Tổng thống Miraflor xộc vào, hiểu mọi việc và tự sát Gutuyn kịp ném chiếc va li qua cửa số trước khi các nhà
chức trách đến
- Sự kiện 4: Cảnh sát không tìm thấy chiếc va li chứa số tiền Miraflor đã lấy đi Ixaben Ghinbơc và Gutuyn đã lấy nhau và sống hạnh phúc Đặc biệt, họ hết sức giàu có
Xâu chuỗi lại các sự kiện xảy ra, ta nhận thấy được bộ mặt thật của những kẻ đạo đức giả, vờ mang trong mình sứ mệnh phục vụ chính quyền,
phục vụ nhân dân nhưng thực chất chỉ mưu lợi ích kỉ cho bản thân Qua đó, tác giả lên án xã hội xấu xa, chứa đầy những bất công gian dối, chạy theo
đồng tiền và đục vọng tầm thường *Truyện 4: Hai mươi năm sau
- Sự kiện I: Viên cảnh binh đi tuần gặp Bôp đang đứng chờ bạn là Gimmy Oen theo lời hẹn của hai mươi năm về trước Bốp đã kể cho viên cảnh binh nghe về tình bạn cũ của mình
- Sự kiện 2: Sau khi viên cảnh binh đi khỏi, Bôp - tội phạm bị truy nã ở
Sicagô bị bắt bởi một cảnh sát mặc thường phục Qua lá thư, hắn mới biết
rằng viên cảnh binh hắn đã gặp chính là Oen
Hai sự kiện là hai nút thắt trong tình bạn của Bôp và Oen Tuy đã từng là bạn tốt nhưng nay địa vị xã hội của họ đã thay đổi một cách trớ trêu: tội
phạm - cảnh sát Câu chuyện ngắn, chỉ hơn năm trang viết nhưng có tới hai sự
Trang 22vết sự kiện và có những cách lí giải khác nhau về hành động của hai nhân vật
này
Qua thống kê sự kiện trong một vài truyện ngắn của O?Henry, ta nhận
thấy, truyện ngắn O”Henry được tạo nên bởi xâu chuỗi các sự kiện Truyện
của ông, dù ngắn hay dài, đều chứa đựng các sự kiện nối tiếp nhau làm nên cốt truyện
Nhằm tác động mạnh đến tri thức của bạn đọc nên khi tác giả triển khai
một vấn đề nào đó ông thường tìm đến những sự kiện để ấn cái lò xo tình cảm
của độc giả xuống, rồi tự nó bật lên cao Qua những tác phẩm của mình, tác
giả gửi vào đó tư tưởng ngợi ca tình yêu thương con người, lên tiếng tôn vinh
nghệ thuật đồng thời phơi bày bộ mặt xã hội tư bản chạy theo đồng tiền và
dục vọng tầm thường
O’Henry quan tam nhiều đến việc xây dựng cốt truyện Sự kiện làm
nên cốt truyện, vì vậy lối kể bằng cách xâu chuỗi các sự kiện được O°Henry
sử dụng với dung lượng lớn khiến người đọc luôn thấy mới mẻ qua từng chỉ tiết Những biến cố xảy ra trong cuộc đời nhân vật được nối với nhau tạo nên
những bléc sự kiện
1.1.4 Cái kết có hậu
Nhà văn Nga hiện đại P.Phuôcmanôp nhận xét: “sức mạnh cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối ” Đỗ Chu có nhận định: “Còn như việc kết
thúc một truyện ngắn, đó là một hành động dễ gây xúc động đột ngột Ta sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành Và ta buôn bã biết
bao nhiêu nếu chợt nhận ra mình đã lầm lẫn ở phút dừng lại, có thể biết
Trang 23Dau ấn cổ điển trong truyện ngắn của O?Henry còn được biểu hiện ở
những cái kết có hậu và có phần lên giọng triết lí giảng dạy Điều đặc biệt là voi O’Henry, cái xấu phải bị tiêu diệt, cái thiện phải luôn chiến thắng
Anphônsô Smit đã nói: “ÓHenry so sánh với W.lrving, so sánh với E.Poe, so sánh với F.Harte trên văn đàn Mỹ chiếm địa vị riêng biệt Irving là dùng thú pháp lãng mạn, thêm vào sinh mệnh mới cho truyền thuyết kế bằng
miệng, E.Poe dùng kì tài đáng kinh ngạc của ông, xác định địa vị nhà viết
truyện ngắn, Harte là dùng phương ngữ, khiến tác phẩm của ông lộ rõ màu sắc địa phương nỗng đậm, OHenry là vượt lên khỏi thời gian và địa phương, trong truyện ngắn của ông biểu hiện sâu sắc và chân thực tính người phố biến nhất bắt biến bất diệt ”
Trong rất nhiều truyện ngắn của O°Henry, chỉ cần chiếc đũa thần của
nhà văn chạm vào là nhân vật của ông hạnh phúc Truyện “Tiền tài và thần ái
tình” kể về việc ông già Antôni Rocuôn, chủ hãng sản xuất xà phòng đã giúp
cậu con trai Richard của mình chiếm được tình yêu ra sao Nếu ở Banzắc,
đồng tiền là cội nguồn của mọi đau khó, trong đó có thảm kịch tình yêu thì O”Henry không đi theo hướng đó Ông thấy rõ sức mạnh vạn năng của đồng tiền Nhưng bởi lẽ nhà tư bản của O’Henry là tư bản của thế ki XX nên họ biết dùng đồng tiền một cách khôn ngoan hơn Nếu ở Ơgiêni Grăngđê đồng
tiền là bi kịch của gia đình thì ở “Tiền tài và thần ái tình”, đồng tiền là hạnh
phúc của gia đình (tuy nhiên vẫn có phần khôi hài) O'Henry đi khai thác mặt
tích cực của đồng tiền Đó là khi ông chủ xưởng sản xuất xà phòng dùng tiền thuê các đội xe chặn hết các ngả đường để cỗ xe con trai ông đưa bạn gái đến
nhà hát kẹt ở đó hai tiếng đồng hồ Ngần ấy thời gian đủ để chàng trai tỏ tình
Trang 24Khi Richard không có thời gian gần gũi bạn gái và bô cậu ta đã bỏ ra ba trăm
đô la để vờ tạo ra một cú tắc đường Nhờ thế, Richard mới có được tình yêu O’Henry đã xem xét đồng tiền qua hai mặt tốt xấu và qui nó về phương
tiện O'Henry tỏ ra sáng suốt và nhân hậu khi đưa đến cái kết ái tình chứ không phải tiền tài Chỉ có tình yêu mới làm cho con người hạnh phúc nhưng đấy không phải là tình yêu suông Con người ta sống trước tiên phải có không
khí để thở, thực phẩm để ăn và sau đó mới nói đến chuyện tình cảm
Đến với truyện “Giép Pitơx nhà thôi miên” ta thấy rõ chất trí tuệ của
nhà văn Kịch tính truyện được day theo bởi mâu thuẫn giữa hai nhân vật
Giép Pitox và thị trưởng Banx Pitơx đến Phisơ Hin thuộc bang Akanxơt dưới
danh hiệu bác sĩ kiếm sống bằng thứ thuốc “Rượu Hồi sinh” học mót từ người
da đỏ, có hai đô la nước tinh bột canhkina và một xu anilin Nhưng ông thi trưởng lại không muốn có bất kì ai ngoài anh rễ mình hành nghề thầy thuốc trong thị trấn Vì vây, để tống khứ Pitox, thị trưởng Banx đã nghe theo lời thám tử Biđơn là người đã theo dõi Pitơx qua năm quận, cả hai bàn mưu tính kế giăng bẫy bắt quả tang khi Pitơx đang hành nghề trái phép Ông thị trưởng giả ốm và mời Pitơx đến chạy chữa Pitox nhận lời chữa bệnh cho ông ta bằng cách thôi miên với giá là hai trăm năm mươi nghìn đô la Đúng vào lúc Pitơx nhận tiền thì ông thị trưởng để nghị thám tử bắt anh cùng tang chứng Câu chuyện diễn ra nhanh chóng, xung đột chỉ diễn ra trong thời gian ngắn - vai giờ đồng hồ Thị trưởng Banx nổi tiếng tham lam xảo quyệt đắc chí tưởng đã
dễ dàng lừa bắt được Pitơx nhưng thực ra lại chính ông ta bị lừa mà không
Trang 25và làm cho ông ta chịu thất bại thảm hại ê chề Câu chuyện kết thúc có hậu khi bộ mặt ngu đốt, chuyên ăn hối lộ, sách nhiễu dân chúng của kẻ cầm quyền
bị bóc trần với thái độ phê phán và lên án Phần thắng thuộc về những con
người thong minh mutu tri nhu Pitox va Jacko
Chúng ta thấy, truyện của O°Henry giống truyện của Môpaxăng ở cái
kết với sự thay đổi, sự nhầm lẫn bất ngờ nhưng điều khác biệt là nhận vật của
O”Henry thì hạnh phúc còn nhân vật của Môpaxăng thi bat hạnh
O”Henry xây dựng truyện theo các môtip cô với những cái kết có hậu, các nhân vật của ông là những con người giàu lòng nhân ái, vị tha, mang trong mình tình thương và cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc
Truyện của ông rất giàu chất nhân văn và tiếng cười của ông vì thế ở nhiều truyện là tiếng cười sảng khoái, có tính giải toả những ấm ức trong lòng Tác phẩm của O°Henry đã mê hoặc hàng triệu trái tim độc giả nhưng vẫn chịu không ít lời chỉ trích từ phía các phê bình gia Nhưng trước hết, O”Henry chưa thuộc về những phân tích, giải thích mà thuộc về những cảm
nhận trực tiếp, những đồng cảm vụt hiện khi độc giả khám phá ra trên trang
viết của ông những bất ngờ thú vị, thấm đẫm tinh thần cao cả, đầy lý tưởng nhân văn
Trên thế giới, người ta xếp truyện ngắn của O°Henry vào dạng “cổ điển đương đại” như những giá trị đã thành khuôn mẫu
1.2 Nghệ thuật kế chuyện hiện đại
Bên cạnh dấu ấn cô điển, nghệ thuật kể chuyện của O”Henry còn mang những nét hiện đại đáng ghi nhận Ông phát triển những kĩ thuật tự sự của
riêng mình một cách mới lạ, độc đáo và có duyên nhất
Nhà viết truyện hài hước nỗi tiếng người Canada, Xtiphen Licoóc nhận định: “Toàn bộ thể giới nói tiếng Anh sẽ nhận ra QHenry là một trong những
Trang 261.2.1 Hạn chế vai trò của người kế chuyện
Trong kĩ thuật tự sự của mình, O°Henry chủ yếu lựa chọn trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng không thể không ghi nhận những cách tân ở lĩnh vực ngỡ như rất cô điển này Đề tăng sức hấp dẫn cho mạch tự sự, O°Henry có phần hạn chế vai trò kể của người kế chuyện Ngôn từ kể chiếm tỉ lệ không cao hơn ngôn từ tả là bao Điều này dễ nhận thấy ở nhiều truyện ngắn của O?Henry
Thử thống kê tí lệ này ở một vài tác phẩm bắt kì, ta thấy: Dòng Ĩ STT Kê Tả Đôi thoại Tác phâm 1 Câu chuyện tỉnh lẻ 110 51 38 2 Người đánh giá sự thành công 150 41 140 3 Bén bi 130 81 112 4 Pyxsê nha chọc trời 166 55 138
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy được tỉ lệ giữa ngôn từ tả, ngôn từ kể và đối thoại Tuy ngôn từ kể vẫn nhiều hơn do đặc thù của truyện ngắn, nhưng tỉ lệ chênh lệch giữa kể và tả là không nhiều O°Henry hạn chế vai trò của người kế chuyện
Truyện của ông có khi được dựng hầu như theo lối đối thoại Đỉnh cao
của phong cách tự sự này là “Ái tình theo khâu phần” Giép Pitơx — nhân vật
chính kiêm người kế chuyện xưng “tôi” đối thoại với “các cậu” Nhưng tồn
bộ truyện khơng có một “cậu” nào lên tiếng nên truyện như được kế trực tiếp với độc giả Và độc giả có thể thoải mái bước vào vị trí của “các cậu” để nghe
“tơi” kế Tồn bộ câu chuyện luôn để trống một vai thoại Chuyện do “tôi” kế
nhưng do đặc tính thoại đó, ta có cảm tưởng như có người kể chuyện ở ngôi thứ ba Thêm nữa, “tôi” lại cố tỏ ra bình thản, khách quan hoá giọng điệu của
Trang 27Cũng như vậy, truyện “Bánh rán miền Paimiênta”, nhân vật “tôi” sau
vài lời giới thiệu không kể chuyện nữa mà nhường lời kế cho Giotxơn Ôđơm
— chàng nấu bếp của trại Giơt xưng “tớ” đề trực tiếp kể lại câu chuyện của
mình có liên quan đến món “bánh rán” khi còn chăn bò cho lão Bin Tumây ở
trại Xan Miphen Trong toàn bộ câu chuyện mà Giớt kể lại, đều chỉ có một
Ai”
nhân vật xưng “tớ”, vừa là đối thoại với nhân vật “tôi”, nhưng lại vừa như nói với tất cả bạn đọc, để bạn đọc thoải mái đặt mình vào vai thoại còn lại Trong
truyện kể, “tớ” quen và đem lòng yêu thương cô Uylêla Liarai — cháu gái ông chủ trang trại Rồi “tớ” vẫn theo đuổi Uylêla Liarai mà không hay biết đã bị
Giăcxơn Bơc qua mặt Đến đây, người kế chuyện không kể rõ ràng mà khơi
gợi sự tò mò của bạn đọc khi Giăcxơn Bơc khẳng định với “tớ” rằng hắn
không theo đuổi Uylêla mà chỉ vì cái công thức làm bánh rán của cô ta mà thôi Nhưng thật lạ là mỗi khi “tớ” nhắc đến món bánh rán thì Uylêla và cả bác cô ta đều tỏ vẻ hoảng hốt và xa lánh “tớ” Đến đây bạn đọc đang mái miết theo dõi cũng buộc phải ngưng lại vài giây để suy ngẫm về hành động kì lạ
này Mãi đến khi Uylêla đã làm lễ cưới về Giăcxơn Bơc thì “tớ”mới hiểu rõ
được sự việc Giăcxơn Bơc đã chơi “tớ” một vồ thật đau khi nói với hai bác
cháu Uylêla rằng tớ bị một vết thương ở đầu và sẽ bị kích động khi nghe nhắc tới bánh rán Do vậy mà họ xa lánh “tớ” mỗi khi “tớ” nhắc tới điều ấy Trong suốt quá trình “tớ” kể chuyện, “tôi” đã không hề lên tiếng mà chỉ lắng nghe
Lúc này, không phải “tớ” chí kế cho “tôi” nghe mà dường như tất cả bạn đọc
đều đang nghe “tớ” kể Kết thúc truyện, nhân vật xưng tôi lại xuất hiện và thưởng thức món bánh rán hấp dẫn do “tớ” tự tay làm
Truyện “Giép Pitơx nhà thôi miên” cũng tiêu biểu cho nét nghệ thuật
này Câu chuyện cũng do nhân vật “tớ” kế lại Khi “tớ” bán thứ thuốc với tên
Trang 28cùng với bạn là Anđi Jâckơ đã lập mưu chiến thắng thị trưởng Banx như thế nao
Trong toàn bộ hai câu chuyện này, bạn đọc lắng nghe “tớ” kế và thoái mái mặc sức suy ngẫm, tưởng tượng và có cảm giác như “tớ” đang đối thoại với chính độc giả Chính điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn O?Henry, tạo nên nét độc đáo trong phong cách kế chuyện của ông, thu
hút hàng triệu độc giả
1.2.2 Bạn đọc có vị trí trong truyện
Để đáp ứng nhu cầu đọc truyện ngày càng tăng của độc giả yêu quý mình, O°Henry đã phát triển rất nhiều kĩ thuật mang đậm dấu ấn của riêng ơng Ngồi cái kết đúp, vào truyện trực tiếp, sức hấp dẫn của cây bút O°Henry còn ở chỗ ông luôn có ý thức mời bạn đọc tham gia vào câu chuyện Bằng chứng của ý tưởng này xuất hiện nhiều nơi trong sáng tác của ông Đọc O’Henry ta luôn thấy người kể chuyện xen vào những mệnh để dạng như
“bạn thấy đây” hay trực tiếp đưa bạn đọc vào dòng tự sự: “Irước hết mụ
Parkơ sẽ cho bạn xem căn phòng hai buồng” Trong “Một câu chuyện dở dang”, ta nhận thấy O°Henry dành hàng loạt vị trí cho bạn đọc: “Bạn có thé
nói đến các giác mơ của mình Và có thể kế lại bạn đã nghe thấy một con vẹt
nói gì”, “Bạn không muốn biết ư? Cũng được Có lẽ bạn chỉ quan tâm đến những món tiền lớn hơn”, “Các bạn hãy chỉ cho tôi một người dân New York nào mà không mua một tờ báo hàng ngày”
Đọc truyện O?Henry, người đọc như đứng trước một bài toán được trình bày bằng kiểu ngôn ngữ thơ và họ phải cùng người kể chuyện lần theo chuỗi sự kiện đề tìm ra đáp số cuối cùng Cảm hứng trần thuật này được ghi nhận như một nét hiện đại trong nghệ thuật kế chuyện của O’Henry
Trong “Budng tang thượng”, một cô gái nghèo thuê buồng tầng thượng
Trang 29sao sáng to, cô gọi tên ngôi sao là Billy Jackson Thời gian sau, cô thất
nghiệp, không có tiền ăn và kiệt sức nằm đợi chết trên giường trong đêm sao
Billy Jackson toả chiếu Sáng hôm sau, người ta phát hiện ra cô Một bác sĩ trẻ theo xe cấp cứu đến đưa cô vào bệnh viện Một mẫu báo đăng tin William
Jackson — tên bác sĩ sẽ cứu sống cô Điểm không rõ ở truyện này là giữa bác
sĩ trẻ ấy và cô gái có quan hệ gì: là anh em, họ hàng, bạn bè, người yêu hay
vợ chồng? Ta không biết Chỉ biết cô gái hắn quý Billy Jackson (Billy tên gọi
thân mật của William) thì mới mang tên anh đặt cho ngôi sao bè bạn của cô Còn Willliam khi đưa cô ra xe thì không đặt cô xuống mà bế cô trên tay và
bảo tài xế chạy nhanh về bệnh viện Đọc truyện, ta thấy Leeson - tên cô gái —
xinh xắn, hồn nhiên và hoà đồng với mọi người chứ không hề biết cô từ đâu đến và hoàn cảnh nào khiến cô thất nghiệp Còn Jackson thì chỉ xuất hiện qua lời cô gái gọi ngôi sao và hiện hữu bằng xương bằng thịt là bác sĩ trẻ nhưng chỉ xuất hiện phút chốc trong tác phẩm Những chỉ tiết mà tác giả cố tình che giấu đã mang lại trường liên tưởng phong phú cho tác phâm Và đó trở thành
câu hỏi cho nhiều thế hệ độc giả suy ngẫm, tìm tòi lí giải
Đọc truyện ngắn O?Henry, bạn đọc thích thú khi nhận ra vị trí của mình trong tác phẩm Cũng vì vậy mà truyện O"Henry luôn có sức hấp dẫn lạ thường
1.2.3 Ngôn ngữ giản dị, đời thường
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, ngôn ngữ là “cách (hức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng ” [9; 212]
Trang 30có lỗi văn trần thuật trong sáng, giản dị, đời thường Sở dĩ có được điều này là
do O°Henry có cách quan sát thấu đáo cuộc đời Cái nhìn của ông dẫu rất hiện thực nhưng cũng không hề bi quan Đây đó vẫn loé sáng tia hi vọng ấm áp tình người
O?Henry biết cửa ái khó nhất mà bắt kì ai muốn làm nhà văn cũng đều phải bước qua là ngôn ngữ Không nắm vững ngôn ngữ thì nhà văn không thể tạo được tiếng nói của riêng mình Ngay từ khi O°Henry chưa là nhà văn nhưng Jô Đixon (một chuyên gia thăm dò mỏ) đã nhận xét rằng ở O°Henry luôn thường trực một năng khiếu hài, còn ngôn ngữ và những đánh giá về nghệ thuật của O?Henry thì “sắc như một đường đạn ” [2; 212]
Người kê chuyện trong truyện ngắn O”Henry thường sử dụng ngôn ngữ
mộc mạc, giản dị Trong các tác phẩm của ông, điều này chủ yếu được bộc lộ qua các lời thoại giữa các nhân vật với nhau O°Henry sử dụng nhiều tiếng lóng, đối thoại thông tục Bạn đọc nhận thấy những đối đáp thông thường
- “Có phải cỗ xe la của ông vừa mới đứt dây, la bỏ chạy đấy phải
không? Tôi định chặn nó lại nhưng không được Có lẽ bây giờ nó đã chạy
được nửa đường về trại rồi đấy”
- “Trời đánh những con la chết tiệt ấy Chúng đứt đây chạy mắt Xin phép được bắt tay Paclivu Pickinx, người bán hàng rong trứ danh nhất miền
tây ”
- “Mẹ kiếp, có lẽ ở đây chỉ có cha Aben là gần nhất, ông ta ở phía
Canây Cơrich cách đây bốn dặm”
- “Hãy xếp thành hàng một — hàng một - chứ đừng lộn xộn một đống
như thế Thưa bà, xin bà đừng gào nữa, có được không? Tiền của bà đang đợi
bà kia Này cháu, đừng leo qua chấn song, tiền của cháu yên lành cả, không
sao đâu Đừng khóc nữa, cô em, cô không mắt một xu nào hết Tôi đã bảo là
Trang 31(Một cơn gió dịu)
- “Tớ thấy chính cậu đã cho nó uống cốc bia đầu tiên đấy Cách đây đã
hai năm, hồi nó vẫn đi đầu trần xuống góc phố Crixti để gặp cậu sau bữa ăn
tối Dạo ay nó còn là một con bé hiền lành, cứ động nói là đỏ mặt”
- “Giờ thì đôi khi nó còn nổi tam bành lên đấy Tao chúa ghét cái thói
ghen tuông Vì thế tao mới định nhảy với con Amni Có thế nó mới mở mắt
Ta”
- “Thế thì cậu cũng nên dè chừng một chút Nếu con Li là người yêu
của tớ và nếu tớ định cất lén đi nhây với một con Amni nào đó thì tớ phải mặc
áo giáp sắt bên trong bộ cánh của tớ mới được”
- “Tôi đang tìm nó đây Tôi nghe nói nó bảo nó sẽ đưa con Anni Caxơn
đi nhấy Cứ để cho nó làm! Đồ chuột bạch mắt đỏ! Tôi đang tìm nó đây
Tommi, anh cũng biết tôi đấy Tôi và Kit hứa hôn với nhau đã hai năm nay rồi Hãy nhìn cái nhẫn này Nó bảo giá năm trăm đấy Cứ đề nó đưa con ấy đi
nhầy Tôi sẽ làm gì ấy à? Tôi sẽ moi tim nó ra Một uytxki nữa, Tommi!” (Bên bị)
Trong các tác phâm của O"Henry, ngoài đối thoại, phong cách giản dị của ông còn thê hiện qua kế và tả “Đanxi dừng lại ở một cửa hàng bán đồ rẻ tiền và mua một cái cổ đăng ten giả với số tiền năm mươi xu của cô Số tiền ấy đáng lẽ phải dùng vào việc khác — mười lăm xu ăn bữa tối, mười xu ăn
điểm tâm, mười xu ăn bữa trưa Lại còn phải bỏ thêm một hào vào tiền để
dành, và năm xu vào các khoản hoang phí chi cho kẹo cam thảo, loại kẹo làm
má trông như sưng lên vì đau răng và cũng lâu tan như thế Kẹo cam thảo là
một sự xa xỉ, - hầu như một sự phung phí, nhưng đời mà không có vui thú thì
còn ra cái gì nữa” (Một câu chuyện dở dang) “Một người đàn ông tóc đỏ, râu
không cạo, áo quần xộc xệch ngồi trên chiếc ghế xích đu cạnh cửa số Anh ta
Trang 32trá Anh ta đã tháo giầy và đi một đôi dép rơm màu xanh đã bạc Với sự thèm khát đã thành bệnh của một tay nghiện tin tức hàng ngày thực thụ, anh ta lóng ngóng gấp những trang của một tờ báo buổi chiều, háo hức nuốt những dòng
tít to đậm, đen sì rồi sau đó mới đọc đến những chỉ tiết nhẹ nhàng hơn in bằng kiểu chữ nhỏ hơn, như ta chiêu nước sau một hớp rượu mạnh” (Bên bị)
Đọc O?Henry, bạn đọc không khó để có thể nhận ra ngôn từ của nhà văn bởi nó mang một nét riêng, rất gần gũi, chân thực và đời thường Qua việc sử dụng ngôn ngữ giản dị của mình, O°Henry ngầm đả kích lối văn hoa mĩ, sáo rỗng Với ông, ngôn ngữ chính xác cho đù có bị xem là vụng theo thị
hiếu đương thời vẫn có thể hữu hiệu trong tái hiện thực trạng xã hội khi người
nghệ sĩ biết chộp đúng thời điểm vận động của nó Khả năng đánh giá chính xác giá trị ngôn ngữ phải phụ thuộc vào ngữ cảnh cũng tựa như khả năng đánh giá một con người phải dựa vào hoàn cảnh nhất định Với O"Henry, ngôn ngữ phải được vận dụng đúng lúc trong từng hoàn cảnh cụ thể thì mới
mang lại giá trị đích thực
O?Henry nỗi tiếng trên văn đàn thế giới bởi văn phong và cấu trúc
truyện, đặc biệt là bút lực và sự tươi trẻ của ngôn ngữ Cuộc đời phiêu bạt của
O’Henry, 6c quan sat va kha nang tham nhuan tri thức nhân loại trong sách vở đã mang lại cho O°Henry một kĩ năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy Mãi đến cuối thế kỉ XX, giới nghiên cứu vẫn khẳng định tính hiện đại trong ngôn từ
nghệ thuật của O’Henry
wa
So sánh với các nhà văn hiện thực cùng thời với O°Henmry, Buton
Trang 33mình là sự thoát li Và giống như lời Jese F.Nai đã ghi nhận, điều đó thì
chẳng hề đơn giản và mình bạch tí nào bởi máy ai có thể viết thạo về một giai
đoạn lịch sử xã hội của thành pho New York trong thập niên dau tién cua thé
kỉ XX bằng những truyện của ông Nghèo đói hiện diện khắp nơi, nỗi khổ ải và cả cái chết nữa ”
Nhận định này tỏ ra có sức thuyết phục bởi lẽ giữa hai phạm vi cô điển và hiện đại thì ta khó có thể xem O?Henry là nhà văn hiện đại nhưng ông không đơn thuần là nhà văn cô điển Nghệ thuật kế chuyện mà O’Henry str dụng trong truyện ngắn của mình vừa mang nét cô điển, lại vừa mang tính
Trang 34CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KẺ CHUYỆN LINH HOẠT SÁNG TẠO
Truyện ngắn của O°Henry luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ở mọi lứa tuổi Ông đã xây dựng trong tác phẩm của mình những nội dung chân
thực, gần gũi với nghệ thuật kể chuyện linh hoạt sáng tạo Đọc truyện O°Henry, bạn đọc luôn nhận thấy sự mới lạ độc đáo trong nghệ thuật kế
chuyện của ông Ông phát triển những thủ pháp nghệ thuật mang đặc trưng của riêng mình, tạo sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho “đứa con tỉnh thần” của ông Cũng nhờ sự linh hoạt trong nghệ thuật kế chuyện mà O”Henry được bạn đọc biết đến như một nhà viết truyện ngắn có duyên kì lạ
2.1 Giấu kĩ bày nhanh
Có thể nói, truyện ngắn O°Henry có sức lôi cuốn hấp dẫn đến kì lạ cũng
bởi những cái kết vô cùng độc đáo chứa đựng nhiều bất ngờ của ông Đọc truyện của O°Henry ta khó lòng mà lường trước được kết cục Bởi mâu thuẫn lôi cuỗn người đọc chỉ là mâu thuẫn vờ Để thoả mãn và tạo sức lôi cuốn cho tác phẩm, OHenry tỏ ra rất thiện nghệ trong nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt tình huống truyện phát triển Ở đây, bút pháp tự sự của ông là giấu kĩ bày
nhanh Ông muốn đem đến cho người đọc một sự thi vị, một sự mơ mộng gần giống như trong truyện cô tích O°Henry thường thêm thắt các chỉ tiết bên
ngoài để che đậy ý đồ tư tưởng, đánh lạc hướng người đọc Rất nhiều truyện
của ông đến đoạn cuối độc giả mới nhận ra được điều tác giả muốn nói Và
đôi truyện, nếu tác giả không nói thì chưa chắc độc giả đã có thể hiểu được
Giấu kĩ là nhà văn ân đi chủ đề chính của truyện Bày nhanh là bất ngờ đưa ra chủ đề chính ở đoạn kết
Trang 35chủ đề trong tác phẩm và chủ đề chính có khi không trực tiếp xuất hiện mà
phải đợi khi tác giả đặt bút chấm hết thì người ta mới hiểu chủ đề chính của
truyện Đây là cơ sở để O°Henry tạo dựng cái kết bất ngờ Chính quan niệm
“thuốc đắng bọc đường” đã thể hiện trọn vẹn đặc trưng tự sự của ông
“Tên cớm và bản thánh ca” là câu chuyện kế về “người anh hùng”
Xopy Cơ sự bắt đầu khi chiếc lá vàng “tắm danh thiếp của thần Rét” rơi vào
lòng Xopy Anh chàng lang thang không muốn làm việc ấy bỗng nghĩ đến chuyện tránh rét bằng cách phạm pháp đề được ngồi tù ở Khám Đảo, nơi có cơm ăn, giường ngủ và thoát khỏi gió rét Xopy bắt tay ngay vào thực hiện ý
đồ Đầu tiên anh đến ăn quyt tại một tiệm ăn sang trọng Nhưng bị người bồi
phát hiện ra và không cho anh vào Tiếp theo, Xopy nhặt đá ném vào tủ kính bày hàng Nhưng cảnh sát không tin anh là thủ phạm vì thái độ bình tĩnh của anh trước việc sẵn sàng ngồi tủ Không nản lòng, Xopy vào một quán ăn hạng trung, anh ăn uống no nê nhưng thay vì gọi cảnh sát thì tên hầu bàn đã tống cổ
anh ra đường Anh không thể ngồi tù “Việc bị bắt hình như chỉ là một giấc
mộng vàng Khám Đảo xem ra quá xa vời” Kiên nhẫn, Xopy quay sang ghẹo gái Lần này, Xopy chắc mắm thành công vì bên cạnh cô ta có viên cảnh sát Nhưng thay vì phản kháng quyết liệt thì cô ta lại đồng ý Xopy phải chạy tháo thân Hình như “số phận buộc anh cứ phải sống tu do” Dién tiết, anh vung tay múa chân hò hét trên đường mong được cảnh sát đưa về bót nhưng đại diện pháp luật lại coi anh là “sinh viên trường Yale” đang ăn mừng chiến
thắng bóng đá Một lần nữa, “Khám Đảo hiện ra như một cảnh bồng lai không
thể nào với tới.” Anh công khai lấy ô của một quý ông sang trọng nhưng đó
cũng lại là một tay trộm nên kế hoạch thất bại Không thể thực hiện được
Trang 36mai anh sẽ tới khu bn bán Ơn ào náo nhiệt của thành phó để tìm việc Một
nhà nhập khẩu lông thú đã có lần muốn thuê anh làm lái xe” Nhưng cái ngày
mai ấy không thể nào đến được bởi “Một bàn tay đặt lên cánh tay anh Anh vội quay lại và thấy ngay bộ mặt phèn phẹt của một viên cảnh sát” Sáng hôm sau, quan toà tuyên bố anh chịu án “ba tháng tù ở Khám Đảo”
Ta thấy, trải cả tác phẩm là một loạt biện pháp Xopy thực hiện dé duoc
vào Khám Đảo nhưng thất bại Cuối cùng, anh bất ngờ bi bat và tuyên án vào tù mà không rõ lí do Nếu chỉ đọc phần đầu và thấy được những biến cô trước,
không thấy biến cố cuối cùng của nhân vật thì ta chỉ coi đó là câu chuyện hài hước về anh chàng 16 bich nhưng xâu chuỗi lại sự kiện ta thấy truyện đan cài
nhiều lớp nghĩa về cuộc đời Xopy với tiếng nhạc thức tỉnh và lớp nghĩa về bộ
mặt phi lí bất công của xã hội mà đại diện là những viên cảnh sát Dẫn dắt cả
câu chuyện kéo dài từ đầu đến trước câu văn cuối, tác giả không nêu rõ chủ
đề, tư tưởng của truyện phải đến đoạn kết mới bộc lộ rõ, thể hiện cái cách
giấu đi chủ đề chính trong kĩ thuật tự sự “bọc đường” nhưng một khi lớp vỏ
bọc hài hước ấy tan ra thì cả một hiện thực nghiệt ngã hiện lên Truyện phơi
bày thực trạng xã hội đáng lên án: người ăn quyt, quấy rỗi phụ nữ, ăn trộm thì không bị tù còn người biết thưởng thức âm nhạc, không làm gì sai trái thì lại
bị ở tù Với kết thúc bất ngờ nhu vay, tac gia con tố cáo xã hội bóc lột, những
hành vi bất nhân và những kẻ không chịu làm ăn chân chính, sống buông thả Đồng thời, qua đây, nhà văn thể hiện tư tưởng tôn vinh giá trị cảnh tỉnh con
người, cảm hoá nhân cách của nghệ thuật
Đọc “Khuôn mặt trông nghiêng kì diệu” ta thấy rõ được kĩ thuật tự sự
này của O°Henry Truyện là cuộc gặp gỡ và gắn kết tưởng như vô tình mà
hữu ý của hai con người thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau tại New York
Đó là mụ Maghi Brao “một phụ nữ xương xấu, tuổi trạc sáu mươi, mặc bộ đồ
Trang 37kiêm tốc ký của khách sạn Acrôpôlit “một di tích của những nhà cô điển Hy
Lạp” Thật kì lạ là một người đàn bà giàu có thứ ba trên thế giới nhưng nỗi tiếng là keo kiệt bủn xin như mụ Brao lại đưa ra cho cô ta lời đề nghị khá hấp dẫn “Này con, con là người đẹp nhất Ta muốn con thôi việc đến ở với ta Ta muốn con là con gái của ta Con có muốn đến ở với ta không? Ta sẽ
cho thiên hạ thấy ta có biết tiêu tiền hay không?” Và đúng như lời đã nói, sau
khi Bêtx nhận lời về chung sống, mụ Brao đã cho cô hưởng một cuộc sống giàu sang đến quá sức tưởng tượng của cô Với những bộ quần áo mà “tiền không thành vấn đề gì hết”, với khách sạn Bôngtông với giá một trăm đôla
một ngày làm chốn nghỉ, với bữa tiệc ra mắt ở khách sạn mà “tất cả các tên
“Van” của các gia đình Hà Lan cổ kính ở đại lộ thứ Năm sẽ phải tới dự” Tại đây cô đã có cơ hội gặp nhà báo Latorốp Cô đã vô cùng sung sướng và gọi mụ Brao là “bác Maghi” Thế nhưng hiện thực đó qua nhanh như một giấc mộng đẹp khi người ta mang bản hoá đơn thanh toán đến và mụ Brao ngắt đi Ngay hôm sau, mụ Brao lôi cô ra khỏi khách sạn Bôngtông ngay Và từ đây
ho bat đầu sống những ngày tháng tiết kiệm với việc nâu ăn “trên cái lò hơi có
một bếp” Duy chỉ có tình cảm mà mụ Brao dành cho cô là không thay đổi Mụ vẫn “ân cần âu yếm như cũ Hầu như không để tôi rời khỏi tầm mắt của mụ” Nhưng cô không chịu nỗi cảnh sống “nhà tù” ấy nữa và cô quyết định từ
bỏ nó mặc dù mụ Brao đã níu kéo cô đến mức “mụ trào cả nước mắt” Tại đám cưới của cô và nhà báo Latorốp, người kê chuyện bỗng chỉ cho người chồng của cô biết được rằng tại sao cô lại được mụ Brao yêu mến đến vậy
Khi “cô đâu chỉ mặc có một chiếc áo dài trắng thả nếp đẹp như áo người Hy
Lạp cô Tôi lấy vài chiếc lá ở một vòng hoa trang trí phòng khách nhỏ đem
kết lại thành một dây rồi đặt lên mái tóc óng ả màu hạt đẻ của cô Bêtx và để
Trang 38Đọc toàn bộ câu chuyện đến trước khi chồng của Aiđa thốt lên sự thật, bạn đọc đều tò mò về thái độ của mụ Brao đối với cô Tại sao mụ lại yêu mến
cô như vậy? Chủ đề chính của câu chuyện được ấn giấu đi và bất ngờ bày
nhanh ở cuối truyện chỉ với một câu nói ngắn gọn Bản chất của mụ Brao keo
kiệt bủn xin cuối cùng cũng được làm rõ Truyện là tiếng nói phê phán những
kẻ tham lam hám lợi vì đồng tiền mà có những hành động lố bịch đáng buồn
cười, lên án xã hội chạy theo dục vọng tầm thường mà quên đi tình cảm của con người
Nếu như ở Hemingway, yếu tố tạo nên sự nóng lòng của độc giả là phần “mờ”, phần “chìm” của tác phẩm thì điều đó ta cũng bắt gặp ở truyện
ngắn O"Henry Tuy nhiên, phần “mờ”, phần “chìm” của OHenry được tạo bởi
kĩ thuật giấu kĩ bày nhanh chứ không phải là nguyên lí táng băng trôi Đó là
một nét rất riêng trong nghệ thuật kế chuyện linh hoạt, sáng tạo của O°Henry
2.2 Đột biến kép
Đọc truyện ngắn O’Henry, ta thay những cái kết khó lường thường xuyên xuất hiện Những cái kết để ngỏ không chiếm tý lệ cao mà đa số được
giải quyết ngay cuối truyện Tuy nhiên, nét độc đáo của O*Henry là ông sử
dụng kĩ thuật đột biến kép để tăng thêm sức hấp dẫn Vậy nên, ở O?Henry ta có thể nói đến kiểu kết đúp và lần ngược trở lên ta có thể nói đến hai cốt
truyện, hai chủ đề trong nghệ thuật tự sự của ông Có thể nói, những truyện
thành công của O?Henry thường có kiểu kết đúp Đây là nét đặc trưng trong thi pháp tự sự của ông
Trang 39Trong truyện “Món quà của các đạo sĩ” ta thấy được một hoàn cảnh trớ
trêu của đôi vợ chồng trẻ yêu nhau say đắm, có thể hi sinh tất cả vì nhau,
nhưng họ lại là những người nghèo Mùa giáng sinh đến gần và họ đã bán đi
thứ quý giá nhất của mình để có tiền mua quà tặng nhau Thế nhưng khi người chồng bán đồng hồ đi để mua lược cho vợ thì người vợ đã bán mắt mái tóc đẹp tuyệt của mình đi để mua dây đeo đồng hồ bằng bạc làm quà tặng
chồng trong dịp giáng sinh Món quà họ định tặng cho nhau chứa đựng tất cả
tình thương lại trở nên không cần thiết nữa Ở đây độ “hẫng” là trong hành
động và tâm lí mỗi nhân vật Cả hai cùng hướng tới người mình yêu thương dành tất ca tình cảm Nhưng có sự nghịch chiều giữa tình cảm của Đêla và Gim, có sự tương phản trái ngược giữa thực tại và khát vọng của con người nên đã dẫn đến bi kịch tinh than trong mỗi người Dùng đắng cay để chỉ ra những trớ trêu của cuộc đời, O°Henry đã làm đẹp thêm cho hai chữ “tình yêu” Sự thay thế nghịch chiều đã tạo ra sự tương phản mạnh mẽ trong câu
chuyện nhưng lại làm sáng bừng lên tình cảm thương yêu, giàu lòng nhân ái,
vị tha và đức hi sinh cao cả của đôi vợ chồng trẻ
Thay thế thuận chiều ít được O°Henry vận dụng hơn Bởi lẽ nó không
gây hiệu quả trực tiếp mà cần có sự giải thích hoặc suy ngẫm thì người đọc mới hiểu ra
Tập trung nhất của phép thay thế thuận chiều này là ở “Chiếc lá cuối cùng" Đây là truyện ngắn kế về những người nghệ sĩ nghèo Xiu và Giônxi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giônxi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống Cô nằm bắt động trên giường, theo dõi chiếc lá thường xuân qua cửa số và tin
rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống Vẻ chán nản làm bệnh
Trang 40giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm Một buổi sáng, Giônxi lại thêu thảo ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa số đề cô nhìn ra ngoài Sau trận mưa vùi đập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, cây thường xuân chỉ còn lại chiếc lá cuối cùng Cả ngày hôm ấy, Giônxi chờ chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giônxi sức sống và niềm tin vào một ngày sẽ được vẽ vịnh Naplơ Khi Giônxi gần
như chiến thắng được bệnh tật thì cụ Bơmen qua đời vì bệnh lao phối Chiếc
lá thường xuân giúp Giônxi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác của cụ Bơmen đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió đữ dội, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng
không chịu nổi sức gió đã lìa cảnh
Sự thay thế thuận chiều ở đây là chỗ khi chiếc lá của hoạ sĩ Bơmen
thay thé cho chiếc lá thường xuân đã rụng thì cá Xiu và Giônxi vẫn chưa hề hay biết tý gì mà mãi đến khi người ta phát hiện ra dụng cụ và bộ đồ nghề để ông lão hoạ sĩ thực hiện bức kiệt tác đó, Xiu và GiônxI mới hiểu
2.3 Giọng điệu đa dạng
Giọng điệu theo “Từ điển thuật ngữ văn học” là “2hái độ, tình cảm, lập
trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể
hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gân, thân sơ, thành kinh hay suông sã, ngợi ca hay châm
biém ” [9; 134]
Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiểu
thâm mĩ của tác giá, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn
và tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong