1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiên nhiên trong truyện ngắn jack london

56 566 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 742,07 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------***-------- PHAN THỊ THANH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Đỗ Thị Thạch HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------***-------- PHAN THỊ THANH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô giáo trong khoa, tổ, đặc biệt là ThS. Đỗ Thị Thạch - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Phan Thị Thanh LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Thị Thạch. Tôi xin cam đoan rằng: - Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Phan Thị Thanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5 7. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chƣơng 1. Bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London .......... 6 1.1. Thiên nhiên, thiên nhiên trong văn học .................................................... 6 1.1.1. Thiên nhiên .................................................................................................................... 6 1.1.2. Thiên nhiên trong văn học....................................................................................... 6 1.2. Một số biểu hiện của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London .............................................................................................. 8 1.2.1. Bảng khảo sát: Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London ................... 8 1.2.2. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên ả .............................................................. 12 1.2.3. Bức tranh thiên nhiên nghiệt ngã ....................................................................... 17 Chƣơng 2.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời trong truyện ngắn Jack London ................................................................................... 24 2.1. Thiên nhiên là môi trường thử thách con người ...................................... 24 2.1.1. Thiên nhiên thử thách bản lĩnh con người .......................................... 24 2.1.2. Thiên nhiên thử thách tình cảm con người ......................................... 29 2.2. Thiên nhiên là bạn đồng hành, hỗ trợ con người ..................................... 32 2.3. Thiên nhiên ẩn dụ cho cuộc sống, bản chất của con người ..................... 39 2.3.1. Con người lạnh lùng, vô cảm như tuyết trắng .................................... 39 2.3.2. Con người mang tên “sói”.................................................................. 40 2.3.3. Con người hoang dã ........................................................................... 46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Jack London là một trong những nhà văn Mĩ tiêu biểu nhất giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Trang văn của ông thể hiện sâu sắc và tuyệt vời những gì con người nghĩ đến và cảm thấy, tạo nguồn cảm hứng say mê cho bao thế hệ độc giả. Những trải nghiệm từ cuộc sống thực tế đã được ông đưa vào văn chương một cách tự nhiên, chân thật. Vì vậy có thể thấy giữa thung lũng mênh mông của nền văn học hiện thực Mĩ, chủ nghĩa hiện thực cảm xúc của ông vẫn có sức hút kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình, Jack London đã sáng tạo nên những tiểu thuyết tuyệt vời như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Gót sắt,Mactin Iđơn; bên cạnh đó, ông còn để lại một loạt truyện ngắn có giá trị như Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, Ngôi nhà của Mapuhi, Sóng lớn Canaca… Các truyện ngắn xuất sắc này của Jack London có thiên nhiên trải rộng từ vùng băng giá gần Bắc cực đến những bờ biển Thái Bình dương ấm áp. Thiên nhiên ấy hiện lên vừa đẹp đẽ, thơ mộng, lại vừa khắc nghiệt, dữ dằn; được đặt trong mối quan hệ với con người. Nó chứa đựng những vấn đề của thời đại, phản ánh bối cảnh nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Như vậy, có thể thấy, truyện ngắn Jack London không chỉ mang ý nghĩa thẩm mĩ mà còn chứa đựng những vấn đề xã hội và triết học sâu sắc. Đây là hướng và đồng thời là lí do khiến chúng tôi đi tìm hiểu thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London. Hơn nữa ở Việt Nam, Jack London là một trong số ít tác giả văn học Mĩ được lựa chọn và giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm đến nhiều vấn đề, nhiều phương diện 1 trong truyện ngắn của ông nhưng chưa thực sự tập trung nghiên cứu vấn đề thiên nhiên như một biểu tượng thẩm mĩ và một khía cạnh phản ánh nội dung tư tưởng. Chính vì thế, việc nghiên cứu vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn của Jack London mang mộtý nghĩa thiết thực - giúp người giáo viên tương lai hiểu hơn về tác giả, có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về những gì nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đây là điều cần thiết trong việc dạy và học ở nhà trường phổ thông, cung cấp cho học sinh những kiến thức về văn học, văn hóa, xã hội Mĩ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London với hi vọng khám phá được một mảng nội dung vô cùng đặc sắc trong truyện ngắn của nhà văn Mĩ tài hoa. 2. Lịch sử vấn đề Jack London là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Ở nước ta, Jack London không phải một cái tên xa lạ. Nghiên cứu về văn chương của ông có một số công trình nghiên cứu: Bài tổng thuật Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mĩ ở Việt Nam trong cuốn Văn học Mĩ quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh chủ biên, 1997) đã giới thiệu Jack London là một trong số những nhà văn Mĩ chiếm được tình cảm của đông đảo quần chúng và có số lượng tác phẩm được dịch nhiều. Trong các tác phẩm của ông, nhân vật mà nhà văn miêu tả là những con người luôn phải đối mặt với thiên nhiên hoặc với cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội loài người. Ông lên tiếng bênh vực những người nghèo khổ bị áp bức, bóc lột và chống lại bọn tư bản. Ngoài ra bài viết còn khẳng định việc giới thiệu khá kĩ lưỡng về Jack London là hoàn toàn hợp lí và thỏa đáng bởi vì Jack London thuộc lớp tác giả đầu tiên của văn học xã hội chủ nghĩa. 2 Lê Huy Bắc trong chuyên luận Văn học Mĩ (2002) đã nhận thấy khi viết về môi trường tự nhiên, Jack London có những truyện về Bắc cực giá rét và những truyện về miền Nam ấm áp. Theo tác giả, trong mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người, Jack London tuy rất đề cao con người nhưng ông không xem thường sức mạnh mù quáng, vô biên của tạo hóa. Qua đó, nhà văn muốn khẳng định một triết lí: thiên nhiên càng vô cảm thì con người cần phải hữu cảm nhiều hơn. Công trình Nghệ thuật truyện ngắn Jack London; Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn của Jack London và Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Nhóm lửa của Jack London của Nguyễn Trọng Đức đã tập trung nghiên cứu truyện ngắn Jack London ở phương diện nghệ thuật. Tác giả đã chỉ ra dấu ấn ngụ ngôn trong tác phẩm của Jack London thể hiện qua hình tượng những con sói. Nhà văn đã nhấn mạnh tính chất tự nhiên hoang dã của loài sinh vật này; đồng thời thông qua nó để nói đến cái hung dữ, tàn bạo của một bộ phận người trong xã hội tư bản. Tác giả đi vào khái quát không gian nghệ thuật trong tác phẩm Jack London. Không gian miền Bắc hoang dã chính là hiện thực xã hội ẩn chứa nhiều mối hiểm họa; không gian miền Nam dữ dội đầy mầm mống của sự chết chóc lại biểu trưng choxã hội nước Mĩ đầy chết chóc, khổ đau. Đồng thời, Nguyễn Trọng Đức cũng nêu nên mối xung đột giữa con người và thiên nhiên được thể hiện qua một số truyện ngắn của Jack London như Sự im lặng màu trắng, Nhóm Lửa,… Luận án tiến sĩ của Nguyễn Kim Anh Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London tập trung nghiên cứu hình ảnh những con sói ở hai thái cực đối lập: từ xiềng xích trở về với tự do và từ tự do quy phục con người. Theo tác giả, Jack London qua hình ảnh những con sói đã nói lên một thực tế là nền văn minh đang hủy diệt cuộc sống hoang dã, và chính nền 3 văn minh đã sản sinh ra một sự hoang dã nguy hiểm hơn. Nguyễn Kim Anh còn rất chú ý đến những con người hoang dã và không gian hoang sơ trong tác phẩm của Jack London. Nhà văn như muốn đề cao cuộc sống và những con người hoang sơ, chưa bị vật chất chi phối. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở góc độ thi pháp chung và nghiêng nhiều về mảng tiểu thuyết. Có thể nói, trong số tài liệu chúng tôi bao quát được chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào khảo sát, lí giải vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London. Trong khóa luận của mình, chúng tôi sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu thiên nhiên ở mảng truyện ngắn Jack London một cách thấu đáo, góp phần tiếp cận tác phẩm của ông toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London, chúng tôi hướng tới tìm hiểu một khía cạnh đặc sắc trong hàng loạt truyện ngắn của một nhà văn Mĩ tài hoa. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp lớn lao của Jack London trong nền văn xuôi hiện thực Mĩ; cũng như bổ sung thêm kiến thức cho việc giảng dạy các sáng tác của Jack London trong nhà trường phổ thông sau này. Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi có thể tập dượt nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết và trình độ cho bản thân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đi vào khảo sát, lí giải vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chúng tôi giới hạn nghiên cứu vấn đề thiên nhiên trong hai tập truyện ngắn nổi tiếng của Jack London đã được dịch sang tiếng Việt, đó là Sóng lớn Canaca và Sự im lặng màu trắng. Cũng bởi trong hai tập truyện này, thiên nhiên được nhà văn thể hiện rất hoàn chỉnh với đầy đủ những đặc sắc riêng. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó có các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát thống kê. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, người nghiên cứu sẽ đi khảo sát để chỉ ra các biểu hiện đa dạng của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London; cũng như chỉ ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong truyện ngắn của ông. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm có hai chương: Chương 1: Bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London. Chương 2: Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong truyện ngắnJack London. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON 1.1. Thiên nhiên, thiên nhiên trong văn học 1.1.1. Thiên nhiên Khái niệm thiên nhiên vốn chứa nhiều nội dung phong phú. Theo Từ điển tiếng Việt [10] do Văn Tân chủ biên, “thiên nhiên là toàn bộ những vật tồn tại ở xung quanh con người và không phải do sức người tạo nên”. Ngoài ra, ở những từ điển khác, chúng tôi cũng bắt gặp những cách định nghĩa về thiên nhiên như sau: thiên nhiên là tất cả những gì trên thế giới không do con người tạo ra như đất đai, biển cả, cây cỏ, các loài vật; thiên nhiên là mối quan hệ giữa những vật thể sống và môi trường tự nhiên bao quanh như sinh thái, cuộc sống hoang dã; thiên nhiên là tình trạng nguyên sơ của con người trước khi có nền văn minh; thiên nhiên là cả vũ trụ và những gì không do con người làm ra, là cuộc sống hồn nhiên thiếu vắng văn minh, khai hóa… Xuất phát từ nhiều cách định nghĩa trên, chúng tôi dùng từ thiên nhiên theo nghĩa: thiên nhiên là tất cả những gì không phải do con người tạo ra như các loài vật, thời tiết, cỏ cây… 1.1.2. Thiên nhiên trong văn học Trong văn học, khi bước vào tác phẩm, thiên nhiên trở thành một thành tố đặc biệt hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc thường góp phần tạo hiện tượng đa nghĩa. Nói cách khác, trong tác phẩm văn chương, thiên nhiên một mặt đã được nâng lên thành hình tượng không gian – thứ không gian mang nghĩa không gian tâm trạng… Mặt khác trở thành nhữngbiểu hiện cho bản chất của con người. 6 Trong tác phẩm văn chương, thiên nhiên luôn tồn tại như những không gian thực mà ta có thể bắt gặp ở nơi nào đó trong vũ trụ; đồng thời nhiều lúc nó đạt đến mức biểu tượng, chứa đựng những ý nghĩa sâu xa, khái quát. Trong văn chương thế giới từ cổ đại cho đến đương đại, từ phương Đông sang phương Tây, thiên nhiên luôn tồn tại song hành cùng các nhân vật. Những hình ảnh thiên nhiên cụ thể xuất hiện trong các tác phẩm văn chương có vai trò quan trọng trong việc thể hiện hành động, tư tưởng, tình cảm của nhân vật.Việc miêu tả thiên nhiên trong những trường hợp này chính là tạo ra bối cảnh cho câu chuyện diễn tiến. Có thể nói yếu tố thiên nhiên là “vật liệu” không thể thiếu trong quá trình sáng tác văn chương của các tác giả. Tuy nhiên, có thể biến thiên nhiên thành những hình tượng đa chiều, giàu sức biểu hiện hay không thì còn tùy thuộc vào điểm nhìn, cảm quan, năng lực…của từng tác giả, vào cấu trúc văn bản, vào đặc điểm của từng thể loại văn học… Bên cạnh đó, sự song hành của yếu tố thiên nhiên với các nhân vật trong phẩm văn chương còn chứa đựng một nội hàm nữa. Đó chính là sự thể hiện bản chất tự nhiên của con người. Quan điểm duy lí, những tiến bộ của khoa học, sự văn minh của xã hội ngày càng làm cho con người trở nên khô cứng, xa rời bản chất tự nhiên của mình. Khi để nhân vật gần gũi với nhiên nhiên, suy nghĩ và hành động theo trực giác là các tác giả muốn khắc họa bản chất thuần phác của nhân vật. Vì vậy, để các nhân vật quay về với thiên nhiên cũng là một cách mà các nhà văn bày tỏ sự phản đối xã hội. Có thể thấy ý nghĩa này của thiên nhiên trong các tác phẩm văn chương có nguồn gốc từ những đặc điểm lịch sử - xã hội – văn hóa cụ thể. 7 1.2. Một số biểu hiện của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London 1.2.1. Bảng khảo sát: Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London STT Tên truyện Màu sắc Xôlômông 1 hiểm Không Hình ảnh thiên Không gian nhiên Đảo khí Độc Gió, mặt biển, Những người thích đùa ở chất Nguy quần đảo khủng khiếp 2 Tính Xám Niu - hibbon Hoang dại Đảo con sông, bầu Ẩm trời, đỉnh núi, ướt tia nắng Bầu trời, sóng 3 Ngôi nhà của Mapuhi Trắng, Hung chì, đen dữ Đảo biển, bờ cát, Dính gió, sấm chớp, nháp, mưa, trăng, mặt oi ngột trời, cá mập 4 Alôha Ôe! Rực rỡ Tươi Mặt trời, núi đẹp, lửa, con sóng, yên ả Đảo cây dương xỉ Nóng nực Cây cọ, sóng 5 A! A! A! Yên ả Đảo cồn, đá ngầm, Nóng mặt trời, cành nực san hô, cá thu 6 Đêm trên đảo Đảo Gôbôtô 8 Xanh biếc, xanh lục, xanh 7 Sóng lớn lam, Canaca hồng, kim tuyến, Đẹp đẽ, Sóng, gió, bọt Đảo yên ả biển, bầu trời, sao, Tươi mát trắng đục, vàng 8 Một người Mêhicô Như chàng Agớt của thời 9 10 đại xa xưa Sự im lặng màu trắng vàng vàng Khắc xin xỉn, lờ nghiệt Sông, thác ghềnh, hồ nước, núi đá, mặt trời, nắng, băng Bình tuyết, mưa, gió, nguyên mưa tuyết, vân sam, cây cỏ, rêu, nai sừng tấm… Băng tuyết, bầu Khắc Sa mạc nghiệt tuyết Trắng, nhờ Trắng, chì xám, đỏ nhờ trời, bụi cây, cây thông già, ngọn thông Lạnh lẽo Lạnh lẽo non… 11 12 Một trạm nghỉ Trắng toát Khắc nghiệt Dòng sông băng, ngọn núi phủ tuyết lạnh lẽo Tình yêu Trắng Khắc Dòng suối, mô Lạnh cuộc sống sữa, trắng nghiệt đá, chân trời, lẽo xóa, đen sương mù, 9 băng, vũng xám Bãi nước, gió, đồi, đầm lầy tuyết, mưa, mặt thung trời, rêu, cây, lũng cỏ bấc, gà gô, cáo, cá tuê, tuần lộc caribu, gấu, sói. Dãy núi, dòng 13 Một điều khó Đen tối, u hiểu sông, bầu trời, hòn đảo, vân ám sam, nai 14 15 Con trai của sói Hội những người già Đồi núi, dòng suối, hồ nước, Xanh, da bãi cỏ, vách đá, cam, đỏ ánh nắng, bầu tía, vàng, 16 Khe núi toàn màu kem, vàng màu đỏ thiên Yên ả, thanh bình Đồi núi trời, hươu, Tươi những chú mát, bướm, dây leo, trong nho dại, bụi rậm, lành thảo, màu hồ công anh, ngọc bích. thục quỳ, thông, cây dương, rêu… 10 Rừng thông, 17 Nhóm lửa Trắng Khắc Khu nghiệt rừng băng tuyết, bụi Âm u, cây, dòng sông, giá suối, bầu trời, buốt sườn đồi… Hướng theo 18 những mặt Trắng Dữ dội trời giả tạo Sự khôn 19 ngoan của con đường 20 Tuyết trắng Nước sông, băng tuyết, hồ, gió, bão tuyết, gà gô Lạnh lẽo Khắc Gió, tuyết, băng, Lạnh nghiệt vân sam lẽo Sự ranh ma của lão Pơpotắc Núi, váchđá, 21 Kulau hủi biển, thác, sông, Xanh, ánh trăng, mặt vàng trời, thảm cỏ, hoa rừng, dương xỉ Đẹp 22 Người đàn bà đẽ, sinh ban đêm hoang sơ 11 Bãi cỏ, cánh đồng Thung hoa, những lũng câythông Trong lành Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số điểm đáng lưu ý sau: Ở mảng truyện ngắn, Jack London viết khá nhiều về thiên nhiên. Theo khảo sát của chúng tôi trên 22 truyện ngắn, nhà văn có miêu tả thiên nhiên ở18 truyện chiếm tỉ lệ 81,8%; số truyện không miêu tả thiên nhiên chiếm tỉ lệ rất ít chỉ 18,2%. Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London được chia thành 2 loại tính chất đối lập: tươi đẹp, yên ả và khắc nghiệt, dữ dội. Ở mỗi loại tính chất, nhà văn lại có cách lựa chọn và thể hiện thông qua những gam màu, không khí khác nhau làm nổi bật nên những bức tranh phong cảnh đặc trưng. Không gian nhà văn hướng đến chủ yếu thuộc 2 vùng miền: vùng biển đảo phương Nam và vùng đất hoang sơ, lạnh lẽo phương Bắc với những bình nguyên, sa mạc, đầm lầy, thung lũng, khu rừng… Jack London khi khắc họa bức tranh thiên nhiên thường đi vào miêu tả những hình ảnh như: dòng suối, núi rừng, cỏ cây, ánh nắng, bầu trời, ngọn gió…Ngoài ra, gắn với mỗi vùng miền khác nhau, ông lại có cách lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng riêng một cách độc đáo. 1.2.2. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên ả Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy Jack London có những trang viết đẹp lung linh về thiên nhiên thơ mộng của vùng đất phương Bắc như: Khe núi toàn vàng; Người đàn bà sinh ban đêm…, cũng có những trang viết về thiên nhiên đẹp đẽ, thanh bình của vùng đất phương Nam như: Alôha Ôe!, A! A! A!, Sóng lớn Canaca…Tuy viết về hai vùng đất khác nhau nhưng khi đi miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, Jack London chủ yếu khai thác tính chất yên bình, tươi đẹp của nó với những phương thức miêu tả không có sự khác biệt. Chính vì thế ở khóa luận này, chúng tôi xin trình bày tổng thể về bức tranh đẹp đẽ, yên bình trong truyện ngắn Jack London chứ không tách biệt hai vùng đất miền Bắc và miền Nam. 12 Đọc truyện ngắn Jack London, độc giả đặc biệt thích thú khi khám phá những không gian vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của một nước Mĩ huyền thoại. Trong sáng tác của ông, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp chủ yếu hiện lên chỉ bằng vài nét chấm phá: “Hai bên bờ là những thung lũng tuyệt đẹp, lúc thì mở ra bát ngát, lúc thì bị khép lại bởi các vách đá rất cao - Có những bãi cỏ mọc cao ngút đầu người, với những cánh đồng hoa dại sặc sỡ đủ màu. Đây đó sừng sững những cây thông già cao vút, tán lá xum xuê rất đẹp” [7, tr.133]; “Nhưng ở phía cuối sống núi đó là một thiên đàng nơi hạ giới. Một biển màu xanh tràn ngập thung lũng, những con sóng xanh dập dờn từ bên này đến bên kia vách đá, những thác miên liễu mềm mại chảy dọc từ các chỗ nhô ra trên hai bức tường đá xuống và bắn tung ra trong các khe, vũng vô số bọt sóng xanh dương xỉ và những loài rễ trên không”[8, tr.101]; “Ngọn sóng đã nâng họ lên trên cao, và phía trên nữa, đỉnh sóng mầu trắng đục như sữa bật lên những đám bọt lấp lánh như vàng ngọc. Ngọn gió mát mẻ trong bờ thổi ra, hứng lấy những đám bọt trắng ấy, đưa chúng lên cao rồi tạt chúng về phía sau”[8, tr.172]; “Bốn xung quanh, nơi tầm nhìn của anh với tới, dãy núi này tiếp dãy núi kia vươn cao lên mãi. Về phía đông, cái nhìn của anh chuyển từ dãy núi này qua dãy núi nọ, qua nhiều dãy núi để rồi bắt gặp đỉnh Siêra trắng như tuyết – dãy núi chính tựa lưng vào bầu trời.Ở phía bắc và phía nam, anh còn nhìn rõ hơn một hệ thống núi non đan chéo vào nhau và cùng đổ vào cái đại dương núi bao la này. Về phía tây, những làn sóng núi rơi thấp xuống, làn này tiếp làn kia nhập vào với những dãy đồi tròn trịa. Những dãy đồi đó tựa hồ tan ra, tạo thành một thung lũng lớn bằng phẳng khuất sau tầm mắt”[7, tr.172] …Nhưng cũng có khi tác giả thật đầu tư thời gian và tâm huyết để khắc họa nên bức tranh thiên nhiên làm mê mẩn lòng người. Trong Khe núi toàn vàng, ngay từ đầu tác phẩm nhà văn đã đi vào miêu tả thiên nhiên và ông dường như càng làm cho người đọc mơ màng hơn khi dành đến vài trang viết 13 chỉ đi khắc họa vẻ đẹp của nó: “Đó là đáy xanh của khe núi, nơi những vách đá đẩy lùi cái nền cứng và làm giảm sự khắc nghiệt của các đường nét của mình bằng cách tạo nên một góc kín đáo tròn trịa và mềm mại, đầy ắp hương vị ngọt ngào. Ở đây mọi vật đều yên tĩnh. Ngay cả dòng suối hẹp cũng chảy chậm lại, và tràn ra thành một hồ nước yên lặng. Chú hươu đỏ đứng dưới suối, nước ngập đến đầu gối, cúi cái đầu nhiều nhánh gạc xuống, mắt nửa nhắm nửa mở, như đang ngủ gật[…]Nhưng kìa, đôi tai chú hươu đã dựng đứng lên, căng ra, chăm chú lắng nghe tiếng động. Chú quay đầu nhìn vào chiều sâu khe núi. Hai lỗ mũi nhạy cảm của chú rung rung và khịt khịt hít không khí. Chú không nhìn xuyên qua được bức màn xanh um tùm mà dòng suối chảy khuất phía sau đó, nhưng đôi tai chúđã nghe thấy giọng nói của một người đàn ông - một giọng nói như hát, đều đều, đơn điệu. Sau đó, chú nghe tiếng va chạm rất mạnh của kim loại đập vào đá. Chú khịt khịt mũi và lao vút về phía trước, thoắt một cái đã nhảy ra khỏi suối và đứng ở bãi cỏ bốn chân ngập trong lớp nhung mềm mại của cỏ non. Chú lại căng tai ra lắng nghe và khịt mũi hít không khí. Rồi chú rón rén cất bướcđi qua bãi cỏ, thỉnh thoảng dừng lại, chúý lắng nghe; sau đó chú biến mất vào chiều sâu khe núi như một bóng ma, nhẹ nhàng, không tiếng động”[7, tr.154-tr.157]. Jack London đã dùng ngòi bút của mình khắc họa nên những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Những bức tranh tươi đẹp ấy hiện hữu nhiều nơi trên đất nước Mĩ, ở những không gian khác nhau. Đó có thể là không gian đảo: đảo Haoai gắn với bầu mặt trời nhiệt đới, những cây dương xỉ cao tốt, những con sóng và đỉnh núi lửa cao ngất; đảo San Hô Ulong với mặt nước lấp lánh như châu ngọc, những cành san hô, “có lưa thưa mấy cây cọ, sóng cồn vỗ ầm ầm vào đá ngầm”… Đó có thể là không gian của rừng núi rậm rạp, bao lavới hương vị ngọt ngào, dòng suối trông như một hồ nước yên lặng, những bãi cỏ xanh tươi êm mịn như nhung đầy những hươu, những bướm… Đó có thể là 14 không gian thung lũng với nào là cây thông, những cánh đồng hoa dại…Như vậy một khu rừng, một dòng sông, một thung lũng…đều là những không gian làm cơ sở để tác giả nảy sinh nhận thức. Những trải nghiệm phong phú của cuộc đời đã giúp ích Jack London khi ông viết về nhiều khoảng không gian đẹp đẽ khác nhau trên đất nước Mĩ. Nhà văn đã đưa bước chân người đọc đi thăm thú nhiều vùng đất thơ mộng mà mỗi vùng lại đặc trưng bởi những hình ảnh thiên nhiên khác nhau khiến họ cảm tưởng mình đang được khám phá những không gian đẹp không hề lặp lại. Bức tranh thiên nhiên thanh bình, yên ả trong truyện ngắn Jack London hiện lên đầy hương sắc. Màu sắc nhà văn lựa chọn để tô điểm nên những bức tranh tươi đẹp này thật riêng. Toàn là màu sắc tươi sáng, rực rỡ: màu xanh biếc, xanh lam, màu kem, da cam, đỏ tía, màu vàng, màu đỏ thiên thảo, màu ngọc bích,…Tác giả miêu tả màu sắc thiên nhiên đặc biệt, đầy ấn tượng: “Bức tường bằng nước dâng cao dần, và ở tít phía trên đỉnh, chỗ nước mỏng hơn, ánh hoàng hôn xuyên qua lớp nước xanh biếc. Mầu xanh lục sáng dần rồi trở thành màu xanh lam. Và màu xanh lam này lóe lên dưới ánh mặt trời, thành muôn vàn tia lấp lánh mầu hồng và mầu kim tuyến. Cả một đám mầu sắc dâng lên cao, cao nữa, đến tận đỉnh bạc đầu, lan tỏa ra mãi cho đến khi toàn thể ngọn sóng biến thành một khối loang loáng những ánh cầu vồng đủ mọi mầu sắc”[8, tr.171]; “Ở một phía hồ, bãi cỏ nhỏ chạy đến tận mép nước, một màu xanh tươi mát kéo dài đến tận chân những ngọn núi cau có. Bờ bên kia là sườn dốc thoai thoải chạy ngược lên, dựa vào bức tường đá. Cỏ tươi mịn phủ kín sườn dốc và trang điểm cho nó những dải hoa sặc sỡ màu da cam, đỏ tía và màu vàng…”[7, tr.154]; “Đây đó những cây aclơkin vẫn chưa kịp chuyển màu xanh mờ nhạt của mình sang màu đỏ thiên thảo, đang nhả hương thơm từ các cụm hoa chuông như sáp của mình vào không khí - những cụm hoa chuông màu kem giống như hoa huệ ở thung lũng này”[7, tr.155].... Màu 15 sắc rất phong phú, đa dạng. Màu sắc đẹp và không hề đơn điệu vì có sự pha trộn, phối hợp của nhiều gam màu, hoặc biến hóa từ gam màu này sang gam màu khác làm bừng sáng cả bức tranh thiên nhiên. Màu sắc đã cho thấy con mắt tinh tế, khả năng tưởng tượng của một ngòi bút xuất sắc. Màu sắc đẹp, hương thơm cũng thật quyến rũ. Thiên nhiên nên thơ, đẹpđẽ, tràn đầy hương hoa làm dịu lòng người. Nhà văn khiến người đọc cảm tưởng mình đang chìm đắm trong thế giới thần tiên tràn đầy hương thơm và vị ngọt: những bụi cây mancanita tỏa ra hương vị mùa xuân, những cây aclơkin nhả ra mùi vị ngọt ngào như chính bản thân mùa xuân, sườn đồi mịn như nhung “được trang điểm bằng muôn ngàn bông hoa tỏa hương thơm ngát”, không khí thì“thấm đượm hơi thở ngọt ngào của ngàn hoa”… Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn, thiên nhiên hiện ra cụ thể, chân thực nhưng cũng rất lung linh, huyền ảo và sâu lắng. Hương đã kết hợp với sắc góp phần tạo nên một nét đẹp rất riêng trong bức tranh thiên nhiên thanh bình, yên ả mà Jack London khắc họa. Âm thanh những nơi này không hề ồn ào, xô bồ, hỗn tạp mà nó vô cùng yên tĩnh. Có chăng đó chỉ là tiếng sóng nhẹ nhàng vỗ bờ, tiếng róc rách của dòng suối“giống như tiếng thì thầm mơ màng”, “tiếng vo ve trầm và ngái ngủ” của những chú ong rừng hay tiếng khẽ động của chú hươu đỏ để nước ngập đến đầu gối và đứng ngủ gật dưới suối… Yên tĩnh nhưng không phải câm lặng và chết chóc mà trong sự yên tĩnh kia, ngày ngày sự sống vẫn đều đều vận động “sự sống mơ màng trong cái dịu dàng và bằng lòng với sự thịnh vượng” [7, tr.156]. Từ không gian rộng mở, hình ảnh tươi đẹp, âm thanh nhẹ nhàng, màu sắc tươi sáng… người đọc cảm nhận được một không khí trong lành, tươi mát. Nó gợi cho ta thấy sự thoáng đãng, hiền hòa của tự nhiên mà ở đó sự sống ngày ngày sinh sôi nảy nở, ở đó không hề có người chinh phục và kẻ bị chinh phục mà chỉ có con người và thiên nhiên gắn bó, hài hòa. Đọc những 16 trang viết của Jack London về thiên nhiên thơ mộng nước Mĩ mà ta cứ ngỡ mình đang lạc bước trong khu vườn cổ tích. Để khắc họa nên những bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng này, nhà văn đã huy động sự cảm nhận từ nhiều giác quan khác nhau. Tác giả như hòa vào với thiên nhiên, quan sát cảnh vật và miêu tả bằng chính sự cảm nhận của bản thân. Qua đó cũng chứng tỏ một tình yêu quê hương say đắm và khả năng quan sát tuyệt vời của tác giả. 1.2.3. Bức tranh thiên nhiên nghiệt ngã 1.2.3.1. Thiên nhiên hoang sơ, lạnh lẽo phương Bắc Không gian Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác Jack London. Khi viết về hoang mạc Bắc Mĩ là nhà văn viết về một vùng đất ông tận mắt chứng kiến. Đọc truyện ngắn Jack London, có khi chúng ta bắt gặp cả đoạn văn tả cảnh dài đến vài trang, có khi chỉ là điểm xuyết nhưng đã làm nổi bật lên tất cả mọi khía cạnh của thiên nhiên. Những truyện ngắn thành công viết về vùng đất phương Bắc hoang sơ, giá lạnh phải kể đến như: Sự im lặng màu trắng, Tình yêu cuộc sống, Hướng theo những mặt trời giả tạo, Nhóm lửa, Như chàng A gớt của thời đại xa xưa… Như khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng Jack London khi viết về thiên nhiên phương Bắc chủ yếu lựa chọn mùa đông để đặc tả cái lạnh lẽo, hoang vắng đến rùng rợn của nó. Sự hoang sơ, giá buốt phương Bắc được nhà văn khắc họa trên nhiều khoảng không gian khác nhau: có khi trên những bình nguyên rải cuội, hay sa mạc tuyết trắng buốt, hoặc một bãi đầm lầy thung lũng, đồi núi… Những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng của vùng xuất hiện rất phong phú, đó có thể là dòng suối, mô đá, sương mù, gió, mưa, những chú nai sừng tấm, sói, gà gô, tuần lộc…Màu sắc nhà văn miêu tả thường thiên về những gam màu thể hiện sự u ám như màu vàng vàng xin xỉn, màu đỏ nhờ, màu chì xám, màu đen xám…: “Không có cây to, cũng chẳng có cây bụi, 17 chẳng có gì ngoài một biển rêu xám, lác đác điểm xuyết bằng những tảng đá xám, những hồ nhỏ màu xám, những suối nhỏ màu xám. Bầu trời cũng xám.”[7, tr.82]; “Ngày đến - một ngày đen xám và không có mặt trời”[7, tr.87]; “Màu xám của đất và trời đã trở nên đậm hơn, sâu hơn”[7, tr.86]; “Đến giữa trưa, không xuất hiện trên bầu trời, mặt trời bắt đầu chiếu sáng bằng một thứ ánh sáng màu đỏ nhờ, nhưng rồi chẳng bao lâu, cũng tắt”[7, tr.22] . Những gam màu u ám này được lựa chọn để khắc họa khiến cho bức tranh thiên nhiên hiện lên càng rùng rợn. Nó còn đóng vai trò làm phông nền để từ đó nổi bật lên màu tuyết trắng với tất cả sự khắc nghiệt của nó. Qua việc khái quát, chúng tôi nhận thấy thiên nhiên phương Bắc đặc trưng nhất là băng tuyết và thú dữ. Nhà văn đã khái quát lên đặc điểm của vùng đất hoang sơ này: “Một quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi… Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ, chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm”[7, tr.77]; “Một cảnh tượng cô liêu hoang vắng trải dài tận bốn phương trời, trên những hòn đảo phủ đầy cây vân sam, bao trùm lên mặt nước đen tối và những mỏm đá lốm đốm đầy băng giá. Không một bóng người phá tan không khí hiu quạnh, không một âm thanh phá tan sự tĩnh mịch. Trái đất dường như chìm đắm trong cái hư ảo của một thế giới xa lạ, bọc kín trong màn bí ẩn đang bao trùm lên cả vũ trụ bao la”[7, tr.110]. Không còn có không gian nào dữ dội và hoang sơ hơn cảnh băng tuyết ở vùng phương Bắc này. Băng tuyết trải rộng đến rợn người, bao trùm lên tất cả không gian: “Trước mặt là hai trăm dặm đường dài mò mẫm giữa tuyết trắng”[7, tr.8]; “Mặt đường tuyết phủ kín và chúng tôi không thấy một dấu vết nào chứng tỏ đã có ai đi trên con đường này, về hướng này hay hướng kia. Gió thổi, tuyết rơi suốt ngày suốt đêm”[7, tr.208]; “Tuyết trắng một màu, chỗ nào băng ùn lại nhiều, mắt tuyết cuộn lại thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ bắc xuống nam, xa hút tầm 18 mắt, tuyết trắng trải một màu mênh mang”, có khi “tuyết đã rơi ngập đến ba mươi phân”. Thiên nhiên mênh mang, kì vĩ được mô tả đậm nét với một màu của tuyết: khi chỉ là tuyết trắng, khi là trắng xóa, lúc đã thành trắng toát. Cuộc sống như bị vùi lấp, không có phân định của giới hạn, không có phân định của màu sắc, không gian và thời gian như ngưng đọng trên một mảng nền trắng toát. Tuyết làm cho tất cả vạn vật không còn giữ được những đặc tính, đường nét vốn có của nó nữa mà đã trở thành “mưa tuyết”, “dòng sông băng”, “ngọn núi phủ tuyết”, “con đường tuyết”... Sự khắc nghiệt đã trở thành tính chất chủ đạo của bức tranh mùa đông phương Bắc: “mùa đông vẫn không hề chùn bước. Những đợt gió cuối thu thổi về giật từng hồi, mưa xối xả sũng nước và những trận mưa tuyết bất chợt đổ đến ngày một nhiều”, “Mỗi ngày, trời chỉ sáng được có vài ba giờ xen giữa những khoảng thời gian tối mù dài tới hai mươi giờ”[8, tr.255,tr.266]. Băng tuyết tĩnh lặng và không có dấu hiệu của sự sống đã trở thành một nỗi ám ảnh mang tên “sự im lặng màu trắng”: “Thiên nhiên có nhiều cái để nhắc nhở con người về cái chết […]nhưng mạnh mẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả là sự im lặng màu trắng trong cái thờ ơ, hiu quạnh của nó”[7, tr.12]; “Xung quanh là một sự im lặng đến rùng rợn – Không một tiếng động nhỏ nào trong khu rừng bị tuyết ngập trắng. Cái lạnh và sự im lặng làm đông giá trái tim và cặp môi run run của thiên nhiên”[7, tr.14]; “Không một tiếng động nào[…]. Bất kì một tiếng thì thầm nào cũng trở thành thiêng liêng và con người trở nên hoảng sợ với chính cả tiếng nói của mình” [7, tr.12]... Thiên nhiên hoang vu mịt mù tuyết rơi được mô tả như những cái bẫy chết người giăng mắc nơi bước chân con người đặt đến. Có thể, đó là những cạm bẫy nhìn thấy như: dòng nước suối lạnh giá sủi bọt trên những mô đá nhẵn lì, con đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc được bao bọc bởi tuyết trắng và cái lạnh đến rợn người, lớp tuyết dày đến gang tay… Nhưng đáng sợ và nguy hiểm hơn, trên nhiều 19 đoạn đường ngỡ như an toàn lại là những cạm bẫy tự nhiên. Đó là những vũng nước ngầm dưới tuyết dày từ bảy phân đến hàng thước. Đôi khi có một lớp băng mỏng chừng một phân phủ lên mặt nước rồi trên là một lớp tuyết hay có khi nước và băng lại chồng lên nhau lẫn lộn, khiến cho ai sẩy chân thụt xuống thì phải ngập đến lưng. Màu trắng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm tạo nên một sự bủa vây đơn điệu về màu sắc nhưng cũng đầy bất ngờ bởi không thể lường trước những gì sẽ xảy ra. Trước thiên nhiên ấy, “con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt”, “cuộc chạy đua với mùa đông, một cuộc chạy đua cướp đi biết bao sinh mạng con người vẫn đang tiến diễn. Biết bao người nản lòng thất vọng, sụn lưng quỵ gối, gục khóc bên lề đường vì lực tàn sức kiệt”[8, tr.255]. Con người dù đã chủ động tránh sự thách thức này nhưng vẫn bị băng tuyết chơi khăm. Sự khuấy động và gia tăng của băng tuyết khiến cho con người dù dũng cảm nhất cũng phải chấp nhận cái lạnh màu trắng đáng sợ ấy. Không chỉ có băng tuyết mà không gian vùng Bắc cực còn chất chứa sự rình rập, đe dọa từ một thế lực khác không kém phần nguy hiểm: “Vùng này có chó sói. Suốt cảnh tiêu điều này, vẳng tới vẳng lui tiếng sói hú, dệt cả bầu không khí thành một tấm màn đe dọa có thể sờ mó thấy”, “thỉnh thoảng, sói đi từng tốp hai hoặc ba con”, “một con gấu lớn màu nâu” đang ngắm nghía “với một vẻ tò mò hung hãn”[7, tr.92]. Hàng ngày, nơi đây vẫn thường diễn ra quy luật của cuộc sống hoang dã: “những ống xương rải rác ở chỗ lũ sói đã giết một con thú. Đám xương tàn trước đó một giờ, còn là một chú tuần lộc caribu non kêu quang quác, chạy nhảy và đầy sức sống”.Những con thú hoang khát thức ăn luôn rình cơ hội để cắm ngập răng vào cổ con người.Con người phải chiến đấu để giữ gìn sinh mạng, phải đấu tranh với đàn thú hoang để duy trì sự sống. 20 1.2.3.2. Thiên nhiên dữ dội của miền biển phương Nam Thiên nhiên vùng biển phương Nam hiện lên với đầy đủ tính chất hoang sơ, dữ dội và sức mạnh tàn hại khủng khiếp của nó.Nhà văn đi sâu vào không gian đảo. Những đảo, quần đảo nhà văn lựa chọn miêu tả rất phong phú, không hề lặp lại: quần đảo Xôlômông, đảo Niu-hibbôn, đảo Gôbôtô, đảo Hikuêru… Cái dữ dội của thiên nhiên trước hết được thể hiện ở không khí. Không khí trên đảo độc hại, ẩm ướt, dính nháp, oi ngột. Không khí ấy đã khái quát lên tất cả cái dữ dội, nguy hiểm: “Đã sắp qua mùa mưa, không khí nặng và ẩm; trên bầu trời, những khối mây đủ hình trôi chậm. Chúng tạo nên trên đảo một màu xám, đây đó ảm đạm hiện ra những đường vòng của bờ biển và nhữngđỉnh núi thấp”[8, tr.31];“Trên hòn đảo này các bệnh sốt nhiệt đới, bệnh lị và đủ các thứ bệnh ngoài da vẫn ngang nhiên hoành hành; không khí trên đảo độc đến nỗi nó có thể thấm vào bất cứ xước hay vết xây xát nào và biến chúng thành những vết lở loét hôi thối, nên hiếm có người nào sống sót khi rời đảo, thậm chí cả những người khỏe mạnh, cường tráng nhất khi rời đảo trở về cũng chỉ còn những cái thân tàn ma dại”[8, tr.7]. Viết về cái hung dữ của miền biển phương Nam, Jack London đặc biệt đi sâu vào miêu tả sóng biển và bão tố. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự hung bạo của sóng biển và bão tố được nhà văn thể hiện đậm nét nhất, sâu sắc nhất trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi [8, tr.51-tr.81]. Đang trời yên bể lặng, cơn giông tố bất chợt ập đến đảo Hikuêru: “Trời bỗng tối sầm lại khi cơn cuồng phong che lấp mặt trời”, “luồng gió hung dữ đang lại gần”. Sóng và gió như những kẻ thù đang cùng nhau gia tăng sức mạnh tàn phá môi trường bình yên của con người: “Gió ào tới đập cây panđan trên đầu và vèo qua những cây dừa mé bên kia, quẳng nửa tá trái dừa chín rơi bồm bộp xuống đất. Rồi đến cơn mưa từ xa tiến tới với tiếng gió gầm gào, làm cho 21 nước hồ bốc lên cuồn cuộn”[8, tr.55]. Trận mưa nhiệt đới xối xả làm những con sóng trở nên giận dữ như đang đớp ngoạm vào bờ cát.Rồi, cơn cuồng phong nhanh chóng qua đi, “mặt trời ấm nóng đang rọi lửa xuống và con hồ một lần nữa lại là một mặt gương”[8, tr.56]. Những tưởng giông bão như thế là đã hết nhưng phong vũ biển lại càng ngày càng xuống, đã chỉ hai mươi chín độ hai mươi. Gió xoay chiều một cách đột ngột, những đợt sóng cồn khổng lồ cũng bắt đầu nổi lên cuồng loạn đầy đe dọa. Nó “dài hàng vạn dặm, nặng tới hàng vạn tấn nước, chấn động của khối sóng rung chuyển hòn đảo san hô mỏng manh như một cơn động đất”. Những con sóng khổng lồ cuồn cuộn nối nhau xô vào bờ đảo san hô khiến con tàu Aorai “lúc nằm yên, lúc lại chồm lên chồm xuống và tròng trành cuồng loạn”. Sấm rền hung dữ và một làn chớp kinh khủng bùng lên làm sáng lòa cả ngày âm u. Không khí trên đảo liên tục biến đổi, có lúc nó “dính nháp như chất nhầy” đè nặng lên phổi, có lúc lại “oi ngột” trong cái tĩnh lặng chết chóc. Lúc này, mặt trời vẫn lấp lánh rực rỡ và phong vũ biểu chỉ hai mươi tám độ sáu mươi. Cơn cuồng phong ngày càng hung bạo hơn với mức phong vũ hai mươi tám độ hai mươi. Nước biển sôi ùng ục, sóng tràn lên bãi biển như cái lưỡi khổng lồ liếm sạch băng tất cả xuống hồ mặn. Mọi việc xảy ra rất nhanh chóng. Đợt sóng thứ nhất ào qua dải cát. Sau đó, chỉ thấy những cái đầu người in trên nền sóng sủi ùng ục trắng toát, những cây thì đổ bắt chéo nhau như những que diêm và ngôi nhà thờ thì lảo đảo như người say rượu. Thêm vào đó, một bức tường nước khủng khiếp đẩy những người đang cố bám trên ngọn dừa xuống mặt đất, để đợt sóng tiếp theo“quét sạch mớ rác người khỏi bãi cát”. Đợt sóng thứ ba đồ sộ nhất đã ném ngôi nhà thờ xuống mặt hồ mặn. Gió lúc này dường như tiếp sức cho sóng. Nó túm lấy mọi vật và xô đi như một cuộn rơm. Khi đó, mặt trời đã biến mất và “một ánh hoàng hôn màu chì lắng 22 xuống”, còn bầu trời đã sáp lại gần hơn, tựa hồ như ngay trên đầu người và đang “chuyển từ sắc chì sang màu đen”. Gió vẫn tiếp tục thổi, sóng vẫn tiếp tục ào ào qua những dải cát đến khi“những khúc gỗ, những xác thuyền và những mảnh nhà tan trôi giạt”, “trong số một nghìn hai trăm người sống đêm hôm trước, nay chỉ còn lại ba trăm”. Trong hồ ngổn ngang xác chết.Không một túp lều, không một ngôi nhà nào đứng vững. Một phần nhỏ những cây dừa còn đứng vững thì đã tả tơi, không cây nào còn lấy một quả trên cành. Có thể thấy, thiên nhiên miền biển phương Nam khốc liệt, đầy bất trắc được nhà văn khắc họa không thua kém gì thiên nhiên hoang vắng, lạnh lẽo phương Bắc. Thiên nhiên liên tục gia tăng sự nguy hiểm. Nó hung dữ đến tàn khốc chính là mối đe dọa khủng khiếp đến tính mạng con người. Tiểu kết: Có thể khẳng định London có biệt tài miêu tả thiên nhiên. Trong tác phẩm của mình, Jack London đã miêu tả hết sức sống động những nét đặc trưng của thiên nhiên từng vùng miền. Nhà văn đã vận dụng khả năng quan sát, nguyên tắc hiện thực để tái hiện nên nhiều khung cảnh thiên nhiên khác nhau trên đất nước Mĩ. Dù viết về thiên nhiên yên ả, thanh bình hay thiên nhiên dữ dội, nghiệt ngã thì những bức tranh thiên nhiên được ông lựa chọn đưa vào tác phẩm cũng hết sức gần gũi, gắn bó. Phần lớn thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London đặc trưng bởi sự hoang sơ. Nó được tạo nên vừa bằng bút pháp hiện thực, vừa bằng sự tưởng tượng diệu kì. Thiên nhiên ấy thực mà ảo, đã góp phần rất lớn vào việc thể hiện những dụng ý nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm. 23 Chƣơng 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON 2.1. Thiên nhiên là môi trƣờng thử thách con ngƣời 2.1.1. Thiên nhiên thử thách bản lĩnh con người Jack London từng viết: “Chung quanh tôi diễn ra sức mạnh to lớn, những mối uy hiếp tày trời, những tên khổng lồ phá hoại, những quái vật không mảy may tình cảm, chúng coi tôi như cách tôi coi hạt cát mà tôi dày xéo dưới chân. Những quái vật đó tên gọi là gió lốc và cuồng phong, là chớp giật và sấm động, là động đất và núi nước, là những làn nước bạc vang dội bên bờ đá lởm chởm đá ngầm và những con sóng chồm lên trên tất cả những chiếc tàu lớn nhất, biến những con người thành nhão hoặc quăng họ xuống bể”. Trước thiên nhiên biến hóa khôn lường mà bản thân con người không thể nắm bắt hết được, ông đặc biệt quan tâm đến bản lĩnh con người. Trong tác phẩm của mình, Jack London đã đặt con người vào một môi trường hoàn toàn hoang sơ, khắc nghiệt. Đó là khung cảnh miền Bắc hoang vu mù mịt tuyết rơi và gió hú, là miền biển phương Nam với sóng lớn dữ dội và bão tố hoành hành… Trước khung cảnh thiên nhiên như thế, con người trong truyện của Jack London bao giờ cũng là con người hành động, vượt lên tất cả sự đe dọa của thiên nhiên để bảo toàn sự sống cho mình. Jack London ca ngợi sức sống bất diệt của con người, khả năng chịu đựng và sức sống tiềm tàng của bà lão Nauri trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi [8, tr.51-tr.81]. Bà lão Nauri là một thổ dân vùng biển. Gia đình bà sống trên đảo san hô Hikuêru, nơi bão tố hoành hành dữ dội. Họ mơ ước có một ngôi nhà vững chắc để tránh sự đe dọa của phong ba bão táp. Ước mơ ấy sắp thành hiện thực khi Mapuhi - con trai bà Nauri mò được viên ngọc trai 24 quý đáng giá hàng trăm nghìn phơrăng Pháp. Cả gia đình muốn đổi nó lấy ngôi nhà mơ ước cho bất cứ lái buôn nào. Nhưng cuối cùng gã lái buôn Toriki đã cướp trắng viên ngọc để trừ nợ sau đó bán lại cho Lêvi với giá hai mươi lăm nghìn phơ răng. Thật bất ngờ ngay sau đó bão tố nổi lên, biển dậy sóng cuốn hàng ngàn người xuống biển. Bà lão Nauri cũng nằm trong số đó. Mặc dù đã ngót sáu mươi song Nauri vẫn bền bỉ chống chọi với bão biển và nhất là khi một mình đơn độc dạt vào đảo Takôkôta, cách Hikuêru mười lăm dặm. Giữa sóng biển cuồng nộ, Nauri vẫn cố gắng vùng vẫy, bơi trong đêm tối. Với kinh nghiệm của một người chưa bao giờ xa cách biển, bà lấy những quả dừa đang trôi lênh đênh, buộc chúng thành một cái phao bảo toàn sự sống. Sau mấy giờ lịm đi, Nauri tỉnh lại khi bị sóng biển ném lên bãi cát. Lúc này, bà không chỉ đối mặt với bão biển, sóng gió mà còn phải đối mặt với cái đói, sự cô độc, đau đớn và không khí của bãi biển đầy xác người chết dạt vào. Bất kì ai bị đặt vào hoàn cảnh đó cũng khó lòng tồn tại. Thế nhưng, bà lão Nauri với sức sống mạnh mẽ đến kì diệu lại có thể vượt qua. Bà cầm cự sống qua ngày bằng cùi dừa và những hộp cá hồi nhặt được. Vận may đến một cách ngẫu nhiên khi bà phát hiện ra xác chết của Lêvi và lấy lại được viên ngọc. Tin chắc sẽ không có chiếc thuyền nào đến hòn đảo xa xôi này cứu mình, Nauri chật vật sửa lại một chiếc thuyền độc mộc tạm bợ. Bà lao thuyền xuống biển và bắt đầu cuộc hành trình trở về quê hương. Một mình bà điều khiển con thuyền đáng ra phải mấy người đàn ông cơ bắp chèo lái. Bà lão đói, khát, nơm nớp lo sợ bởi sự đe dọa từ những đàn cá mập đang kiếm ăn. Nauri ngày càng yếu. Bà không thể cầm chèo được nữa. Bà quyết định bỏ lại chiếc thuyền và dùng sức để bơi vào bờ. Bà vừa thều thào cầu khẩn vị thần cá mập, vừa dồn hết tâm trí sức lực mình vào việc bơi. Bà cố gắng khắc phục những gian truân trên đường về và cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình. Nauri là hiện thân của ý chí vô biên, của sức sống bền bỉ. Chỉ có một người luôn mang trong 25 mình tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một bản lĩnh quật cường thì mới chiến thắng sau ngần ấy thử thách. Cụ già Giôn Tơoatơ trong truyện Như chàng Agớt thời đại xa xưa [8, tr.236-tr.277] với ý chí nghị lực phi thường đã chống lại những thử thách của thiên nhiên để bảo toàn sự sống trong chuyến đi tìm kiếm vàng cuối đời. Tơoatơ ra đi thực hiện giấc mộng tìm vàng khi mà “mùa đông cận Bắc cực đã nhấp nhổm tới gần”. Người ta biết rằng trong số hai mươi nghìn người tìm đường đến Clônđaik sẽ có rất ít người vượt qua được các đèo. Tơoatơ là một cụ già, hơn nữa các khớp xương của cụ không còn mềm mại, mỗi khi đi lại tưởng chừng như xương cụ kêu răng rắc. Thế nhưng không có gì ngăn được chân Tơoatơ. Cụ vẫn tìm cách chở đồ trên lưng, nhóm lửa nấu ăn cho các bạn đồng hành và cứ cất cao giọng hát bài hát quen thuộc Như chàng Agớt thời đại xa xưa. Cuộc chạy đua với mùa đông đã cướp đi sinh mạng bao con người. Do gian nan vất vả và những căng thẳng thần kinh, nó đã đánh quỵ bao chàng trai trẻ hơn và cụ Tơoatơ cũng bắt đầu yếu dần. Giữa lúc những cơn bão tuyết dầy đặc, nước đóng băng trên khắp các hồ, gió giật mạnh hết hồi nọ đến hồi kia, những người bạn đồng hành của cụ già Tơoatơ bắt đầu cuộc hành trình gian truân năm trăm dặm đường. Tơoatơ tuy sức đã bắt đầu suy yếu nhưng không gì có thể ngăn cản được cụ thực hiện ước mơ đến thẳng Clônđaik và rũ từ đống rễ rêu ở đấy ra ba trăm nghìn đô la vàng. Đã có những kẻ thất bại trở về vì bị mắc kẹt khi nước đóng băng ở các hồ nhưng Tơoatơ và các người bạn vẫn nhất định đi tiếp. Đến hồ Lơ Bácgiơ, ven hồ đã hình thành một dải băng đá, gió tuyết thổi mạnh liên hồi, “những con sóng đỉnh nhọn hoắt cuộn lên từ mặt hồ rồi đông lại thành đá khi rơi vào trong lòng thuyền”. Mấy người bạn thì đã cạn sức nản lòng riêng cụ già Tơoatơ vẫn “cố giữ cho máu trong người mình đủ lưu thông để sống bằng cách chặt nhỏ những tảng đá kia ra và quăng ra khỏi thuyền”[8, tr.262]. Đã đến được nơi mong muốn 26 nhưng rồi Tơoatơ lại mắc chứng bệnh coxút do khẩu phần ăn thiếu rau tươi. Trong khi nhiều kẻ phiêu lưu tìm vàng chán ngán đành phải cuốn gói trở về thì cụ lại tìm cho mình một cách riêng, đó là đặt bẫy và hái rau ăn qua ngày. Tai họa lại xảy ra, một con thú nào đã lôi cả bẫy của cụ đi, cụ lần đuổi theo đến nửa chừng thì bão tuyết đổ xuống làm mất dấu vết. Tơoatơ bị lạc đường giữa lúc thiên nhiên gia tăng sức mạnh. Lúc này, bệnh coxút của cụcàng thêm trầm trọng. Trong cảnh sống cô đơn nơi Bắc cực im lìm và mênh mông, cụ như sắp đối diện với thần chết. Giữa lúc đó, một con thú xuất hiện– đó là một con nai sừng tấm. Phải cố gắng lắm, ngón tay Tơoatơ mới cử động được. Cụ kéo khẩu súng lên vai, nhả đạn vào con vật to lớn và hạ được nó một cách khó nhọc. Cụ đã thoát khỏi bàn tay tử thần, may mắn gặp được những người thám hiểm. Họ cho cụ ăn và chữa khỏi bệnh coxút cho cụ. Cụ già Tơoatơ lại tiếp tục thực hiện giấc mơ vàng của mình: “Rồi một hôm, giữa lúc tuyết mạnh, cụ lội qua con suối do tuyết tan ra, trèo đến chỗ dải đất bằng phẳng kia […] Tại một trong những thửa đất ấy, cụ dừng lại hái một lắm rêu vào trong lòng bàn tay xương xẩu, cầm đằng rễ mà bứt chúng ra. Ánh nắng mặt trời rọi chiếu vào một chất vàng vàng xin xỉn hơi lấp lánh. Cụ rũ túm rêu và những cốm vàng thô kệch, trông như những viên cuội nhỏ, rơi xuống đất. Đó là Bộ lông tơ vàng sẵn sàng chờ người đến xén” [8, tr.273-tr.274]. Thành quả của chuyến đi tìm vàng cuối đời của Tơoatơ lớn hơn nhiều những gì cụ dự định “cụ Tơoatơ bán chỗ tài sản của mình cho công ti Baođi lấy đúng nửa triệu đô la”.Cụ đã chiến thắng bằng nghị lực phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được, kể cả những người trẻ tuổi. Người đàn ông trong truyện ngắnNhóm lửa [6] được đặt trong môi trường băng tuyết vô cùng giá lạnh, thiếu vắng hơi thở của sự sống và đầy nguy hiểm. Thiên nhiên nhiều lần phát tín hiệu cảnh báo: “bộ râu anh như râu ngô xũng đọng đầy tuyết và mỗi lúc một dày thêm khi anh phả hơi ấm 27 ra”, miệng anh “đóng cứng toàn băng tuyết”, “anh nhổ nước bọt xem trời lạnh đến mức nào. Vừa mới nhổ xong, một tiếng nổ giòn tan làm anh giật mình”,... Băng tuyết mỗi lúc một dày thêm, anh thực sự gặp nguy hiểm bởi những lớp băng trắng xóa: “ở một chỗ chẳng có dấu hiệu gì, nơi mặt tuyết phủ mềm mại phẳng lì như báo hiệu là bên dưới cũng rắn chắc thì anh lại bị thụt chân”.Trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, người đàn ông vẫn bất chấp sự nguy hiểm, tự tin vào khả năng của mình, quyết tâm vượt lên băng tuyết. Vũ khí duy nhất mà anh có lúc này để chống chọi với băng tuyết là lửa và ý chí kiên định. Anh nhóm lửa với tất cả niềm tin, sự cẩn thận và kiên trì của mình. Chiến thắng gần như nằm gọn trong tay anh sau lần đầu tiên nhóm lửa thành công. Nhưng do không nắm rõ quy luật của tự nhiên, anh thất bại ở lần nhóm lửa tiếp theo, vì không thể nhóm lửa dưới cây thông, mà anh phải nhóm lửa ngoài khoảng trống bởi cây thông anh nhóm lửa ở dưới lúc này nặng trĩu băng tuyết, cành cao tít trên ngọn trút tuyết xuống cành dưới và cứ thế rơi ào ào xuống đống lửa, dập ngọn lửa tắt ngấm. Những ngọn lửa do anh cố nhen nhóm đều lần lượt bị dập tắt trong sự nuối tiếc tuyệt vọng. Không thể nhóm lửa, anh bắt đầu cố gắng xoay sở, tìm mọi cách để vượt qua vùng băng tuyết lạnh lẽo và đáng sợ này. Anh nảy ra một suy nghĩ man rợ: “anh sẽ giết con chó và thọc tay vào người nó cho đến khi hết tê dại thì thôi, sau đó lại có thể nhóm được đống lửa khác”. Thế nhưng, anh lại tuyệt vọng vì không còn khả năng giết được con chó. Người đàn ông cố thu hết nghị lực buộc đôi chân phải hoạt động bằng cách lao người chạy, cố thoát khỏi biển tuyết bao la kia. Trải qua rất nhiều cố gắng mà vẫn không thành công, trong lòng người đàn ông can đảm này đã dấy lên một nỗi sợ chết lờ mờ. Anh chạy thục mạng nhưng chưa được ba chục mét đã lảo đảo ngã chúi xuống. Không còn sức để chạy, anh biết mình phải đối diện với tuyết trắng. Anh chấp nhận chọn cái chết trong tư thế ngẩng cao đầu của người chiến thắng: “thôi thì đằng nào 28 cũng bị chết cóng nên phải chết cho đàng hoàng”. Người đàn ông là hiện thân của những con người có khát vọng sống mãnh liệt. Những gì anh làm được thật vĩ đại và đáng ngưỡng mộ: là người quý trọng sự sống, không từ bỏ bất cứ việc gì để duy trì sự sống kể cả ý định giết con chó để luồn tay vào xác của nó nhưng anh không hề suy sụp hay tuyệt vọng khi đón nhận cái chết. Một kết thúc không có hậu, con người phải khuất phục trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên nhưng vẫn được xem như bức thông điệp về sức sống mãnh liệt của con người. Thiên nhiên hoang dã đầy bất trắc và nguy hiểm là môi trường để thanh lọc con người, để con người tự bộc lộ hết mọi phẩm chất, tính cách của mình. Ông ngợi ca những con người có ý chí vững vàng, không bao giờ chịu bó tay đầu hàng. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, có những lúc con người chiến thắng, đó là sự đề cao sức sống bất diệt của con người. Tuy nhiên, cũng có lúc con người thất bại, nguyên nhân là họ không nắm vững quy luật của tự nhiên. Trước thiên nhiên - kẻ chinh phục thì con người cần hành động nhưng hành động phải nằm trong quy luật của tự nhiên, bản lĩnh con người dù mạnh mẽ đến đâu cũng không vượt qua quyền năng băng giá. Hơn nữa, muốn chiến thắng trong cuộc chinh phục tự nhiên thì con người cần phải đoàn kết, xích lại gần nhau để có thêm sức mạnh. 2.1.2. Thiên nhiên thử thách tình cảm con người Môi trường thiên nhiên mênh mông, hoang sơ và đầy nguy hiểm cũng chính là cái cớ để thử thách tình cảm con người. Trước sức mạnh khốc liệt, đầy bất trắc của thiên nhiên, con người đã tự bộc lộ rõ những phẩm chất, tính cách và tâm hồn mình. Sóng lớn Canaca [8, tr.157-tr.197] là câu chuyện tình yêu lãng mạn, kịch tính, có lồng ghép một phép thử li kì. Vợ chồng Iđa Bacton và Li Bacton là đôi trai tài gái sắc. Họ đã có mười hai năm chung sống hoàn toàn hạnh 29 phúc. Tình yêu, sự thủy chung, vẻ đẹp thân thể kì diệu của đôi vợ chồng này khiến cho không ít người phải thán phục, ghen tị. Bỗng xung đột xảy ra trong tâm lí người chồng khi có sự xuất hiện của người thứ ba – Xani Grenđixơn một người đàn ông giàu có, thành đạt, nổi tiếng. Kể từ khi Xani xuất hiện trên vùng biển này, anh ta và Iđa quấn quýt bên nhau trong tất cả các cuộc vui chơi, tiệc tùng, vũ hội… Sự thân mật, gần gũi giữa Iđa và anh chàng Xani đã gây nên sự đau khổ trong Li Bacton. Nỗi đau khổ ấy lên đến đỉnh điểm khi Li Bactơn tình cờ nhìn thấy vợ anh và Xani vụng trộm hôn nhau trong bóng tối. Sáng hôm sau, khi hai vợ chồng đang bơi trên biển, Li Bactơn đã quyết định trừng phạt vợ bằng cách giả vờ bị chuột rút. Anh đã mượn những con sóng canaca hung dữ để thử lòng thủy chung của vợ. Khi chỉ còn hai người trên mặt nước, anh bắt đầu phép thử của mình: “Anh làm như thể đầu gối bị quặp lại. Anh cố nghển đầu để vươn lên khỏi mặt nước, rồi liền sau đó chìm nghỉm xuống dưới một làn sóng không lớn. Vài giây sau anh lại nhô đầu lên, khạc nước trong miệng ra và lại bơi ngửa”[8, tr.189]. Li Bactơn cố làm ra vẻ đau đớn thực sự, có lúc anh như một kẻ chết đuối: “anh hét lên, làm bộ như hoảng hốt, cố nhoài người lên khỏi mặt nước, rồi lại chìm nghỉm bên dưới một con sóng vừa xô tới”[8, tr.190]. Anh liên tục dìm Iđa xuống nước suốt hai tiếng đồng hồ nhưng chị không lúc nào thôi bên chồng.Vừa ngoi lên khỏi mặt nước, chị liền bơi cạnh chồng, xoa bóp bắp chân và cố gắng đỡ lấy đầu anh. Vẫn tiếp tục phép thử của mình, Li lợi dụng con sóng to vừa lúc ập đến để ghìm vợ xuống: “Một con sóng nữa, cao vòi vọi so với làn sóng yếu lúc nãy, đang sắp ập tới. Li Bactơn túm lấy vai vợ và kéo chị chìm nghỉm xuống dưới nước đúng lúc bọt trắng trên đỉnh con sóng cuộn lên rồi đổ xuống”[8, tr.192]. Sóng biển ngày càng là mối uy hiếp lớn đối với sự sống ngươi vợ đã quá mệt mỏi vì nhiều lần bị dìm đến chìm nghỉm, sặc sụa vì uống no nước. Nhưng người chồng vẫn chưa dừng lại, anh liên tục nhấn chìm vợ xuống 30 nước, ngày càng phũ phàng hơn. Những con sóng canaca dữ dội có thể giết chết bất kì ai dẫu người đó có sức khỏe và khả năng bơi lội giỏi, nếu khinh suất. Vậy mà Iđa là một phụ nữ, chị vừa phải chống chọi với sức mạnh của sóng biển, vừa phải đấu tranh giành sự sống cho người chồng. Rõ ràng, trước sóng biển nguy hiểm như vậy, Iđa có thể bỏ mặc chồng để tránh mất đi tính mạng cả hai người. Thế nhưng, chị vẫn không hề sợ hãi. Chị yêu chồng hơn mạng sống của mình. Dù có lúc người chồng bị chuột rút tưởng chừng không qua khỏi, kéo chị tuột xuống nước đến nỗi suýt dìm chết chị nhưng Iđa vẫn kiên trì không rời xa. Cũng có lúc sức chị đã kiệt dần, đầu mụ mị đi nhưng Iđa vẫn bất chấp bản thân, ra sức vật lộn để cứu Li Bactơn vượt qua cơn hiểm nghèo. Đến khi Li Bacton nhận thấy sự trừng phạt đã đủ, anh cảm thấy hạnh phúc vì nhận ra tình yêu mãnh liệt mà Iđa dành cho anh. Sóng biển Canaca tuy dữ dội nhưng đã giúp Li Bacton thử thách sự chung thủy của người vợ, hóa giải mối nghi ngờ và nhận ra tình yêu chân chính. Nó là nhân chứng cho tình yêu vẹn nguyên không chút thay đổi của Iđa dành cho chồng. Hơn thế nữa, sóng biển còn làm cho tình yêu của họ thêm vững chãi, bền chắc hơn. Trong Một trạm nghỉ [7, tr.23-tr.48], khởi đầu mọi diễn biến truyện là việc Têrêza tự hủy hoại hạnh phúc gia đình bằng cách ngoại tình với Uômben và cùng anh ta phiêu lưu tìm cuộc sống mới ở miền Bắc. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự chán nản của người chồng – nhân vật Mexnơ, khiến anh từ bỏ tất cả để lao vào cuộc tìm vàng ở vùng đất Clônđaik. Đây cũng chính là cái cớ diễn ra cuộc chạm trán li kì giữa cảnh hoang vu nơi cái lạnh đã xuống âm bảy mươi độ. Thiên nhiên buốt giá, lạnh lẽo hiện lên ở “bộ râu rậm màu vàng hung băng đóng cứng và quá lạnh”, “lòng một con sông lớn đã đóng băng”, “vô số những ngọn núi phủ tuyết đứng im lặng chen chúc nhau trong một đội hình rất kì lạ. Phía trước dòng sông chia thành nhiều nhánh, tạo ra những hòn đảo nhỏ, im lặng và trắng toát”. Sau một hành trình mệt mỏi giữa thiên 31 nhiên lạnh lẽo, Mexnơ tìm thấy một căn lều hoang, anh định nán lại qua đêm.Thật tình cờ chỉ ít phút sau, một đôi nam nữ tìm đến, ngỏ ý nghỉ lại. Giữa khung cảnh hoang vu giá lạnh, chẳng mấy chốc anh phát hiện ra đấy là người vợ mà anh chưa li dị và tình nhân của ả. Tình thế thật nan giải. Cả ba không thể ở cùng, một người phải ra đi.Về lí, Mexnơ được phép ở lại.Nhưng Têrêza thì bị viêm phổi vì khí lạnh, nếu đi tiếp sẽ rất dễ bị chết và Uômben lại không chịu để cô ta ở lại cho Mexnơ. Mexnơ đồng ý sẽ ra đi nếu như Uômben chịu trả vàng cho anh. Uômben chấp nhận. Hai gã đàn ông đổi chác với nhau chẳng khác gì mua bán quyền sở hữu. Kết thúc cuộc đổi chác, Mexnơ một mình lên đường trong đêm giá rét. Trước khi rời đi, anh trút sạch chỗ tiền bằng vàng cốm ấy xuống hố băng khoét để lấy nước nơi đáy sông, đó là nơi ngày mai Uômben ra lấy nước sẽ nhìn thấy. Lúc đấy chắc hẳn Uômben sẽ hiểu rằng anh ta đã đổ vàng xuống sông để được sở hữu không phải một phụ nữ yêu kiều mà là một ả điếm mạt hạng. Như vậy, thiên nhiên vùng đất phương Bắc đầy băng tuyết giá rét đã tạo nên cái cớ để các nhân vật tự bộc lộ mình. Mexno cao thượng, nhưng cao thượng ở anh không hề vị tha mà là theo cách trả thù trí tuệ, bởi Têrêza là người đàn bà xấu xa đáng chịu sự trả thù đó. 2.2. Thiên nhiên là bạn đồng hành, hỗ trợ con ngƣời Dù xuất hiện với tư cách kẻ chinh phục, thử thách nhưng thiên nhiên cũng đóng vai trò hỗ trợ con người đắc lực trong quá trình tìm kiếm sự sống. Xét cho cùng, con người dù nỗ lực đến mấy cũng không thể tách rời thiên nhiên, sự tồn tại của con người hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên vẫn tự hào về một bản lĩnh vững vàng và trí tuệ uyên bác nhưng xét đến cùng vẫn dựa vào sự hỗ trợ khách quan từ thiên nhiên. Như vậy có thể nói, thiên nhiên là nhân vật mang tính hai mặt vừa là kẻ thù, vừa là bạn đồng hành với con người. 32 Với tư cách là người bạn đồng hành, thiên nhiên mang đến cho con người ngọn lửa và thức ăn. Bên cạnh bản lĩnh vững vàng, con người vẫn phải dựa vào hai nguồn trợ giúp quý giá này để vượt qua những thử thách mà thiên nhiên đặt ra. Ngọn lửa là sản phẩm tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người. Không có lửa, chắc chắn con người sẽ chết cóng vì giá lạnh, dù họ có can đảm đến nhường nào. Chính thiên nhiên với quyền năng của mình đã ban cho con người cơ hội được sống. Trong Nhóm lửa,“ngọn lửa đang nhảy múa kia đang kêu răng rắc, lốp bốp đó là hứa hẹn của sự sống” đã trở thành niềm vui, niềm hi vọng sống của người đàn ông giữa cái lạnh thấu xương. Ngọn lửa đồng hành với con người, ngọn lửa xuất hiện mọi nơi trên vùng đất Bắc Mĩ nghiệt ngã ngày đêm gió giật và mưa tuyết. Cụ già Tơoatơ trong truyện Như chàng A gớt thời đại xa xưacứ sáng sáng làm nhiệm vụ nhóm lửa và giữ cho lửa cháy đều để sưởi ấm bản thân và những người cùng cuộc hành trình đang mệt mỏi vì giá rét: “Sáng sáng, những con người mỏi mệt ấy bò ra khỏi chăn, chân đi tất, hơ những chiếc giầy đã đóng băng thành đá cho tan băng bên đống lửa mà cụ Tơoatơ bao giờ cũng đã đốt sẵn cho họ”[8, tr.255]. Người đàn ông trong Tình yêu cuộc sống cũng đã vượt qua cuộc hành trình đơn độc nhờ vào ngọn lửa giúp anh ta sưởi ấm và đun nước. Ngọn lửa lúc trực tiếp khi gián tiếp đã tiếp thêm sức mạnh cho anh: “Sau khi uống một ca nước nóng, gã thấy mình có thể đứng dậy và thậm chí có thể đi…”. Ngọn lửa đứng về phe con người, hỗ trợ họ trong cuộc chạy đua với mùa đông - cuộc chạy đua cướp đi sinh mạng bao con người. Vật liệu tạo nên ngọn lửa cũng là sản phẩm của thiên nhiên: “gã rờ rẫm quanh, tìm những mảnh rêu khô giữa những phiến đá. Khi đã vun được một đống, gã đốt lên một ngọn lửa - một ngọn lửa lom rom, lem nhem” (Tình yêu cuộc sống); “trong bụi cây mọc quanh những cây thông nhỏ, có vô số củi khô - đặc biệt những cây con, ngoài ra còn có cỏ khô vương lại từ năm ngoái. Anh chất mấy cành lớn xuống mặt tuyết làm nền cho 33 ngọn lửa mới nhóm khỏi bị tắt vì tuyết tan. Anh đánh diêm đốt một cái vỏ cây phong…” (Nhóm lửa)… Có thể thấy, trong một chừng mực nào đó, bàn tay con người có thể tạo nên tất cả nhưng đôi khi bàn tay ấy cần sự trợ giúp từ một thế lực khác đó là tự nhiên. Một nguồn sống khác mà thiên nhiên ban tặng cho con người, giúp con người vượt qua hoàn cảnh chính là thức ăn. Trong chuyến đi đằng đẵng giữa một miền đất mênh mông, con người không thể dự trữ đủ thức ăn cho mình. Cơn đói khiến họ phải chịu đựng những cái nhói buốt trong dạ dày. Để chống lại cái khắc nghiệt và cái chết luôn rình rập, họ một phần dựa vào nguồn thức ăn từ thiên nhiên. Nguồn thức ăn ấy rất phong phú: thịt nai, thịt tuần lộc, cá, vài loại quả dại, những loại rễ cây cỏ… Người đàn ông trong Tình yêu cuộc sống đã nếm trải cảm giác đau vì đói bụng, những cơn sốt cuồng đói ăn ghê gớm. Lúc đó, thiên nhiên với nguồn thức ăn khá phong phú đã ra tay hỗ trợ anh. Vì cơn đói ngày một cồn cào, anh ăn những vạt cỏ bấc mọc tự nhiên một cách ngon lành: “Nắm chặt những bụi cỏ bấc ấy ở quãng gần rễ, gã nhổ lên một cái gì từa tựa một đọt hành non, không lớn hơn chiếc đinh ván. Nó mơn mởn và răng hắn cắn ngập vào đó, gặm rau ráu tưởng chừng sẽ là món ăn tuyệt diệu”[7, tr.84]. Vẫn không hết đói, anh bắt những con cá tuê dưới vũng nước và ăn sống một cách vất vả. Nhờ những con cá hoang dã mà dạ dày anh đã dễ chịu hơn. Nhưng cái đói cũng không lặng xuống được lâu, chúng tiếp tục rượt đuổi, người đàn ông kiếm được thứ gì trong thiên nhiên thì ăn thứ đó: những trái cây đầm lầy, những chú gà gô mới nở, những con cá tuê… Và rồi, nguồn thức ăn từ thiên nhiên đã giúp người đàn ông có thể cầm cự và chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành sự sống. Như vậy, thiên nhiên cũng là người bạn, thiên nhiên không bao giờ quay lưng khi con người cần. Bà lão Nauri trong Ngôi nhà của Mapuhi[8, tr. 51-tr.81] dù bị bão táp cuốn trôi ra biển nhưng cũng chính nhờ biển mà bà tìm thấy sự sống và trở về 34 quê hương. Bà lão cầm cự sống được qua ngày là nhờ vào những trái dừa trôi trên mặt biển. Bà buộc những trái dừa lại rồi bám vào nó như bám víu lấy sự sống. Nauri hi vọng chiếc phao làm bằng những trái dừa có thể đưa bà vào bờ. Và quả thực, sóng biển cũng đã ném bà và chiếc phao cứu hộ ấy lên bãi cát. Bà ăn cùi dừa, uống nước dừa để sống. Bà lão Nauri lại đi dọc bờ biển để tìm thức ăn. Bà tìm thấy những trái dừa khác và vô tình thấy một cái hòm gỗ trôi dưới nước. Đó là chiếc hòm đựng mười hộp cá hồi - nguồn sống của bà trong suốt những ngày đơn độc. Cũng chính sóng biển đem tới cho bà chiếc thuyền độc mộc bị vỡ. Tuy vỡ nhưng chiếc thuyền khiến cho bà tràn trề hi vọng. Nó chính là phương tiện giúp bà di chuyển từ đảo Takokota về đảo Hikuêru. Biển lại tiếp tục đồng hành với bà lão trong chuyến trở về ấy. Đặc biệt, khi không thể chèo thuyền được nữa phải chuyển sang bơi, nước biển làm cho bà lão Nauri khỏe khoắn lại và hoàn thành được cuộc hành trình. Ở truyện ngắn Khe núi toàn vàng [7, tr.154-tr.183], núi rừng trở thành người bạn của nhân vật trong hành trình khai thác vàng. Ngay khi người đàn ông xuất hiện, thiên nhiên dường như đã nhường bước: “Tiếng hát vang lên cùng những âm thanh lộp cộp, và tinh thần của khe núi cũng biến mất theo dấu chân chú hươu nhiều nhánh gạc…”[7,tr.158]. Khung cảnh khe núi tươi đẹp và gần gũi khiến người khai thác vàng cảm thấy khoái trá, đầy năng lượng sống: “Anh đứng thẳng người, phóng tầm mắt nhìn phong cảnh kì diệu đến bí ẩn và khoái trá căng lồng ngực hít thở hơi ấm ngọt ngào của khe núi” [7, tr.159]. Bãi cỏ xanh tươi kialà chỗ trú thân cho anh sau hàng giờ lao động mỏi mệt, dòng nước mát ngon lành dưới hồ giúp anh đẩy lùi những cơn khát, mặt trời và ánh trăng thay nhau chiếu sáng để xua đi cảm giác ảm đạm cô đơn trong cảnh sống một mình giữa chốn rừng núi bao la… Người đàn ông trong hành trình của mình đã nhiều lần đối thoại với thiên nhiên, coi thiên nhiên là một người bạn: “Cây hồ công anh nhảy nhót và những cây thục quy hạnh 35 phúc! Các ngươi thơm lắm. Hãy nói về tinh dầu hoa hồng và nhà máy nước hoa của các ngươi đi! Đào đâu ra những hương thơm như thế!”; “Đối với tôi, nước ngon quá!”[7, tr.159-160]... Rõ ràng, người đàn ông khai thác vàng là đang chinh phục thiên nhiên nhưng ta không hề thấy con người và thiên nhiên đối đầu mà ở một phương diện nào đó, ta còn thấy thiên nhiên hỗ trợ con người, thiên nhiên hiền hòa và bao dung. Truyện ngắn Alôha Oê! [8, tr.82-tr.92] cho thấy thiên nhiên nhiệt đới khiến con người cứng cáp, trưởng thành hơn. Dưới tác động của khí hậu Haoai, mọi thứ đều chín một cách nhanh chóng, đặc biệt là con người. Ánh mặt trời rực rỡ nóng bỏng, những đỉnh núi lửa cao ngất, những ngọn sóng dữ… đã tạo cho con người nơi đây một nước da vàng bóng khỏe khoắn với một bản lĩnh vững vàng. Đôrôti Xembruc là một ví dụ. Đôrôti Xembruc không phải người Haoai. Khi đặt chân xuống vùng đất này, cô gầy gò, nhợt nhạt với đôi mắt xanh mệt mỏi. Nhưng khí hậu và môi trường nhiệt đới đã nhanh chóng thấm vào máu cô“làm cô chìm ngập trong ánh nắng rực rỡ, trong cái ấm và vẻ đẹp nhiều màu sắc của nó”. Dưới những cái hôn của mặt trời, Đôrôti Xembruc tập cưỡi ngựa, thám hiểm tận đỉnh các núi lửa, tập bơi trên các con sóng của thủy triều… Chỉ sau một tháng, cô đã như trở thành người khác “mắt cô đã ánh lên rực rỡ, đôi má đỏ ửng vì mặt trời, người cô đã bắt đầu hình thành những đường nét uyển chuyển, cong cong…”.Rõ ràng, những điều kiện ngoại cảnh nơi đây đã tác động rất lớn đến con người, làm cho con người ta trưởng thành, khỏe khoắn và dày dạn hơn. Với Sóng lớn Canaca[8, tr.157-tr.197], thiên nhiên đóng vai trò làm phông nền để nổi bật vẻ đẹp hình thể, sự thuần thục của con người. Ở truyện ngắn này, hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu nhất là biển và những con sóng: “Ở Vaikiki có hai loại sóng: sóng lớn, sóng bạc đầu Canaca tức là sóng ông, lồng lộn tít tận ngoài khơi và sóng nhỏ gọi là sóng Vakhina, nghĩa là sóng bà, 36 vỗ nhẹ vào bờ. Dọc bờ biển là một dải nước nông khá rộng. Ở chỗ này có thể lội ra xa tới một trăm hoặc hai trăm phút vẫn chưa ngập đầu” [8, tr.166]. Trên nền thiên nhiên ấy, một cặp vợ chồng xuất hiện trong bộ đồ bơi – Li Bactơn và Iđa - với ngoại hình tuyệt diệu và khả năng bơi lội nhà nghề khiến cho những người có mặt ở bãi biển nơi đây đầy ghen tị mà cũng rất khâm phục. Toàn bộ con người Iđa toát lên vẻ đẹp rực rỡ của tính nữ lồ lộ đầy quyến rũ. Đôi chân chị thon, chắc và cân đối đến duyên dáng. Mỗi lần Iđa đặt mũi chân xuống nước hay cất bước trên nền cát mà “tưởng chừng như cô ta đang bay cao dần lên, và chỉ lát nữa sẽ thoát khỏi mặt đất, bay bổng lên không trung” [8, tr.160]. Nhưng ngoài vẻ đẹp hình thể thì điều đáng nói hơn là khả năng bơi lội của hai vợ chồng. Trong khi sóng biển mới làm một lực sĩ người Mĩ bị vẹo cổ thì hai vợ chồng Li Bactơn và Iđa lại nhập cuộc một cách điêu luyện: “họ chạy vài bước theo sát chân nhau, rồi cùng một lúc đạp mạnh xuống nền cát cứng dưới đáy nước, nhảy lên, tạo thành một đường vòng thấp bên trên mặt nước, rồi đâm đầu xuống nước”, “lấy đà rồi đạp mạnh xuống đáy cát, nhảy vọt lên không trung, xoay người cho chân chổng lên trời, lao đầu xuống nước…” [8, tr. 166]. Đó là một tiết mục biểu diễn táo bạo và đẹp mắt khiến mọi người đều nhầm tưởng họ là“diễn viên xiếc chuyên nhào lộn”.Vào ngày sóng rất mạnh, ngay đến sóng bà cũng làm thỏa mãn những tay bơi giỏi, không ai dám bơi ra khỏi sợi dây chăng để đến chỗ sóng ông bởiở chỗ sóng ông, dòng nước chảy xiết, “những đợt sóng Canaca dữ tợn liên tiếp xô vào phía bờ.Trong khi hạ xuống, chúng lại chảy ngược ra khơi cùng với dòng chảy nói trên, lẩn xuống bên dưới những đợt sóng dữ tợn khác đang xô tiếp đến” [8, tr. 169]. Nhưng sóng dữ không thể làm chùn bước hai vợ chồng Li và Iđa mà ngược lại khiến họ vô cùng thích thú. Họ đã khẳng định được bản lĩnh của con nhà nghề và chứng tỏ sự thuần thục trong kĩ năng bơi lội của mình. Hai người bơi ra xa và nếu muốn vào đến bờ, họ sẽ phải vượt 37 qua những đợt sóng Canaca dữ tợn.Ngọn sóng Canaca đầu tiên xô tới.Nó chưa phải loại sóng ông lớn nhất. Họ đón ngọn sóng này bằng cách “bơi trườn bên cạnh nhau, úp mặt xuống nước, vươn dài người, chân đập như chân vịt, tay sải về phía trước, cố theo kịp với tốc độ của ngọn sóng đang đuổi theo họ, để khi chạm vào sóng, họ không bị tụt lại phía sau, mà để nó cuốn họ theo. Đến lúc ấy, nếu như họ có đủ bình tĩnh và khôn ngoan để giữ vững mình trên ngọn sóng chứ không để nó cuốn đi rồi quật xuống đáy, thì họ cũng sẽ bị nó đẩy vào bờ, bằng sức của nó, chứ không còn bằng sức của bản thân họ nữa” [8, tr.170]. Mục đích của Li và Iđa là lợi dụng sức sóng đẩy họ vào bờ. Không phải tay bơi lội giỏi giang và giàu kinh nghiệm sẽ không biết cách ứng phó với sóng biển tuyệt diệu như thế. Và dù biết cách ứng phó thì cũng khó lòng làm đượcđúng như vậy.Nếu không bình tĩnh và khéo léo, người ta dễ bị sóng cuốn đi và nhấn chìm dưới đáy biển. Nhưng vợ chồng Li và Iđa đã làm được. Ngọn sóng tiếp theo xô đến “ngọn sóng này chiều dài chừng một dặm, chưa có bọt, nhưng nguy hiểm hơn mọi ngọn sóng bạc đầu. Nó đang dâng dần lên ở khá xa sau lưng họ, cao mãi, cao mãi rồi đến khi biến thành một bức tường lừng lững che lấp cả đường chân trời, mới bắt đầu xuất hiện một đường bọt trắng trên đỉnh, lúc đầu mảnh mai rồi sau mới to rộng” [8, tr.171]. Ngọn sóng báo hiệu một sự nguy hiểm. Đứng trước nó, bất cứ ai táo tợn thì sẽ nguy. Nhưng với vợ chồng Li và Iđa thì ngọn sóng này xuất hiện càng thêm khẳng định khả năng của họ. Họ quay về phía sóng để đón đợi. Cứ tưởng rằng sức nặng của ngọn sóng khổng lồ có thể đè bẹp Li, bẻ gãy xương cốt Iđa nhưng không “ngọn sóng đã đang nâng họ lên trên cao”. Và lựa chọn đúng cái giây phút ấy, hai vợ chồng đột nhiên lặn xuống đáy con sóng và mất hút. Cũng chính lúc ấy, ngọn sóng tan ra và hạ xuống, đổ ầm ầm vào đúng chỗ Li – Iđa vừa ngụp. Cuối cùng, đôi nam nữ lại hiện ra đằng sau ngọn sóng. Họ đã vượt qua ngọn sóng dữ bằng một cách không ai nghĩ tới. Li 38 và Iđa sải tay bơi về phía bờ, sẵn sàng đón nhận những đợt sóng tiếp theo. Có thể thấy, thiên nhiên với mãnh lực vô biên là một mối đe dọa lớn với con người, nhưng đôi khi con người lấy nó để khẳng định chính mình. Sóng Canaca dữ dội, nguy hiểm là thế nhưng nó lại thỏa mãn được sự hiếu kì của những con người giàu kinh nghiệm và ưa mạo hiểm như hai vợ chồng Li – Iđa. Biển Vaikiki và sóng biển nơi đây chínhlà phông nền để tôn lên vẻ đẹp hình thể cũng như khẳng định bản lĩnh, kinh nghiệm và sự điêu luyện của con người. 2.3. Thiên nhiên ẩn dụ cho cuộc sống, bản chất của con ngƣời 2.3.1. Con người lạnh lùng, vô cảm như tuyết trắng Như trình bày ở phần trên, mối đe dọa mang tên sự im lặng màu trắng đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với con người. Tuyết trắng là sự trơ lì bất khả kháng. Jack London tỏ ra rất am hiểu quyền năng của băng giá. Trong tác phẩm của mình, ông khai thác băng giá ở nhiều cấp độ khác nhau. Một trong những cấp độ được ông quan tâm là ông xem sự hiện diện của băng giá cũng đồng nghĩa với sự hiện diện của giá băng lòng người. Trước thiên nhiên lạnh lẽo, câm lặng, vô cảm, con người đáng phải quan tâm đến nhau hơn. Nhưng không. Con người một khi được Jack London đặt vào môi trường ấy tất sẽ bộc lộ hết bản năng mà trong đời sống văn minh no đủ họ có thể chế ngự. Không gian tuyết trắng không chỉ là cái sân khấu để con người thể hiện mình mà nó còn là ẩn dụ về một xã hội thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm. Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống[7, tr. 75-tr.103] kể về hai người bạn đường trong cuộc hành trình biết bao gian khổ, nguy hiểm ở một cánh rừng rậm hoang vu với vô số con suối, mỏm đá, thú dữ…Cái lạnh khắc nghiệt của miền Bắc hiện hình trên “dòng suối trắng như sữa sủi bọt”, “nước lạnh giá - lạnh đến nỗi đau cả mắt cá và bàn chân tê cóng”…Cái lạnh khiến người đàn ông mang tên Bil không buồn trả lời những câu hỏi từ bạn: “và người đi đầu trật trà trật trưỡng trong 39 dòng suối trắng sủi bọt trên những mô đá, không buồn trả lời”. Cùng đang tìm đường lánh xa cái rét Bắc cực, người bạn không may trẹo chân, cất tiếng cầu xin giúp đỡ nhưng Bil vẫn điềm nhiên bước tiếp “không ngoảnh đầu lại đến một lần”: “Bil vẫn ngật ngưỡng đi qua dòng nước trắng sữa. Hắn không quay lại nhìn. Gã kia ngó theo hắn đi và tuy mặt gã vẫn đờ đẫn như trước, nhưng cặp mắt thì lại như mắt một con nai bị thương” [7, tr.76]. Người bạn càng gọi, Bil càng ích kỉ, tàn nhẫn đến lạnh lùng: “Đó là tiếng kêu khẩn cầu của một người khỏe mạnh trong cơn quẫn bách, nhưng Bil không ngoái đầu lại. Gã kia nhìn theo hắn đi, tập tễnh đến tức cười […] Gã nhìn theo cho đến khi Bil đi quá đỉnh đồi và biến mất” [7, tr.76, 77]. Bil đã nhẫn tâm bỏ lại bạn mình trong đau đớn, đói, rét… với suy nghĩ đơn giản rằng nếu nán lại thì không chỉ một mà cả hai đều phải chết. Rõ ràng, Bil đã không màng đến sự sống chết của người bạn đường. Trong điều kiện khắc nghiệt, khái niệm cao thượng, tương trợ dường như xa lạ với con người. London đã nói lên tiếng nói cảnh tỉnh con người Mĩ: Thiên nhiên càng vô cảm thì con người càng phải quan tâm đến nhau nhiều hơn, đừng lạnh lùng, vô cảm. Có như thế thì cuộc sống tốt đẹp mới có thể tồn tại được. 2.3.2. Con người mang tên “sói” Những chú chó sói của Jack London không giản đơn bản năng loài vật mà ẩn thoáng ở đó là bóng dáng con người. Jack London đã đưa hình tượng chó sói vào tác phẩm của mình để miêu tả, so sánh với những con người đến từ thế giới văn minh. Thuộc tính rõ ràng của chó sói là bản chất của một động vật ăn thịt, một kẻ săn mồi đáng sợ, tương ứng với nó là sự nguy hiểm, gian ác. Chó sói tượng trưng cho sự dữ tợn, những bí ẩn đen tối hắc ám và sự ác độc. Cũng giống như chó sói, con người có lúc nanh ác, xấu xa. Họ là những kẻ lòng lang dạ sói, những người da trắng mà sự hoang dã đã ngấm vào trong huyết quản với 40 những toan tính, mưu đồ, có chung một mục đích làm giàu, chịu sự chi phối của đồng tiền. Ở một vài hoàn cảnh, họ đã bộc lộ sự tột cùng của thú tính, sự hoang dã không giới hạn.Trong Khe núi toàn vàng [7, tr.154-tr.183], tính ác hiện hữu ở “gã”- một kẻ tham lam, độc ác. Vì tham vàng mà táng tận lương tâm, “gã” mò theo dấu vết của người đào vàng, đợi người ấy làm xong việc rồi mới nhả đạn: “một tiếng nổ vang lên phía dưới tai anh. Cùng lúc, anh ta cảm nhận được cú thúc mạnh như trời giáng ở phía bên trái lưng và từ chỗ đó, một luồng nóng ran chạy khắp cơ thể. Anh bị hất tung lên nhưng đến lưng chừng thì ngã gục xuống […] Phía trên, người lạ mặt đứng ở mép hố, tay cầm khẩu súng lục. Gã nhìn rất lâu, nhìn chằm chằm vào cái cơ thể nằm sóng soài bất động dưới hố” [7, tr.179]. Như vậy, gã mang trong mình tâm địa gian ác, định giết người đào vàng và cướp toàn bộ số của cải của người ấy. Hay trong truyện Sự ranh ma của lão Pơpotắc[7, tr.256-295] là sự xấu xa của lão Pơpotắc - một kẻ cho vay nặng lãi. Lão bỏ tiền túi ra cho người khác vay để sau đó cộng lãi mẹ với lãi con theo những cách khó hiểu rồi năm này qua năm khác nuốt chửng toàn bộ tài sản của người khác. Gia đình Enxu là một trong những miếng mồi lớn của lão Pơpotắc. Lão chịu xỉa tiềncho ông Klaki-Na (cha Enxu) vay vì những âm mưu tính toán của riêng lão. Với cách tính lãi như ăn cướp, món tiền cuối đời Klaiki-Na nợ Pơpotắc lên đến con số khổng lồ “mười lăm nghìn chín trăm sáu mươi bẩy đô la bẩy mươi nhăm xu”. Khoản nợ đó, Pơpotắc đòi Klaiki-Na trả bằng chính người con gái mới lớn của ông – Enxu. Klaiki-Na không bằng lòng, Enxu cũng nhất quyết phản đối. Bằng cách này hay cách khác, Pơpotắc đều không thể đạt được mục đích là cưới Enxu làm vợ. Để kết thúc món nợ, lão hành động một cách dã man: “Pơpotắc cúi xuống vắt hai chân của Enxu lên nhau, bàn chân này đặt đúng lên bàn chân kia, rồi trước khi người ta đoán được ý định của lão, lão giơ súng nhả đạn vào hai cổ chân cô”[7, tr.294]. Có thể thấy, cái ác vẫn luôn lẩn khuất trong 41 mỗi con người. Và chó sói chính là một hình ảnh thực mà nhà văn đã lựa chọn để khắc họa những con sói đang trú ẩn nơi con người trong cuộc đấu tranh giành sự sống. Chó sói không chỉ nanh ác, khôn ranh ẩn dụ cho những kẻ độc ác, tàn bạo mà ở một phương diện khác nó còn ẩn dụ cho những đặc tính tốt đẹp của con người. Đó là sức mạnh, sức bền bỉ di truyền, sự kiên trì, dẻo dai, lòng dũng cảm. Con người và con sói ốm đói trong truyện ngắn Tình yêu cuộc sống [7, tr.75-tr.103] đang đứng trước cái chết, cả hai đều không còn sức để ăn thịt nhau nữa. Con sói cố tình đi theo con mồi yếu ớt để đợi gã ngã gục rồi ăn thịt còn gã thì cũng chỉ chờ có thế để dành cơ hội sống cho mình. Cả người và sói đều không có sự lựa chọn nào khác: một là sống, hai là chết. Ở hai sinh thể đó chỉ còn tồn tại một sự lựa chọn mặc nhiên có tính chất sinh tồn của thế giới động vật. Nhà văn đã nhận thấy sự tương đồng trong hai sinh thể này: “Sự kiên trì của con sói thật ghê gớm. Sự kiên trì của con người cũng ghê gớm không kém” [7, tr.101]. Một cuộc đấu tranh gian khổ nhất, cam go nhất đã diễn ra: “Chiếc nanh ấn khẽ, rồi mạnh hơn; con sói đã huy động hết sức tàn trong một cố gắng để cắm ngập răng vào miếng mồi nó đã chờ đợi bao lâu. Nhưng con người đã đợi sẵn từ lâu và bàn tay nát bươm nắm lấy hàm nó. Trong khi con sói vật lộn một cách yếu ớt và bàn tay bóp lại một cách yếu ớt, thì bàn tay kia từ từ trườn qua thành một gọng kìm. Năm phút sau, cả trọng lượng của con người đè lên trên con sói. Hai bàn tay không đủ sức để bóp nghẹt con sói nhưng mặt con người áp sát vào họng con sói và mồm con người đầy những lòng” [7, tr.101]. Kết thúc một chuỗi hành trình đe dọa, rình rập nhau, con người đã chiến thắng một cách khó nhọc, hạ gục được địch thủ đáng gờm nhất trong cuộc sống hoang dã. Xét về tầm vóc, sức mạnh thì dường như không bên nào chịu kém bên nào, nhưng cuối cùng con người vẫn chiến thắng bởi ý chí, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai và bởi cái bản năng mạnh 42 mẽ đòi được sống. Jack London trong truyện ngắn Hướng theo những mặt trời giả tạo [7, tr.184-tr.218] cũng đã trực tiếp so sánh, ví von con người với những chú sói dẻo dai, kiên trì, dũng cảm. Mêri Giônxơn và Giôn Giônxơn tiến hành một cuộc hành trình dài trải qua ba mùa thu, đông, xuân vượt qua rất nhiều vùng miền khác nhau: đến Clônđaik rồi xuống miền Tanata, qua Phoóctơ Ucơn, qua Phoóctơ Hamintơn, qua Minúc… Cuộc hành trình rất vất vả. Nhiệt độ xuống thấp đến mức khắc nghiệt. Trước cái rét dữ dội, hai con người yếu đuối đã trở nên rất mệt. Có lúc họ đã khóc vì kiệt sức, vì bị bệnh ho hành hạ. Không ai dám chắc họ sẽ sống được tới lúc đến đích mà họ mong muốn. Thế nhưng, hai con người ấy chưa một lần có ý định dừng cuộc hành trình. Chẳng ai biết họ đi đến đâu, họ đuổi theo ai nhưng lòng quyết tâm của họ rất lớn. Không dưới mười lần họ được ví von là những chú sói: “Họ giống như hai con chó sói đang đuổi theo dấu vết một con mồi. Có điều họ là những con sói khác thường, dịu hiền. Không phải sói lớn mà là sói con…”; “Quả là những con sói kì quặc”; “Ôi, những con sói nhỏ ấy!”; “hai con sói nhỏ kia đang đuổi theo người chột”… [7, tr.202 – tr.216]. Mêri GiônXơn và Giôn Giôn Xơn bền bỉ, dẻo dai, kiên trì, cầm cự đến phút cuối cùng và đã đuổi kịp một người, hoàn thành được mục đích trả thù của mình. Có thể thấy, Jack London rất tinh tế và sắc sảo khi ông lựa chọn đặc tính của loài chó sói để phản ánh bản tính con người.Cái nhìn đa chiều, toàn diện của nhà văn về mối quan hệ ngầm giữa loài sói với con người đã đem lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc và thú vị. Chó sói còn ẩn dụ cho cuộc sống của con người. Trong truyện ngắn của mình, dù trực tiếp hay gián tiếp, ông nhiều lần đề cập đến cuộc tranh giành sự sống trong cộng đồng loài sói. Nó được coi là một lẽ sinh tồn. Tuy nhiên, nhà văn hầu hết viết về cuộc tranh giành giữa những chú sói lai - những sinh thể bán hoang dã, bán văn minh. Chúng được con người thuần hóa trở thành 43 “chó” để kéo xe nhưng thực chất bên trong chúng vẫn chảy dòng máu hoang dã của loài “sói”. Vì vậy, Jack London miêu tả xung đột giữa những chú chó kéo xe cũng chính là đang khắc họa những con sói cắn xé lẫn nhau: “Con chó của hắn thì đánh nhau với những con chó của chúng tôi, và mặc dù lông nó mềm và ngắn hơn, một hôm nó vẫn cắn chết ba con chó của chúng tôi”[7, tr.64]. Những con chó quá mỏi mệt vì đói có thể ăn thịt chính đồng loại của mình: “Kít ngồi làm thịt một con chó bị rìu chém vỡ sọ. Anh lấy dao chặt những khúc thịt còn ấm nóng, giấu vào một chỗ đáng tin cậy, còn da và phần ruột thì quẳng cho những con chó cách đây không lâu còn là bạn của nó”[7, tr.20]. Chúng lao vào cắn xé những con chó yếu ớt, không có khả năng chống chọi: “Bầy chó bắt đầu cắn xé lẫn nhau. Lần này, con mồi là Carmen. Con này vẫn dai dẳng bám lấy sự sống. Những ngọn roi quất mạnh xuống đầu chúng cũng chẳng ăn thua gì. Chúng nằm bẹp xuống đất, rên i ỉ và chỉ bỏ đi nơi khác khi Carmen bị chúng ăn thịt, không còn sót một mẩu xương, một sợi lông nào”[7, tr.20]. Có thể thấy, những con chó sói chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất là thỏa mãn cái đói khát với sự thôi thúc của bản năng sống còn. Đó là bản năng của một loài thú dữ sống trong môi trường hoang dã. Khi ta thấy nhiều con chó sói tụ hội với nhau, thì đấy không phải một bầy sói hiền hòa mà là một bầy sói chinh chiến, ồn ào. Một tấn bi kịch truyền thống của quy luật sinh tồn đã diễn ra với tất cả sự dã man của nó: kẻ mạnh là kẻ chiến thắng, khôn sống mống chết, ăn người hoặc bị người ăn. Cái đích mà Jack London muốn thể hiện trên con đường hóa thân của sói là sự đánh giá, nhìn nhận, bóc mẽ một nước Mĩ tư bản ẩn sau ánh hào quang của nền kinh tế. Sự cắn xé lẫn nhau trong cộng đồng loài chó sói ngầm chứa trong đó sự áp bức, bóc lột của những nhà tư bản da trắng đối với những người da màu. Người da trắng bành trướng, xâm chiếm lãnh thổ, vơ vét của cải và tàn hại cuộc sống của những bộ tộc da màu. Họ tước đoạt lông thú ấm, 44 thịt thú rừng, những con chó tốt nhất, những chàng trai da đỏ lực lưỡng, những cô gái khỏe mạnh và trả lại cho người da đỏ toàn “quỷ dữ sống trong chai, và quần áo không phải làm bằng da hải li và linh miêu mà bằng cỏ cây…”[7, tr.234], “cái đồng hồ không chạy, những cái cựa cùn và những khẩu súng không có đạn” [7, tr.66]. Sự ranh mãnh, xảo quyệt, sự đầu độc của người da trắng đã gieo rắc bao mầm mống bênh tật và đẩy cộng đồng người da màu vào sự chết chóc: “bà con lũ làng ta chết dần vì những căn bệnh khó hiểu” [7, tr.234]; “Bệnh ho tấn công chúng tôi, đàn ông đàn bà thi nhau ốm, ho sù sụ cả ngày và mồ hôi toát ra suốt đêm, những người đi săn vào đến rừng cũng thổ ra huyết. Người ta chết nhanh cũng vì thế. Đàn bà bắt đầu đẻ ít hơn, và trẻ con khi đẻ ra cũng ốm yếu quặt quẹo hơn…” [7, tr.68]. Người da trắng chiến thắng chủ yếu nhờ vào súng đạn, rượu và thuốc lá. Cho nên, con đường đến với chiến thắng của họ trái với quy luật tự nhiên, đó không phải sự văn minh hóa mà chính là sự dã man hóa văn minh. Vì cách khai phá độc ác, ranh ma, tàn bạo mà người da trắng trong con mắt của người da đỏ chính là “sói” và “con trai của sói”. Kẻ khai phá “hút máu” đồng loại một cách tàn nhẫn, còn những người được khai gắng vùng vẫy để thoát khỏi “luật dùi cui và răng nanh” của chế độ bóc lột. Trước sự bành trướng của người da trắng, những kẻ bị áp bức, mất hết tự do đã hành động để bảo vệ chính mình: Đó là Imbơ cùng với hội những người già bí mật giết chết rất nhiều người da trắng; đó là Côhô – viên tù trưởng già – sau khi trở thành trò mua vui của những người da trắng táng tận lương tâm đã giết người để cảnh cáo; đó là những người nô lệ da đen bí mật hạ độc để giết chết chủ; đó là Kulau hủi quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ gìn cuộc sống tự do chứ nhất định không chấp nhận cuộc sống giam cầm trong tù ngục những người da trắng… Như vậy có thể thấy, hiện thực Mĩ hiện lên đầy đối chọi, khốc liệt, tàn 45 bạo đã phần nào làm sống dậy mâu thuẫn giai cấp trong cuộc mưu sinh không kém phần hoang dã. 2.3.3. Con người hoang dã Trong tác phẩm Tình yêu cuộc sống, con người bị đẩy vào tình cảnh hoang dã, bị bản năng hoang dã chi phối.Con người phải đấu tranh với chính bản thân mình, một cuộc vật lộn để tồn tại, để tự khẳng định. Nhân vật trong tác phẩm không có tên, như được trả về với trạng thái nguyên sơ, tự nhiên, hoang dã. Khi bị Bil bỏ rơi và một mình tiếp tục cuộc hành trình, gã bị cái đói làm cho mệt và yếu, có lúc lảo đảo, quỵ ngã. Thống ngự gã lúc này là động từ ăn. Với một hi vọng được sống, gã bất chấp ăn tất cả những gì có thể ăn: “Nhiều lúc, gã cúi xuống nhặt những quả tai tái mọc ở đầm lầy, bỏ vào miệng, nhai và nuốt. Đó là một tí hạt bọc trong một tí cùi nước. Bỏ vào mồm, cùi nước tan ra và hạt nhai găn gắt, đắng nghét. Gã biết quả ấy chẳng bổ béo gì, song cứ kiên nhẫn nhai, với một hi vọng lớn hơn kiến thức và bất chấp kinh nghiệm”[7, tr.80]. Cái đói luôn ngự trị trong gã, gã nghe tiếng khịt to của con tuần lộc caribu, lập tức tưởng tượng ra “hình ảnh và vị thơm ngon của một món bít tết caribu rán xèo trên bếp lửa” và gã vội với tay ra lấy súng nhằm bóp cò mà quên rằng cây súng không còn đạn. Những cơn đói quặn thắt ruột gan khiến cho đầu óc gã không thể tập trung vào lộ trình. Cái lạnh làm mắt cá cứng nhắc, đá nhọn cứa qua ống quần làm máu chảy, quần áo ướt đẫm khiến gã rét run…nhưng những cái đau ấy đều không bằng cái đau đói bụng. Gã rất mệt, nhiều lúc muốn nghỉ nhưng vẫn bị thôi thúc dấn bước liên tục bởi cái đói. Mọi điều hắn làm bây giờ chỉ do lí trí đơn thuần. Gã hành động như một con thú hoang không hơn không kém: “Gã quẳng cái bọc xuống và quỳ gối bò vào đám cỏ bấc, gặm và nhai trệu trạo như trâu bò”[7, tr.87]; “Gã ăn cá sống, thận trọng nhai một cách vất vả, vì việc ăn là một hành động thuần lí trí”[7, tr.88];“một lần bị vấp, gã ngã trúng giữa một tổ gà gô núi. Có bốn 46 chú gà con mới nở được một ngày - những đốm sống phập phồng, vừa một miếng, không hơn, và gã ăn chúng ngấu nghiến, nhét chúng vào mồm nhai sống nuốt tươi ràu rạu giữa hai hàm răng như nhai vỏ trứng[7, tr.89]; “Gã đang ngồi xổm trên lớp rêu, với một cái xương trong miệng, mút mát những vụn sinh bào còn nhuộm hồng hồng chất xương”[7, tr.93]…Đặc biệt, nhà văn đã đưa vào tác phẩm một hình ảnh làm đối trọng với con người, đó là chó sói. Cuộc đấu tranh giành sự sống giữa người và sói, cuối cùng con người vẫn chiến thắng bởi ý chí, bởi cái bản năng mạnh mẽ đòi được sống... Con người chiến thắng một cách khó nhọc, một cuộc chiến gần như bản năng tự vệ. Như vậy, nhà văn đưa ra hai cuộc hành trình song song với nhau ngay trong nhân vật con người. Một cuộc hành trình bên ngoài để tìm đường về với cuộc sống, và một cuộc hành trình bên trong mà lí trí dần nhường chỗ cho bản năng. Tiểu kết: Có thể nói hầu hết các truyện ngắn của Jack London đều trực tiếp hay gián tiếp nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên vốn là đối tượng chinh phục của con người từ ngàn xưa nhưng nó cũng là môi trườngthử thách con người. Thiên nhiên ban tặng cho con người điều kiện sống, môi trường thể hiện nhưng chỉ trong giới hạn nhất định, nếu liều lĩnh vượt qua thì con người phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Sức mạnh để con người có thể chiến thắng được thiên nhiên chỉ có thể là sự nhẫn nại, lòng kiên trì và bản năng sinh tồn mạnh mẽ ở mọi hoàn cảnh dù là khắc nghiệt nhất. Ngoài ra ở một khía cạnh khác, cuộc chiến đấu giữa con người với lực lượng thiên nhiên cũng phản ánh chính cuộc chiến đấu đầy khắc nghiệt và chết chóc giữa con người với con người. 47 KẾT LUẬN Jack London là một nhà văn có cuộc đời hết sức ngắn ngủi nhưng được ví như một huyền thoại. Lớn lên trong cảnh nghèo khổ, ông từng trải qua cơn thử lửa của cuộc sống khắc nghiệt, tàn nhẫn trong đấu tranh xã hội và đấu tranh với thiên nhiên. Chính vì vậy, các tác phẩm của ông đề cập nhiều đến thiên nhiên, nghiêng về cuộc phiêu lưu của con ngườitrong môi trường tự nhiên. Ngòi bút gân guốc, sắc bén của ôngđãlàm nổi lên mặt tàn bạo, hung cuồng của những lực lượng thiên nhiên bao vây và uy hiếp con người, làm đậm nét tấn bi kịch người đấu tranh với người. Trước hết, đọc truyện ngắn Jack London không ai không bị ấn tượng bởi những bức tranh thiên nhiên.Ông khắc họa nên nhiều bức tranh thiên nhiên với những nét vẽ đa dạng mà thống nhất. Thiên nhiên trong truyện ngắn của London chia thành hai mảng: thiên nhiên hiền hòa, yên ả hiện lên lung linh, tràn trề sức sống; thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội hiện lên rùng rợn, đầy hung bạo. Ở mỗi không gian, ông lại lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng với cách miêu tả sinh động, khiến người đọc tưởng rằng chính mình đã được tận mắt chứng kiến. Đó đều là những khung cảnh thiên nhiên có thực trên đất nước Mĩ đã được nhà văn huyền thoại khắc họa một cách tài hoa. Ở chương 2, đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, chúng tôi nhận thấy: thiên nhiên trước hết là môi trường thử thách bản lĩnh, tình cảm con người. Thiên nhiên đã tạo ra cái cớ để từ đó con người bộc lộ hết phẩm chất, bản lĩnh và tình cảm của mình mà trong cuộc sống bình thường họ không thể hiện. Đồng thời qua thử thách ấy, nhà văn đã đem lại cho ta nhận thức về quyền năng vô hạn của thiên nhiên cũng như sức mạnh, sức sống bất diệt của con người với bản năng sống mạnh mẽ. Thiên nhiên không chỉ là môi trường thử thách mà ở một phương diện khác thiên nhiên 48 còn hiền hòa, bao dung, là người bạn hỗ trợ con người; thiên nhiên giúp con người vượt qua thử thách do chính nó đặt ra. Ngoài ra, ta còn nhận thấy một mối quan hệ ngầm – thiên nhiên ẩn dụ cho bản chất cũng như cuộc sống con người. Thiên nhiên lạnh lẽo phương Bắc ẩn dụ cho sự vô cảm của con người; thiên nhiên dữ dội miền Nam lại ẩn dụ cho cuộc sống đầy bất công ngang trái, chết chóc và khổ đau. Đằng sau cuộc vật lộn không kém phần thảm khốc giữa con người với thiên nhiên như bão tuyết, giông tố, sóng gió,… nhà văn đã lồng vào cuộc đấu tranh giữa con người và con người. Jack London mô tả cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt trong xã hội Mĩ, những cuộc xung đột đẫm máu, một mất một còn giữa bọn da trắng đi chinh phục những dân tộc ít người. Ông mượn thiên nhiên làm ẩn dụ để nói lên cái tàn khốc của cuộc đời, của xã hội con người với những quy luật của thú dữ, của rừng hoang. Jack London đã thể hiện rõ cái nhìn của ông về con người và thời đại. Qua vấn đề thiên nhiên, chúng ta nhận thấy những ý nghĩa xã hội, triết lí trong truyện ngắn Jack London và nét riêng trong ngòi bút hiện thực của ông. Có thể thấy, thế giới nghệ thuật, nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Jack London như một vũ trụ chứa đầy bí mật. Khám phá vũ trụ bí mật ấy là một công việc hữu ích, có nhiều ý nghĩa.Tìm hiểu về thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London giúp ta hiểu thêm một khía cạnh trong thế giới sáng tạo của nhà văn. Việc tìm hiểu vấn đề này cũng giúp ta thêm phần khẳng định tài năng của một nhà văn đã được giới nghiên cứusuy tôn là một trong những bậc thầy truyện ngắn Mĩ. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Kim Anh (2005), Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London, Luận án tiến sĩ, Viện văn học. 2. Lê Huy Bắc (2002), Văn học Mĩ, Nxb Đại học sư phạm. 3. Nguyễn Trọng Đức, Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Nhóm lửa, http://d.violet.vn/uploads/resources/351/152094/preview.swf. 4. NguyễnTrọng Đức, Nghệ thuật truyện ngắn Jack London, http://www.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phebinh/nghe-thuat-truyen-ngan-jack-london.html. 5. Nguyễn Trọng Đức, Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn của Jack London, http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=17371. 6. Jack London, Truyện ngắn Nhóm lửa (Hà Kì Lam dịch), http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaKyLam/TruyenNgan/DotLua.htm. 7. Jack London (1984), Sự im lặng màu trắng(Thái Bá Tân, Đoàn Tử Huyến, Thái Hà,…dịch), Nxb Tác phẩm mới. 8. Jack London (1986), Sóng lớn Canaca, Nxb Tác phẩm mới. 9. Hữu Ngọc (1975), Hồ sơ văn hóa Mĩ, Nxb Thế giới. 10. Văn Tân (1967), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 11. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-van-hoa-my-qua-truyen-ngan-nhom-lua- cua-nha-van-jack-london-57215/. [...]... Chương 1: Bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London Chương 2: Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong truyện ngắnJack London 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON 1.1 Thiên nhiên, thiên nhiên trong văn học 1.1.1 Thiên nhiên Khái niệm thiên nhiên vốn chứa nhiều nội dung phong phú Theo Từ điển tiếng Việt [10] do Văn Tân chủ biên, thiên nhiên là toàn bộ... Thung hoa, những lũng câythông Trong lành Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số điểm đáng lưu ý sau: Ở mảng truyện ngắn, Jack London viết khá nhiều về thiên nhiên Theo khảo sát của chúng tôi trên 22 truyện ngắn, nhà văn có miêu tả thiên nhiên ở18 truyện chiếm tỉ lệ 81,8%; số truyện không miêu tả thiên nhiên chiếm tỉ lệ rất ít chỉ 18,2% Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London được chia thành 2 loại... phản đối xã hội Có thể thấy ý nghĩa này của thiên nhiên trong các tác phẩm văn chương có nguồn gốc từ những đặc điểm lịch sử - xã hội – văn hóa cụ thể 7 1.2 Một số biểu hiện của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London 1.2.1 Bảng khảo sát: Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London STT Tên truyện Màu sắc Xôlômông 1 hiểm Không Hình ảnh thiên Không gian nhiên Đảo khí Độc Gió, mặt biển, Những người... nhiều khung cảnh thiên nhiên khác nhau trên đất nước Mĩ Dù viết về thiên nhiên yên ả, thanh bình hay thiên nhiên dữ dội, nghiệt ngã thì những bức tranh thiên nhiên được ông lựa chọn đưa vào tác phẩm cũng hết sức gần gũi, gắn bó Phần lớn thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London đặc trưng bởi sự hoang sơ Nó được tạo nên vừa bằng bút pháp hiện thực, vừa bằng sự tưởng tượng diệu kì Thiên nhiên ấy thực mà ảo,... tranh thiên nhiên nghiệt ngã 1.2.3.1 Thiên nhiên hoang sơ, lạnh lẽo phương Bắc Không gian Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác Jack London Khi viết về hoang mạc Bắc Mĩ là nhà văn viết về một vùng đất ông tận mắt chứng kiến Đọc truyện ngắn Jack London, có khi chúng ta bắt gặp cả đoạn văn tả cảnh dài đến vài trang, có khi chỉ là điểm xuyết nhưng đã làm nổi bật lên tất cả mọi khía cạnh của thiên nhiên. .. pháp nghiên cứu Trong đó có các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát thống kê - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích – tổng hợp 6 Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, người nghiên cứu sẽ đi khảo sát để chỉ ra các biểu hiện đa dạng của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London; cũng như chỉ ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong truyện ngắn của ông 7... mà ảo, đã góp phần rất lớn vào việc thể hiện những dụng ý nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm 23 Chƣơng 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON 2.1 Thiên nhiên là môi trƣờng thử thách con ngƣời 2.1.1 Thiên nhiên thử thách bản lĩnh con người Jack London từng viết: “Chung quanh tôi diễn ra sức mạnh to lớn, những mối uy hiếp tày trời, những tên khổng lồ phá hoại, những... này, chúng tôi xin trình bày tổng thể về bức tranh đẹp đẽ, yên bình trong truyện ngắn Jack London chứ không tách biệt hai vùng đất miền Bắc và miền Nam 12 Đọc truyện ngắn Jack London, độc giả đặc biệt thích thú khi khám phá những không gian vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của một nước Mĩ huyền thoại Trong sáng tác của ông, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp chủ yếu hiện lên chỉ bằng vài nét chấm phá: “Hai bên... phục và kẻ bị chinh phục mà chỉ có con người và thiên nhiên gắn bó, hài hòa Đọc những 16 trang viết của Jack London về thiên nhiên thơ mộng nước Mĩ mà ta cứ ngỡ mình đang lạc bước trong khu vườn cổ tích Để khắc họa nên những bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng này, nhà văn đã huy động sự cảm nhận từ nhiều giác quan khác nhau Tác giả như hòa vào với thiên nhiên, quan sát cảnh vật và miêu tả bằng chính... những gì không do con người làm ra, là cuộc sống hồn nhiên thiếu vắng văn minh, khai hóa… Xuất phát từ nhiều cách định nghĩa trên, chúng tôi dùng từ thiên nhiên theo nghĩa: thiên nhiên là tất cả những gì không phải do con người tạo ra như các loài vật, thời tiết, cỏ cây… 1.1.2 Thiên nhiên trong văn học Trong văn học, khi bước vào tác phẩm, thiên nhiên trở thành một thành tố đặc biệt hàm chứa những ... thiên nhiên truyện ngắn Jack London Chương 2: Mối quan hệ thiên nhiên người truyện ngắnJack London NỘI DUNG Chƣơng BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN JACK LONDON 1.1 Thiên nhiên, thiên nhiên. .. thiên nhiên truyện ngắn Jack London 1.1 Thiên nhiên, thiên nhiên văn học 1.1.1 Thiên nhiên 1.1.2 Thiên nhiên văn học 1.2 Một số biểu tranh thiên nhiên truyện ngắn. .. triết lí: thiên nhiên vô cảm người cần phải hữu cảm nhiều Công trình Nghệ thuật truyện ngắn Jack London; Nghệ thuật xây dựng tình truyện truyện ngắn Jack London Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nhóm

Ngày đăng: 06/10/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w