... 1.3 Nhật ký chiến tranh Chu Cẩm hong 20 CHƢƠNG ĐẶC TRƢNG NG N NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG 23 2.1 Ngôn ngữ mang đậm tính chất hướng nội, độc thoại .23 2.2 Ngôn. .. nghệ thuật loại hình ký văn học Chƣơng 2: Đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật Nhật ký chiến tranh Chu Cẩm Phong Chƣơng 3: Một số thủ pháp hiệu biểu đạt việc xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật Nhật ký chiến tranh. .. thức ngôn ngữ văn học nói chung ngôn ngữ thể ký, nhật ký nói riêng, khóa luận có nhiệm v đặc điểm ngôn ngữ Nhật ký chiến tranh Chu Cẩm Phong 3.2.2 Khóa luận sâu ph t sáng tạo độc đ o ngôn ngữ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------------------- ĐỖ THỊ THU HƢƠNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------------------- ĐỖ THỊ THU HƢƠNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Hoàng Thị Duyên HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học và đặc biệt là Thạc sĩ– Giảng viên Hoàng Thị Duyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô. Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô. Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hương i LỜI CAM ĐOAN Khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên– Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên. Tôi xin cam đoan: Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khớp với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày…tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hương ii M C C MỞ ĐẦU................................................................................................. 1 1. do chọn đề tài......................................................................... 1 2. ịch sử vấn đề ............................................................................. 3 3. Nhiệm v nghiên cứu ................................................................... 4 4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 5 5. hương ph p nghiên cứu .............................................................. 5 6. óng góp của khóa luận .............................................................. 5 7. ố c c khóa luận ......................................................................... 5 NỘI DUNG CHƢƠNG NHỮNG VẤN Đ CHUNG V NG N NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ OẠI HÌNH KÝ VĂN HỌC .............................................. 7 1.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật ................................................. 7 1.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật......................................... 7 1.1.2. ặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật ........................................ 8 1.1.3. C c thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật ....................11 1.2. Vài nét về loại hình k văn học nói chung và thể loại nhật k nói riêng ..................................................................................................11 1.2.1. Kh i qu t về loại hình ký văn học ..........................................11 1.2.2. Vài nét về thể loại nhật k .....................................................14 1.3. Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong ..................................20 CHƢƠNG 2 ĐẶC TRƢNG NG N NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG......................... 23 2.1. Ngôn ngữ mang đậm tính chất hướng nội, độc thoại.................23 2.2. Ngôn ngữ có khả năng đan xen, đổi hướng liên t c theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ của t c giả .................................................................32 iii 2.3. Ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của t c giả...........................34 2.4. Ngôn ngữ mang tính quy ước ẩn d ...........................................35 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DỰNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG ............................................................................. 39 3.1. Sử d ng linh hoạt và độc đ o nhiều lớp từ vựng .......................39 3.2. Cấu trúc câu đa dạng gợi cảm ...................................................32 3.3. Những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin .................44 3.4. Sử d ng linh hoạt c c loại câu kể, câu tả và câu cảm th n ..........46 KẾT UẬN TÀI IỆU THAM KHẢO iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mỗi một loại hình nghệ thuật đều tồn tại những chất liệu riêng để cấu thành nên nó. Nếu như giai điệu và ca từ là chất liệu của âm nhạc, đường nét và màu sắc làm nên hội họa thì đối với văn học, ngôn từ chính là chất liệu chủ đạo, là phương tiện chủ yếu mang tính đặc trưng của văn học. Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ. Ta có thể thấy, không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học bởi ngôn từ đã vật chất hóa, c thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện,… Với nhật ký, một thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường, ghi chép lại những sự việc, suy nghĩ, cảm xúc cá nhân bằng những câu chữ thì ngôn từ lại càng đóng một vai trò quan trọng, góp phần phân biệt nhật ký với các thể loại văn học khác và tạo nên diện mạo của thể loại. Chính vì vậy, khi khám phá một tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, một tác phẩm ở thể loại nhật ký nói riêng thì tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật có nghĩa quan trọng hàng đầu. 1.2. Văn học là bức tranh chân thực phản nh đời sống. Theo dòng chảy của thời gian và dấu ấn lịch sử của dân tộc, văn học đã có những phản ánh kịp thời, ghi lại những mốc son hào hùng, đ ng nhớ của cha ông. ặc biệt, với những giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc, văn học lại có những sự phản ánh với những khuynh hướng khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến giai đoạn lịch sử 1965 – 1975, những năm mà nhân dân cả nước dồn hết sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm mà văn học nói chung và thể ký nói riêng tập trung toàn lực để phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc thì khuynh hướng sử thi là đặc điểm bao trùm lên cả nền văn học, nó chi phối và ảnh hưởng rõ nét đến các sáng tác của c c nhà văn, nhà thơ. Các sáng tác của họ, dù có dung lượng hạn chế của một bài tùy bút hay mở rộng tới bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết dài, dù câu chuyện 1 chỉ diễn ra quanh một tình huống của một con người hay có quy mô bao quát cả một giai đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn thì các tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân. Ký và văn xuôi giai đoạn này đặc biệt phát triển, tiêu biểu phải kể đến những tác phẩm: Tập truyện và ký Bức thư Cà Mau (1965) của Anh ức, tập ký Cửu Long cuộn sóng (1965) của Trần Hiếu Minh, truyện ký Người mẹ cầm súng (1965) của Nguyễn Thi…Khuynh hướng sử thi không chỉ ảnh hưởng nhiều đến nội dung của các sáng tác thời kỳ này mà nó còn t c động mạnh mẽ đến khía cạnh khai thác ngôn từ, đặc điểm từ ngữ, câu văn, c c thủ pháp sáng tạo về ngôn từ… Năm 2000, tập nhật ký Chu Cẩm hong được NX Văn Học xuất bản mang tên Nhật ký chiến tranh và cuốn s ch đã được Hội Nhà Văn Việt Nam trao tặng thưởng. Ngay khi được xuất bản, cuốn nhật k đã làm rung động hàng triệu con tim của bạn đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thể hiện qua những cảm nhận bình dị của một nhà văn, một người chiến sĩ luôn gương mẫu, đi đầu trong công t c. Rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhiều bài phê bình, đ nh gi về Nhật ký chiến tranh xuất hiện. Tuy vậy, c c cuộc hội thảo, c c bài viết, nghiên cứu mới dừng lại ở việc giới thiệu về cuốn sách, khai thác thông tin bên lề tác phẩm, tìm hiểu cuộc đời, thân thế của Chu Cẩm hong cũng như nghiên cứu về chiến tranh dưới góc nhìn chân thực của một nhà văn mang o lính…chứ chưa có một công trình nghiên cứu c thể nào đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này. Những đặc trưng về ngôn ngữ trong thể loại nhật ký nói chung và ngôn ngữ mang đặc trưng của Chu Cẩm Phong nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu, đề cập và tìm hiểu một cách tỉ mỉ. Vì vậy, đề tài khóa luận này góp phần tìm ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật cơ bản nhất của thể loại nhật ký 2 chiến tranh đó là ngôn ngữ nghệ thuật. Từ đó có một c i nhìn đầy đủ và xác đ ng hơn về những đóng góp của nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm hong đối với nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Với đặc trưng thể loại “Nhật ký” là những ghi chép mang tính chất riêng tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của chúng không nhiều, chưa thu hút được sự chú ý, quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Vì thế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn học trong giai đoạn gần đây được cho là của “hiếm” vì chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu về thể loại nhật ký chiến tranh này, đặc biệt ở khía cạnh ngôn ngữ. 2.2. Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện đầu tiên của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm – tác giả là một nữ b c sĩ, liệt sĩ đã được công bố rộng rãi và đã tạo nên một cơn sốt trong dư luận về nhật ký chiến tranh; tiếp theo đó là Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong…đã thực sự gây được ấn tượng mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn sâu rộng và nghiêm túc với thể loại văn học đặc biệt này. Bên cạnh việc xuất hiện của những cuốn nhật ký gây xôn xao dư luận thì hàng loạt các bài viết, bài giới thiệu, phê bình…cũng được ra mắt với tần suất lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng, điển hình phải kể đến hàng ch c bài báo viết về đề tài này với những nội dung phong phú khác nhau: - Đọc Nhật ký chiến tranh: Một tác phẩm văn học kì lạ; Chu Cẩm Phong xứng đáng là một anh hùng; Đi tìm người cất giữ Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong… Những bài viết này đã có những t c động tích cực tới dư luận xã hội, khiến cho độc giả có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ đại mà thế hệ cha anh đã đi qua; những khó khăn gian khổ và sự hi 3 sinh vô tư vì lí tưởng tuổi trẻ. Hơn thế nữa, nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng, thu hút hấp dẫn hàng triệu độc giả đón đọc và theo dõi cuộc hành trình cùng số phận để cuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay. - Những bài nghiên cứu về nhật ký chiến tranh có tính chất chuyên sâu xuất hiện rất ít: Nguồn tư liệu đ ng qu qua nhật ký chiến tranh của tác giả Tôn hương an cũng là một trong những đóng góp điển hình. Có thể nói nghiên cứu về Nhật ký chiến tranh bước đầu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có một công trình nghiên cứu c thể nào đi sâu vào khai th c về nghiên cứu về khía cạnh nghệ thuật, đặc biệt về ngôn ngữ của cuốn nhật ký này. Chính vì vậy, đề tài khóa luận của chúng tôi đã tìm một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong, đó là khai th c khía cạnh ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và toàn thể hội đồng nhận xét và cho ý kiến đóng góp để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu M c đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đ o của ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong; chỉ ra những thủ pháp tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn, tất nhiên không tách rời nó với việc thể hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của cuốn nhật ký. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ trong văn học nói chung và ngôn ngữ trong thể ký, nhật ký nói riêng, khóa luận có nhiệm v chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ trong cuốn Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. 4 3.2.2. Khóa luận đi sâu ph t hiện những sáng tạo độc đ o về ngôn ngữ của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung tác phẩm. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong , Nxb Hội Nhà Văn t i bản năm 2011 và những công trình nghiên cứu, phê bình liên quan đến tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ể triển khai đề tài này, chúng tôi sử d ng những phương ph p nghiên cứu sau: - hương ph p nghiên cứu đối tượng theo quan điểm hệ thống - hương ph p so s nh hệ thống - hương ph p lịch sử phát sinh - hương ph p phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Trên cơ sở những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận chỉ ra những nét độc đ o về tổ chức ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. 6.2. Phát hiện và phân tích những thủ pháp sáng tạo ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. Với những phát hiện này, khóa luận sẽ chỉ ra được sự khác biệt và cá tính sáng tạo của nhà văn trong việc sử d ng ngôn ngữ so với những tác phẩm của những tác giả cùng thể loại. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư m c tham khảo, nội dung chính của khóa luận sẽ được triển khai theo bố c c sau: 5 Chƣơng : Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật và loại hình ký văn học Chƣơng 2: Đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong Chƣơng 3: Một số thủ pháp và hiệu quả biểu đạt của việc xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong 6 NỘI DUNG CHƢƠNG NHỮNG VẤN Đ CHUNG V NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ LOẠI HÌNH KÝ VĂN HỌC 1.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật Từ trước đến nay, ngôn ngữ được coi là một phương tiện giao tiếp trọng yếu và quan trọng nhất của loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền đạt được những suy nghĩ, tư tưởng, m c đích, định với nhau để có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “ Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [18;688]. Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “ Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa”[15;14]. Văn học là nghệ thuật ngôn từ nhưng không chỉ là ngôn từ. Nghệ thuật ngôn từ xa xưa đã bao gồm không chỉ thơ trữ tình, kịch, sử thi, mà bao gồm cả nghệ thuật hùng biện dùng trong giảng đạo, trong xét xử, trong diễn thuyết chính trị trước công chúng. Ngày nay, với sự phát triển của b o chí và phương tiện truyền thông đại chúng thì phạm vi của nghệ thuật ngôn từ còn rộng hơn và đổi khác. Do vậy, khi nói văn học là nghệ thuật, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật đó – tức là loại hình sử d ng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì m c đích nghệ thuật. Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn 7 học viết: “ Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ… Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn…”[6;215]. Ở đây, ta cần phân biệt rõ ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật. Nếu như ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu đầu tiên con người dùng để diễn đạt nghĩ, diễn đạt tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh nhất định một cách cảm tính thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, được phát triển từ hệ thống tín hiệu thứ nhất, có nhiệm v thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Ngôn ngữ tự nhiên có chức năng giao tiếp là chủ yếu, còn chức năng thứ yếu là chức năng thẩm mĩ. Nhưng đối với ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ là chức năng cơ bản nhất, quan trọng nhất. ó là ngôn ngữ giàu tính hình tượng nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản nh đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm và t c động thẩm mĩ tới người đọc. Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hóa toàn dân. Nó được hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng s ng tạo của nhà văn. Qua ngôn ngừ nghệ thuật, người đọc không chỉ kh m ph được tư tưởng, quan niệm của người viết gửi gắm trong tác phẩm mà còn thấy được phong cách cá nhân của nhà văn đó. 1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từ nhu cầu thưởng thức c i hay, c i đẹp mà văn học ra đời. Văn học sử d ng ngôn ngữ nhưng văn học và ngôn ngữ là hai loại hình ký hiệu khác nhau, do đó không thể suy trực tiếp đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật từ đặc điểm của ngôn ngữ thông thường. Mà đây là điều nhầm lẫn rất phổ biến. Ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ s ng tạo theo quy luật chung của 8 nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một nghĩa mà không một ph t ngôn đồng nghĩa nào có thể thay thế được. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Chẳng hạn như tác giả inh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học Tiếng Việt đã chỉ ra tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính c thể hóa. Tác giả ỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ học từ vựng đã bổ sung thêm tính hệ thống bên cạnh bốn tính chất của tác giả inh Trọng Lạc đã đưa ra. Nguyễn Phan Cảnh trong chuyên luận Ngôn ngữ thơ (2000) đã nhấn mạnh tính tạo hình, tính biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật. Nguyễn Thế Lịch trong bài viết Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật (TCNN số 4 – 1998) cho rằng: Ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác. Tính hàm súc, tính phóng đại, tính c ch điệu và tính tổ chức. Trong cuốn Lý luận văn học (NXB GD – 2006), Hà Minh ức (chủ biên) thì cho rằng tính chính x c, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học… Tóm lại, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể nhìn nhận khái quát những tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật, đó là: Tính chính x c, tính hình tượng, tính cấu trúc, tính hệ thống, tính cá thể hóa. Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất quan trọng của văn học là nói phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, đầy đủ như nó vốn có. Giống như nhà b c học ê Qu ôn đã từng nói: “Văn muốn hay trước hết phải đúng”. Nói rõ hơn, đây chính là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng c i mà nhà văn muốn biểu hiện. Tính chính xác là một đặc trưng cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ nghệ thuật. 9 Tính hình tượng là khả năng gợi lên những hình tượng nghệ thuật đưa ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng. Tính hình tượng của ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt như c c loại từ, c c phương thức chuyển nghĩa để soi sáng một vật này qua vật khác. Ngôn ngữ nghệ thuật không chấp nhận những mô hình có sẵn mà tính hình tượng của nó thể hiện ở sự thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt biểu đạt của văn bản ngôn từ. Hai bình diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một cấu trúc có tính hệ thống. Trong một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu. Là sự kết hợp hữu cơ giữa văn bản ngôn từ (về mặt hình thức biểu đạt, chất liệu), hệ thống hình tượng (thành tố trung gian gắn bó thành tố và nội dung) và các lớp nội dung nghĩa của tác phẩm nghệ thuật (cấu trúc chiều sâu: chủ đề tư tưởng, cảm xúc), cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu có sự thống nhất căn bản: nội dung nào thì hình thức ấy. Tính cấu trúc và tính hệ thống của ngôn ngữ tự nhiên biểu hiện ở mối quan hệ bên trong ngôn ngữ (chủ thể lời nói luôn luôn thống nhất) thì với ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện chủ yếu trong quan hệ với các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hình tượng nghệ thuật, phong cách tác giả, tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học, hệ tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ thời đại). Từ mối quan hệ đó, văn bản tác phẩm trở thành một bản hòa tấu có một tổng hợp lực mạnh mẽ, t c động đến người tiếp nhận văn bản. Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hóa và đó chính là đặc điểm phong cách tác giả thể hiện trên văn bản nghệ thuật. Nó thể hiện qua các thao tác sử d ng ngôn từ, các thủ pháp sáng tạo mà tác giả sử d ng để xây dựng hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật được cá thể hóa khi nó mang dấu ấn phong cách tác giả tức là mang quan niệm của tác giả về đời sống con người. Những nhân 10 tố ảnh hưởng đến bút pháp tác giả, hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm đó là c c biện pháp thể hiện hình tượng và nội dung tư tưởng sự vận d ng ngôn ngữ qua các thao tác. Ngôn từ nghệ thuật đạt tới tính cá thể (có phong cách) phải thể hiện được nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của nhà văn thông qua những thao tác lựa chọn từ vựng, phương thức thể hiện giọng điệu của họ. Tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng biệt, độc đ o phải là người có quan niệm nghệ thuật riêng, c i nhìn riêng đối với đời sống con người và phải được biểu đạt bằng một giọng điệu riêng, tiếng nói riêng của mình. 1.1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Nếu như trong thơ trữ tình, kiểu nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật là lời trực tiếp của nhân vật trữ tình thì trong văn xuôi tự sự các kiểu lời lại phong phú hơn nhiều: Ngôn ngữ nhân vật có lời đối thoại, lời độc thoại, độc thoại nội tâm; Ngôn ngữ trần thuật có lời kể, lời tả, lời bình luận trữ tình, các kiểu lời trung gian như lời nửa trực tiếp, sự đan xen c c kiểu lời. Tùy thuộc vào các chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận d ng của mình mỗi nhà văn lại sử d ng và phát huy các kiểu lời ấy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. 2 Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thể loại nhật ký nói riêng 1.2.1. Khái quát về loại hình ký văn học 1.2.1.1. Khái niệm chung về loại hình ký văn học Ký là loại hình văn học có nhiều biến thể. Nghĩa gốc của chữ “ký” là ghi chép một sự việc gì đó để không quên. hải có chữ viết rồi mới có ghi chép, cho nên so với c c thể loại văn thơ c ch luật, ký văn học xuất hiện muộn; lịch sử của nó gắn liền với lịch sử của văn học b c học. Ở Việt Nam, sau năm 1945, chúng ta có cả một nền văn học ký. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hiện thực hai cuộc kh ng chiến chống h p và chống Mỹ để 11 lại dấu ấn đậm nét trong ký của Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Anh ức, Hoàng hủ Ngọc Tường… Tuy xuất hiện muộn nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lịch sử của ký đã trải qua nhiều giai đoạn, vận động, phát triển với rất nhiều sự đổi thay và hàng loạt những biến thể. Từ văn học trung đại đã thấy có l c, thực l c, ngữ l c, tạp văn, tạp l c, mạn l c, tiểu l c, tiệp bút, to i sự, mị ngữ, khảo, văn chú, truyện ký, sử ký, ký sự, tùy bút. ước sang thời hiện đại lại thấy có du ký, nhật ký, hồi ký, phóng sự, tản văn, ký chính luận, tiểu luận… 1.2.1.2. Đặc trưng chung của loại hình ký văn học a. Ký là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội Nghệ thuật là hoạt động nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Nó có c c yếu tố của trò diễn giúp con người giải trí, vui chơi. Văn học nghệ thuật chính là trò diễn bằng ngôn từ nhằm chiếm lĩnh những gi trị tinh thần mang nghĩa nhân sinh. Ký là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn – tinh thần có tham vọng can dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống. Nhà văn ê Minh đã từng nói: “Với thể loại k , từ sự thôi thúc của cuộc sống mà t c giả có nhu cầu được công bố kịp thời những nhận xét, những đ nh gi , những tưởng… K ghi được rất rõ những dấu ấn của một sự kiện, của một thời kỳ, của một lớp người, của một vùng miền”. ê Minh đã khẳng định một đặc điểm nổi bật, thuộc loại quan trọng nhất của ký mà từ lâu đã được mọi người thừa nhận. Tìm mọi cách can dự trực tiếp vào đời sống, ký trở thành loại hình văn học thời sự, một thể văn xung kích theo sát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang nghĩa xã hội rộng lớn. ể can dự trực tiếp vào tiến trình đời sống, người viết ký chẳng những phải nhập cuộc mà nhiều khi còn phải “dấn thân” với tinh thần chiến đấu cao và tính khuynh hướng rõ ràng. Sau năm 1975, nhất là những năm 80 của thế kỉ trước, nhiều nhà văn Việt Nam đã có tinh thần “dấn thân” 12 như thế. Những bài ký nảy lửa như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Trần Khắc, Cái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc… đã góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. b. Ký là sự thông tin về sự thực của các giá trị nhân sinh Do “k ” là ghi chép sự việc, nên tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Có tư liệu để chứng minh, ở c c nước xã hội chủ nghĩa như iên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, quan điểm thể loại về ký được xác lập chủ yếu vào thời kì mà tư tưởng lí luận rất đề cao việc s ng t c văn nghệ theo cách ghi chép sự thực đời sống. Cho nên, yêu cầu về tính xác thực của ký càng được nhấn mạnh, gần như tuyệt đối hóa. Nó được xem là tri thức, là quan điểm nền tảng mà khi biên soạn từ điển tra cứu phổ thông hay viết s ch gi o khoa, gi o trình dùng trong nhà trường, tư duy lí thuyết phải dựa vào đó để x c định nội hàm khái niệm. c. Ký có cách xử riêng về khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật Ký là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào hiện thực xã hội. ể tạo ra những tác phẩm có khả năng t c động mạnh mẽ tới con người và đời sống, ký điều chỉnh tối đa khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Và để xóa bỏ tối đa khoảng cách giữa thời gian trần thuật và thời gian sự kiện, ký văn học sử d ng rất nhiều thủ pháp kết cấu. Có thể thường xuyên bắt gặp bốn thủ ph p cơ bản: một: dựa vào c i đơn nhất, xác thực để xây dựng hình tượng; hai: tôn trọng trật tự biên niên của thời gian sự kiện; ba: lược bỏ ngôn ngữ trần thuật, sử d ng kĩ thuật “lắp r p” điện ảnh; bốn: làm nổi bật hình tượng tác giả, người chứng kiến, tham gia. 13 d. Ký kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận với những thao tác tư duy khoa học Tự sự là nền tảng cấu trúc của tác phẩm ký. Ký ghi chép sự việc, thuật lại các sự kiện, biến cố. Trong ký có tả người, tả cảnh. Cho nên nhiều nhà nghiên cứu xếp ký vào loại văn xuôi tự sự. Tuy nhiên, là một loại hình văn học trung gian, ký thường có sự kết hợp rất linh hoạt c c phương thức chiếm lĩnh đời sống. Như đã nói, k là sự thông tin về sự thực của những giá trị nhân sinh. Cho nên trên nền tảng tự sự, ký phát triển rất tự nhiên yếu tố nghị luận. Ta có thể thấy rõ điều này trong Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành, Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc… Việc nhận thức những giá trị nhân sinh cũng mở đường để ký kết hợp một cách tự nhiên, linh hoạt giữa tự sự, nghị luận với trữ tình. Ký không chỉ kể việc, tả người, tả cảnh mà còn là tiếng reo vui trước vẻ đẹp của cảnh, của người. Ký không chỉ kết hợp linh hoạt c c phương thức nghị luận, trữ tình, tự sự mà còn kết hợp một cách tự nhiên tư duy nghệ thuật với tư duy khoa học. Ở Việt Nam, Nguyễn Tuân là cây bút có biệt tài trong việc đưa nhiều lĩnh vực tri thức vào những bài ký tài hoa của mình. 1.2.2. Vài nét về thể loại nhật ký Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội – đời sống tinh thần, văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai th c, kh m ph làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con người trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… văn chương Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên với những ưu thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như, tiểu thuyết là thể 14 loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống; với thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình ảnh, nhạc điệu… ặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn người viết. Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký viết về chiến tranh nói riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại đồng thời lại có nét riêng độc đ o góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật. 1.2.2.1. Các quan niệm về nhật ký Theo quan niệm của Từ điển thuật ngữ văn học thì nhật ký “là một thể loại thuộc loại hình ký”, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại kh c như tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỉ XVIII khi có sự gia tăng chú đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, thể ký ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự xuất hiện thể loại này ở thời Lý – Trần với Vũ Trung tùy bút và Thượng kinh ký sự. Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự… Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa nhật ký là “ oại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đ nh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; 15 nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận”[9;1257]. Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến”. Giáo trình Lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do Gi o sư Trần ình Sử chủ biên thì định nghĩa: “ Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”[22;261]. Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần. Về phân loại, tùy vào tính chất, m c đích mà người ta phân loại thành những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học. Các nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công t c… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho m c đích c nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra với nghĩa xã hội rộng lớn, nghĩa nhân bản… Vì thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước nhứng sự kiện lớn có nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật ký văn học được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một 16 khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học. 1.2.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật ký Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể ký – thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học đều coi trọng tính chân thực, đ ng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm. Với thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví d một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư, yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới m c đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề mang nghĩa thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví d như nhật ký Ở rừng của Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ, khó khăn, th ch thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”… Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập Nhật ký trong tù của Nguyễn Ái Quốc đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với 17 những gian khổ, thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ, thi sĩ c ch mạng. Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện th i độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký, yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. Vì hư cấu trong nhật ký là điều tối kị. Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết. Hư cấu ở nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân mình, lừa dối chính mình. Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn tự chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói, nhật ký chính là thể loại mang tính chất riêng tư, chân thật và rất đời thường. “Với tư c ch là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và th i độ trước một sự thật” [7]. Riêng tư chính là lí do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký: “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều – họ không dám nói sự thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [24;225]. Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như 18 phóng sự, tùy bút, bút ký… trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại kh c, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến”[7]. Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nó chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm kh i qu t tư tưởng thẩm mĩ lớn lao. Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có thể liên t c nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi. Nếu như ở hồi ký là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có thể ngắt quãng nhưng chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại, không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được. ặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, nghĩa thành thực, vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà. 1.2.2.3. Đôi nét về nhật ký chiến tranh Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật ký được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực của nó kể từ khi có sự phát hiện và công bố hai cuốn nhật ký gây ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo nhân dân như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi và tiếp đó là Nhật ký chiến tranh; Tài hoa ra trận… ến lúc này nhật ký chiến tranh mới 19 thực sự thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu. Những cuốn nhật ký kể trên đã tạo nên những “chấn động” trong lòng bạn đọc, gây xúc động mạnh mẽ và tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Chính vì thế, với thể loại văn học vô cùng đặc biệt này đòi hỏi cần phải có một sự quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện. Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo mới vô cùng phong phú kể từ khi có sự ra đời và góp mặt của thể nhật ký chiến tranh. Căn cứ từ thực tế xuất bản mấy thập niên qua, chúng ta có thể xem nhật ký chiến tranh như một tiểu thể loại, với những nét đặc trưng khu biệt của đề tài, hoàn cảnh viết và theo đó là đặc trưng bút ph p nghệ thuật. Qua những ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, các tác giả nhật ký đã cho thế hệ mai sau biết về chiến tranh một cách chân thực nhất, sống động nhất về những khó khăn gian khổ, những mất mát hi sinh của thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tổ quốc. Hơn thế nữa, đó lại chính là những trang viết của những người trong cuộc, chính họ đã có mặt trong cuộc chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên những di bút của họ rất chân thực và chính xác, phản nh được đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó và t c động nhất định đến xã hội hiện tại. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thể loại nhật ký chiến tranh vừa mang nghĩa lí luận, vừa mang nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nói tóm lại, nhật ký chiến tranh không những có đóng góp lớn về mặt thể loại mà còn mang đến sự mới lạ cho đời sống văn học, t c động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn con người với hiệu ứng xã hội tích cực. ặc biệt là trong nhận thức của giới trẻ hiện nay. Sự có mặt của cuốn Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong nói riêng và những cuốn nhật ký viết về chiến tranh nói chung đã trở thành những minh chứng lịch sử nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam về một thời kỳ đau thương mà hào hùng của dân tộc và công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hi sinh vì lí tưởng tuổi trẻ, vì nền độc lập của Tổ quốc. 20 1.3. Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong Nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong (1941- 1971) tên thật là Trần Tiến, sinh năm 1941tại Hội An (Quảng Nam), cha là cán bộ chỉ huy quân sự của Hội An thời kháng chiến chống Pháp, mẹ là cơ sở hoạt động cách mạng hoạt động bí mật cũng tại thị xã này thời kì kháng chiến chống Mĩ. Năm 1954 Chu Cẩm Phong theo cha tập kết ra miền Bắc học phổ thông tại c c trường học sinh miền Nam và học đại học tại khoa Ngữ văn (khóa 5) trường Tổng hợp Hà Nội, được kết nạp vào ảng ao ại học ộng Việt Nam năm 1963 khi đang học năm thứ ba. Tốt nghiệp đại học vào hàng xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng Chu Cẩm hong đã không chọn con đường ấy mà xin về Nam chiến đấu cuối năm 1964, thời gian đầu làm phóng viên TTXVN sau đó chuyển sang làm phóng viên, biên tập viên tạp chí VĂN NGHỆ GIẢI PHÓNG TRUNG TRUNG BỘ (Khu Năm), bí thư chi bộ tiểu ban văn nghệ Ban tuyên huấn Khu Năm. Trong công t c cũng như trong đời sống hàng ngày, ở đâu làm gì Chu Cẩm hong cũng luôn là một ảng viên gương mẫu. Ngày 1 th ng 5 năm 1971, Chu Cẩm hong đã anh dũng hi sinh, để lại tấm gương ngời sáng của một nhà b o, nhà văn chiến sĩ cùng những trang viết giá trị. ặc biệt cuốn nhật ký của nhà văn đã được các bạn chiến đấu là c c nhà thơ Thanh Quế và Ngô Thế Oanh giữu gìn và bảo quản tại cơ quan trên núi, sau trao lại cho gia đình. Một phần cuốn nhật ký mà nhà văn đem theo bên mình tưởng bị mất vĩnh viễn không ngờ đã được một sĩ quan quân đội Sài Gòn thu giữ được, sau trao cho bạn, đó là Hoàng ình Hiếu – sống trong lòng à Nẵng anh à Nẵng dưới chế độ cũ, sau ngày giải phóng Hiếu đã tìm đến trao lại cho nhà thơ ùi Minh Quốc. Năm 2000 tập nhật ký Chu Cẩm hong được NX Văn Học xuất bản mang tên Nhật ký chiến tranh và cuốn s ch đã được Hội Nhà Văn Việt Nam 21 trao tặng thưởng. Năm 2005, NX à Nẵng xuất bản Tuyển tập Chu Cẩm Phong bao gồm truyện ngắn, bút ký và Nhật ký chiến tranh của nhà văn. Th ng 2 năm 2007, nhà văn Chu Cẩm hong được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Th ng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong được Nhà nước truy phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày mất nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong, NXB Hội Nhà văn đã cho xuất bản cuốn Nhật ký chiến tranh. 22 CHƢƠNG 2 ĐẶC TRƢNG NG N NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG Nhật ký là những lời bộc bạch, tâm sự thầm kín của chủ thể s ng tạo viết ra không nhằm m c đích giao lưu, xuất bản thành s ch. Vì vậy ở đó người viết bộc lộ toàn bộ tâm tư, tình cảm, những sự kiện xảy ra xung quanh mình một c ch chân thực nhất. ó là những dòng tâm tư tình cảm, sự lắng đọng cảm xúc của tâm hồn những lúc chất chứa những tâm trạng, nhiều cảm xúc nhất muốn tự mình chiêm nghiệm lại những sự kiện vừa xảy ra, đang xảy ra hoặc đang được chứng kiến. ể thể hiện được điều này, ngôn từ là một phương tiện hữu ích nhất. Qua đó ta có thể gặp được những phút giây độc thoại với chính mình của nhà văn – người lính Chu Cẩm hong thông qua ngôn từ hướng tâm độc thoại. Ta thấy được tình cảm của anh dành cho người thân, đồng đội, đồng bào nhân dân và đặc biệt là tình cảm với . – người con g i anh yêu thông qua ngôn từ mang quy ước ẩn d . ta còn thấy do bản thân nhà văn phải đối diện với những khó khăn, gian khổ, giữa những bom đạn chiến tranh, nơi mà ranh giới giữa sự sống và c i chết vô cùng mong manh nên trong nhật k của anh, ta bắt gặp những ngôn từ mang giọng điệu buồn thương mà dường như sự xuất hiện của nó đã tạo ra được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc. Chính những điều này đã tạo nên sự thành công và mang đến sức hấp dẫn mạnh mẽ của thể loại nhật k nói chung và cuốn Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong nói riêng đối với độc giả. 2.1. Ngôn ngữ mang tính chất hƣớng nội, độc thoại Th ng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm hong được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Trong lịch sử Hội nhà 23 văn Việt Nam thành lập từ 1957, Chu Cẩm phong là nhà văn đầu tiên được phong anh hùng với tư c ch nhà văn. Sự nghiệp cầm bút của Chu Cẩm Phong quá ngắn, chỉ có ba năm rưỡi, mà lại là ba năm rưỡi chồng chất biết bao công việc ngoài văn chương. Tuy nhiên, chỉ qua những trang nhật ký Chu Cẩm Phong ghi vội giữa khói lửa chiến trường, chúng ta chẳng những đã được thừa hưởng một khối tư liệu hết sức phong phú đồng thời cũng thấy rõ ở anh một cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắm bắt tâm lí bén nhạy, tinh tế, với một lối ghi chân mộc và sinh động, hứa hẹn những tác phẩm tầm cỡ. Cùng với khối tư liệu quý rất phong phú rất sinh động ấy, xuyên suốt những trang nhật ký, ta gặp một con người với toàn bộ cuộc sống hàng ngày của anh, cuộc chiến đấu hàng ngày của anh, với những ứng xử, lo toan, những vui buồn, yêu giận, suy tư. Con người đó chính là Chu Cẩm Phong. Và ta gặp không phải là một con người bình thường. úng hơn, ta gặp một con người vừa bình thường vừa cao hơn sự bình thường rất nhiều – đây là một đảng viên cộng sản, một cán bộ đảng, người chiến sĩ tiên phong gương mẫu của nhân dân, một người chiến sĩ kiên trung chiến đấu bằng ngòi bút của mình. Có điều thật lạ, vượt ra ngoài định của người ghi, như một nét riêng của văn học Việt Nam chiến đấu, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong tự thân nó cứ chứa đựng một giá trị văn học độc đ o cần được tiếp t c khám phá. Và không cần chờ thêm sự sàng lọc của thời gian, không cần dựa vào số lượng s ch được in được mua nhiều hay ít, một sự thật hiển nhiên đã hiện ra với chúng ta: cái lớn lao hơn hết ở Chu Cẩm hong chính là con người anh, là sự hòa quyện tự nhiên nhuần nhuyễn giữa tác giả và tác phẩm mà Nhật ký chiến tranh là bằng chứng mãi mãi tươi ròng sự sống. 24 Có một điều đặc biệt, không giống với ặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hai cuốn nhật ký gây được sự chú ý của dư luận là Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi, Chu Cẩm Phong ra trận với tư cách là một nhà văn, mang trong mình tư chất của một người nghệ sĩ, anh ra trận thực hiện nhiệm v là s ng t c văn nghệ ph c v chiến tranh. Từ một địa hình gần bờ sông Thu Bồn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nhà văn Chu Cẩm hong đã xếp lại cuốn nhật ký đang ghi dở dang và cầm súng chuẩn bị chiến đấu. Cuốn nhật ký đã vĩnh viến dừng lại ở dòng chữ “ 10 giờ, 2 chiếc phản lực đến thả bom và bắn đạn 20 ly, sau đó quân bộ kéo sang” (ngày 27-4-1971). úng ba ngày sau, anh hi sinh khi bị địch khui hầm. Anh và đồng đội đã anh dũng chống trả quyết liệt đến viên đạn cuối cùng, cuốn nhật ký vẫn lặng lẽ nằm yên trong ba lô. Lẽ ra số phận của nó đã bị chôn vùi trong đất nếu không có hai sĩ quan bên kia chiến tuyến đã lưu giữ nó trong suốt bốn năm trời để rồi đến ngày giải phóng đã được trao tận tay đồng đội của anh, nhà thơ ùi Minh Quốc. Cuốn nhật ký có số phận “kì lạ” đã thực sự thu hút đối với người lính đó, thậm chí anh đã bao bìa và vẽ lên đó hình một cái cây mọc thẳng dưới ánh mặt trời. Bởi một điều đơn giản, cuốn nhật ký ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì tác giả chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang s ng t c, mình đang viết nên một tác phẩm: Chu Cẩm Phong chỉ muốn ghi lại cuộc chiến mà anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã nghĩ, đã thấy, đã xúc cảm mãnh liệt về nhân dân, về đồng đội hay chỉ đơn giản nghĩ rằng nó sẽ trở thành một tư liệu quý giá cho những tác phẩm sau này nếu may mắn còn sống sót thì anh sẽ viết. Ngã xuống khi chưa tròn bốn tuổi văn, chưa kịp bộc lộ hết tài năng, nhưng những gì anh để lại đều gây ấn tượng đối với độc giả, tác phẩm nào cũng đ ng nhớ. Mỗi tác phẩm là sự chân thành, là khát khao cháy bỏng của cảm xúc. Với 25 Nhật ký chiến tranh, những dòng viết tươi ròng, liền mạch, chân thật và mềm mại...đã làm cho t c phẩm có sức sống bất diệt. Tác giả đã cho độc giả một c i nhìn bao qu t và đầy đủ hơn về công tác ở chiến trường của những người hoạt động văn nghệ. Bản thân anh vốn là sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ văn – trường ại học Tổng hợp Hà Nội thuộc loại xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng Chu Cẩm hong đã xin về Nam công tác. Từ bỏ cơ hội hiếm có ấy, anh quyết định chọn hướng đi đầy chông gai thử th ch để thỏa chí nam nhi, muốn cống hiến hết mình vì lí tưởng tuổi trẻ, xông pha nơi chiến trường khốc liệt, dùng ngòi bút và cặp mắt để “quay cận cảnh” những gì chân thực nhất về cuộc chiến của dân tộc ta. ọc từng trang nhật ký của Chu Cẩm Phong, chúng ta cảm nhận được những khó khăn thử thách sức bền bỉ chịu đựng của con người trong chiến tranh ác liệt: “Dọc con đường Xuyên Phú có những vườn rau tuyệt diệu. Bọn Mĩ ném xuống đây khá nhiều bom, những trái bom phá khoét những hố sâu hoắm liên tiếp nhau. Dân ở đây không thừa nhận bất cứ một sự đầu hàng dưới hình thức nào, không thừa nhận sự chết trên mảnh đất mà dòng sông Thu Bồn đã mang màu mỡ của muôn nơi về bồi đắp, mảnh đất màu mỡ mà họ đã đem máu và mồ hôi, nước mắt của mình ra thâm canh. Họ trồng rau muống quanh miệng hố bom, trong lòng hố bom. Rau muống giờ đã xanh, làm thành một vòm xanh tròn trịa, khỏe mạnh cứ thít chặt mãi, thít chặt mãi. Những ngọn rau như còn rụt rè chưa muốn vươn ra cái mặt nước trong hồ vì còn e dè cái chất thuốc nồng nặc giết chết sự sống của bom Mĩ, nhưng nhiều ngọn khác thì đã coi khinh, thách thức vươn ra, nằm trên mặt nước, ngọn rau xanh mướt, to căng, khỏe mạnh và hào hứng kì lạ. Thì ra không thể có bất cứ một thứ gì của giặc Mĩ lại có thể làm xấu đi, làm cằn cỗi đi mảnh đất của chúng ta. Ở đây có rất nhiều những ao rau muống kiểu ấy. Bây giờ các ao ấy còn xanh tốt giống hệt nhau…” [19;73]. 26 Qua từng trang nhật ký, ta thấy được trong đó sự vất vả của những nhà văn – chiến sĩ trên mặt trận, vừa chống giặc, vừa sáng tác chiến đấu chống lại c i đói thường trực và những cơn sốt rét để hoàn thành nhiệm v : “…Buổi tối ngủ giữa đường, không có gạo, không có mắm muối, phải rang bắp nằm nhai đến muốn sái quai hàm…” [19;176]… ên cạnh đó, cuốn nhật ký cũng phần nào phản nh được tư tưởng tình cảm và th i độ chiến đấu của những con người họ đã từng gặp, những nơi mà họ đã đi qua, những cảm xúc mà họ đã trải nghiệm: có buồn vui, nước mắt, băn khoăn trăn trở, có thất vọng buồn chán, có mất m t hi sinh…tất cả đều được tái hiện qua những trang viết đậm mùi khói lửa, dòng tâm tư thay lời muốn nói được dồn nén trong những cảm xúc qua từng con chữ trên trang nhật ký giữa chiến trường bom đạn. Anh nhớ mặt, anh nhớ tên, anh quan tâm tới hầu hết với những con người anh được gặp, được tiếp xúc: “ Chị Nhằm có khuôn mặt rất Quảng Nam, cũng khó mà chỉ ra nét nào là của riêng Quảng Nam trên khuôn mặt người đàn bà đó, nhưng cứ nhìn khuôn mặt với búi tóc to như một trái chanh, từ đấy người ta nhận ra ngay chị là một người Quảng Nam…” [19;75]. Hay như: “ …Bà Thơ gần 50 tuổi, người gày gò. Ngày xưa hình như bị đau mắt nặng, nên giờ hai mí mắt như muốn dính vào làm một, lúc nào cũng phải nhướn lên rất vất vả, mí mắt thành một quầng đỏ tím…” [19;85]. Không chỉ có vậy, Chu Cẩm hong còn đau với những nỗi đau mà anh được chứng kiến, những nỗi đau do chiến tranh tàn ác mang đến: “Mới gặp mà mình đã thấy yêu ngay những con người rất trẻ, rất khỏe và dũng cảm đó. Trong 9 người đó, ai cũng có những đau thương dữ dội. Một trái bom đã cướp mất của Miên 4 người thân: cha mẹ, hai con trai, và vợ anh bị thương hóa điên luôn. Bọn Nam Triều Tiên đã giết chết mẹ, hai người chị và bốn đứa cháu của Hồng. Gia đình nào cũng bị xúc tát, chạy tan tác khắp xứ, không tin tức. Gia đình của Dũng là một gia đình kì lạ. Hai ông bà đẻ ra 9 người con 27 trai, và 1 người con gái. Bà hứa với dân làng rằng: 9 con trai bà lớn lên sẽ đi bộ đội cả 9. Các con đã thực hiện lời hứa đó của mẹ. 7 người trai đã đi bộ đội, trong đó có Mai, năm nay 14 tuổi, là một chiến sĩ của thị đội Hội An, có 2 tuổi quân. Đứa em kế của Mai, nhỏ hơn Mai 2 tuổi vừa tòng quân. 7 đứa ra đi, bà mẹ có tình cảm rộng lớn tuyệt vời đó đã dặn những lời thiêng liêng nhất và nhân tình nhất mà bà đã nghiền ngẫm bằng cả cuộc đời đau khổ của mình” [19;89]. Chu Cẩm Phong còn viết những dòng tâm sự đầy xúc động và đau đớn khi phải chứng kiến cái chết của những người mà anh xem như em ruột của mình: “Trời ơi, không phải hai xác, mà là bốn xác rất thảm thương. Cúc áo quần bị xé nát bỏ một bên nằm trần truồng, ngực bị xẻo, đâm, mặt bị chém, một nhát dao đâm từ trên đỉnh đầu xuống. Khắp thân mình bị xây xát mềm nhũn. Anh mặt bị bằm nát, rạch ngang dọc, mắt bị móc không còn nhận ra hình dạng, hai cánh tay bị giập nát, đầu vỡ sọ. Hương bị một nhát dao đâm giữa mặt. Dũng bị một phát đạn giữa ngực. Thì ra bắt người, chúng hãm hiếp rồi giết bằng cách bằm nát rồi cho vào hầm giật mìn. Mình nghe tin như vậy ngồi khóc ròng ròng, thương tiếc, uất ức, căm giận. Các em ấy chết cho mình sống. Rõ ràng là vậy. Mình thấy nhói trong tim…” [19;254]. Hay như: “Từ hôm nghe tin gia đình thím Ghì tan nát, mình rất xúc động, mình không ngớt nghĩ đến cái gia đình nghèo ấy. Chú Ghì bị Mĩ bắn. Thím Ghì, cậu của Xuyến, bà ngoại Xuyến, thằng Đính chết. Xuyến bị Mĩ hiếp hóa điên. Phương, anh thương binh ngoài Hà Tĩnh con nuôi của gia đình bị Mĩ bắn bị thương, sau chết vì bom, đau đớn vô cùng…” [19;323]. Có thể nói, qua những dòng nhật ký mà nhà văn – người chiến sĩ Chu Cẩm hong để lại, ta càng thêm khâm ph c một con người sống có trách nhiệm, có lí tưởng, kiên trung với ảng và nhân dân, dù sống hay chiến đấu nơi đâu anh cũng sống hết mình cho lí tưởng. Thường xuyên phải đối mặt với cái chết, Chu Cẩm Phong quý trọng từng giây, từng phút sống. Anh luôn ý 28 thức được trách nhiệm của người cầm bút trong chiến đấu, làm việc hăng say, quên mình. Trang nhật ký ghi ngày 14-8-1970, anh có tổng kết thời gian làm việc của mình như sau: “…Kế hoạch một ngày như thế này: 5 giờ dậy 6 giờ 30 – 9 giờ: viết, làm công tác chuyên môn. 9 giờ - 17 giờ 30: lao động sản xuất (trừ giờ nghỉ trưa). 18 giờ 15 – 20 giờ: Nghe đài, nghỉ ngơi. 20 giờ - 1 giờ 30: viết. Cộng: công tác chuyên môn: 8 tiếng. Lao động sản xuất: 6 tiếng rưỡi. Ngủ: 3 tiếng rưỡi”. Có như vậy ta mới thấy được sức chiến đâu và lao động của anh thật bền bỉ. Không những thế, lúc nào, ở đâu Chu Cẩm hong cũng luôn là con người mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm, nhận lấy trước hết về mình những gian khổ, hiểm nguy. i vùng sâu, trong những chuyến vượt đường rất dễ đ ng các ổ ph c kích của giặc, người ta hay đùn đẩy nhau đi trước, thì anh liền nhận đi trước, sát gót giao liên. Có lẽ, những gian khổ, thiếu thốn về mặt vật chất và khó khăn trên chiến trường không đ ng sợ và kinh khủng như sự mất mát, thiếu thốn về tinh thần, đó là những khi Chu Cẩm Phong nhận được tin những người thân, bạn bè, người yêu và ngay cả những người dân mà anh từng gặp đã ngã xuống hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù. Càng mất m t đau thương, con người ta càng được tôi luyện, vì thế đối với họ mà nói, được sống và cống hiến cuộc đời mình vì lí tưởng, vì sự nghiệp của nhân dân là một sự vẻ vang, là một sự hi sinh đúng đắn. Và Chu Cẩm Phong là một người như thế. Ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong mang tính độc thoại hướng tâm rất cao. ộc thoại chiết tự có nghĩa là “nói một mình”. Trong ngôn ngữ học độc thoại còn gọi là đơn thoại, trong đó hình thức giao tiếp chỉ có một bên nói còn một bên tiếp nhận, không có phản ứng của một 29 người thứ hai và không bị t c động chi phối bởi ngôn cảnh của một cuộc thoại. Theo ỗ Hữu Châu: ộc thoại là một quá trình giao tiếp mà ở đó người nhận bị trừu tượng hóa, xem như có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì đến việc nói và viết cả. Nhà lí luận văn học Nga G. N. Pôpêlốp cũng viết: Lời độc thoại là lời không nhắm tới người kh c mà t c động qua lại giữa người và người. Chúng ta thường gặp một loại rất phổ biến trong văn học nghệ thuật đó là lời độc thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ chính nhân vật (người viết) rất tự nhiên không gò bó, độc thoại nội tâm là loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật là phương thức truyền đạt tư tưởng, tình cảm của nhà văn thường xuyên sử d ng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật. Khi sử d ng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử d ng ngôn ngữ riêng đó là ngôn ngữ hướng tâm độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại trong nhật ký là sự độc thoại nói về nỗi buồn. ặc biệt ngôn ngữ hướng tâm độc thoại trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong là sự thể hiện nỗi buồn của nhà văn về chiến tranh, về những gian lao và khó khăn trên đường hành quân cũng như trong công việc sáng tác. Tạm biệt gia đình, từ chối một tương lai đang rộng mở phía trước, chàng trai Chu Cẩm hong đã hăng h i xung phong tình nguyện gắn bó cuộc đời mình với nơi chiến tranh đang diễn ra ác liệt. Những lúc cô đơn, mệt mỏi hay đơn giản chỉ là muốn lưu giữu lại những tài liệu để sáng tác sau này, Chu Cẩm Phong lại tâm sự với chính mình qua những tranh nhật ký. Cuốn nhật ký đã trở thành người bạn tâm tình, ở đó nhà văn có thể bộc lộ cảm xúc, th i độ, suy nghĩ về tất cả những gì được chứng kiến, từ cuộc sống hàng ngày đến công tác chuyên môn và tình yêu đôi lứa: “Mình nghẹn ngào…Khi chúng mình yêu nhau trong hoàn cảnh chiến tranh này, mình đã nghĩ đến những gì tàn nhẫn nhất có thể đến. Nhưng cuối cùng còn ngưng tụ lại trong mình,, trong suy nghĩ của mình, lóng lánh, óng ả những sắc màu và ấm áp khôn cùng là hạnh phúc của một 30 tình yêu sáng ngời trong những hi sinhh gian khổ. Không có một thử thách lớn lao nào bằng sự thử thách trong chiến tranh lần này. Mình tin tưởng sâu sắc rằng tình yêu của chúng mình sẽ đẹp lên mãi, sáng ngời mãi mãi. Tình yêu chỉ có thể làm mình dũng cảm hơn lên trong những thử thách của chiến tranh. Mình không bao giờ muốn mình và Em là người tầm thường, mình không bao giờ muốn tình yêu của mình là tình yêu thấp kém. Yêu Em, anh sẽ lao ra các chiến trường xông xáo hơn, anh sẽ tốt hơn. Em ơi, Em hãy tin rằng sẽ không có một rủi ro nào đến với anh. Hạnh phúc của chúng ta sẽ trọn vẹn” [19;487]. Ngôn từ hướng tâm độc thoại trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong liên t c xuất hiện bởi nhật ký là một dạng ghi chép cá nhân, ở đó người viết viết về mình và viết cho mình. Mỗi trang nhật ký đều viết cho chính tâm hồn mình, những câu hỏi lớn, những lời bộc bạch, lí giải xuất hiện liên t c trong nhật ký của nhà văn. Có những câu hỏi anh đặt ra rồi lại tự mình trả lời, nhưng có những câu hỏi chẳng có câu trả lời muốn hỏi người kh c nhưng chẳng có ai để hỏi. ể rồi lại tự vấn lòng mình mà bản thân anh cũng chẳng biết đ p n là sao nữa. Ngôn từ hướng tâm độc thoại, hướng nội có vai trò rất lớn trong việc thể hiện tâm tư tình cảm thật bên trong của nhà văn mang o lính nơi chiến trường ác liệt. Trong hoàn cảnh này cuốn nhật ký chính là người bạn suy nhất để Chu Cẩm Phong bộc lộ tâm tư tình cảm của mình, nó cũng như một người bạn chứng kiến, chia sẻ và đồng cảm với những tâm sự khó khăn mà anh đang hàng ngày phải trải qua. Hơn thế nữa, ngôn từ hướng tâm độc thoại trong cuốn nhật ký đã dẫn bạn đọc vào thế giới nội tâm của chàng thanh niên trẻ tuổi mà anh dũng. Qua đây, người đọc như được sống cùng thời với anh, được cảm nhận cuộc sống ác liệt lúc này và hiểu sâu hơn về suy nghĩ của thế hệ cha anh đi trước. Nhật ký chiến tranh là một t c phẩm văn học kỳ lạ. ởi t c giả 31 sẽ không bao giờ nghĩ đến việc những trang nhật k riêng tư, viết cho mình, của mình có lúc sẽ in thành s ch, sẽ có bạn đọc tìm đến chia sẻ. Chu Cẩm hong chỉ muốn ghi lại một cuộc chiến đấu mà anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã thấy, đã nghĩ, đã cảm xúc mãnh liệt về nhân dân mình, đồng đội mình, về con người và về cả những cuốn s ch mà anh đã đọc, một người con gái anh đã yêu, một chốn quê nhà mà bấy lâu anh khắc khoải mong ngày trở lại. Có lẽ vì như vậy mà những chi tiết được viết trong cuốn nhật ký này có phần tỉ mỉ, chi tiết và chân thực hơn rất nhiều. 2.2. Ngôn ngữ có khả năng đan xen, đổi hƣớng liên tục theo dòng hồi tƣởng, suy nghĩ của tác giả Thể loại nhật ký nói chung và tác phẩm Nhật ký chiến tranh nói riêng có những đặc điểm rất khác so với các tác phẩm văn học tự sự như truyện ngắn hay tiểu thuyết. Sự khác biệt đó tiêu biểu phải kể đến đó là khả năng đan xen, đổi hướng của ngôn ngữ. Thông thường, đối với những tác phẩm văn học tự sự, mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm thường ph thuộc vào cốt truyện và chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ thường có sự thống nhất từ đầu đến cuối văn bản. Tuy nhiên đối với thể loại nhật ký nói chung hay đối với Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong nói riêng thì tư tưởng, suy nghĩ của nhân vật lại có sự thay đổi, đan xen đa chiều không theo một trình tự nhất định. Sở dĩ có điều khác biệt này là bởi nội dung của Nhật ký chiến tranh không phải là tình tiết, sự kiện được sáng tạo ra nhằm m c đích tạo nên một tác phẩm văn học mà nó chính là những suy nghĩ, cảm xúc rất chân thật của người viết, được viết vội vàng trên đường hành quân, công tác, ghi lại những sự kiện, sự việc, con người mà người viết được gặp, được chứng kiến. Nhật ký là thể lời độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký…trung tâm thông tin không 32 phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác, vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm kh i qu t tư tưởng thẩm mĩ lớn lao. Cả tập nhật ký là những ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có lúc liên t c, nhưng cũng có lúc ngắt quãng vì những lí do khách quan mang tới. Chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ trong tác phẩm có sự đan xen, đổi hướng liên t c theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả. Ta có thể thấy rõ điều này qua trang viết của nhà văn Chu Cẩm Phong. Trong nhật ký ghi ngày 27/1/69, anh có viết: “Cái ký này mình định đặt đề “Mặt biển, mặt trận” nhưng dềnh dàng mãi, buổi sáng mới viết được hơn một trang”. ang viết về tác phẩm ký của mình, Chu Cẩm Phong lại viết tiếp về tình hình chiến sự: “Từ 9 giờ, tàu gáo, tàu rắn mối vào quần bắn riết vùng thôn 2 thôn 3. Rốc-két, M79 bắn giập như thể một tấm thép, liên thanh. Có tin xe ra, rồi hai chiếc phản lực đến ném bom hàng tiếng đồng hồ, một chiếc gọng bừa chỉ điểm dẫn đường. Đến chiều thì tin xe ra chính xác. Xe đến thôn 2. Đạn đại liên trên xe bắn rộn và có tràng vút qua đầu công sự…”. Ta có thể thấy, mỗi một sự chuyển hướng cảm xúc là một sự chiêm nghiệm, chứng kiến hay suy nghĩ của người viết. Dường như trong c i khó khăn, vất vả, thiếu thốn và đầy hiểm nguy của chiến trường đầy bom đạn, người lính ấy đã cố gắng để gom hết tất cả những gì mình thấy, mình làm vào từng con chữ, từng trang giấy. 33 Có thể những dòng chữ ấy còn có c i gì đó lộn xộn, b i bặm của chiến trường khốc liệt và không thiên về văn chương vì bản thân nó chỉ là một sự ghi chép c nhân nhưng nó lại mang nghĩa nhân văn và gi trị lịch sử vô cùng to lớn. Ngôn ngữ trong nhật ký của Chu Cẩm Phong có sự đổi hướng liên t c theo dòng hồi tưởng và suy nghĩ của người viết, điều này mang lại hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho tác phẩm. Nó không chỉ nhấn mạnh tính chất của thể loại nhật ký nói chung mà đồng thời những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn cũng được đặc tả một cách chân thực và sâu sắc nhất. Cuốn nhật ký như một bộ phim tư liệu quay chậm, ghi lại một phần quá khứ đau thương của dân tộc trong chiến tranh. Nó có nghĩa gi o d c lớn đối với thế hệ trẻ sau này, nhắc nhở họ phải sống, học tập, lao động và cống hiến sao cho không hổ thẹn với sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước; nhắc nhở họ nhớ rằng, trong thời kì bom đạn gian khổ ấy, đã có những con người sống với lí tưởng cao cả, dành trọn tr i tim, tâm tư, tình cảm và cả sự sống của mình cho nền độc lập dân tộc. 2.3. Ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của tác giả Trong c c s ng t c văn học nói chung, ngôn ngữ được sáng tạo bởi người nghệ sĩ nhưng không phải lúc nào bản thân ngôn ngữ cũng mang tính chủ quan của cá nhân tác giả. Bởi ngoài các yếu tố chủ quan thì ngôn ngữ trong văn học còn bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhân tố như cốt truyện, sự kiện, nhân vật,…Tuy nhiên, đối với thể loại nhật ký, một thể loại đặc thù với đặc trưng nổi bật là đề cao yếu tố c nhân thì quan điểm chủ quan của tác giả được tô đậm trong ngôn ngữ diễn đạt. Yếu tố chủ quan của tác giả trong nhật ký được biểu hiện qua những suy nghĩ, cảm nhận, cảm nghĩ về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Nó là những tình cảm xuất phát từ bản thân tác giả, mang tính c nhân và riêng tư rất cao. Lại nói đến Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, đặc tính chủ quan của cá nhân tác giả thông qua ngôn ngữ nghệ thuật càng được biểu hiện một 34 c ch rõ nét. ó có thể là th i độ thất vọng với những hành xử và suy nghĩ chưa chuẩn của một người đồng đội : “…Trường hợp BMQ hơi buồn, trước đây mình cũng đã nghe, mình không ngờ cậu ta lại có những suy nghĩ tệ vậy, mình thất vọng ghê (chuyện trên đường đi, chuyện định xin ra, chuyện ghen tị với mình)…” [19; 47]. Hay là sự buồn phiền, chán nản khi phải chứng kiến những lối sống tiểu tư sản, mang nặng chủ nghĩa cá nhân trong một số người xung quanh : “ Lại phải nghe những chuyện gì đâu, chán vô cùng. Thế mới biết chủ nghĩa cá nhân ở trong mỗi người đều còn nặng nề, muôn hình muôn vẻ. Với những anh chàng tri thức tiểu tư sản, lại là văn nghệ, nó ít khi thô lỗ (cũng có thô lỗ chứ không phải là không đâu, đừng tưởng) mà là thường núp dưới những câu nói ngọt ngào, dưới những cử chỉ vuốt ve để che đậy một sự kèn cựa, sau hoặc là xen với những tuyên bố rực rỡ về những động cơ cách mạng chân chính là những suy tính về những danh vọng, sau sự hào phóng là những tính toán triền miên…” [19; 185]. Viết về người lính cảm xúc bao trùm luôn là cảm hứng ngợi ca. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng luôn phơi phới niềm lại quan. Song cảm hứng ngợi ca về người lính thì chưa đủ, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp họ còn những nỗi niềm sâu kín, những trăn trở suy tư về con người. Nhật ký chính là người bạn đồng hành của họ, chia sẻ những tình cảm riêng tư thầm kín. Mỗi cuốn nhật ký như những bức tranh toàn diện về tâm hồn của những người viết nên nó. Do vậy ngôn ngữ trong nhật ký luôn mang đậm tính chủ quan của người viết. Từ những dẫn chứng trên, ta có thể thấy ngôn ngữ trong nhật ký của Chu Cẩm hong mang đậm dấu ấn chủ quan của bản thân tác giả. Sự chủ quan ấy thể hiện thông qua thái độ, tâm tư, tình cảm của riêng người viết. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thể loại nhật ký nói chung và trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong nói riêng mang đậm yếu tố chủ quan cá nhân không chỉ góp phần hình thành nên đặc trưng chung của thể loại mà hơn hết, 35 nó tô đậm tính chân thực của lời văn mà không phải thể loại văn học nào cũng có được. 2 4 Ngôn ngữ mang tính quy ƣớc ẩn dụ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học s ng tạo, tiếp nhận và đ nh gi văn học nói chung và nhật ký nói riêng không thể thiếu yếu tố này.. Ngôn ngữ trong văn học vô cùng phong phú, điều này ph thuộc vào khả năng s ng tạo và vận d ng của người viết. Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn từ văn học) là sự phân từ kh c của ngôn ngữ tự nhiên, tương đồng nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong là sự kết hợp tài tình vừa mang ngôn ngữ đời thường vừa kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình lãng mạn. Ngôn từ quy ước, ẩn d là thứ ngôn ngữ được sử d ng kh phổ biến trong thể loại nhật ký đặc biệt trong nhật ký chiến tranh, t c giả sử d ng nó như một ký hiệu riêng trong những trang nhật ký của mình, để gọi tên thân thương nào đó và để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, th i độ của mình một c ch kín đ o và kh ch quan nhất. ó là tên gọi của đồng đội, bạn bè, thậm chí là người yêu là c ch t c giả tự nói với mình hay hình dung ra người thân yêu đang hiện diện để thổ lộ tâm sự, tình cảm của mình với họ. Trong nhật ký thông thường, c ch sử d ng ký hiệu này cũng xuất hiện, nhưng với nhật ký chiến tranh thì xuất hiện với mật độ dày đặc, các ký hiệu như : BMQ, P.L, P.A, M…được sử d ng kh nhiều trong mỗi trang nhật ký. ắt nguồn từ điều kiện ra đời đặc biệt : viết trong bom đạn, trong thức thường trực về c i chết đến bất ngờ. Hệ thống từ ngữ, tên riêng viết tắt, những ký hiệu, ẩn d trong cuốn nhật ký đều có thể cắt nghĩa bằng tâm thức đặc biệt của người cầm bút : để đảm bảo bí mật cho đồng đội, người thân và giữ kín chuyện riêng tư, phòng khi chiến sự c liệt, cuốn nhật ký có thể rơi vào tay kẻ thù hoặc nhiều người kh c, vì thế c c ký hiệu hay chữ viết tắt là công c hữu 36 hiệu hơn cả. Chu Cẩm hong đã ghi lại những cảm xúc nhớ nhung người yêu, anh gọi chị bằng ký hiệu riêng như chỉ để cất giấu chị cho riêng mình. Yêu nhau đâu phải nói ra chỉ thông qua ký hiệu tên người yêu thôi cũng đủ, để nhấn mạnh tình cảm, tình yêu. Trên đường hành quân vất vả, Chu Cẩm hong vẫn dành một khoảng lặng nhỏ, sự quan tâm nho nhỏ cho người mình yêu thương : “Nghe tin PL có một chuyện buồn, do một sơ xuất trong công tấc mà bị kiểm điểm, và hôm nay lại sốt. Chắc PL buồn và khổ vì chuyện đó lắm. Tự nhiên mình cũng thấy không vui. Mình muốn có một lá thư, một lời an ủi, động viên gửi tới P.L nhưng không biết làm sao được” [19;444]. Khói lửa chiến tranh ngăn bước họ gần lại bên nhau, nhưng cứ mỗi lúc có cơ hội được gặp nhau,họ lại có rất nhiều cảm xúc khó nói thành lời: “Ph. A reo lên: “Ối, P.L đến!”. Bỗng dưng mình lặng người đi trong giây lát rồi trong lòng rộn rực niềm vui sôi nổi, người nóng rực. Mình nén xúc động, bình tĩnh bước ra tận ngõ đón P.L. Điều mình nhận ra đầu tiên là P.L không đến nỗi gầy, có hơi xanh, nhưng vì đi đường hay xúc động nên gương mặt thoáng hồng, P.L rụt rè và ít nói. Anh em trong cơ quan thì cứ ghẹo mình. Mình rất muốn nói chuyện với P.L nhưng lần đầu tiên em đến, vả lại anh em đông quá, rất tinh nghịch, PL lại rất rụt rè lúc nào cũng ngồi với Ph. A, nên mình chẳng nói được gì. Buổi tối nói được ít câu, nhưng toàn những chuyện đâu đâu như không phải chính miệng mình nói ra. Buổi tối em lại giành ngủ dưới bếp với Ph. A để canh bánh chưng. Mình không biết làm thế nào để trò chuyện sau nửa năm xa cách. Mình nằm ở nhà trên vẫn ngghe tiếng hai cô bạn gái chuyện trò thức suốt đêm. P.L bảo sáng mai phải về vì lí do công tác chuyên môn. Mình thấy buồn chẳng lẽ chẳng nói được gì? Nhưng không có cách nào giữ P.L lại được. Khuya, mình thức dậy viết một lá thư ngắn” [19;459]. Tình yêu trải qua trong chiến tranh dường như nó thiêng liêng và cao cả hơn nhiều lắm, hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau đôi khi chỉ bình dị là được nhìn thấy nhau 37 hay giản đơn hơn chỉ là thỉnh thoảng được nghe tin về nhau. Chu Cẩm Phong tâm sự: “Trông gặp PL là một khao khát: mỗi lần gặp em, mình càng phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp và nết na rất đáng yêu và đáng kính trọng. Sau mỗi lần gặp, hình ảnh P.L càng tràn ngập trong tim mình và mình cảm thấy đang xích lại gần em, đang đi đến một Tình Yêu. Đến với PL, mình cảm thấy đó là một cuộc gặp gỡ kì diệu, sự hòa hợp của hai tâm hồn mà mình vẫn ôm ấp mong ước. Đến với PL, mình sẽ chan chứa hạnh phúc suốt cả cuộc đời. Đêm nay ngồi trước trang giấy,, hình ảnh PL thắm thiết tràn ngập trong những mơ ước về tương lai…” [19;459]. Không chỉ viết về người yêu, Chu Cẩm Phong còn dùng những ký hiệu khi viết về những người bạn, những người đồng đội của mình: “ Trường hợp BMQ hơi buồn, trước đây mình cũng đã nghe, mình không ngờ cậu ta lại có những suy nghĩ tệ vậy, mình thất vọng ghê (chuyện trên đường đi, chuyện định xin ra, chuyện ghen tị với mình). Trong chỉnh huấn cậu ta tự phê phán thành khẩn, kiểm điểm tốt. Mình tin cậu ta sẽ khác. Quốc ơi, muốn sáng tác phục vụ cho nhân dân, hãy vứt bỏ những cái quái quỷ, thấp kém đó đi” [19;47]. Như vậy, ta thấy qua việc dùng từ ngữ quy ước, người viết bày tỏ được tâm tư, tình cảm, th i độ của bản thân khi nhận xét một cách khách quan về mọi việc xung quanh. Cách dùng ký hiệu trong ngôn ngữ khiến nhật ký tạo nên được sức hút đối với độc giả, làm cho người đọc có thể tư duy theo suy nghĩ chủ quan của bản thân để dò đo n người mà tác giả nhắc đến ở đây là ai. Nhưng điều quan trọng ở đây là dùng từ ngữ quy ước như vậy thì người viết có thể bày tỏ được quan điểm của bản thân khi nhận xét về đồng đội của mình và khách quan nói ra những suy nghĩ nhận xét về đức tính của con người trong hoàn cảnh khó khăn, nơi mà mặt tốt và mặt xấu của con người rất dễ bộc lộ. Việc sử d ng ngôn ngữ có những ký hiệu riêng đồng thời còn góp 38 phần khẳng định c i “tôi”, c i riêng của tác giả trong những trang viết của mình mà không có sự trùng lặp hay giống bất cứ một bài viết của ai khác. 39 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DỰNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong đã tạo nên được một vị thế không thể thiếu trong nền văn học Việt Nam. Với nét đặc trưng độc đ o về ngôn từ, cuốn nhật ký đã tạo nên được sức hút lôi cuốn, hấp dẫn độc giả dõi theo từng trang nhật ký để tự mình chiêm nghiệm, khám phá và hiểu hơn về những con người đã hi sinh xương m u để giành lại được nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Nhật ký chiến tranh mang những đặc điểm nghệ thuật độc đ o về ngôn ngữ nghệ thuật. ể có được sự độc đ o đó, tác giả đã sử d ng hết sức linh hoạt các thủ pháp xây dựng ngôn ngữ. Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, tự bản thân nó ngay từ ban đầu được viết với m c đích c nhân của tác giả và không có định để được công bố rộng rãi như những tác phẩm văn học khác. Tuy nhiên, do tác giả là một nhà văn nên câu chữ viết ra được trau chuốt kĩ lưỡng, điều này vô hình trung đã tạo nên tính nghệ thuật cho ngôn ngữ trong cuốn nhật ký này. Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả khóa luận xin triển khai tìm hiểu thủ pháp xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong được nhìn nhận ở một số khía cạnh sau: 3.1. Sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vựng Thi pháp ngôn từ vi mô tức là phong cách học ngôn từ nghệ thuật (phân biệt với phong cách học ngôn ngữ và phong cách học lời nói - theo V. Vinôgrađốp). Nhiệm v của nó là nghiên cứu các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong việc sử d ng c c đơn vị ngôn ngữ văn học. Từ xa xưa đã hình 40 thành lí thuyết tu từ học nghiên cứu các phép chuyển nghĩa nhằm đạt hiệu quả biểu hiện. Người ta đã biết c c phương thức ẩn d , so sánh, nhân hóa, chới chữ, hoán d , c c phép song hành, trùng điệp…C c phương thức và biện pháp ấy có thể nói là chung, nhưng sự lựa chọn và vận d ng c thể bộc lộ những nguyên tắc nghệ thuật nhất định, làm thành đối tượng của thi pháp học ngôn từ. Chính vì vậy, với Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong, hướng nghiên cứu thi pháp ngôn ngữ nghệ thuật cũng chỉ đi sâu vào khai th c những đặc trưng nổi bật và cá biệt. Xuất thân vốn là sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ Văn – Trường ại học Tổng hợp Hà Nội thuộc loại xuất sắc, khi công tác thì mang trên vai trọng trách của một nhà văn, của một người cầm bút xông pha nơi chiến trường ác liệt để “quay cận cảnh” những gì tàn khốc nhất về cuộc chiến tranh của dân tộc, vì thế sẽ không có gì là khó khăn để Chu Cẩm hong rèn giũa ngòi bút của mình để có được một hệ thống từ vựng phong phú, độc đ o trong c c sáng tác. Tìm hiểu ngôn ngữ nhật ký của Chu Cẩm Phong, chúng tôi thấy rằng ngôn ngữ trong nhật ký của người lính ấy nhìn chung là giản dị và giàu giá trị biểu cảm, chủ yếu là lời ăn tiếng nói của nhân dân Trên từng trang nhật ký, nhà văn Chu Cẩm Phong thể hiện khả năng sử d ng ngôn ngữ hết sức phong phú và linh hoạt. Trong công tác chuyên môn hay sản xuất, chiến đấu, Chu Cẩm hong luôn được nhắc đến như một tấm gương mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm, nhận lấy trước hết về mình những gian khổ, hiểm nguy. Không những vậy, anh luôn là người sống gần gũi với bà con dân tộc mỗi nơi anh được tiếp xúc và đi qua. Chu Cẩm Phong nói thạo tiếng Kà Dong và một ít tiếng Kà Tu, thuộc cả nhiều bài ca nữa. Anh có mối quan hệ tình nghĩa ruột rà với đồng bào, từ các c già đến các em nhỏ ở các nóc dân tộc thiểu số chung quanh cơ quan hoặc bất cứ nơi nào mà anh đặt chân đến. Ở c c đoạn hội thoại được Chu Cẩm Phong viết lại 41 trong nhật ký, ta có thể dễ dàng thấy được ngôn ngữ nói mang đặc trưng của bà con dân tộc: “Kmei kéc lé? (ngượng cái gì) hát tiếp” hay “ é Xia – một cô bé khoảng 11 – 12 mùa rẫy, mồ côi va, nơn đi bắt chồng khác, nay ở với gia đình chú thím…” (Va, nơn tiếng Kà Dong có nghĩa là cha, mẹ) [19;55]. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn mang đậm chất địa phương của người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nơi đây: “Mẹ hỉ, hầm ngắn quá, con phải nằm co chân đây nè…” hay “Mị thiệt, bữa nay về tối hung c” ( Mị là tiếng địa phương Quảng Nam, có nghĩa là lạ [19;80]; “Trên biền người ta trồng nhiều thuốc lá và khoai tây” ( Biền theo tiếng địa phương Quảng Nam có ngĩa là bãi). ọc nhật ký của Chu Cẩm Phong, ta thấy những tình cảm, cảm xúc cũng như ngôn ngữ hết sức chân thật và gần gũi với đời sống hàng ngày. Nó đúng với những đặc trưng của thể loại nhật ký, tác giả cầm bút viết cho chính mình, mà khi người ta viết cho chính mình thì thường hết sức chân thật. Bên cạnh lớp từ vựng thuộc phong cách ngôn ngữ bình dân, thường được sử d ng hàng ngày thì ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong còn mang đậm phong c ch văn chương nghệ thuật. Ví d như hệ thống từ láy, từ tượng thanh, tượng hình…Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy trong tác phẩm của mình, Chu Cẩm Phong sử d ng kh thường xuyên và linh hoạt hệ thống các từ láy. Tác giả sử d ng từ láy trong cả lời đối thoại, lời độc thoại nhưng nhiều nhất vẫn là trong lời trần thuật. ặc biệt là trong lời văn miêu tả thiên nhiên, ông miêu tả “những mảnh vườn tăm tắp”[19;110], “những luống rau còn non mướt xanh mơn mởn”, “những thân rau mềm yếu, mảnh khảnh” [19;111], “mặt sông khẽ sóng sánh” [19;123],… Từ l y cũng xuất hiện nhiều trong c c câu văn miêu tả nhân vật, chẳng hạn trong câu văn miêu tả các em bộ đội nhỏ tuổi ở Hội An, Chu Cẩm Phong viết: “ Trong cuộc họp, họ ngồi lén khoèo lấy một củ khoai sống ngồi gặm lốp bốp rất tự nhiên…” [19;101]. Miêu tả ông già anh gặp ở Bảo An, Chu Cẩm 42 Phong viết: “Ông chủ nhà đã già, cặp mắt hơi lem nhem, nhưng tánh tình vui vẻ” [19;80] hay khi viết về một chính tri viên thị đôi tên Hiên, nhà văn viết: “ Người nhỏ bé loắt choắt, mặt tròn, gặp ai cũng cười rất vui vẻ” [19;87]… Có thể nói vốn từ láy trong kho từ vựng của Chu Cẩm Phong khá phong phú. Bằng việc sử d ng các từ l y đúng chỗ, đúng lúc, Chu Cẩm Phong đã cho người đọc thấy được sự sống động và chân thực của cảnh sắc cũng như con người mà anh đã được gặp, được chứng kiến trên đường công tác. 3 2 Cấu trúc câu đa dạng gợi cảm Trong cuốn nhật ký của mình, Chu Cẩm hong đã kết hợp sử d ng nhiều kiểu cấu trúc câu như: câu đơn, câu đối xứng, câu dài, câu nhiều tầng bậc. Trước những hoàn cảnh và đối tượng kh c nhau, nhà văn đã vận d ng linh hoạt các kiểu diễn đạt khác nhau. Nhờ thế ngôn ngữ văn chương trong t c phẩm trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Trên đường đi công t c, giữa cảnh mưa bom bão đạn nguy hiểm, để mô tả, ghi chép cho kịp, cho đúng cảnh tượng của đời sống, của thiên nhiên, của con người, Chu Cẩm hong thường sử d ng kiểu câu đơn giản mà đa số là những câu đơn. Chẳng hạn trên đường đến núi Tròn, tác giả viết: “ Hố pháo chi chít hai bên đường. Tre gãy cụp” [19;25]. Hay khi viết về những ngày mưa bão, Chu Cẩm Phong viết: “Hai ngày dầm mưa. Bão gần, bão số 6 đổ bộ vào miền Trung. Nước lũ đổ về dữ quá. Con sông Nước Mỹ xám ngắt réo rắt xiết qua các thác đá. Các suối nhỏ thành suối lớn. Suối lớn thành sông” [19,179].Những câu văn viết về qu trình trên đường đi công t c vất vả cũng được tác giả rút ngắn giản đơn: “Lên đường đi về. Đi một mình tự lực. Con đường này khác hẳn. Bom tọa độ đánh dày đặc. Nắng như đổ lửa, đường nhiều dốc mình lại không có bi đông mang nặng. Mồ hôi ra như tắm. Xuống suối tắm lên lại nóng. Hơi nóng bốc lên mặt thở không được. Không có bóng mát để nghỉ. Có lúc mình hóa điên, Mình càng thấy sức khỏe mình xuống” 43 [19;298]. C c câu văn ngắn tạo cảm giác gấp gáp, vội vã, cũng như cho người đọc thấy được nỗi gian lao và vất vả trên đường hành quân công tác của nhà văn mang o lính và những người đồng đội của mình. Nhưng có lẽ kiểu kiến trúc câu đặc sắc hơn cả là kiểu kiến trúc câu dài nhiều tầng bậc. Chu Cẩm hong đã sử d ng c c câu văn với nhiều vế câu, nhiều thành phần mở rộng, biến hóa linh hoạt. Loại câu này rất phù hợp khi tác giả miêu tả đối tượng đồng thời qua đó thể hiện cảm xúc riêng của mình. Khi miêu tả về mảnh đất Trà Quế nổi tiếng về trồng rau, nhà văn viết:“ Trồng rau trở thành một nghề nghiệp chuyên môn, một thứ gia truyền người ta sinh sống, phát đạt bằng những mảnh vườn tăm tắp, ngăn nắp và xinh đẹp như vườn hoa. Khắp các ngõ lối trong làng, chỗ nào cũng ngào ngạt hương thơm quyến rũ, kích thích của rau. Nhất là buổi chiều về, khi gió ngoài sông thổi lộng vào, các chị gái và các bà gánh những gánh rau đầy ắp từ ngoài vườn về đổ đầy sân, chuẩn bị cho chuyến chợ phố ngày mai, hương vị rau càng nồng đượm. rau ở đây ngon nhờ chất đất, cũng cây hàng, xà lách, cũng rau húng, rau quế, cũng cây ngò, cây cải đó, một khi đem khỏi cái làng bé nhỏ ngửa mặt ra sông này, đem cấy xuống một mảnh đất khác lạ, chẳng hạn ở Trường Lệ, rau như là nhớ đất và kém sút đi, và cái hương vị của Trà Quế mất hẳn” [19;110]. Hay khi viết về vùng đất cửa ngõ của Hội An, Chu Cẩm Phong có viết: “ Dừa nước ở đây nhiều vô kể, mọc thành từng cụm rải rác, mọc thành đám khổng lồ, mênh mông dọc theo các sông…Đó vẫn là một căn cứ, một cái hầm bí mật, một thế trận đồ, có điều là cái căn cứ nổi này, cái hầm bí mật này ngày nay to hơn ngày kháng chiến trước rất nhiều” [19;97]. Nhà văn cứ viết, cứ viết mà không để đến việc ngắt câu, cứ để mạch cảm xúc ào ạt, tuôn trào và chân thực. ọc nhật ký của Chu Cẩm Phong, ta có thể bắt gặp nhiều câu dài như thế. Và đa phần ở những đoạn văn miêu tả về phong cảnh, về quê hương là 44 những đoạn chứa những câu văn dài nhiều tầng bậc như thế. Dường như giữa mưa bom bão đạn, giữa sự tàn khốc của khói lửa chiến tranh thì tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu của anh với mỗi mảnh đất nơi anh đặt chân đến lại làm cho tác giả có những cảm xúc khó nói thành lời và rồi người lính ấy cứ để cho những dòng cảm xúc ấy tuôn trào trên trang nhật ký thân thương. Việc sử d ng nhiều kiểu cấu trúc câu không chỉ đ p ứng nhu cầu thể hiện cảm xúc của tác giả mà hơn hết nó còn phù hợp với hoàn cảnh khó khăn khi sáng tác trong chiến tranh ác liệt, mang lại những hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho tác phẩm. 3.3. Những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin Không giống với ặng Thùy Trâm hay Nguyễn Văn Thạc, Chu Cẩm hong kho c lên mình chiếc o lính ra chiến trường với tư c ch một nhà văn. Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh khó khăn và gian khổ giữa vùng bom đạn, ngoài những giờ phút ngắn ngủi trong ngày dành cho s ng t c thì Chu Cẩm hong còn phải lao động, sản xuất và đi công t c rất nhiều. Tuy vậy thì với Chu Cẩm hong, mỗi khi được viết, được s ng t c không chỉ là tr ch nhiệm, là công việc mà còn là cả một niềm đam mê đối với anh. Ngay cả những khi viết nhật ký, công việc tưởng chừng như rất c nhân, rất riêng tư ấy thì Chu Cẩm hong cũng tranh thủ chuẩn bị cho những s ng t c của mình. Với cặp mắt quan s t rất sắc sảo, một trực gi c nắm bắt tâm lí bén nhạy, tinh tế, một lối ghi chân mộc và sinh động, Chu Cẩm hong đã chắt chiu những gì mắt thấy, tai nghe trên đường đi công t c vào những trang nhật ký với hi vọng có thể làm tư liệu ph c v cho những s ng t c sau này của anh nếu có cơ hội. Chính vì lẽ đó là trong những trang nhật ký của Chu Cẩm hong, ta bắt gặp rất nhiều câu văn, đoạn văn trần thuật về con người, về những chiến dịch, những miền quê anh qua… cung cấp những thông tin rất có gi trị và có nghĩa lịch sử rất to lớn. Kể về chiến công của người thiếu niên anh dũng, Chu Cẩm hong có 45 viết: “ Chiến sĩ Xong 16 tuổi người mảnh khảnh, nhỏ nhắn như một thiếu nhi còn quàng khăn đỏ giữ khẩu B40 và mang gùi chất đầy những quả đạn B40 như những bắp chuối có cuống, màu vàng. Cái nhà mái bằng đồ sộ trước mặt. Trong đó đang đầy lúc nhúc bọn tình báo nước ngoài (theo con số nắm được, trong đó có 72 tên). Kê khẩu 40 lên vai, Xong bắn hai phát. Phát thứ nhất trúng vào góc dưới, phát thứ hai trúng góc trên, ngôi nhà sụp hẳn. Một chiếc xe bọc thép gần đấy xả đại liên ra. Xong chuyển khẩu B40 về chiếc xe tăng. Chiếc xe bốc cháy. Lại có một chiếc xe tăng khác xuất hiện,, chúng bắn đại liên và DK ra. Hai đồng chí hi sinh, hai đồng chí khác bị thương. Một viên đạn bắn ngay trước mặt Xong. Đất vào đầy miệng. Xong biết sức mình chỉ bắn được 4 phát là cùng, phát thứ 4 muốn để giành cho ngôi nhà thứ hai. Xong cầm thủ pháo và lựu đạn trường lên sát chiếc xe bọc thép. Xong phá hủy khẩu đại liên và khẩu ĐK. Xong bò đến rào, leo lên một bờ đất, gác khẩu sung vào rào Xong mới phát hiện viên đạn vặn chưa đúng khớp. Xong bình tĩnh nhảy xuống lắp lại rồi lại leo lên. Phát đạn nổ, vật ngã Xong xuống nằm thiếp đi. Trong con nửa mê nửa tỉnh Xong thấy tai mình điếc đặc, cổ rát rạt như muốn chảy máu, mũi khét, miệng đắng. Người mệt lả nằm xõng xoài. Lần đầu tiên Xong bắn cùng lúc 4 quả B40…” [19;129]. Hay viết về vùng đất mình đi qua, anh viết rất tỉ mỉ: “Thạnh Mỹ là nơi xây dựng làng kiểu mẫu của thời thằng Diệm. Giờ chỉ còn lại dấu vết ở một cái nền nhà, cái sườn nhà, hai trụ với cổng ra vào hoặc cái cầu tiêu đúc…Những con đường làng ở Gò Nổi này đều giống hệt nhau: con đường đất trắng mốc thếch vì thuốc bom và đại bác, hàng keo bị đánh xơ xác, còn giao thông hào ngay sát bên đường chạy ngoằn ngoèo uốn lượn trong các hàng keo, hố bom, hố đại bác, đất ngổn ngang gò đống, nhà cửa bị cháy trong các vườn, khẩu hiệu, bia căm thù…tất cả đều giống nhau, giống nhau ở cái xanh tươi, mát rượi của quá khứ, giống nhau cái dáng vẻ và không khí ác liệt của hiện tại” [19;79]. 46 Câu văn, đoạn văn trần thuật là ta bắt gặp rất nhiều trong mỗi trang nhật ký của Chu Cẩm hong. ên cạnh m c đích viết ra để trải nỗi lòng và tâm sự thì ngay khi được công bố rộng rãi, cuốn Nhật ký chiến tranh với những thông tin trần thuật chân thực đã cung cấp cho thế hệ sau những cái nhìn kh ch quan đối với một thời đau thương của dân tộc oằn mình trong chiến tranh. Cuốn s ch mang trong mình gi trị lịch sử to lớn mà không phải t c phẩm nào cũng có được. 3 4 Sử dụng linh hoạt các loại câu kể, câu tả và câu cảm thán Không giống như những cuốn nhật ký khác, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong có chút gì đó rất thời sự và có tính chính luận kh cao. Ta có thể hiểu được điều này bởi bản thân Chu Cẩm hong là một người sống rất nguyên tắc và anh rắt khắt khe với bản thân mình cho dù là trong s ng t c chuyên môn hay lao động sản xuất. Mặt kh c anh viết nhật ký không những để bộc lộ tâm tư, nỗi lòng mình mà anh còn tranh thủ viết lại những gì mình chứng kiến thực tế để làm tư liệu s ng t c, chính vì vậy mà nhật ký của Chu Cẩm hong sử d ng rất linh hoạt c c loại câu kể, câu tả và câu cảm th n. Hiện thực tàn khốc của chiến tranh, đau thương, loạn lạc hiện lên rất chân thực dưới ngòi bút của nhà văn Chu Cẩm hong, đặc biệt bằng những câu kể rất thuần th c: “Cả cánh đồng Đại Lộc mùa tháng 3 năm nay gần như không thu được một hột: 1 ang giống thu 2 ang lúa! Bọn Mĩ phá hoại và trời nắng hạn. Suốt mấy tháng nay không có một hột mưa, ruộng khô nẻ, nứt ra những đường ruộng ngoằn ngoèo, dày đặc. Mặt ruộng nhăn nheo, gồ ghề, khô khốc. Lúa chỉ lên không đén hai gang tay thì vàng, đỏ cạch . Hiện nay đồng bào đang đi tìm giống lúa “Nông nghiệp 1” về để cấy. Giống này từ miền Bắc đưa vào, có những ưu điểm: cứng rạ, lá to như lá nếp, chỉ hai tháng rưỡi thu hoạch, sản lượng lại cao gấp đôi giống khác. Tất cả đang lo chống một nạn đói để tổng tấn công địch và nổi dậy đồng loạt” [19;72]. Hay khi viết 47 về một ngôi làng ven đất Hội An, nhà văn viết: “Làng ở gần địch, thấy rõ mồn một nhà cửa ở quận Hiếu Nhơn có mấy lá cờ bay vật vờ. Buổi sáng nghe tiếng hô tập thể dục của tụi lính Nam Triều Tiên, tiếng tập họp và tiếng gái hát. Sau đó bọn Nam Triều Tiên đi thành một đội hình hàng dọc, chúng vừa đi vừa chạy lấc láo theo sau xe bọc thép. Súng bắn loạn xạ. Tụi này hay dội cối lắm, cối dập hàng tràng. Có triệu chứng chúng định càn Trà Quế…Chúng định đi càn, nhưng đi qua Cẩm Châu gặp mìn, một chiếc xe bốc cháy, trực thăng hạ mấy lần, tụi lính chạy lăng xăng coi thật thảm hại. Ở vùng 4 cẩm Hà lại nổ hai trái mìn nữa…” [19;111]. Những câu kể có t c d ng rất lớn trong thành công của cuốn nhật ký này. Nó không những cung cấp thông tin làm tư liệu cho s ng t c của t c giả mà nó còn tạo cảm gi c mới lạ cho thể loại nhật ký. ọc những câu văn, đoạn văn kể như vậy, người đọc như đang đọc một cuốn sách tư liệu về chiến tranh hơn là đang đọc một cuốn nhật ký. Xuất hiện xuyên suốt nội dung của cuốn Nhật ký chiến tranh là những con người, những vùng đất mà nhà văn được gặp và đi qua. Những con người ấy, những mảnh đất ấy gắn bó với Chu Cẩm hong như chính những người thân và quê hương của mình. Cho dù gặp ai hay đi đâu, anh cũng có những ghi chép kh tỉ mỉ về họ. Dường như nhà văn làm vậy là để lưu giữ lại cho riêng mình những khoảnh khắc đ ng nhớ, những d ng dấp đ ng nhớ vào tận sâu trong trái tim. ể làm được điều này, Chu Cẩm hong sử d ng rất nhiều câu tả, đặc biệt là tả người, anh có những quan s t tỉ mỉ và c thể: “L vẫn nhỏ nhẻ hiền lành, dịu dàng. Hình ảnh hai năm trước mà vẫn giữ nguyên được vậy. Tóc vấn trần đen nhánh, mặt đầy đặn, phúc hậu, răng đ ều và trắng. Chỉ tiếc người hơi thấp. Lúc bình thường có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ về một việc gì đó. Một người như L chỉ biết lo công tác. L tiến bộ rất nhanh, được nhiều người mến và giao những công việc xứng đáng. Nhìn L ký những quyết nghị, mình rất thương, nhỏ nhẻ và khiêm tốn. L ký mút trang giấy, đến 48 khi đồng chí bên cạnh chỉ cần phải ký ở trên đó một tí L cười hỏi bẽn lẽn, thật thà” [19;261]. Hay: “Lê Thị Tín mập mạp, tròn trịa, cơ thể của cô tràn trề sức sống mãnh liệt, sôi nổi của cái tuổi 20. Mặt tròn, lúc nào cũng ửng lên màu hồng, nhìn kĩ mới thấy những nốt tàn nhang phơn phớt, lấm tấm. Mắt long lanh, luôn luôn ẩn một nụ cười mỉm vừa như e thẹn vừa như sung sướng. Tín không đẹp nhưng rất có duyên, rất mặn mà, làm người ta ưa nhìn một cách đúng đắn, nồng nàn. Cách ăn mặc, sửa soạn hơi chải chuốt nhưng là một sự chải chuốt kín đáo. Chiếc áo xanh và chiếc áo lót màu trắng may khít thân hình gọn lẳn, tóc lúc nào cũng gọn gàng suôn sẻ” [19;220]… ọc những dòng viết này, ta thấy chân dung những chiến sĩ qua ngòi bút của Chu Cẩm hong hiện lên hết sức chân thực và sống động. Nhật ký được viết để bày tỏ tâm tư, tình cảm và nỗi niềm thầm kín của mỗi c nhần, chính vì vậy sẽ là rất thiếu sót nếu ta đi tìm hiểu về ngôn ngữ nhật ký mà không xem xét đến những câu cảm, những câu văn bộc lộ cảm xúc của chính t c giả. Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong có rất nhiều câu, đoạn bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhà văn: “Nghe Thảo kể mình xúc động vô cùng” hay “Lại phải nghe những chuyện gì đâu, chán vô cùng” [19;185]. ặc biệt trong trang nhật ký ghi ngày 4-5-69, ngày mà cả nước nhận được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Chu Cẩm hong đã viết trong nhật ký của mình những dòng tâm sự rất xúc đọng và chân thực: “Bác ơi, Bác mất đi lòng chúng con thương xót vô hạn. Bác đã nuôi và dạy chúng con. Ngày nhỏ mẹ con một nắng hai sương tần tảo nuôi con muốn con ăn học đến lớp 3 cũng phải bữa cháo bữa khoai. Bác đã nuôi con lớn, Bác dạy con thành người, cơm áo ánh sáng và hạnh phúc của con có được ngày nay là nhờ những hi sinh lớn lao của Bác. Bác mất rồi con không còn gặp Bác nhưng ánh sáng cả cuộc đời Bác vẫn rọi mãi con đường con đi. Con phấn đấu là một Đảng viên kiên cường suốt cuộc đời trung thành với lý tưởng của Bác. Gian khổ mấy, ác 49 liệt mấy con sẽ đi không chùn bước một ly. Con sẽ rèn luyện đạo đức cho thật liêm khiết để Bác vui lòng. Bác mãi mãi trong trái tim con. Ngày ngày con sẽ nhìn nó mà tu dưỡng mình theo tinh thần của Bác” [19;311]. Những câu văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc của t c giả hết sức gần gũi, thân thuộc khiến cho người đọc cũng như đồng tâm trạng với chính người viết vậy. Như vậy ta có thể thấy, bằng việc sử d ng linh hoạt c c kiểu câu kể, câu tả và câu bộc lộ cảm xúc, Chu Cẩm hong đã tạo được cho mình một lối viết rất riêng mà khó có thể nhầm lẫn với phong c ch viết nhật ký của một ai kh c. Hơn hết thảy, những kiểu câu này đã góp phần rất lớn đến thành công trong việc sử d ng ngôn ngữ nói riêng và thành công của cả cuốn nhật ký nói chung. 50 KẾT LUẬN Ở đề tài khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, tác giả khóa luận đã triển khai, làm rõ những đặc điểm và một số phương diện độc đ o về ngôn ngữ nghệ thuật được Chu Cẩm Phong sử d ng trong cuốn nhật ký. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu, chúng ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau: 1. Nhật ký là một tiểu loại thuộc loại hình ký. Về cơ bản nhật ký là dạng văn xuôi ghi chép những tâm tư, tình cảm, những sự việc chân thật nhất diễn ra hằng ngày của c nhân người viết. Những tâm tư tình cảm sâu kín khó có thể chia sẻ được với ai, thì nhật ký lại chính là người bạn tri kỉ nhất đẻ người viết bộc lộ tâm tư, tình cảm. Vì vậy nhật ký luôn tôn trọng tính riêng tư, bí mật. Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, nói cho mình và nói về mình. Sự xuất hiện của cuốn Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong đã tạo ra một hiệu ứng nghệ thuật mạnh mẽ đối với đời sống xã hội và văn học. Nhật ký chiến tranh đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả yêu văn chương. Nó không còn là một hiện tượng mới lạ như ban đầu nữa. Tuy vậy nó vẫn là cuốn nhật ký có giá trị cao, có sức hút kì lạ đối với bạn đọc và trở thành một thể loại văn học khiến các nhà nghiên cứu văn chương phải có th i độ và cái nhìn nghiêm túc về nó. 2. Nhật ký là nơi ghi chép c c sự kiện đã diễn ra của một c nhân, đồng thời là nơi bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết. Nhật ký là một thể loại mới trong qu trình đổi mới văn học mà cuốn Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong cùng với Nhật ký Đặng Thùy Trâm của b c sĩ - liệt sĩ ặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý là những cuốn nhật ký tiêu biểu. Với những nét đặc 51 sắc về ngôn từ, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm hong đã góp phần đưa thể loại nhật ký đến gần hơn với độc giả. Xét đến ngôn từ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, có thể thấy cuốn nhật ký là những ghi chép về những ngày tháng chiến tranh với bao khó khăn thiếu thốn về mọi mặt cả vật chất lẫn tinh thần…tất cả đều được bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ nghệ thuật được sử d ng trực tiếp trong cuốn nhật ký. Với những ghi chép chân thực và không có định viết cho ai đọc, nhờ đó mà ngôn ngữ nghệ thuật hiện lên kh ch quan và đa dạng, phong phú hơn. Nó miêu tả được cuộc chiến tranh ở nhiều ô cửa khác nhau, từ nhiều góc độ khác nhau. Bằng ngôn ngữ mang tính chất hướng nội, đi sâu vào mô tả tâm lí, suy nghĩ của nhà văn chiến sĩ, mang đậm chất độc thoại; ngôn ngữ có khả năng đan xen, đổi hướng liên t c theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ; ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của tác giả; ngôn ngữ mang tính quy ước ẩn d , th i độ và tâm tư tình cảm của nhà văn kho c trên mình chiếc o lính được bộc lộ một cách rõ nét. Qua nhật ký của anh, ta thấy được ngoài sự hào hùng, anh dũng thì chiến tranh dù là chính nghĩa thì bên cạnh đó vẫn chứa đựng những mảng hiện thực đen tối, nó cướp đi tất cả những gì tốt đẹp nhất của con người. Bằng tài năng và khả năng của mình, Chu Cẩm hong đã sử d ng khéo léo những câu chữ để dựng lên trên những trang nhật ký cuộc đời lính của mình, người đọc thấy được một con người với toàn bộ cuộc sống hàng ngày của anh, cuộc chiến đấu hàng ngày của anh, với những ứng xử, lo toan, những vui buồn, yêu giận hay suy tư. Những giây phút cuối cùng lẫm liệt của Chu Cẩm Phong không phải là một khoảnh khắc đột khởi trong một tình huống đột xuất; nó là kết tinh rất logic toàn bộ vẻ đẹp tinh thần những năm th ng sống rất đẹp của anh trước đó giữa một chiến trường dồn dập thử thách, mỗi người phải đối mặt với c i đói, c i đau, c i chết từng ngày, từng giờ. Những năm th ng ấy, trừ một số những kẻ lánh nặng tìm nhẹ, lén lút khôn khéo luồn lỏi lui lại phía sau đỡ ác liệt, còn hầu hết những con 52 người vốn coi sự dấn thân vì đại nghĩa như một nhu cầu tự thân mà Chu Cẩm phong là một trong những gương s ng tiêu biểu nhất. 3. Do bản thân tác giả Chu Cẩm Phong là một nhà văn nên trong cuốn Nhật ký chiến tranh ta còn thấy được những thủ pháp sáng tạo ngôn từ rất đặc sắc. Trên cấp độ từ vựng, Chu Cẩm hong đã sử d ng một cách rất độc đ o và linh hoạt nhiều lớp từ vựng, mang đến những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Với việc lặp đi lặp lại những từ ngữ, hình ảnh, sử d ng lớp từ triết lí, lớp từ phân tích tâm lí đã tạo ra được cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con người trong chiến tranh, thấy được ý chí nghị lực của nhà văn kho c trên mình màu xanh o lính này. Hơn thế nữa, việc tác giả sử d ng thành thạo tiếng địa phương cũng như tiếng của bà con dân tộc còn cho thấy tài năng cũng như sự gần gũi, gắn bó của tác giả với nhân dân. Trên cấp độ câu văn, nhà văn đã sử d ng những cấu trúc câu đa dạng, gợi cảm, những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin và đặc biệt là khả năng sử d ng linh hoạt các loại câu kể, câu tả và câu cảm thán, Chu Cẩm hong đã tạo cho mình được một phong cách sử d ng ngôn ngữ rất riêng và thành công. iều này có vai trò tích cực trong việc thể hiện những trăn trở, những suy nghĩ trong con người Chu Cẩm Phong. p lại lời kêu gọi của quê hương đất nước, những chàng trai, cô gái tạm từ bỏ ước mơ, tương lai, cuộc sống bình yên và hạnh phúc c nhân để hòa mình vào cuộc chiến của toàn dân tộc. Dù biết khó khăn gian khổ, cái chết luôn diễn ra từng giây từng phút nhưng nó không làm họ nh t chí mà ngược lại còn làm tăng thêm ý chí chiến đấu và trả thù cho người đã khuất. Tất cả những điều đó thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ trong cuốn nhật ký. Chính điều này đã tạo nên sức hút vô cùng hấp dẫn và mang lại sức sống cho cuốn nhật ký này. 53 Ngôn ngữ nghệ thuật là một vấn đề tương đối phức tạp mà trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp khó lòng có thể bao quát hết. Chính vì vậy mà bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả bài khóa luận rất mong nhận được những lời đóng góp và nhận xét từ phía thầy cô và hội đồng. 54 TÀI IỆU THAM KHẢO 1. Aristot (2005), Nghệ thuật thi ca, Nxb Giáo d c, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Châm (2012), Lời văn nghệ thuật ký Vũ Bằng, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường ại học Sư phạm Hà Nội 2. 3. ỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb ại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 4. Hà Minh ức (chủ biên, 2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo d c, Hà Nội. 5. Anne Frank (2007), Nhật ký ( ặng Kim Trâm dịch), Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội. 6. Lê Bá Hán, Trần ình Sử (chủ biên), Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo d c, Hà Nội. 8. Tạ Hiếu (2011), Nghệ thuật viết ký của Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài qua sáng tác về Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường ại học Sư phạm Hà Nội. 9. ỗ ức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, hùng Văn Tửu, Trần Hữu T (đồng chủ biên, 2004), Từ điển Văn học (bộ mới). 10. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề của thi pháp truyện, Nxb Giáo d c, Hà Nội. 11. Tô Hoài (1998), Bút ký Tô Hoài, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 12. inh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, In lần thứ hai, Nxb Giáo d c, Hà Nội. 13. Chu Lai (2006), Ăn mày dĩ vãng, Nxb ao động, Hà Nội. 14. Tôn hương an, Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 11), tháng 8/2008. 55 15. M c, Ăng-ghen, Lê-nin (1962), Bàn về ngôn ngữ, Nxb Sự thật. 16. M.B Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học ( ê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 17. Nhiều tác giả (1973), Cuối trời mây trắng bay (Nhật ký), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, In lần thứ 5, Nxb à Nẵng. 19. Chu Cẩm Phong (2011), Nhật ký chiến tranh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 20. Dương Thị Xuân Quý (2007), Nhật ký chiến trường,Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 21. Ferdinand de Sausure (1993), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Tổ Ngôn ngữ học Khoa Ngữ văn trường ại học Tổng hợp dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Trần ình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2008), Giáo trình Lí luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb ại học Sư phạm, Hà Nội. 23. Nguyễn Ngọc Tấn (2005), Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn (1953-1955), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Thạc (2005), Mãi mãi tuổi hai mươi, ( ặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 25. Thanh Thảo, “Đọc Nhật ký chiến tranh: Một tác phẩm văn học kì o Thanh niên, th ng 4/2005. lạ”. 26. Trần Thị Thu (2002), Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trường Nội 2. 56 ại học Sư phạm Hà 27. ặng Thùy Trâm (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, (Vương Trí Nhàn giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 28. ưu Hà, Sức hút từ hai cuốn nhật ký chiến tranh, o điện tử Việt báo,URL:http://vietbao.vn/Van-hoa/Suc-hut-tu-hai-cuon-nhat-ki-thoichien/10927572/181 (Ra ngày 28/9/2005). 29. ặng Ngọc Khoa, “Đi tìm người cất giữ Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong”, o điện tử Việt báo, URL: http://vietbao.vn/Vanhoa/Di- ti-nguoi-cat-giu-Nhat-ki-chien-tranh-cua-Chu-Cam-Phong/45168776/181/ (Ra ngày 20/9/2005). 30. Hoàng Minh Nhân, Chu Cẩm Phong xứng đáng là một anh hùng, o điện tử Việt báo, URL: http://vietbao.vn/Van-hoa/Chu-cam-Phong-xungdang-la-mot-anh-hung/45172052/181/ (Ra ngày 21/10/2005). 57 [...]... biểu đạt của việc xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong 6 NỘI DUNG CHƢƠNG NHỮNG VẤN Đ CHUNG V NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ LOẠI HÌNH KÝ VĂN HỌC 1.1 Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1 Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật Từ trước đến nay, ngôn ngữ được coi là một phương tiện giao tiếp trọng yếu và quan trọng nhất của loài người Nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền đạt được những... văn Chu Cẩm hong được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Th ng 3 năm 2010, nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong được Nhà nước truy phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày mất nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong, NXB Hội Nhà văn đã cho xuất bản cuốn Nhật ký chiến tranh 22 CHƢƠNG 2 ĐẶC TRƢNG NG N NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH CỦA CHU CẨM PHONG Nhật. ..3.2.2 Khóa luận đi sâu ph t hiện những sáng tạo độc đ o về ngôn ngữ của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung tác phẩm 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong , Nxb Hội Nhà Văn t i bản năm 2011 và những công trình... Đóng góp của khóa luận 6.1 Trên cơ sở những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận chỉ ra những nét độc đ o về tổ chức ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong 6.2 Phát hiện và phân tích những thủ pháp sáng tạo ngôn ngữ trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong Với những phát hiện này, khóa luận sẽ chỉ ra được sự khác biệt và cá tính sáng tạo của nhà văn trong việc sử d ng ngôn ngữ so với... học là nghệ thuật, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật đó – tức là loại hình sử d ng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì m c đích nghệ thuật Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ trong tác phẩm văn học Từ điển thuật ngữ văn 7 học viết: “ Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ… Trong tác... phẩm của những tác giả cùng thể loại 7 Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư m c tham khảo, nội dung chính của khóa luận sẽ được triển khai theo bố c c sau: 5 Chƣơng : Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật và loại hình ký văn học Chƣơng 2: Đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong Chƣơng 3: Một số thủ pháp và hiệu quả biểu đạt của việc xây dựng ngôn ngữ. .. độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử d ng ngôn ngữ riêng đó là ngôn ngữ hướng tâm độc thoại Ngôn ngữ độc thoại trong nhật ký là sự độc thoại nói về nỗi buồn ặc biệt ngôn ngữ hướng tâm độc thoại trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong là sự thể hiện nỗi buồn của nhà văn về chiến tranh, về những gian lao và khó khăn trên đường hành quân cũng như trong công việc sáng tác Tạm biệt gia đình, từ... Văn học sử d ng ngôn ngữ nhưng văn học và ngôn ngữ là hai loại hình ký hiệu khác nhau, do đó không thể suy trực tiếp đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật từ đặc điểm của ngôn ngữ thông thường Mà đây là điều nhầm lẫn rất phổ biến Ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ s ng tạo theo quy luật chung của 8 nghệ thuật Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một nghĩa mà không một ph t ngôn đồng nghĩa... Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký viết về chiến tranh nói riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại đồng thời lại có nét riêng độc đ o góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật 1.2.2.1 Các quan niệm về nhật ký Theo quan niệm của Từ điển thuật ngữ văn học thì nhật ký “là một thể loại thuộc loại hình ký , là một dạng biến thể của ký hiện đại So với các thể loại... những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học… Tóm lại, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể nhìn nhận khái quát những tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật, đó là: Tính chính x c, tính hình tượng, tính cấu trúc, tính hệ thống, tính cá thể hóa Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất quan trọng của văn học là nói