1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người và thiên nhiên trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái (LV01950)

110 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 873,69 KB

Nội dung

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu tiền bối, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái, tập trung vào chủ đề

Trang 1

LÊ THỊ THU BỒN

CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẴN NGUYỄN HUY THIỆP DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Phùng Gia Thế

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Phùng Gia Thế - người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khóa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn

đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến

Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2016

Học viên

Lê Thị Thu Bồn

Trang 3

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo,

TS Phùng Gia Thế Tôi xin cam đoan:

- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực

- Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2016

Học viên

Lê Thị Thu Bồn

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 5

7 Bố cục của luận văn 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHUYNH HƯỚNGVĂN XUÔI SINH THÁI Ở VIỆT NAM TỪ SAU 1986 6

1.1 Khái quát về phê bình sinh thái 6

1.1.1 Khái niệm phê bình sinh thái 6

1.1.2 Lịch sử phê bình sinh thái 7

1.1.2.1 Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái 7

1.1.2.2 Sự phát triển của phê bình sinh thái 9

1.2 Khuynh hướng văn xuôi sinh thái ở Việt Nam từ sau 1986 12

1.2.1 Tiền đề lịch sử 12

1.2.2 Sự hình thành khuynh hướng văn xuôi sinh thái 13

1.2.2.1 Giai đoạn manh nha 13

1.2.2.2 Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái 14

Chương 2 Ý THỨC PHÊ PHÁN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI 20

2.1 Ý thức về con người tội đồ trong quan hệ với thiên nhiên 20

2.1.1 Tận diệt tự nhiên 20

2.1.2 Chiếm đoạt không gian hoang dã 31

Trang 5

2.2.2 Niềm kính sợ đối với sinh mệnh tự nhiên 41

2.3 Ý thức về nỗi bất an sinh thái 52

2.3.1 Cái nhìn phản lãng mạn về nông thôn 52

2.3.2 Nỗi bất an đô thị 58

Chương 3 SỰ KIẾN LẬP CẢM QUAN ĐẠO ĐỨC SINH THÁI 62

3.1 Sự nối tiếp các diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên 62

3.1.1 Mĩ hóa thiên nhiên 63

3.1.2 Quê hương như là môi trường sinh thái 74

3.1.3 Văn học đồng quê về những người nghèo khổ 76

3.2 Kiến lập mẫu hình nhân cách cho chủ nghĩa nhân văn sinh thái 84

3.2.1 Lắng nghe, đồng cảm với thiên nhiên 84

3.2.2 Tiếng nói của những thân phận nhỏ bé 90

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Khởi phát ở phương Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX, phê bình

sinh thái dần trở thành một khuynh hướng gây tiếng vang trong nghiên cứu văn chương Tiếp cận văn chương từ góc nhìn phê bình sinh thái trên thực tế

đã góp phần quan trọng vào việc khơi mở những chân trời mới, bổ sung vào các khoảng trống trong nghiên cứu văn học Tuy nhiên, với nhiều lí do khác nhau, phê bình sinh thái hiện chưa có một tiếng nói ảnh hưởng thực sự ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây, có một khuynh hướng văn chương sinh thái đang dần được hình thành Trong bối cảnh đó, việc vận dụng lí thuyết của phê bình sinh thái vào giải thích các hiện tượng văn xuôi Việt Nam đương đại là một việc làm có ý nghĩa lí luận – thực tiễn cần thiết Một mặt, điều này giúp người nghiên cứu tiếp cận với một phương pháp nghiên cứu – phê bình mới mẻ, năng hoạt, mang ý nghĩa nhân văn; một mặt khác, cũng góp phần giúp bạn đọc giải thích sâu hơn khuynh hướng phát triển và các đặc trưng thẩm mĩ phong phú của văn xuôi đương đại

1.2 Cùng với những cách tân về thi pháp nghệ thuật, cảm quan sinh thái nhân văn là một trong những yếu tố làm nên sức nặng, chiều sâu cho các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Trong ngữ cảnh truyện ngắn Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn một tác giả như Nguyễn Huy Thiệp làm chất liệu nghiên cứu là điều thực sự cần thiết Trên một ý nghĩa nhất định, có thể nói, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại dưới góc nhìn phê bình sinh thái sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung ra diện mạo và xu hướng phát triển của một bộ phận văn học tiên phong Qua đó cũng góp phần vào việc nắm bắt những biểu hiện đặc thù và cả những “bước ngoặt” trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Huy Thiệp là cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại Sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phân tích từ rất nhiều bình diện Về việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể

kể đến hàng trăm công trình khác nhau Một phần lớn các công trình này đều

đã được in thành sách hoặc đăng trên các báo và tạp chí nổi tiếng Tiêu biểu trong số đó là các bài: “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” của Hoàng Ngọc Hiến, “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ” của Nguyễn Đăng Mạnh, “Thử tìm cái lí bên trong của nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp” của Trần Đình Sử, “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”,

“Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt Nam” của La Khắc Hòa (Lã Nguyên), “Có hay không nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp?” của Nguyễn Thái Hòa, “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Đăng Điệp…

Phân tích truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, về cơ bản các nhà phê bình đều đánh giá cao tài năng và thành công nhà văn trong thể loại này Trong

cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng:

"Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ lục có nhiều bài viết về sáng tác của mình, chỉ một thời gian ngắn không có

độ lùi của thời gian Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài, không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, không chỉ người Việt mà cả ngoại quốc"

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn khẳng định: "Nếu có một thứ "Quả bóng

vàng" hay "Cây bút vàng" dành để tặng cho cây bút xuất sắc hàng năm, thì

trong năm vừa qua 1987 và nửa đầu 1988, người xứng đáng được giải trong văn xuôi có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp"

Trang 8

Nguyễn Huy Thiệp sáng tác trên nhiều lĩnh vực và không phải lĩnh vực nào cũng thành công Bản thân truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng còn gây nhiều tranh cãi Tuy nhiên, trên những nét cơ bản, giới nghiên cứu đều thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn tài năng, văn tài của ông có sức hấp dẫn lớn và trước hết, đối với người nghiên cứu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một chất liệu phong phú, có thể khai thác từ nhiều khía cạnh, nhiều chiều kích khác nhau

Điểm lại các bài nghiên cứu, phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,

có thể nhận thấy, hầu hết các bài viết đều ít nhiều đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong các sáng tác của ông “Ngôn ngữ trữ tình”, “giàu chất thơ”, “ngôn ngữ thông tục”, “ngôn ngữ sắc lạnh”, “câu văn ngắn, trần trụi”… là các mảng từ vựng thường được nói đến

Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến thi pháp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể kể đến:

- “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” của Phan Thanh Bình (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên, 2007)

- “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Hoàng Kim Oanh

(Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2008)

Về các bài bàn sâu đến ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể

kể đến:

- “Tướng về hưu là một tác phẩm có tính nghệ thuật” của Trần Đạo (Đi

tìm Nguyễn Huy Thiệp)

- “Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu” của Nguyễn Thị Hương (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp)

- “Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Lê Thị Trang (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2013)

Trang 9

- “Đặc điểm lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Lê Thị Nguyệt Trong (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2011) Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết: “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ điểm nhìn phê bình sinh thái” của Đặng Thái Hà;

“Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp từ lí thuyết phê bình sinh thái” của Vũ Minh Đức “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau

1975 dưới góc nhìn phê bình sinh thái” của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt (Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, 2015) Trong khuôn khổ những bài viết ngắn, các tác giả trên đã đề cập vấn đề phân tích truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn đặc thù này Tuy nhiên, trên thực tế, bài viết của các tác giả nêu trên thiên về giới thiệu lí thuyết và sự ứng dụng phân tích còn rất hạn hẹp

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu tiền bối, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái, tập trung vào chủ đề mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và xem đây là một đặc điểm nổi bật tạo nên chiều sâu tư tưởng, sức sống của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu đặc trưng cảm quan sinh thái nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong nhìn nhận, xử lí vấn đề mối quan hệ giữa con người

và thiên nhiên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu lí thuyết phê bình sinh thái

- Phân tích cách xử lí vấn đề mối tương quan giữa con người và tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Con người và thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc

nhìn phê bình sinh thái

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Tìm hiểu các tài liệu về phê bình sinh thái…

- 42 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb

Văn hoá Sài Gòn, 2006

- Một số sáng tác của các tác giả văn xuôi Việt Nam đương đại như Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần… (để làm tư liệu đối sánh)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống

- Phương pháp xác định lịch sử - phát sinh

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh hệ thống

6 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa kiến thức về phê bình sinh thái, một khuynh hướng nghiên cứu văn học tiên phong;

- Phân tích những đặc trưng cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhằm chỉ ra những đóng góp đặc biệt của ông về phương diện này trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam đương đại

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về phê bình sinh thái và khuynh hướng văn xuôi

sinh thái ở Việt Nam từ sau 1986

Chương 2 Ý thức phê phán trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc

nhìn phê bình sinh thái

Chương 3 Sự kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái

Trang 11

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHUYNH HƯỚNG

VĂN XUÔI SINH THÁI Ở VIỆT NAM TỪ SAU 1986

1.1 Khái quát về phê bình sinh thái

1.1.1 Khái niệm phê bình sinh thái

Sinh thái theo nghĩa gốc tiếng Latinh là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình

Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học) Thuật ngữ „„sinh thái học‟‟ chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haecker đưa ra Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái về mối tương quan giữa động vật với các thành phần môi trường vô sinh Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình sinh thái được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX Trong các đĩnh nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa của Glotfelty được xem là ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả:

Nói đơn giản, phê bình sinh thái là khuynh hướng phê bình nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên Cũng giống như

phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Macxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để

đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học

Trang 12

1.1.2 Lịch sử phê bình sinh thái

1.1.2.1 Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái

Mặc dù, nhiều nhà nghiên cứu sinh thái cho rằng phê bình sinh thái không có lịch sử của nó, nghĩa là phong trào này mới xuất phát từ những năm

70 của thế kỉ XX Tuy nhiên, bất kì lý thuyết nào cũng có cội nguồn của nó Triết học Phương Tây đã manh nha các tư tưởng sau này trở thành tiền

đề cho phê bình sinh thái: tư tưởng sinh thái của Rousseau, Darwin, Heidegger… Nghiên cứu về phương diện tiến hóa của Darwin đã chứng minh một cách thuyết phục bằng khoa học, giáng một đòn mạnh mẽ vào tư tưởng

“con người kiểu mẫu muôn loài” có thể đứng cao hơn tất thảy Các nhà triết học hiện tượng luận (Hussel, Ingarden, Heidegger…) đi vào thế giới nhân sinh bên trong của con người, quan tâm nhiều đến tri giác Họ cho rằng con người cảm nhận thế giưới bằng chính cảm giác, trực giác của mình

Đặc biệt, phê bình sinh thái ảnh hưởng trực tiếp nhất từ tư tưởng triết học các trường phái của luân lí học môi trường phương Tây hiện đại: Đại địa luân lí học, Tự nhiên giá trị luận, Sinh thái học bề sâu, Động vật giải phóng… Sinh thái học bề sâu cho rằng thế giới tự nhiên là một sự cân bằng tinh tế của mối quan hệ phức tạp, trong đó sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật khác trong hệ sinh thái Can thiệp của con người hoặc phá hủy thế giới tự nhiên đặt ra mối đe dọa không chỉ với con người mà cho tất cả các sinh vật tạo thành trật tự tự nhiên Quan niệm Đại địa luân lí học làm thay đổi vai trò nhân loại trong văn minh truyền thống Phương Tây Con người từ

kẻ chinh phục, thao túng tự nhiên trở thành một thành viên trong đó Con người phải có sự tôn trọng thích đáng đối với tất cả các thành viên thuộc giới hữu tình và vô tình, và cùng sinh tồn với các loài vật khác hợp thành một cộng đồng rộng lớn, con người có nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ “cộng đồng sinh vật” được hài hòa, ổn định, và đẹp đẽ

Trang 13

Như vậy, đạo đức môi trường đã mở rộng ra từ quyền con người sang quyền của thiên nhiên Cuối thế kỉ XX là thời kì khởi phát phong trào bảo vệ sinh thái Bảo vệ sinh mệnh tự nhiên là sự tiến bộ của nhân loại

Trở về với tư tưởng văn hóa phương Đông cổ đại là khuynh hướng quan trọng của phê bình sinh thái hiện nay Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được triết học, văn chương và mĩ thuật bàn đén cách đây hàng nghìn năm Các nhà tư tưởng Trung Hoa xem con người mang bản chất của tự nhiên nên con người cần sống hòa hợp với tự nhiên, sống thuận theo tự nhiên

“Thiên nhiên hợp nhất” - tư tưởng Chu Dịch đã trở thành tiền đề cơ bản trong cách ứng xử, nguồn cảm hứng vô tận của văn chương phương Đông Điều đó khẳng định sự tống nhất giữa con người và tự nhiên, con người là một phần của tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có mối liên quan, dung hòa nhau Khổng Tử yêu cầu tôn trọng, giữ gìn môi trường, mùa xuân vào rừng không được đốn cây lớn, bắt cá phải dùng mắt lưới to Lão Tử cho rằng con người gắn với tự nhiên, là một bộ phận không tách rời tự nhiên “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật” Tự nhiên có trước con người, tồn tại và vân động theo quy luật khách quan, con người theo quy luật của tự nhiên để hành động cho hợp lẽ Bởi vậy người phương Đông thường lựa chọn cách sống hài hòa với tự nhiên để được thanh thản, đủ đầy

Trong các sử thi phương Đông còn có những bài học về sự hòa hợp tự

nhiên Các anh hùng của người Ấn trong Ramayana, Mahabrahata trước khi

lên ngai vàng trị vì đất nước đều vào sâu trong núi hành hương, học bài học triết lí về nhân sinh bằng cách tĩnh tâm, hòa mình sống với thiên nhiên Trước khi trở thành đấng Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua kiếp sống không chỉ là con người, thần linh mà cả là chim chóc, muông thú để có thể hiểu về cuộc đời của muôn loài bình thường, với đủ mọi quan hệ thế tục Đức vua Trần Nhân Tông sau khi thực hiện xong việc thế sự, xuất gia vào núi sâu để được trong

Trang 14

sạch, giác ngộ tràn đầy Thiên nhiên do đó là người thầy minh triết vĩnh cửu trong tâm thức của người phương Đông

1.1.2.2 Sự phát triển của phê bình sinh thái

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra số của cải vật chất khổng lồ, đưa đến cho con người nhiều tiện nghi, nhưng nó cũng khiến con người đang

đi trên con đường dẫn đến sự đối đầu trực tiếp với thiên nhiên Hiện tại con người bắt đầu hiểu ra là cần phải yêu thương và che chở thiên nhiên, nếu không sẽ ghánh chịu sự thua thiệt Tuy nhiên, vì lòng tham, vì sự không biết

lo xa, chúng ta chưa thực sự có những hành động thiết thực Trước bối cảnh khủng hoảng môi trường đó, những ngành khoa học nhân văn khác như lịch

sử, triết học, luật pháp, xã hội học và tôn giáo đã “nghiên cứu xanh” từ những năm 1970

Trong khi đó, văn học được đánh giá là „„phản ứng chậm‟‟ vì hình như vẫn bỏ ngỏ mối quan tâm đến môi trường Những nghiên cứu của văn học thế

kỉ XX vẫn là những mối bận tâm đến con người: phê bình nữ quyền, phê bình phân tâm học, phê bình Macxit, lí thuyết tiếp nhận mà bỏ ra ngoài một sự thực: trái đất đang lâm nguy Dù vậy từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX

có một số nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã phát triển lí thuyết và phê bình về phương diện sinh thái Tuy nhiên các nghiên cứu của họ được coi là những “nghiên cứu trước tác về tự nhiên” tản mạn dưới những tên gọi khác nhau như: chủ nghĩa đồng quê, sinh thái học con người, chủ nghĩa địa phương, khoa học và văn học, tự nhiên trong văn học, …

Đến những năm 1990, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển Các hội nghị khoa học về vấn đề môi trường và văn học được tổ chức hàng năm

Phiên họp đặc biệt nổi tiếng nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại

vào năm 1991 được thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học” đã thực sự tạo được tiếng vang và thúc

Trang 15

đẩy hướng nghiên cứu này phát triển mạnh mẽ Năm 1994, Kroeber cho xuất

bản chuyên luận Phê bình văn học sinh thái Năm 1995, Lawrence Buell khoa Anh văn đại học Harvard cho xuất bản chuyên luận Tưởng tượng môi trường

Nghiên cứu của ông là một dấu mốc cho phê bình sinh thái, có nghĩa quan trọng và có ảnh hưởng trong lĩnh vực này

Tuy nhiên, để nhận thức rõ ràng về phê bình sinh thái phải kể đến người

có công phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Glotfelty, đã đồng biên tập với Harold Fromm một tuyển tập cốt yếu các bài viết có định hướng

quan trọng là Phê bình sinh thái Năm 1992, bà cũng là nhà sáng lập ra Hiệp

hội Nghiên cứu Văn học và Môi trường - ASLE Hiệp hội này trở thành tổ chức có hàng nghìn thành viên ở Mĩ, sau đó các chi nhánh mới thành lập ở Anh

và tiếp theo là nhiều nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada… Phong trào phê bình sinh thái ở Anh và Mĩ có đôi chút khác biệt Phê bình sinh thái hay phê bình xanh của Anh quốc lại được sinh thành từ phong trào Lãng mạn Anh của thập kỉ chín mươi thế kỉ XVIII Phê bình sinh thái của

Mĩ được hình thành từ phong trào Tiên nghiệm của thập kỉ bốn mươi thế kỉ

XIX Tuyển tập các công trình sinh thái đáng chú ý tại Anh là cuốn Tuyển tập

nghiên cứu xanh Nếu như phê bình sinh thái Mĩ thiên về ca tụng tự nhiên thì

phê bình sinh thái Anh lại thiên về cảnh báo môi trường

Như vậy, phê bình sinh thái từ những nghiên cứu riêng lẻ, khó nhận diện

đã có một tổ chức riêng thu hút giới nghiên cứu trên toàn thế giới, có một tạp chí riêng của Hội Đồng thời phong trào này cũng lan ra các trường đại học, một vài trường đã bắt đầu đưa vào trong các khóa văn học của họ trong chương trình giảng dạy về nghiên cứu môi trường; một số học viện về tự nhiên và văn hóa được thành lập; một số khoa tiếng Anh yêu cầu những chương trình nhỏ về văn học môi trường Nhờ đó, phê bình sinh thái đã chính thức trở thành một phong trào nghiên cứu hàn lâm Nhiều nghiên cứu của các tác giả được công bố

Trang 16

Một trong những dấu mốc chứng tỏ sự phát triển của phê bình sinh thái

là sự xuất hiện trong các cuốn giáo trình giới thiệu các trường phái lí thuyết văn học Giáo trình Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận ăn học và lí luận văn hóa, tái bản năm 2000 do Peter Barry soạn thêm một chương mới là “Phê bình sinh thái” Chương sách giới thiệu một cách khái quát sự ra đời, cách hiểu hàm nghĩa tự nhiên/văn hóa, thành tựu chủ yếu, nhiệm vụ của phê bình sinh thái, và thực tiễn phê bình sinh thái

Một trong những hướng quan trọng của phê bình sinh thái là nhìn lại những diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên Gifford Terry phát triển mô hình 3 lớp

của x: đồng quê, phản đồng quê và hậu đồng quê để viết về thể loại Đồng quê Năm 2000, Bài ca trái đất là công trình của nhà phê bình văn học sinh thái

nổi tiếng Jonathan Bate đã ứng dụng nguyên lí phê bình hiện tượng học, chủ nghĩa sinh thái học lãng mạn của Heidegger, lí thuyết về trạng thái tự nhiên

của Rousseau Năm 2004, Grey Garrard xuất bản chuyên luận Phê bình sinh

thái, bàn về diễn ngôn chủ yếu của phê bình sinh tái từ 8 phương diện như ô

nhiễm môi trường, nơi chốn, điền viên, hoang dã, tận thees, cư trú, động vật,

trái đất Một cuốn sách cũng cần được nhắc đến ở đây là Sự mơ hồ sinh thái:

Khủng hoảng môi trường và văn học các nước Đông Á (2012) của Karen

Thronber Mở rộng diện quan tâm của phê bình sinh thái ra khỏi các nước ngoài phương Tây: Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan

Như vậy, phê bình sinh thái ngày càng được mở rộng phạm vi nghiên cứu và ngày càng thu hút được nhiều giới nghiên cứu với những công trình quan trọng Phê bình sinh thái không chỉ nghiên cứu tự nhiên hay hiện hữu tự nhiên trong văn học, mà hơn thế nó liên hệ chặt chẽ đến biến đổi môi trường

Từ đó, mở ra một cách tiếp cận chức năng của sinh thái học văn hóa

Trang 17

1.2 Khuynh hướng văn xuôi sinh thái ở Việt Nam từ sau 1986

1.2.1 Tiền đề lịch sử

Chiến tranh suốt ba mươi năm có tính chất hủy diệt (Ruộng đã khô, nhà

đã cháy, thành phố đã tan hoang - Trịnh Công Sơn) để lại những tổn thất về môi trường dài lâu mà con người chưa thể khắc phục ngay được Những nỗi đau da cam hiện đang bào mòn nhiều thế hệ và ngấm ngầm tàn phá môi trường với những cánh rừng trơ trụi, nhiễm độc đất đai, nguồn nước… Sinh thái hậu chiến tranh do vậy vẫn còn là nỗi đau dai dẳng

Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khiến cho môi trường bị biến đổi Vì lợi ích kinh tế, chúng ta không thể không tác động vào tự nhiên, nhưng khi tác động phải trả giá cho sự phát triển trước mắt bằng những nguy

cơ lâu dài Sự lạm dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã làm ô nhiễm và cạn kiệt môi trường tự nhiên Khai thác hủy diệt không tính đến những tác động môi trường, đánh bắt hủy diệt, lâm tặc, khoáng tặc, dẫn tới hậu quả của

nó là những dải rừng bị bào mòn hủy hoại, những con sông, dòng thác bị bức tử; loài vật lên tiếng kêu cứu: năm 2010 con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị tiêu diệt, voi Tây Nguyên không có rừng để sống về tàn phá những cánh đồng, sếu đầu đỏ bỏ miền tây Nam Bộ thiên di sang những cánh đồng Campuchia… Jacques Vernier phản đối cách khai thác rừng ở các nước Đông Nam Á (80% số gỗ khai thác chỉ để làm củi) Diện tích rừng bị suy giảm trầm trọng đã kéo theo những hệ luỵ của biến đổi khí hậu mà chúng ta đang phải ghánh chịu: hạn hán vào mùa hè, bão lũ vào mùa mưa ở miền Trung, luc lụt và sạt lở đất ở miền núi, triều cường ở Nam Bộ, xâm ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long…

Trong quá trình công nghiệp hóa, con người đã xem thiên nhiên như là thứ vô tri nên mặc sức khai thác nó, coi sự trả giá quá dễ, tác động vào nó mà không tính đến những hậu quả lâu dài về mặt môi trường Sự tăng trưởng

Trang 18

nóng đã khiến môi trường tự nhiên đang bị đe dọa, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của mặt trái văn minh đô thị với bao bộn bề, ngổn ngang, và tổn hại như hiệu ứng nhà kính, chất thải công nghiêp… Hiểm họa sinh thái còn do sự thiếu ý thức, vì nguồn lợi người ta bất chấp tất cả mà vi phạm môi trường nghiêm trọng Như việc xả thải bất hợp pháp ở các khu công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước (Vedan xả thải chưa qua xử lí ra sông Thị Vải), ô nhiễm đất (đất bị nhiễm quá mức ở làng Đông Mai, Hưng Yên) Trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng các thành tựu khoa học thiếu cân nhắc như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân hóa học… làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, môi trường sinh thái, nguồn nước sinh hoạt… Điều đó lại càng đặt ra thách thức lớn với cách thức tác động đến môi trường sinh thái

Biến đổi khí hậu, khủng hoảng môi trường sinh thái và những vấn đề toàn câù hóa trở thành những áp lực rất lớn mà văn chương không thể bỏ qua Đứng trước những vấn đề bức thiết của đời sống, văn học cũng cần có trách nhiệm với trái đất đang ngày một kiệt quệ Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ liên quan đến con người với môi trường cũng cần được đổi thay ngay từ chính văn học Khuynh hướng văn học sinh thái ra đời đã áp ứng yêu cầu của thời đại

1.2.2 Sự hình thành khuynh hướng văn xuôi sinh thái

1.2.2.1 Giai đoạn manh nha

Trong văn học giai đoạn 1945 – 1975, đã có những mầm mống cho việc xuất hiện văn học sinh thái Cội nguồn của nó bắt rễ từ tình yêu với quê hương đất nước: tình yêu với hương cây cỏ nồng nàn (Hương cỏ mật - Đỗ

Chu; Mùa hoa dại - Xuân Quỳnh…), với những âm thanh giản dị gần gũi (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh), với dòng sông, cánh đồng quen thuộc (Đồng

Chí - Chính Hữu, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Hòn đất - Anh Đức, …) Dù

Trang 19

vậy, vẫn có sự khác biệt nhất định, mặc dù văn học giai đoạn 1945 - 1975 có nói đến thiên nhiên nhưng để biểu tượng cho cái sức sống vĩnh hằng bất tử dù cuộc chiến khốc liệt Văn học cũng nói đến sự phá hoại của chiến tranh đối

với tự nhiên nhưng chủ yếu nghiêng về tố cáo tội ác của giặc (Cánh đồng

hoang - Nguyễn Quang Sáng, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu, …) Sinh thái mang tinh thần hiện đại, vì thế

chưa hình thành

Văn học sau năm 1975 với quán tính của nó cũng có những sáng tác đi

theo dòng chảy tố cáo tội ác phá hoại thiên nhiên như Miền cháy – Nguyễn Minh Châu, Lời hứa của thời gian – Nguyễn Quang Thiều,… hay dòng “văn

học da cam”: di chứng chất độc màu da cam của dioxin tàn phá môi trường với nhưng khu rừng xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng hết tóc của các nữ

thanh niên xung phong (Người xót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo) Khi

chiến tranh đã lùi xa, người ta mới nhận ra không chỉ tổn thất về người, về vật chất mà còn gây ra những tổn thất về môi trường dài lâu mà con người chưa

thể khắc phục ngay được Nguyễn Minh Châu mở đầu Chiếc thuyền ngoài xa

bằng một chi tiết nhỏ ít ai để ý, như là đặt một cách tình cờ trong truyện ngắn:

“những bãi xe tăng do bọn thiết giáp ngụy vứt lại bên đường rút chạy hồi tháng ba bảy nhăm, bây giờ sau gần mười năm, đã bị hơi nước gặm mòn và làm cho sét gỉ” Dưới con mắt của phê bình sinh thái, chúng ta nhận thấy cính chiến tranh với những vết tích xót lại kia đã làm mất đi chỉnh thể đẹp đẽ của

bờ biển, sự hủy diệt của con người làm cho cảnh thơ mộng trở nên thô kệch,

từ đó dẫn dụ tới một ngụ ý mà tác giả nhắc nhở người nghệ sĩ về “nghịch lí” của đời sống, bên cạnh cái đẹp thơ mộng là cái hiện thực sần sùi, gai góc

1.2.2.2 Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái

Theo Lawrence Buell, một tác phẩm được cho là viết theo định hướng môi trường sẽ mang những định hướng sau:

Trang 20

1 Môi trường phi nhân không còn chỉ được nhìn đơn thuần như một thứ công cụ làm khung nền cho sự xuất hiện của con người, ngược lại, sự hiên diện của nó cho thấy lịch sử nhân loại bao giờ cũng có mối liên hệ với tự nhiên

2 Mức độ quan tâm của con người đối với môi trường là một phần thuộc giá trị đạo đức của mỗi văn bản

3 Theo một nghĩa nào đó, môi trường được nhìn như một quá trình, chứ không phải là một hằng ssố bất biến hay ít nhất, được cho là một thông điệp

ẩn giấu đằng sau tác phẩm

Như vậy, chúng tôi cho rằng tác phẩm sinh thái được nhận diện ở dấu hiệu: Thứ nhất, khi tác phẩm từ bỏ cái nhìn mang tính ẩn dụ về tự nhiên để viết với ý thức sinh thái Văn học sinh thái chống lại sự nhân hóa tự nhiên Khác với các truyện truyền thống về thế giới tự nhiên, chỉ có một nhân vật xuyên suốt câu chuyện, chỉ có một tiếng nói cất lên sau hình tượng đó Ngược lại, trong các truyện sinh thái, bên cạnh thế giới con người là thế giới muông thú với những tình cảm, tính cách, cá tính… rất riêng Tự nhiên có sinh mệnh độc lập, có địa vị bên ngoài mọi quan niệm của con người

Thứ hai, văn học sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiển và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái Thực chất, mối quan hệ giữa con người và sinh thái là mối quan hệ cộng sinh, do vậy tác phẩm viết về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên phải có quan điểm sinh thái

Thứ ba, cân bằng tự nhiên cũng đảm bảo cho cân bằng xã hội Đó là lí do

vì sao văn học sinh thái tích hợp với các vấn đề xã hội: giới tính, chủng tộc, giai cấp, xã hội,…

Từ cái nhìn như vậy, nhìn vào văn xuôi sau 1975, chúng tôi đã thấy xuất

hiên các chủ đề sinh thái:

Trang 21

Văn học sinh thái truy tìm nguồn gốc nguy cơ sinh thái Vì vậy, phê phán mặt trái văn minh một đặc điểm nổi bật của khuynh hướng văn học

này với hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trí, Sương Nguyệt Minh, Hoàng Minh Tường, Trần Duy Phiên, …

Văn học sinh thái chú trọng đến trách nhiệm của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng

sinh thái Đó là những tác phẩm như: Sống mãi với cây xanh – Nguyễn Minh Châu, Thập giá giữa rừng sâu – Nguyễn Khắc Phê, Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư, Giải vía – Hà Thị Cẩm Anh, …

Văn học sinh thái đưa trách nhiệm của con người đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu Đạo đức không phải chỉ trong mối quan

hệ giữa con người với nhau mà với việc anh ta đối xử với thế giới xung quanh

ra sao Từ đó nhận diện những mẫu hình nhân cách mới cho chủ nghĩa nhân văn: con người cần tôn trọng, yêu thương, che chở thế giới tự nhiên, nhìn vào

loài vật để điều chỉnh đạo đức của mình (Con chó và vụ li hôn – Dạ Ngân,

Con thú bị ruồng bỏ - Nguyễn Dậu, Bà cụ Cần và đàn chim sẻ - Ma Văn

Kháng, Cái nhìn khắc khoải – Nguyễn Ngọc Tư, …)

Về lực lượng sáng tác, văn học sinh thái Việt Nam có lẽ có bước phát triển nhất định vào khoảng giữa những năm 1980 đến đầu những năm 1990 Đây là giai đoạn bắt đầu của công cộc đổi mới, khởi động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khi đã tàn phá đến tự nhiên, hi sinh tự nhiên vì mục tiêu phát triển kinh tế

Nguyễn Minh Châu được coi là “người mở đường tinh anh tài năng nhất”, ngay cả ở việc ý thức rất sớm các vấn đề sinh thái Bằng nhạy cảm của

người cầm bút, ông viết Một lần đối chứng (1982) Tác giả muốn nhìn đời

sống qua con mắt chính loài vật, như bản chất tự nhiên, hoang dã, bên ngoài

Trang 22

mọi tình cảm cao thượng, trong sáng của con người; ngoài cả những định kiến, ý định áp chế như là từ chối sự áp đặt giản đơn những quy luật đời sống

vào quy luật của tạo vật Tiếp theo là Sống mãi với cây xanh (1983), tác giả đề

cập từ rất sớm “niềm tin pha lẫn âu lo” về tương lai đô thị hóa Những đề xuất này của Nguyễn Minh Châu vẫn được các nhà văn viết về đề tài sinh thái tái khẳng định

Trần Duy Phiên viết Kiến và người (1990) rồi muộn hơn một chút là Mối

và người (1992) Có thể nói, đây là hai tác phẩm đầu tiên đả phá cái duy ý chí,

ỷ vào sức mạnh khoa học để tàn phá tự nhiên dưới góc nhìn sinh thái “Một đời bố có thua ai”, “Bố huênh hoang tạo dưng cơ ngơi”, cậy mình có trí thông minh (cậu Bảy là kĩ sư, biết vận dụng những thành quả của khoa học kĩ thuật: ánh sáng đèn dụ mối, xây dựng hệ thống chuồng trại theo một quy trình bài bản, hợp lí để sản xuất theo dây chuyền chuyên nghiệp vận dụng rất ít sức người) Việc các nhân vật rời phố thị lên rừng để lập trại chăn nuôi, trồng trọt như là một ẩn dụ cho việc con người đang ngày càng xâm lấn tự nhiên, dành đất sống của muôn loài, khai thác cạn kiệt tự nhiên

Một tác giả khác người tạo nên “khúc ngoặt” (Lã Nguyên) cho văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 – Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ra những triết lí sinh thái thực sự có chiều sâu Nếu như tời kì đầu, nhà văn tập trung vào các chủ

đề trực diện của việc tự nhiên trả thù (Sói trả thù, Con thú lớn nhất, …), vế

sau, ông “nghe” được đòi hỏi sâu kín mà ngày càng bức xúc của những bất ổn

nông thôn trước sự xâm lấn đô thị (Thương nhớ đồng quê, Những bài học ở

nông thôn, …) Với những tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một

dòng “văn học tự vấn” mà có lẽ bất cứ nhà văn nào ưu tư với cuộc đời này đều mong muốn đi tìm câu giải đáp cho cái bất an, những vẻ đẹp tự nhiên đang dần mai một, về những chất chồng bất ổn của đô thị hóa…

Trang 23

Sau này, cùng với sự du nhập của các triết lí môi trường hiện đại, những cảnh báo Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu… dội vào sáng tác, do vậy văn xuôi sinh thái đã có những tác phẩm đáng

ghi nhận viết trực diện về những vấn đề cua văn học và môi trường: Kẻ ám sát

cánh đồng, Nguyễn Quang Thiều; Trăm năm còn lại, Trần Duy Phiên; Nơi hoang dã đồng vọng, Sương Nguyệt Minh; Gia phả của đất, Ngọc đất, Hoàng

Minh Tường;…Văn xuôi sinh thái, từ chỗ lực lượng sáng tác là những nhà văn viết nhiều chủ đề trong đó có chủ đề sinh thái nay đã có một số nhà văn chuyên tâm hơn với đề tài (Trần Duy Phiên, Nguyễn Trí, Nguyễn Ngọc Tư, …)

Một số tác giả nữ có thể kể đến như Hà Thị Cẩm Anh (Giải vía, Đối thoại với bất tử,…), Đoàn Lê (Chốn sơn Khê, Giường Đôi xóm Chùa, …), Dạ Ngân (Con chó và vụ li hôn), Võ Thị Xuân Hà (Lúa hát, Đàn sẻ ri ngang trời,…), Trần Thanh Hà (Miền cỏ hoang, Sông ơi, …), …đưa đến cho văn xuôi sinh thái Việt Nam nhiều vấn đề mới lạ

Trong các tác giả trẻ sau 1975 viết về sự nếm trải của con người với những khủng hoảng môi trường sinh thái, có lẽ Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn viết ám ảnh nhất Nếu như ở các tập truyện ngắn ở thời kì đầu (Ngọn đèn không tắt, Giao thừa) chủ yêu xoay quanh đề tài tình cảm: những mối tình đầu, tình cha con, tình mẫu tử… thì về sau, lồng trong câu chuyện là vấn đề thời sự: vấn đề môi trường Tư tưởng này có lẽ thể hiện ngay ở cách đặt tên

các tập truyện ngắn bằng hình ảnh gắn liền tự nhiên: Cánh đồng bất tận, Khói

trời lồng lẫy, Gió lẻ Trong tập Khói trời lộng lẫy, những nỗi đau môi trường

trở thành tư tưởng chủ đạo Hầu hết các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sống, lớn lên và vật lộn trên mảnh đát của mình nên đó là cái nhìn của người trong cuộc, đứng trước đổi thay, phai nhạt của quê hương thấy xót xa, đắng đót Các tác phẩm của nhà văn đặt ra nhiều vấn đè của môi trường và số phận của cá nhân trong chỉnh thể sinh thái, cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu

Trang 24

Như vậy, ở Việt Nam từ sau 1986 đã hình thành khuynh hướng văn xuôi sinh thái với các chủ đề sinh thái khá rõ và có sự tiến triển, trưởng thành về lực lượng sáng tác xét trên cả trên phương diện số lượng lẫn chất lượng

Trang 25

“Người chồng là tay thợ săn cự phách: Khẩu súng kíp trong tay lão như

có mắt Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy thành đống Những đống lông chim xơ xác đen xỉ như màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy màu vàng khè, hôi hám Những đống ấy to như những cái mả Lão thợ săn như là hiện thân thần Chết của rừng Chim chóc và thú rừng sợ hãi lão Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa ghen tị, vừa bất bình với lão Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình” [69; tr.11]

Nguyễn Huy Thiệp miêu tả chi tiết về đống lông chim, xương thú đằng sau nhà lão thợ săn ngụ cư ở Hua Tát Tác giả ví lão ta như hiện thân Thần Chết của rừng

Quả tay thợ săn ấy hiện lên với hình dáng và khuôn mặt đúng như Thần Chết: “Cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim Đôi mắt của lão đục

và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo” Đáng chú ý nhất là đôi

Trang 26

mắt của lão, nó khiến người ta rờn rợn khi nhìn vào Với tài săn bắn của mình, lão trở thành khắc tinh của muông thú Cái vẻ đáng sợ, dữ tợn của lão thợ săn khiến cái nghề của lão càng trở nên tàn nhẫn hơn Người ta không còn xem việc lão ta đi săn là công việc kiếm sống bình thường nữa Lão trở thành kẻ hủy hoại, tước đoạt sự sống của chim muông Bằng chứng của sự giết chóc ấy chính là những đống lông chim, xương thú chất thành đống to như cái mả ở sau nhà lão Cái đống ấy chôn vùi bao nhiêu sinh vật bé nhỏ của tự nhiên Không có con số cụ thể về số chim chóc và thú rừng đã chết dưới tay lão, chỉ cần nhìn vào cái đống ấy là đủ hiểu Tác giả không nói bằng giọng văn ca ngợi tài săn bắn của lão mà chỉ kể một cách thản nhiên về bằng chứng của những lần đi săn mà lão đã gom về sau nhà mình

Sự tàn nhẫn của lão thợ săn không chỉ thể hiện qua hình ảnh đống xương thú và lông chim sau nhà lão mà còn được miêu tả qua hành động của lão ta:

“Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa Một con công đang múa nhé Cái đầu cong như lá lúa, cái đuôi xòe nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia nắng mặt trời hắt ánh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân kheo khéo lượn vòng Chỉ có tình yêu mới lượn vòng tinh tế như thế Con công đang múa, thế mà –“Đùng” – khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt

ra một lưỡi lửa đỏ Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhóe máu Vợ lão già đến khô đét, đen ngòm, âm thầm nhặt con công cho vào cái lếp sau lưng” [69, tr.13]

Con người tận diệt vẻ đẹp của tự nhiên, đó là điều mà Nguyễn Huy Thiệp muốn chỉ ra trong câu chuyện về một lần lão thợ săn này bắn chết con công Sự sâu sắc của nhà văn thể hiện ở chỗ, ông miêu tả hành động giết con công khi nó đang múa của lão thợ săn Nhà văn nhấn mạnh tới hai lần hành động của con công: “lão bắn chết một con công đang múa Một con công đang múa nhé” Câu văn không có từ ngữ nào nói đến sự thương xót song lại

Trang 27

gợi sự xót xa Con công vốn được mệnh danh là công chúa của rừng, khi đó đang múa là lúc vẻ đẹp của nó rực rỡ nhất, vậy mà khẩu súng của lão thợ săn không nhìn thấy vẻ đẹp ấy Khẩu súng, suy cho cùng chỉ là phương tiện trong bàn tay con người, là công cụ hỗ trợ cho con người trong việc săn bắn tàn nhẫn Chính con người đã sáng tạo ra những phương tiện hiện đại phục vụ cho cuộc sống của mình nhưng mặt khác lại hủy diệt cuộc sống, hủy diệt tự nhiên một cách thô bạo và tàn nhẫn

Hành động và thái độ của mụ vợ lão thợ săn lạnh lùng, bình thản và chuyên nghiệp Đơn giản vì đó là công việc thường xuyên của bà mỗi khi theo chồng vào rừng Thái độ và hành động này khiến ý nghĩa của vấn đề mà nhà văn đề cập càng trở nên sâu sắc Con người đang vô tư nghĩ và hành động theo ý mình khi tác động vào tự nhiên Họ khai thác tự nhiên như một điều tất nhiên và không quan tâm đến thực trạng của tự nhiên Con người hiện đại dường như ngày càng tàn nhẫn, lạnh lùng và vô cảm trước sự đau đớn của tự nhiên khi sự sống của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng Thái độ thờ ơ và

vô cảm của con người trước sự mất ổn định của tự nhiên khiến tự nhiên đang ngày càng bị thương tổn nặng nề

Cũng nói về một tay thợ săn giỏi ở Hua Tát, truyện ngắn Sói trả thù kể

về Hoàng Văn Nhân, một người có tài săn bắn: “Ở Hua Tát có gia đình thợ săn họ Hoàng Đến thời Hoàng Văn Nhân thì tiếng tăm của gia đình này đã vang dội khắp cả bản mường Nhân bắn rất giỏi, ông luôn là người cầm chịch trong các mùa săn Ông không biết sợ là gì Điều này giống như cha ông, ông nội ông và cụ nội ông” [69; tr.23] Gia đình ông Nhân có nhiều đời sống bằng nghề thợ săn bắn, họ là những tay súng có tài và là những thợ săn gan dạ

Cũng giống như lão thợ săn ngụ cư trong truyện ngắn Con thú lớn nhất,

Hoàng Văn Nhân cũng nổi tiếng trong giới thợ săn Dường như Nguyễn Huy Thiệp chú trọng khai thác biến cố trong cuộc đời của những tay thợ săn, đặc

Trang 28

biệt hơn, họ đều là những gã thợ săn tài giỏi Điều này có ẩn ý: những kẻ đi săn có tài như ông Nhân, ông Diểu, lão thợ săn ngụ cư thì chắc hẳn có rất nhiều con thú đã chết dưới tay họ Họ đã giết biết bao con vật trong rừng, họ trở thành những kẻ thù của chúng, nhìn thấy họ chẳng khác nào gặp thần Chết Cuộc đời của những kẻ mang cái chết đến cho những con thú ấy được tác giả kể lại nếu không gặp hoàn cảnh thảm hại thì cũng kết thúc cuộc đời với cái chết đau đớn Điều này nói lên hậu quả tất yếu nếu con người quay lưng lại với tự nhiên, tàn phá, sát hại tự nhiên sẽ nhận lấy những kết cục tương tự những gì họ đã gây ra cho tự nhiên

Sự tàn nhẫn của con người đối với tự nhiên được tác giả thể hiện qua đoạn miêu tả cảnh phường săn dồn đuổi con sói đầu đàn và bán chết nó: “Phường săn dồn con sói cái đầu đàn vào hang của nó, cái hang sâu, ở đó có những cột nhũ đá rêu bám xanh rì Con chó sói đã già, từng túm lông lưng đã chuyển sang lốm đốm bạc Bị dồn vào hang, nó chống cự ác liệt, mắt nó đỏ ngầu Không hiểu lúc đó nó đã nghĩ gì Một thoáng, nó nhìn chăm chú ông Nhân như để nhận dạng rồi nó lao vào góc sâu nhất nơi có đàn con đang chụm vào nhau Nó

cố ngoạm được một con sói thì phát súng nổ Ông Nhân đã lia cả vào lưng con sói một chùm đạn ghém Con sói đầu đàn đè lên con sói bé xíu mà nó cắn răng vào giữa đỉnh đầu Phường săn ào vào, lôi xác con sói đầu đàn và bắn những con sói con Thằng San gỡ con sói con trong miệng của con sói mẹ mang về Đây là con sói con đẹp nhất trong đàn con sói nhỏ” [69; tr.25]

Phường săn và ông Nhân đã truy đuổi để giết hại những con sói cuối cùng trong đàn, con cuối cùng là con đầu đàn, khôn nhất, già nhất Đến lúc cận kề cái chết, bản năng làm mẹ của nó vẫn trỗi dậy, nó ngoạm được một con sói con đẹp nhất để tha đi chạy trốn khỏi sự săn bắn của con người nhưng không thành Cái nhìn lần cuối cùng nó dành cho ông Nhân không phải cái nhìn van lơn, cầu cứu, căm thù hay sợ hãi mà lại là cái nhìn như để nhận

Trang 29

dạng Nó muốn nhận dạng ông Nhân để làm gì? Tại sao không phải ai khác

mà lại là tay thợ săn lão luyện ấy? Nó nhận dạng kẻ sát nhân, kẻ giết hại bầy đàn của mình, kẻ thù của nó? Cái nhìn ấy, ám ảnh nó khiến người đọc cảm thấy ghê sợ sự tàn nhẫn của phường săn và nhất là hành động của ông Nhân: lia cả vào lưng con sói một chùm đạn ghém Với hành động này, ông Nhân hiện ra như một kẻ sát nhân độc ác

Sự tác động của con người vào tự nhiên không chỉ là tước đoạt sự sống của các loài động vật mà còn là tước đoạt cả quyền được sống của chúng trong thế giới hoang dã của mình Khi thằng San bắt con sói con mang về nuôi chính là lúc con vật bị tách ra khỏi cuộc sống tự nhiên trong môi trường hoang dã thân thuộc của mình Thế giới của con người đang sống không phải nơi thưộc về nó, không mang lại cho nó sự thích nghi thực sự Sự nhẫn tâm của con người đối với tự nhiên thể hiện cả ở hành vi ấy Hành vi này cho thấy con người đã đi ngược lại quy luật của tự nhiên Những con thú hoang dã vốn

có cuộc sống của riêng nó Tại sao con người lại muốn tước đoạt cả quyền tối thiểu ấy của những con vật hoang dã? Cho dù có về với cuộc sống của xã hội loài người, nó vẫn mang trong mình dòng máu và bản năng của một con thú hoang: “Con chó sói lớn lên giữa lũ chó nhà Nó có vết răng cắn ở đỉnh đầu, nơi đó thành sẹo lông không mọc được Con chó sói con được nuôi trong nhà ông Nhân Nó quen với tính người, tính nết gần giống chó nhà, chỉ có con mắt

và điệu bộ là khác Mắt nó dữ dằn, điệu bộ của nó lấm lép” [69; tr.26]

Vết răng cắn ở đỉnh đầu con sói là dấu tích của mẹ nó để lại trong lần bị ông Nhân bắn trúng mà vẫn cố ngoạm nó chạy trốn Vết sẹo ấy là bằng chứng của việc con người đã tác động vào tự nhiên, đã gây nên những vết thương không thể xóa mờ, những vết thương lông con sói không mọc lên được, đẻ lộ vết sẹo như một bằng chứng tố cáo con người đã khiến mẹ con sói phải tha cắp nhau chạy trốn khỏi bàn tay con người nhưng không thành Dù được

Trang 30

thuần dưỡng trong nhà nhưng con sói con không thể là con chó nhà được, nó chỉ gần giống chó nhà bởi nó vốn dĩ không phải vậy Nó là con sói hoang dã, con mắt nó vẫn dữ dằn, điệu bộ của nó lấm lép bởi nó không thể hòa nhập được với cuộc sống mới mà xã hội loài người đã tạo ra cho nó Điệu bộ lấm lép của

nó chứng tỏ nó muôn làm việc gì đó nhưng sợ con người phát hiện và đúng hơn

là đợi thời cơ để thực hiện việc đó Nó sống như một kẻ cam chịu: “con sói không bao giờ làm trái ý người, vật trong nhà Nó tránh mọi sự va chạm, tính nết của nó ôn hòa rất đỗi lạ lùng Nó không tranh ăn với những con chó khác, không gây sự với ngựa, dê hoặc lợn, gà Nó sống lầm lũi và rất biết điều Hình như nó biết mọi người trong nhà đều không thích nó” Con người những tưởng

đã thuần hóa được con thú hoang, tưởng rằng đã xóa được bannr năng hoang

dã của nó Nhưng bản chất hoang dã vẫn là thuộc tính cơ bản trong nó Con người cần nhìn thẳng vào vấn đề này, cần nhận thức lại mình, cần thay đổi thái

độ và cách ứng xử với tự nhiên Cần tôn trọng tự nhiên, không nên can thiệp quá nhiều vào tự nhiên, làm mất đi sự hoang dã vốn có của nó Sự tác động thái quá vào tự nhiên khiến chúng không còn giữ được bản chất thật của mình, bị biến dạng, méo mó, xuống cấp và bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng Con người hoàn toàn có thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa mình với tự nhiên, trả lại quyền bình đẳng cho tự nhiên, khôi phục được phần nào sự xuống cấp đã xảy ra, đền bù những tổn thất đã gây ra cho tự nhiên

Trong truyện ngắn Muối của rừng, con người cũng xuất hiện trong thể

dạng của một kẻ đi săn (ông Diểu), kẻ chĩa súng vào tự nhiên Thoạt đầu, người đọc cứ ngỡ ông Diểu vào rừng chỉ để tận hưởng không khí và cảnh quan trong rừng:

“Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú Tất cả những trò nhố nhăng đê

Trang 31

tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da” [69; tr.122]

Khi đọc đến đây, người ta những tưởng cánh rừng ấy, thiên nhiên hoang

sơ, trong lành ấy là nơi ông Diểu tìm đến để hít thở bầu không khí nguyên sơ,

tự nhiên, thanh thoáng, để rũ bỏ thực tại của cuộc sống xô bồ của xã hội hiện đại Tưởng rằng được đắm chìm trong cảm giác bình yên trước cảnh sống hoang dã của chim muông, cây cỏ trong rừng Ông mang hết những phiền muộn của xã hội để chút vào rừng xanh

Nhưng không, vào cái dịp ấy, cái dịp mà trong rừng “cây cối đều nhú lộc non Rừng xanh ngắt và ẩm ướt Thiên nhiên vừa trang trọng vừa ẩm ướt” ấy, ông Diểu lại đi săn Mục đích ông ta đến khu rừng đã làm người ta té ngửa Ông ta không bắn những con chim xanh vì sợ phí đạn mà muốn đi tìm con khỉ-nó hiếm-thế mới xứng với việc ông ta có mất viên đoạn cho nó Vả lại, chim xanh thì ông ta cũng ăn chán rồi Điều này chứng tỏ rằng việc săn bắn không phải đây là lần đầu tiên ông ta thưc hiện và mỗi lần đi săn ông Diểu thường là kẻ thu được nhiều chiến lợi phẩm Không phải vô cớ mà nhà văn chọn ông Diểu loài khỉ để làm con mồi thú vị Khỉ không chỉ hiếm, nó còn có

quan hệ gần gũi với nguồn gốc của loài người, loài thú này khôn tựa người

Dụ ý của tác giả nằm ở việc chọn con mồi của ông Diểu Các loài thú quý hiếm là mục tiêu của những kẻ đi săn Con người thật đáng sợ, họ đang chĩa súng, đang nã đạn vào những loài động vật có quan hệ gần gũi với loài người

Sự chủ động này của ông Diểu chứng tỏ rằng việc ông ta bắn con khỉ hoàn toàn đúng với muc tiêu đặt ra của ông ta trong cuộc đi săn Xung đột giữa con người với tự nhiên đã hình thành một cách có ý thức

Ông Diểu còn tỏ ra là một tay thợ săn lão luyện khi lựa chọn vị trí quan sát bầy khỉ và nắm được quy luật sống và tổ chức bầy đàn của các loài thú:

“Ông ngồi đấy lặng lẽ quan sát Cần xem bọn khỉ có ở đây không? Loài thú

Trang 32

này khôn tựa người, khi kiếm ăn bao giờ cũng có canh gác Con gác rất thính Không thấy nó, đưng có hòng cuộc săn thắng lợi, đừng có hòng bắn được con

át chủ bài” [69, tr.124] Đó cũng chính là lí do khiến ông có hứng thú đi săn đến vậy Ông còn nuôi ý định săn cho bằng được con khỉ đầu đàn, mà khỉ đầu đàn luôn là linh hồn của cả bầy khỉ Ý định này của ông Diểu thật đáng nể: tổ chức của bầy khỉ có khả năng bị phá vỡ nếu ý muốn của ông Diểu trở thành hiện thực Điều này cho thấy tính chất tàn nhẫn trong hành động mà ông thực hiện Sự bình yên và ổn định của tự nhiên đã bị đe dọa bởi hành vi của con người Con người chưa biết cách đối xử công bằng, nối đúng hơn là cố tình đối xử không công bằng đối với tự nhiên Họ đang lấn át và tước đoạt sự ổn định của tự nhiên để phục vụ cho những mục đích của mình

Thực chất cuộc đi săn của ông Diểu là sự giải trí, vào rừng không phải

để hưởng không khí trong lành nơi núi rừng, mục đích chính là vào đó để thử khẩu súng hai nòng mà cậu con trai ông gửi từ nước ngoài về Ông hủy diệt tự nhiên để thỏa mãn thú vui của mình Cái thú vui ấy phá vỡ sự bình yên của bầy khỉ, phá vỡ cuộc sống của gia đình khỉ khi ông ta nhằm vào con khỉ đực – con khỉ bố trong gia đình khỉ Bộ ba trong gia đình khỉ vẫn thực hiện những hành động theo bản năng sinh tồn thường ngày của chúng: bứt quả trên cây để

ăn Chúng không hề nhận thấy nguy hiểm đang đến gần: “Ông Diểu bóp cò Tiếng súng dữ dội đến nỗi đàn khỉ lặng đi dễ đến một phút Con khỉ đực buông tay ngã nhào xuống đất nặng nề” Đó là một thước phim ám ảnh, ám ảnh không phải nó đặc sắc, ám ảnh vì con khỉ đực ngã nhào xuống đất nặng

nề Khẩu súng và bàn tay của con người đã không bỏ qua cơ hội bắn hạ con thú đáng thương và được xếp vào loại khôn nhất trong thế giới động vật Nhưng đường bay của viên đạn từ khẩu súng hai nòng của ông Diểu có sực mạnh hơn trí thông minh của một con thú Tiếng súng ấy được tác giả miêu tả: Tiếng súng dữ dội đến nỗi đàn khỉ lặng đi dễ đến một phút Sự sợ hãi của

Trang 33

đàn khỉ thể hiện bằng việc chúng lặng đi khi nghe tiếng súng Đó là thứ âm thanh của sự giết chóc mà phương tiện hiện đại của con người mang đến Nó phá vỡ sự yên bình của bầy khỉ đang cùng nhau kiếm ăn trong rừng Con khỉ đực ngã nhào xuống đất, đó là điều ông Diểu mong muốn Còn việc gì thích thú hơn khi con người đạt được mục tiêu săn được con mồi mà ông ta ưng ý

và mất công theo dõi mới hạ được nó

Nguyễn Huy Thiệp kể chuyện con khỉ bị ông Diểu bắn rơi xuống đất không khiến người đọc thán phục tài săn bắn của nhân vật Tác giả bình thản

kể chuyện, người đọc qua đây thể hiện cảm xúc của mình theo sự cảm nhận của riêng mình Nhưng có lẽ không mấy ai thấy thích thú reo lên vì cái tài ngắm bắn chính xác của ông Diểu Sự khéo léo của tác giả đã làm cho câu chữ vừa có khả năng kể chuyện, vừa gợi hình ảnh, vừa đánh vào tình cảm của người đọc Sự xót xa trước hình ảnh con khỉ ngã nhào xuống đất Điều đó không chỉ do cái Thiện trong mỗi con người lên tiếng, nó còn là sự lên tiếng của văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên Khi con người và tự nhiên đang cùng nhau chung sống trong hệ sinh thái nhưng lại không có sự bình đẳng Con người luôn tìm cách chiếm đoạt tự nhiên, lạm dụng tự nhiên, hủy hoại tự nhiên một cách tàn nhẫn Tự nhiên, nói hẹp hơn chính là các loài động vật trong tự nhiên luôn nằm trong tầm ngắm của những khẩu súng săn, vì mục đích giải trí như ông Diểu và vì cái mục đích kinh tế của bao kẻ nhẫn tâm kiếm lời bằng việc tước đoạt sự sống của muông thú

Hành động săn đuổi, bắn thương con khỉ đực của ông Diểu thật tàn nhẫn Không chỉ vậy khi con khỉ con tước đoạt lấy khẩu súng của ông, ông còn dồn đuổi đến tận cùng khiến nó rơi xuống bờ vực thẳm: “Việc ông Diểu dồn đuổi con khỉ nhỏ đến bờ miệng vực đưa đến hậu quả khôn lường Giữ chặt dây súng, nó lăn xuống miệng vực không chút chần chừ Vì ít kinh nghiệm, nó không tìm ra giải pháp nào khác trong trường hợp ấy” [69; tr.128] Tại sao tác

Trang 34

giả lại chọn con khỉ con bị rơi xuống vực thẳm mà không phải con khỉ bố hay khỉ mẹ? Đó là ngụ ý của tác giả khi muốn nói đến sự hủy diệt những tương lai của tự nhiên mà con người đã thực hiên, những mầm sống non nớt của tự nhiên cũng đang trên bờ vực thẳm bởi nguy cơ hủy diệt do bàn tay con người gây ra Con khỉ con là một biểu tượng của tự nhiên trong tương lai Nó không phải đang đứng trên bờ vực thẳm mà đã bị rớt xuống vực Cũng không phải

vô tình nó bị rơi xuống vực mà do ông Diểu dồn nó đến miệng bờ vực Những thế hệ tương lai của những loài động vật quý hiếm trong rừng đang bị đe dọa bởi con người Trước sự chà đạp của con người, cái chết đang rình rập chúng, nguy cơ tuyệt chủng của biết bao động vật hoang dã sẽ xảy ra bởi nòng súng săn mà con người đang chĩa vào chúng Đây cũng chính là lời cảnh tình về nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm mà Nguyễn Huy Thiệp muốn truyền tải tới người đọc hôm nay

Trái tim hổ miêu tả cuộc săn con hổ của đám thợ săn: “Có rất nhiều

người đi săn con hổ Có người Thái, người Kinh, người Mông… Người thì muốn săn hổ để láy trái tim làm bùa hộ mệnh, người thì muốn lấy trái tim làm thuốc” [69; tr.8] Vì lợi ích của con người mà một loài động vật quý hiếm, mệnh danh là chúa tể của rừng xanh: “con hổ” đã trở thành mục tiêu săn giết bằng được để lấy cho được trái tim hổ Cho dù hổ có là loài động vật khó săn đến mức nào đi nữa người ta vẫn cố gắng săn đến cùng: “Việc săn hổ kéo dài gần hết mùa đông Nhưng, như có phép lạ, con hổ tinh khôn biết tránh những nơi người ta phục nó Những người đi săn bị nó săn lại Hơn mười người chết vì con hổ dữ Tiếng khóc than lẫn với tiếng gió hú dài âm âm trong bản” [69; tr.9] Dù phải trả giá bằng mạng sống của chính mình nhưng con người quyết tâm hạ gục cho được con thú dữ

Cuối cùng trong phường săn chỉ còn một người là Khó: “Khó là trai bản Hua Tát Chàng mồ côi cha mẹ, sống như con don, con dim Con don, con

Trang 35

dim sống thui thủi, đi con đường riêng, ăn uống thế nào không ai biết được Khó chẳng bao giờ tham dự các cuộc họp mặt, hội hè ở bản Phần vì Khó nghèo, phần vì Khó xấu trai Chàng bị đậu mùa, mặt rỗ chằng chịt Người Khó dị dạng: hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng như chạy” [69; tr.9] Việc miêu tả hoàn cảnh sống và hình dạng của Khó phải chăng tác giả muốn nhấn mạnh tới tài săn bắn của chàng trai trẻ tật nguyền? Nhưng hẳn không phải vậy, dụng ý của Nguyễn Huy Thiệp muốn nhấn mạnh tới sự tấn công, sự chinh phục, sự tàn sát của con người vào tự nhiên Điều này được thể hiện qua hình ảnh con hổ bị Khó bắn chết: “Con hổ bị bắn toác đầu Viên đạn bắn gần xé rách trán hổ xuyên vào tận óc” Và có kẻ nào đó đã rạch ngực hổ đem trái tim đi: “Vết rạch bằng dao còn mới, sủi thành bọt như bong bóng” Hay là hành động giết con gấu rừng của những người thợ xẻ trong truyện ngắn cùng tên: “Biền thường chém dứ trước mặt con gấu để tạo thé cho ba chúng tôi đâm từ bên sườn và sau lưng gấu Một lần, lợi dụng khi gấu phục xuống, tôi đâm một nhát dao vào trúng gáy nó Nhát dao đâm mạnh đén lút dao Con gấu bật ngửa ra sau, Biền xô theo đà, cắm thẳng lưỡi dao vào giữa tim nó Con gấu hộc lên một tiếng khủng khiếp rồi ngã lăn ra, hai bên khóe mép sùi máu Biền đâm tiếp vài nhát nữa vào hai mạng sườn nó Sau mấy lần giãy, con gấu chết hẳn” [70; tr.160] Công việc của một đồ tể được hiện thực hóa qua lời kể của Khảm về việc giết mổ lợn của anh trai mình là Khiêm trong truyện ngắn: “Hai tay cầm hai cực điện dí vào thái dương từng con, éc phát là chết Bị mất điện anh Khiêm phải dung xè beng quật vào gáy lợn Gặp lợn khỏe, quật chục cái chả chết, gáy toét cả ra… Một ca anh Khiêm

giết được hơn nghìn con lợn” (Không có vua) [69; tr.153]

Con người vô tư, thản nhiên hủy hoại tự nhiên mà không ý thức được hành động và hậu quả của việc mình làm Qua những truyện ngắn viết về sự tàn sát của con người hiện đại đối với tự nhiên, tác giả bộc lộ nỗi âu lo sâu xa

Trang 36

về nhân tính Khi con người ta vô cảm với muôn loài sẽ vô cảm với chính mình, khi con người không cảm nhận được nỗi đau của loài vật, con người sẽ không cảm nhận được nỗi đau của đồng loại Lão thợ săn trong “Con thú lớn nhất” thản nhiên giết chết một con công đang múa rất đẹp để rồi đến khi tự tay lão bắn chết vợ mình và rồi ông lấy chính cái xác của vợ mình làm mồi săn con thú lớn nhất Điều này khiến ta liên tưởng tới nhân vật Tính trong

“Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình Phương, một con người thích chém giết, từ nhỏ đã có thú vui giết các con côn trùng, lấy các ngón tay di di các con kiến với một niềm thích thú ghê rợn Bản năng đó khiến hắn làm nghề đồ tể một cách say sưa, thích thú Bản năng ấy đã dẫn đến cái chết thương tâm của gia đình Hiền, chính trong bản năng hiếu sát cuồng loạn, hắn đã đốt nhà cô, thiêu cháy bố mẹ cô trong đó Vậy là, qua nhân vật này, tác giả cho thấy cái phần tăm tối trong tâm hồn người Một người yêu thích say sưa với sự giết chóc loài vật là một người lệch lạc trong nhân cách và có thể giết người

2.1.2 Chiếm đoạt không gian hoang dã

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đem đến cho con người nhiều tiện nghi, sự tiến bộ, đồng thời cũng đẩy con người đến cuộc đối đầu trực tiếp với thiên nhiên Số phận của rừng, số phận của các loài động vật ngày càng bị đe dọa bởi sự khai thác của con người mà không để ý đến việc phát triển bền vững

Vì nhu cầu không có điểm dừng, vì mục đích, lợi nhuận, con người đã khiến cho thiên nhiên trở nên cạn kiệt, kéo theo rất nhiều hệ lụy dài lâu về mặt sinh thái, làm cho không gian sinh thái ngày một thu hẹp

Sự tấn công của con người vào cảnh quan hoang dã như một thực trạng

hiện tại được Nguyễn Huy Thiệp mô tả trong Những người thợ xẻ Mối liên

hệ giữa đói nghèo – môi trường được phơi bày trực tiếp Chỉ những kẻ bần cùng hóa mới chọn không gian hoang dã như một nơi chốn tìm kiếm món lợi

Trang 37

sinh tồn Không chỉ thế, nếu như ở những không gian thôn dã, nông dân là những kẻ bị bên lề hóa, thì ở đây những con người sống tăm tối, khổ cực và

cô độc giữa thiên nhiên rừng rú hoang sơ là đứa con rơi thứ hai của xã hội văn minh Đó là hành trình lên miền ngược xẻ gỗ của Bường, Biên, Biền, Ngọc

Họ là những người hết kế sinh nhai ở miền xuôi, không sống được ở nơi họ đã sinh ra, tìm đến núi rừng để lấy nguồn sống bằng cách chặt phá cây cối, sự chiếm đoạt không gian núi rừng một cách vô độ khiến tự nhiên oằn mình chống đỡ để rồi con người cũng rơi vào cảnh sống thiếu thốn, khốn khổ trong chính khu rừng ấy

Trong Tướng về hưu, con người gần như tách biệt hoàn toàn khỏi môi

trường hoang dã Thế nhưng trong không gian vốn nghiễm nhiên được coi là văn hóa văn minhh ấy, một khả thể ngược lại nghiễm nhiên hiện hữu: chính con người trở thành thức ăn nuôi sống động vật, trong cái nhìn vô cảm và để phục vụ cho lợi nhuận kinh tế của đồng loại: “Vợ tôi làm việc ở bệnh viện phụ sản, công việc là nạo phá thai Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu Tôi lặng đi Cha tôi khóc” [70; tr.13] Dưới góc nhìn của Nguyễn Huy Thiệp, con người không chỉ là tội đồ với thiên nhiên, chiếm đoạt không gian hoang dã của thiên nhiên mà chính con người lại trở thành thức ăn để nuôi sống động vật vì cái mục đích, lợi nhuận kinh tế mà con người bất chấp mọi thủ đoạn Đây là một điểm nhìn mới của nhà văn về con người trong quan hệ với tự nhiên

Trong truyện ngắn “Con thú lớn nhất” những gì còn sót lại sau những

cuộc đi săn phía sau nhà lão thợ săn như một nỗi đau đớn được cụ thể bằng hình khối chất ngất: “Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất thành đống Những đống lông chim xơ xác đen xỉn như màu mực tàu, còn những

Trang 38

đống xương thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi hám Những đống ấy to như những cái mả” Lão thợ săn đã chiếm đoạt không gian sống của động vật trong rừng, vô cảm bắn giết các loài thú rừng, thậm chí cả những loài rất đẹp: “Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa: cái đầu cong như lá lúa, cái đuôi xòe nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia nắng mặt trời hắt ánh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân khéo khéo lượn vòng” [69; tr.12] Những cây chò chỉ to ở rừng bị ông Thuyết yêu cầu những người thợ xẻ cưa ra từng khúc để phục vụ cho việc dựng nhà, phục vụ cho lợi

ích kinh tế của con người (Những người thợ xẻ) Nạn chặt phá rừng bừa bãi ở bản Hoan (Thổ cẩm) mà nguyên nhân thực của nó sự đói nghèo và dốt nát

Dưới sự khai thác của con người, những cánh rừng thuộc về tự nhiên, không gian sống của tự nhiên dần dần bị thu hẹp, chiếm đoạt

Chống lại bản mệnh tự do của tự nhiên một cách bạo ngược, con người

ta phải trả một cái giá thật đắt Lão thợ săn (Con thú lớn nhất) đã nếm trải

cảm giác thú rừng bị tiêu diệt hết, lão không bắt được con chim nào, bắn nhầm vào người vợ của mình và tự trừng phạt mình bằng viên đạn xuyên trán

“Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân con thú nào trong rừng Chưa bao giờ người Hua Tát sống vất vả đến thế Người ta đồn Then bắt đầu trừng phạt Lão thợ săn ngụ cư kiếm ăn cũng rất khó khăn Vợ chồng lão lang thang khắp rừng… Ba ngày sau, người ta lôi xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây Một vết đạn xuyên qua trán lão Lão bắn được con thú lớn nhất đời mình”[69; tr.14] Ông Diểu

trong “Muối của rừng” bị chính con khỉ con - một sinh thể bé nhỏ ít kinh

nghiệm về con người, về vũ khí, về không gian sống tước đoạt vũ khí khiến con người trở lại trạng thái hoang mang nguyên thủy khi đối mặt với tự nhiên Thằng San, con trai ông Nhân bị chính con chó sói con ngày nào được San

Trang 39

mang về nuôi trong chuyến đi săn đàn chó sói cùng cha mình cắn chết mới ở tuổi mười ba: “Con chó sói như điên dại không buông tha thằng bé Nó cắn, cào, nhay, nhá, nó rứt từ cổ thằng San ra từng mảnh thịt, từng sợi gân và dây

chằng bê bết máu Thằng San chết ngay, mắt trợn ngược” (Sói trả thù) Sự

phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển của văn minh đô thị đã làm cho nền kinh tế đi lên, đời sống người dân nông thôn được nâng cao nhưng đồng thời làm cho không gian thôn quê bị thu hẹp, tính mạng con người theo đó cũng bị đe dọa Minh, Mị hai cô gái trẻ mới lớn bị ô tô chở những cây cột điện - sản phẩm của văn minh công nghiệp cán chết trong truyện ngắn “Thương nhớ đồng quê” Câu chuyện nhỏ thôi nhưng là lời cảnh tình cho con người về mặt trái của văn minh công nghiệp mà con người cần phải sớm nhận thức được

Trong Đời thế mà vui, qua cái nhìn của một đứa trẻ, Nguyễn Huy Thiệp

đặt ra mối quan hệ đối lập giữa con người và tự nhiên, cho ta thấy sự đe dọa của tự nhiên khi mà con người cố ý phạm vào Việc đọc tự nhiên một cách méo mó trong những kiến tạo văn hóa, và cùng với nó cách diễn dịch xã hội

từ thái độ miệt thị tự nhiên được biểu hiện ngay trong những lời nói hằng ngày người lớn cố nhồi nhét vào đầu đứa bé: “Mẹ nó thở dài: - Bố mày là sói!

Bố mày đi kiếm ăn! Bố mày đi theo gái! Chú Hảo cũng có vẻ bẩn thỉu của sói” Thằng bé không nói, nhưng nó là người duy nhất trong truyện băn khoăn

về điều ấy Bởi em đã có một ấn tượng khác hoàn toàn khi từng chứng kiến con sói, trong hình ảnh của một sinh thể sống, chứ không phải gián tiếp qua những diễn ngôn thù nghịch với tự nhiên: “Thằng bé có lần đã nhìn thấy sói Con sói chạy ở ven rừng, bồn chồn, sốt ruột, đuôi cúp lại, lưỡi thè ra Nó sợ hãi Nó côi cút Thằng bé không thấy sợ nó” Thực chất, chỉ bằng cái nhìn ngây thơ, chưa bị khuôn mẫu theo thói quen cộng đồng của một đứa trẻ, chúng ta mới có thể nhận thức được một cách chân thực nhất về tự nhiên cũng

Trang 40

như về xã hội loài người Một mình trong căn nhà vắng, cảm giác hãi hùng làm nó nghẹt thở và nó không thể hiểu chính xác vì đâu Nó giao tiếp với thế giới xung quanh bằng sự lắng nghe toàn bộ cơ thể Tất cả sự đồng cảm, nỗi sợ hãi của thằng bé đều bắt đầu từ một cảm nhận hoàn toàn bản năng, không vướng vào sự suy xét của lí trí: “Có tiếng đổ vỡ chai lọ, tiếng kéo lê sền sệt, tiếng nhai xương rau ráu Tiếng nhai khẽ, ngấu nghiến, nhẩn nha Tiếng hút tủy Tiếng xương vỡ vụn Tiếng chép miệng nữa” Những linh cảm đáng sợ của đứa trẻ cho ta thấy sự đe dọa, sự trừng phạt của thú hoang và rừng rậm Qua

đó, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn nhắn nhủ con người không chỉ cần biết mình là ai, mà cần phải nhận thức được vị trí đúng đắn của mình trong toàn môi sinh Việc rời bỏ khỏi địa vị “đỉnh cao muôn loài có vẻ như quá khó đối với chúng ta nhưng trước sự đe dọa, sự trừng phạt của tự nhiên con người cần phải biết điều chỉnh lại chính mình trong quan hệ với thiên nhiên

Nguyên tắc cốt lõi của sinh thái học là niềm tin rằng môi trường sống cần được tôn trọng, cần có quyền phát triển độc lập với lợi ích thực dụng của con người Khai thác tự nhiên đến cạn kiệt, tận diệt như vậy thì con người là những kẻ đầu tiên phải hứng chịu sự trừng phạt, đói nghèo càng gia tăng,sự bất công càng gia tăng và những hậu quả dài lâu về môi trường ngày càng gia tăng Tự nhiên có một sự cân bằng tinh tế của nó, nếu tác động vào một yếu tố của chỉnh thể ấy sẽ làm mất cân bằng sinh thái Đó là đầu mối của những tai họa mà đối tượng phải hứng chịu không ai khác là chính con người Những truyện ngắn viết về đề tài sinh thái của Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ra một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc: nếu con người cứ trượt dài trên con đường chinh phục, đối xử với tự nhiên như một kẻ trấn lột, một cách bạo ngược mà không học cách hợp tác và phát triển bền vững thì con người sẽ là kẻ hứng chịu Đây cũng chính là vấn đề mà các nhà phê bình sinh thái muốn cảnh tỉnh: cách chúng ta đối xử bạc bẽo với tự nhiên sẽ bị chính cách đối xử bất công với tự

Ngày đăng: 09/09/2016, 10:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aritxtot (1999), Nghệ thuật thi ca, Nxb Văn học (tái bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Tác giả: Aritxtot
Nhà XB: Nxb Văn học (tái bản)
Năm: 1999
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề về thi pháp Doxtoiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch; Trần Đình Sử giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về thi pháp Doxtoiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
4. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cƣ tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
5. Nguyễn Thị Bình (1996), Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Tạp chí khoa học, ĐHQGHN (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
6. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2012
7. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (2 kì), Văn nghệ, (49), (50) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987
8. Antoine Compagnon (2010), Bản mệnh của lí thuyết (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản mệnh của lí thuyết
Tác giả: Antoine Compagnon
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2010
9. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - Lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học - Lí luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
10. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa 11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học", Nxb. Khoa 11. Trương Đăng Dung (2004), "Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa 11. Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb. Khoa 11. Trương Đăng Dung (2004)
Năm: 2004
12. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
13. Đặng Anh Đào (2006), Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giao thoa trong văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
15. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Vọng từ con chữ, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2004
16. Trịnh Bá Đĩnh (nghiên cứu – biên soạn) (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh (nghiên cứu – biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
18. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khải huyền muộn
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
Năm: 2005
19. Nguyễn Việt Hà (2006), Cơ hội của Chúa, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội của Chúa
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
Năm: 2006
20. Nguyễn Việt Hà (2008), Của rơi, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Của rơi
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2008
21. Kate Hamburger (2001), Logic học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch, trần Ngọc Vương Dịch), Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic học về các thể loại văn học
Tác giả: Kate Hamburger
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w