Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRỊNH THÙY DƯƠNG
TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRỊNH THÙY DƯƠNG
TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Hảo
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn “Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê
của bất cứ ai Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác
Nội dung của luận văn có sử du ̣ng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liê ̣u tham khảo của luâ ̣n văn
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chi ̣u trách nhiê ̣m
Tha ́ i Nguyên, tháng 4 năm 2016
Ta ́ c giả luâ ̣n văn
Tri ̣nh Thuỳ Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Cao Thị Hảo - Trường Đa ̣i học Sư phạm Thái Nguyên về sự hướng dẫn tâ ̣n tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiê ̣m của cô trong toàn bô ̣ quá trình em hoàn thành luâ ̣n văn
Em xin trân trọng cảm ơn sự ta ̣o điều kiê ̣n giúp đỡ của Ban chủ nhiê ̣m Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại ho ̣c Sư pha ̣m Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luâ ̣n văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiê ̣p đã đô ̣ng viên và nhiê ̣t tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luâ ̣n văn
Tha ́ i Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luâ ̣n văn
Trịnh Thuy ̀ Dương
Trang 5MU ̣C LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Các phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Bố cục của luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 9
1.1 Một số vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái 9
1.1.1 Khái niê ̣m phê bình sinh thái 9
1.1.2 Phê bình sinh thái trong văn ho ̣c Việt Nam hiện đại 13
1.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn 20
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp 20
1.2.2 Những ngả đường đến với văn chương của Cao Duy Sơn 22
Tiểu kết chương 1 25
Chương 2: QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN 26
2.1 Con người và tự nhiên trong sự đối sánh 26
2.2 Con người và tự nhiên trong mối quan hệ gắn bó, hòa hợp 31
2.2.1 Con người hòa hợp với tự nhiên 31
2.2.2 Tự nhiên phản chiếu tâm hồn con người 35
Trang 62.3 Con người và tự nhiên trong quy luật nhân quả 41
2.3.1 Con người tác động tiêu cực đến tự nhiên 41
2.3.2 Tự nhiên đáp trả lại con người 55
2.4 Con người và tự nhiên trong khát vọng đồng hóa 62
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN 67
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 67
3.2 Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh không gian 71
3.2.1 Không gian hoang dã, nguyên sơ 72
3.2.2 Không gian tự nhiên gắn liền với sinh hoạt của người miền núi 77
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 78
3.3.1 Sử dụng hình ảnh tự nhiên trong ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật 78
3.3.2 Sử dụng hình ảnh tự nhiên trong ngôn ngữ khắc họa tâm lý nhân vật 81
Tiểu kết chương 3 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học dân tộc thiểu số có một vị trí quan trọng trong đời sống văn
học nước nhà Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam, Cao
Duy Sơn là cây bút trẻ, có sức sáng tạo dồi dào ở mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tên tuổi Cao Duy Sơn đã dần trở lên quen thuộc với độc giả, tác phẩm của ông cũng tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam Là một cây bút đương sung sức, các sáng tác của Cao Duy Sơn bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng truyện ngắn là địa hạt có nhiều mùa gặt bội thu hơn cả Với hai giải A của Hội văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm
2009 cho những tập truyện ngắn xuất sắc, truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã
“mang một thương hiệu riêng, in đậm dấu ấn văn hóa Tày và soi bóng tâm hồn
con người miền núi đặc sắc, sinh động”[9, tr88] Nghiên cứu truyện ngắn của
Cao Duy Sơn sẽ góp phần khẳng định đóng góp và vị trí của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
1.2 Nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn gần đây đã có một số tác giả quan tâm nhưng chủ yếu đề cập đến các vấn đề như: Đặc điểm truyện ngắn, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, bản sắc văn hóa dân tộc… Một vấn đề khá mới mẻ và độc đáo trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đó là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống Từ góc nhìn phê bình sinh thái chúng tôi hi vọng sẽ đem lại những khám phá mới mẻ về vấn đề này trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
1.3 Phê bình sinh thái là một lý thuyết mới đã được giới nghiên cứu trên thế giới quan tâm và ứng dụng vào nghiên cứu văn học Gần đây, lý thuyết này cũng bắt đầu được ứng dụng trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam và có những thành tựu khả quan Đây là hướng nghiên cứu mới nhiều triển vọng, cho thấy
Trang 8mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt là cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên và những tác động ngược lại của giới tự nhiên đến đời sống con người Điều này cũng thể hiện rõ ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự của nó trong bối cảnh hiện nay, trước nhu cầu nóng bỏng của nhân loại về cải thiện môi trường sinh thái, khát vọng về mối giao hòa vĩnh cửu giữa con người và thiên nhiên Trong truyện ngắn của mình, Cao Duy Sơn đã có tiếng nói của riêng mình về vấn đề này bằng một quan điểm mới mẻ và sâu sắc Chính bởi
những lý do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ
góc nhìn phê bình sinh thái” để nghiên cứu Hi vọng công trình hoàn thành sẽ
góp phần khẳng định những đóng góp mới mẻ của nhà văn Cao Duy Sơn cho dòng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, đồng thời qua đó cũng cho thấy hiệu quả của một hướng tiếp cận mới mẻ trong văn học
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những nghiên cứu chung về truyện ngắn của Cao Duy Sơn
Là một cây bút đang nổi danh, các sáng tác của Cao Duy Sơn trong thời điểm hiện tại chưa phải là nhiều (5 tiểu thuyết, 4 tập truyện ngắn) nhưng nhà văn dân tộc Tày này đã khẳng định được phong cách riêng, độc đáo của mình trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Ông đã có những đóng góp nhất định cho văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung
Truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều các nhà nghiên cứu Trên các báo chí (cả báo in và báo điện tử) đã đăng tải một loạt các bài viết về Cao Duy Sơn và truyện ngắn của anh, đặc biệt là sau khi anh đoạt giải thưởng Chúng ta có thể kể đến các bài viết sau:
Nhà văn người Cô Sầu đoạt giải văn chương, tác giả Hứa Hiếu Lễ, báo
Văn hóa văn nghệ Cao Bằng
Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008, tác giả
Hà Linh, báo Văn nghệ Quân đội
Viết văn phải có sự ám ảnh, tác giả Huy Sơn, Trang văn hóa giải trí
Trang 9Bông hoa sen đang ngát, tác giả Hứa Hiếu Lễ, báo Vietnam.net
Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả “Ngôi nhà xưa bên suối”, tác giả Mai Thi, báo Hà Nội mới
Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức, báo Văn nghệ
Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn, tác giả Võ Thị Thúy, báo
kinh tế đô thị
Hầu hết các bài viết đều khẳng định những đóng góp của nhà văn Cao Duy Sơn đối với văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, phong cách riêng
và tài năng của nhà văn đất Cô Sầu Có tác giả cho rằng: “Đề tài miền núi
không mới nhưng viết để người đọc thổn thức và nhớ đến không phải ai cũng làm được, có lẽ xuất thân của một người con sau bao nhiêu năm xa cách quê hương đã làm nên một Cao Duy Sơn thành thực và đầy tình cảm” [47, tr.9]
Trong bài viết Cao Duy Sơn giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén, tác giả Sông Lam (báo Dân tộc và phát triển) cũng khẳng định: “Kí ức tuổi thơ, con
người đất Cô Sầu và những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã bán
rễ, ám ảnh sâu vào tâm trí Cao Duy Sơn Nó khiến anh khắc khoải, day dứt, tựa
hồ như đang mang một món nợ đối với quê hương Và nếu không trả được món
nợ đó, anh không thể tìm thấy một chốn bình an để neo đậu tâm hồn” [16, tr.20].
Cũng đồng quan điểm này, nhà nghiên cứu Đào Thủy Nguyên đã quan tâm tới yếu tố tạo nên những trang viết sâu nghĩa nặng tình của Cao Duy Sơn
và lí giải rõ “Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn”
bắt nguồn từ tâm hồn con người đậm chất Tày trong truyện ngắn của anh
Nhà phê bình Lâm Tiến, tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, khi nhận xét về cá tính sáng tạo của nhà văn
Cao Duy Sơn cho rằng: “Ông miêu tả nhận vật dưới góc độ đời tư, có số phận
riêng và có một sự tự ý thức Điều đó càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn sau này của ông (…….) Nhân vật của ông thường khỏe khoắn, mạnh mẽ,
có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp, dữ dội nhưng lại lặng lẽ, kín đáo
Trang 10Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng, gay gắt, bất ngờ Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cách cảm nhận mới
về con người và cuộc sống của các dân tộc” [41, tr.10]
Không chỉ quan tâm tới các yếu tố về cảm hứng, nhân vật, cách viết, ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn cũng được quan tâm
tìm hiểu Tác giả Cao Thị Hảo trong bài viết: Ngôn ngữ nghệ thuật trong
truyện ngắn của Cao Duy Sơn đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (số 361,
tháng 7/2014) khẳng định: “Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, ngôn ngữ nghệ
thuật được thể hiện khá độc đáo, mang màu sắc riêng và đậm chất Tày, thể hiện qua việc sử dụng lối ví von, so sánh, liên tưởng gần gũi với cách tư duy của người dân miền núi, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, lối nói phuối pác, phuối rọi của văn học dân gian Tày”[9, tr.88]
Nhìn chung, truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã được nghiên cứu từ nhiều phương diện Các tác giả cũng đã khẳng định những đóng góp tiêu biểu của nhà văn cho dòng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, tìm hiểu truyện ngắn Cao Duy Sơn từ những góc nhìn khác, nhất là từ những lý thuyết mới sẽ cho chúng ta những đánh giá khách quan và toàn diện hơn nữa về vị trí cũng như đóng góp của nhà văn dân tộc Tày này
2.2 Những nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái
Nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến một cách hệ thống và chuyên biệt Tuy nhiên, những vấn đề liên quan về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được các tác giả ít nhiều quan tâm đến trong những công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu số và truyện ngắn Cao Duy Sơn Chúng tôi xin điểm qua một số vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài
Trang 11Trong công trình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại -
một số đặc điểm (2011), các tác giả Trần Thị Việt Trung - Cao Thị Hảo cũng
bước đầu đề cập đến thủ pháp “vật hóa” khi miêu tả các nhân vật phản diện
trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn: “Với thủ pháp “vật hóa”, các nhân vật
phản diện trở thành những con người tầm thường, thậm chí dung tục, bản năng như loài cầm thú” [49, tr.144] Lấy hình ảnh của thế giới tự nhiên - đặc biệt là
những con vật ác độc, xấu xí để miêu tả nhân vật phản diện cho thấy ngòi bút của Cao Duy Sơn đã chú ý đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu phân tích kĩ vấn đề mà bước đầu đề cập đến hiện tượng này như là một thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn Cao Duy Sơn
Tác giả Đào Thủy Nguyên (chủ biên) - Dương Thu Hằng trong công
trình Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu
số Việt Nam (2014) khẳng định: “Thiên nhiên Cao Bằng trong sáng tác của
Cao Duy Sơn không chỉ mang vẻ đẹp của một bức tranh sơn thủy mà còn hiện lên như một sinh thể hữu tình, biết sẻ chia với con người những vui buồn trong cuộc sống” [26, tr.163] Rất tiếc nhận định này cũng chỉ mới được đưa ra như
một gợi dẫn, các tác giả chưa tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề này
Không chỉ ở những công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc thiểu số như trên chúng tôi đã đề cập mà ở một số luận văn thạc sĩ khi nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn cũng đề cập đến sự tác động của giới tự nhiên đối với đời sống con người trong truyện ngắn của nhà văn dân tộc Tày này
Chúng ta có thể kể tới: Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn (2009) của tác giả Đinh Thị Minh Hảo, Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn (2010) của Lý Thị Thu Phương, Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của
Cao Duy Sơn (2011) của La Thúy Vân, Con người trong văn xuôi miền núi đương đại của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (2012) của Cao Thị Hồng Vân
Trang 12Tác giả Lý Thị Thu Phương đã chú ý cách miêu tả thiên nhiên trong
truyện ngắn Cao Duy Sơn và cho rằng: “Cao Duy Sơn đã khám phá và sáng tạo
nên thế giới thiên nhiên giàu sức sống, đa sắc màu, hùng vĩ và thơ mộng, đưa người đọc đến với miền đất hoang sơ và xa ngái chứa bao điều bí ẩn, diệu kì, cảm nhận phong vị miền núi phía Bắc độc đáo, khó quên” [32, tr.55]
La Thúy Vân nhận thấy trong sáng tác của Cao Duy Sơn, “thiên nhiên
vừa là môi trường sinh thái, vừa là cuộc sống thiết yếu nhất để con người tồn tại, đồng thời cũng là người bạn thiết thân của con người Con người miền núi tựa vào thiên nhiên để sống và lao động, nuôi dưỡng thể chất, bồi đắp tình cảm
và thanh lọc tâm hồn Văn xuôi của Cao Duy Sơn thể hiện rất rõ mối quan hệ hữu cơ này” [50, tr.63]
Có thể nói, xung quanh vấn đề về truyện ngắn Cao Duy Sơn và truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái đến nay đã có nhiều bài nghiên cứu phê bình của các tác giả như: Chu Thị Hằng; Nguyễn Thanh Bình; Lâm Tiến; Nguyễn Chí Hoa; Trung Trung Đỉnh; Đào Thủy Nguyên, Cao Thị Hảo;… Mỗi bài viết là một cách nhìn, một quan điểm, một suy nghĩ và một cách cảm nhận riêng Ở mức độ tổng quát, chúng tôi nhận thấy, chủ yếu các tác giả tiếp nhận Cao Duy Sơn trên bình diện cơ bản là: Đón nhận và tôn vinh Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về mối quan hệ, ứng xử, tương tác giữa con người với tự nhiên trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái
Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về truyện ngắn Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy còn một khoảng trống cần lấp đầy để làm hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của ông Chính
vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là: Truyện ngắn Cao
Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái Hi vọng công trình hoàn thiện sẽ góp
một góc nhìn mới về truyện ngắn Cao Duy Sơn để khẳng định những thành công và hạn chế của nhà văn đối với đời sống văn học đương đại Việt Nam, nhất là ở mảng văn học dân tộc thiểu số
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích và làm sáng tỏ những đóng góp của truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Cao Duy Sơn là một cây bút tài năng đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn cũng như trong lòng công chúng yêu văn chương Ông thành công trên cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Trong phạm vi luận văn này chúng tôi tập trung khảo sát thể loại truyện ngắn của Cao Duy Sơn Cụ thể là 4 tập truyện ngắn sau:
1 Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2003 (tái bản lần thứ nhất)
2 Những đám mây hình người, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002
3 Ngôi nhà xưa bên suối, Nhà xuất bản Văn học Dân tộc, Hà Nội, 2008
4 Người chợ, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2010
Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm sáng tác của các nhà văn khác
để so sánh, đối chiếu khi cần thiết
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này chúng tôi sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Làm sáng tỏ các khái niệm lý luận liên quan về phê bình sinh thái và thực tế nghiên cứu văn học từ góc độ phê bình sinh thái ở Việt Nam Hình trình sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn
Ứng dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu truyện ngắn Cao Duy Sơn để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu của nhà văn Qua đó góp thêm một cái nhìn mới về giá trị của truyện ngắn Cao Duy Sơn Và cũng khẳng định hiệu quả của một hướng nghiên cứu mới trong văn học hiện đại
5 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung ở một số phương pháp cơ bản sau:
Trang 14Phương pháp phân tích tác phẩm được sử dụng trong luận văn để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp khái quát, tổng hợp để kết luận và nâng cao vấn đề đã phân tích
Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh, thống kê để làm nổi bật đóng góp riêng các tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn
Vấn đề lý thuyết sinh thái học có liên quan đến một số lĩnh vực khoa học khác như: địa lý, sinh học, văn hóa, nhân chủng học… Vì vậy sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học giúp chúng tôi soi sáng và làm rõ các phương diện, khía cạnh của vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái và ứng dụng vào nghiên cứu truyện ngắn của Cao Duy Sơn
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái, do đó kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của Cao Duy Sơn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ mang đến một cách tiếp cận mới cho các tác phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá, thẩm định giá trị nhân văn của văn học từ góc nhìn sinh thái Đồng thời đánh thức cách ứng xử bình đẳng của con người đối với môi trường hiện nay
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và thư mục TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết phê bình sinh thái và hành trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn
Chương 2: Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Trang 15PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN
1.1 Một số vấn đề ly ́ thuyết phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái manh nha vào những năm 70 của thế kỉ 20 Năm 1974,
học giả người Mỹ Joseph W.Meeker cho xuất bản cuốn chuyện luận “Sinh thái
học của văn học” Trong tác phẩm này, cụm từ sinh thái học văn học lần đầu
tiên được nhắc đến để chỉ mối quan hệ “ảnh hưởng của văn học đối với hành vi
nhân loại và môi trường tự nhiên”
Năm 1978, Wiliam Rueckert trên tạp chí “Bình luận Iowa” (số mùa
đông) có bài Văn học và sinh thái học: Một phác thảo thử nghiệm phê bình
sinh thái học (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticison) lần đầu
tiên sử dụng thuật ngữ “Phê bình sinh thái” (Ecocriticison) với ý nghĩa “kết
hợp văn học và sinh thái học” Nhà phê bình cho rằng nên có cái nhìn sinh thái
học và phải xây dựng được một hệ thống thi pháp học sinh thái Tuy nhiên trong thời kỳ này, phần lớn giới phê bình văn học vẫn chưa biết thực chất phê bình sinh thái học là gì Chính vì vậy, năm 1994, Hội văn học miền tây Blanche
và Sean O Grady đã tổ chức hội nghị bàn tròn trong đó có ý kiến của khoảng 20
học giả xung quanh vấn đề về khái niệm “Phê bình sinh thái” Tháng 6 năm
1995 ASLE lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học tại Trường đại học Colorado, hội nghị nhận được hơn 200 báo cáo Mọi người coi đại hội lần này của ASLE là tiêu chí đánh dấu sự hình thành của trào lưu phê bình sinh thái
Năm 1996, tuyển tập Phê bình sinh thái do Cheryll Glolfelty và Harold
From chủ biên được xuất bản Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái Cuốn sách chia làm ba phần, phân biệt thảo luận sinh thái học và lý luận văn học sinh thái, phê bình sinh thái của văn học và phê
Trang 16bình của văn học sinh thái Cuốn sách này còn liệt kê và giới thiệu sơ lược những bài báo và chuyên luận phê bình sinh thái quan trọng nhất
Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập: Phê bình sinh thái và văn học do
nhà phê bình người Anh R.kerridge và N.Sammells chủ biên được xuất bản Đây là bộ tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh Sách được chia làm ba phần: Lý luận phê bình sinh thái, Lịch sử phê bình sinh thái và Văn học sinh thái đương đại (tổng cộng 15 chương, tác giả là những nhà phê bình sinh thái
Âu Mỹ) Bước sang thế kỉ 21, phê bình sinh thái phát triển sâu rộng hơn Năm
2001 Buell cho xuất bản cuốn “Viết vì thế giới đang lâm nguy: Văn học, văn
hóa, môi trường nước Mỹ và các quốc gia khác”
Có thể thấy, phê bình sinh thái với tư cách là mô ̣t khuynh hướng phê
bình văn hoá và văn học đươ ̣c hình thành ở Mỹ vào giữa những năm 90 của thế kỷ 20, tiếp đó xuất hiê ̣n ở nhiều nước trên thế giới Trong số khá nhiều giới thuyết về thuâ ̣t ngữ “phê bình sinh thái” thì cách hiểu của nhà phê bình sinh thái Mỹ - Cheryll Glotfelty được cho là ngắn gọn nhất: “Phê bình sinh thái là
phê bi ̀nh bàn về mối quan hê ̣ giữa văn học và tự nhiên”
Tác giả Karl Kroeber lại cho rằng: “Phê bình sinh thái không phải đem
phương pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp nghiên cứu của bất kỳ khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học Nó chỉ dẫn nhập quan điểm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bi ̀nh văn học mà thôi” [dẫn theo 12]
Vớ i tư cách là khuynh hướng phê bình văn hoá văn ho ̣c, phê bình sinh thái có nhiệm vu ̣ chủ yếu mang giá tri ̣ đă ̣c thù và đă ̣c trưng bản thể luâ ̣n của nó Đó là thông qua văn học để thẩm định la ̣i văn hoá nhân loa ̣i, tiến hành phê phán - nghiên cứ u tư tưởng, văn hoá, mô hình phát triển xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi của nhân loa ̣i đối với đời sống tự nhiên
Jonathan Levin đã chỉ ra: “Tất cả phương diê ̣n văn hoá xã hội của chúng
ta cu ̀ ng quyết đi ̣nh phương thức độc nhất vô nhi ̣ sinh tồn của chúng ta trên thế giơ ́ i này Không nghiên cứu những điều này, chúng ta không thể nhận thức sâu
Trang 17sắc quan hê ̣ giữa con người và môi trường tự nhiên mà chỉ có thể biểu đạt như ̃ng lo lắng nông cạn Vì thế, ngoài nghiên cứu văn học biểu hiê ̣n tự nhiên như thế nào, chúng ta tất yếu còn phải dùng rất nhiều tinh lực để phân tích tất
ca ̉ các nhân tố văn hoá xã hội quyết đi ̣nh thái độ đối với con người, đối với tự nhiên va ̀ hành vi tồn tại trong môi trường tự nhiên, đồng thời kết hợp những phân ti ́ch này với nghiên cứu văn học” [dẫn theo 12].
Nhìn chung phê bình sinh thái đã được khá nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và trở thành một xu hướng nghiên cứu văn học có tính chất liên ngành và có hiệu quả nhất định Trong xu hướng nghiên cứu này, các tác giả quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, đặc biệt là thông qua đó muốn cảnh báo về tình trạng lâm nguy của môi trường tự nhiên trong mối quan hệ với con người qua những tác động ngược chiều và thuận chiều
Hiểu một cách khách quan, phê bình sinh thái không phải đem phương pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp nghiên cứu của bất kì khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học Nó chỉ dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học mà thôi Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hóa văn học, phê bình sinh thái có nhiệm vụ thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán, nghiên cứu tư tưởng văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự nhiên và điều đó dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường sinh thái như thế nào
Manh nha vào những năm 70 của thế kỷ 20, đến giữa thâ ̣p niên 90, phê
bình sinh thái đã thực sự trở thành mô ̣t khuynh hướng nghiên cứu văn ho ̣c ở
Mỹ và lan ra nhiều nước khác trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam việc áp dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học vẫn là vấn đề khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm Năm 2012 trong một bài nói chuyện ở Viện văn học, nhà nghiên cứu người Mỹ Karen Thornber đã giới thiệu về trường phái phê bình sinh thái nhưng cho đến nay có rất ít bài viết hay công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này
Trang 18Có thể thấy, sau đổi mới, ở Việt Nam giới nghiên cứu văn ho ̣c khá cởi
mở trong viê ̣c tiếp thu, giới thiê ̣u các lý thuyết văn học phương Tây hiê ̣n đa ̣i, đương đa ̣i, nhưng la ̣i rất thận tro ̣ng đối với “Phê bình sinh thái” Ngay cả các lý thuyết mới mẻ như Chủ nghĩa li ̣ch sử mới, Chủ nghĩa duy vâ ̣t văn hoá hay lý thuyết tương đối nhạy cảm như “Diễn ngôn quyền lực” của Foucault cũng đã đươ ̣c nhắc đến ở Viê ̣t Nam, nhưng riêng về “Phê bình sinh thái” la ̣i vắng bóng Phê bình sinh thái thi ̣nh hành ở nhiều nước phương Tây, hiện nay tâ ̣p trung vào vấn đề dù ng tư tưởng sinh thái để đánh giá văn ho ̣c trong viê ̣c biểu hiê ̣n vấn đề sinh thái, khẳng định vai trò của tự nhiên Lý thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam được coi là khá mới mẻ, chưa nhâ ̣n đươ ̣c nhiều sự quan tâm Cho đến nay vẫn có ít bài viết hay công trình nghiên cứu cu ̣ thể về vấn đề này Trong các công trình nghiên cứu văn ho ̣c trước đây chúng ta tập trung nghiên cứu mố i quan hệ vớ i hiện thực, với các chức năng xã hô ̣i của văn ho ̣c như nhâ ̣n thức, giáo dục, tuyên truyền, thẩm mỹ trong ý thức văn ho ̣c phu ̣c vu ̣ chính tri ̣ chủ yếu
là xét theo nguyên tắc ý chí, nhân ta ̣o Mối quan hệ giữa môi trường sinh thái tự nhiên và văn hoá tinh thần với văn nghê ̣ chưa đươ ̣c đă ̣t ra một cách sâu sắc Vì thế cò n nhiều vấn đề về quan hê ̣ giữa văn học với môi trường sinh thái chưa đươ ̣c xem xét
Nhìn chung, vấn đề cân bằ ng sinh thái đảm bảo cho văn học phát triển, là
đô ̣ng lực của sáng tạo và tự do sáng ta ̣o Suy cho cùng cô ̣i nguồn của mất cân bằng sinh thái là do sự phát triển phiến diê ̣n của xã hô ̣i và con người Quan điểm con người là trung tâm đã dẫn đến huỷ hoa ̣i môi trường tự nhiên Chính vì
lẽ đó mà chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến cách tiếp câ ̣n các tác phẩm văn ho ̣c từ lý thuyết phê bình sinh thái Nghiên cứu về vấn đề này Trần Đình
Sử và Huỳnh Như Phương đều nhấn mạnh đến sự tương tác giữa môi trường tự nhiên với con người Đồng thời tác giả cũng chỉ ra vấn đề sinh thái không còn đơn thuần là của riêng ngành khoa học nào nữa mà đã trở thành vấn đề toàn cầu trong đó có trách nhiê ̣m của văn chương Đây có thể coi là vấn đề đa ̣o đức đồng thời cũng là vấn đề thẩm mỹ
Trang 19Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết về phê bình sinh thái qua một số bài báo liên quan đến vấn đề này, cũng như qua việc tìm hiểu những truyện ngắn của một số nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc chúng ta cần dành sự quan tâm hơn nữa đến hướng nghiên cứu này
Ở thời trung đại, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được đề cập đến trong văn học Chủ yếu văn học hướng đến hòa hợp với tự nhiên, con người được đặt trong thế bình đẳng với trời đất Chính vì thế chúng ta thường bắt gặp những mô típ con người được miêu tả trên cơ sở lấy thiên nhiên làm chuẩn mực Hoặc con người sống hài hòa, ẩn mình trong thiên nhiên Tuy nhiên, ở thời hiện đại, cùng với sự thay đổi của quan niệm văn hóa, văn học, trong văn học hiện đại
đã xuất hiện những góc nhìn khác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mang tính đa chiều hơn
Vượt trên những quan niệm đề cao môi trường đi ̣a lý, môi trường tự nhiên hay sự khác biê ̣t mô ̣t chiều của con người đối với tự nhiên, triết ho ̣c Mác - Lênin không những khẳng định tính tất yếu phải đảm bảo thống nhất hài hoà giữa con người và tự nhiên trong quá trình phát triển mà còn chỉ ra vai trò của con người trong việc đảm bảo, duy trì sự thống nhất hài hoà ấy Chính con người giữ vi ̣ trí quyết định trong hệ thống “tự nhiên - con người - xã hô ̣i” Cách thức mà con người tác đô ̣ng đến tự nhiên ra sao thì tự nhiên sẽ đối xử với con người như vậy Con người hay tự nhiên hoà hợp hay đối lập là do chính con người quyết đi ̣nh Thái độ ứng xử của con ngườ i đối với thiên nhiên xưa nay bao giờ cũng là thân thiết, trân trọng và dường như ít nhiều thuần phu ̣c trước sức ma ̣nh và sự hào phóng của trời mây đối với cuô ̣c sống muôn loài:
“Trông trời trông đất trông mây Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trang 20Trông cho chân cư ́ ng đá mềm Trơ ̀ i yên biển lặng mới yên tấm lòng”
(Ca dao)
Thiên nhiên là người bạn tốt, thiên nhiên là tài nguyên “Chỉ cần mưa thuận gió hoà” “Rừng vàng biển ba ̣c”, nơi đâu con người biết quý tro ̣ng thiên nhiên sẽ đươ ̣c thiên nhiên ưu đãi và cuô ̣c số ng nơi đó sẽ dễ dàng
Đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn trước 1945 đã xuất hiện ở sáng tác của một số tác giả viết theo xu hướng “truyện đường rừng” như Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn,
Nguyễn Tuân với các tác phẩm tiêu biểu như: Ai hát giữa rừng khuya, Vàng và
máu, Cô Dó… Ở đây các tác giả đã phần nào đề cập đến mối quan hệ giữa môi
trường tự nhiên và đời sống con người Sống nơi đô thị hay sống hòa mình vào thiên nhiên tinh khiết, trong trẻo là vấn đề được một số tác giả quan tâm chú ý Đôi khi các tác giả cũng ảo hóa thế giới tự nhiên, coi đó như là những bí ẩn hoặc hoang dã chưa được khai phá Đôi khi con người cũng muốn trở về với tự nhiên
để trốn tránh thực tại nơi đô hội đầy bon chen, nhưng dường như là thất bại Điều này cho thấy sự không thể dung hòa giữa con người đô thị và thế giới tự nhiên hoang sơ Con người và tự nhiên vẫn được nhìn nhận như những thực thể tách biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau Qua con mắt của các nhà văn giai đoạn này, chúng ta thấy con người thành thị không thể hòa nhập với tự nhiên và luôn nhìn tự nhiên bằng con mắt xa lạ, là chốn “rừng thiêng nước độc” đầy ám ảnh
Giai đoạn từ 1945 đến 1975 là thời kỳ văn học có chung “khuôn mặt”,
“dáng hình”, bởi mục đích chính là tập trung phục vụ kháng chiến, cứu quốc Tuy nhiên các tác giả cũng chú ý đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Thậm chí con người và tự nhiên còn có mối quan hệ hữu cơ tương đồng
“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Cao hơn một bậc, con người được thiên
nhiên hóa và thiên nhiên cũng được người hóa Bằng thủ pháp nhân hóa được vận dụng phổ biến, Nguyên Ngọc đã miêu tả thiên nhiên đặc biệt hấp dẫn, sinh
Trang 21động, gần gũi với con người “Tự nhiên trên đỉnh núi Chư Lây tảng đá to nhất
nổi giận, Trước tiên nó xô mấy miếng đất dưới chân nó ra, Nó chuyển mình, rồi bất thình lình nó lật ngược và vụt chạy xuống núi Nó chạy mau không thể cái
gì chạy theo kịp Nó bẻ gãy hết cây nào cản đường nó Gặp con thú, nó đấm một cái, con thú chết bẹp ngay Đến giữa đường, gặp đá bạn, đá con, nó thúc mỗi đứa một cái, tất cả đá ùa nhau chạy theo nó Thôi thì cả núi rừng rung lên
ào ào, đất thành khói đỏ bay mù mịt” (Đất nước đứng lên)
Qua đây cho thấy mối quan hệ hòa hợp giữa con người và tự nhiên trong một thể thống nhất để gìn giữ non sông đất nước và cuộc sống ấm no của con người
Có thể nói, dù chưa thực sự làm nên mô ̣t trào lưu “xanh hoá” trong văn
học, nhưng không thể phủ nhâ ̣n văn học Việt Nam sau 1975 đến nay đã có được một độ nhạy bén nhất đi ̣nh, cũng như có được mô ̣t số điểm nhấn đáng lưu ý trong việc phản ánh những thực tra ̣ng môi trường - tự nhiên - xã hô ̣i nói trên Một trong số các hiê ̣n tượng sớm nhất và đáng ghi nhớ nhất của văn ho ̣c đương đa ̣i là ngòi bút Nguyễn Minh Châu - “người mở đường” cho công cuô ̣c đổi mới văn ho ̣c Vấn đề sinh thái xuất hiê ̣n trên những trang văn của ông ngay
từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước với các truyê ̣n ngắn như: Một lần đối
nó i, bằng dự cảm nha ̣y bén và sự nghiền ngẫm sâu sắc của mô ̣t con người biết gắn mình vào thờ i đa ̣i, Nguyễn Minh Châu trong các tác phẩm của mình, đã đă ̣t
ra được nhiều câu hỏi mang tính chất vấn đối với những bất ổn trong bước chuyển mình của xã hô ̣i Viê ̣t Nam thời hâ ̣u chiến trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Bên cạnh đề tài người lính và cảm hứng “nhìn la ̣i” chiến tranh, bên ca ̣nh
sự “đố i chứng” giữa người sống và người chết, giữa hiê ̣n ta ̣i và tương lai còn là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, giữa loài người
và cỏ cây, loài vâ ̣t Truyê ̣n ngắn Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu là
một minh chứng khá cu ̣ thể Mu ̣ Huê ̣ xuất thân là “một cô gái thành phố chính
Trang 22cố ng”, mụ chấp thuận lấy lão Khúng không phải vì tình yêu, cũng không phải
vì mong muố n có mô ̣t cuô ̣c số ng thôn quê Sự ra đi của Huê ̣ là để từ biê ̣t mô ̣t cuộc tình phu ̣ ba ̣c, để che giấu bản thân và đứa con vô thừa nhâ ̣n cô đang mang trong bụng Nghĩa là sự lựa cho ̣n ấy chỉ như mô ̣t “bước đường cùng” trong hoàn cảnh không thể tránh khỏi Nỗi nhớ về anh người yêu thành phố lúc nào
cũng hiê ̣n diê ̣n trong tâm tưởng của Huê ̣, ngay cả khi bi ̣ “lão Khúng biến thành
ca ́ i máy đẻ” hay sau gần hai mươi năm bỏ đi, mụ không còn “đặt chân đến một tha ̀ nh phố nào cả, kể cả các thi ̣ trấn lâm nghiê ̣p cỏn con”; “đến bây giờ đã trở tha ̀ nh một người đàn bà thôn quê thực sự, một bà ké miền rừng thực sự, chắc hẳn Huê ̣ vẫn cất giữ cho riêng mình một chút hình ảnh cuối cùng của cái thời thiếu nư ̃ sống ở thành phố” [3, tr.333] Thực vâ ̣y, quá khứ đô thi ̣ đe ̣p đẽ ấy vẫn
xuất hiện thường xuyên trong mỗi suy nghĩ, mỗi so sánh của Huê ̣ Với mụ Huê ̣
cũng như với bao nhiêu người dân thành thi ̣ khác, viê ̣c thích nghi với mô ̣t không gian phi đô thi ̣ không bao giờ có thể tro ̣n ve ̣n, hết sức miễn cưỡng và lúc nào
cũng đầy đi ̣nh kiến: “Chao ơi! chỉ có Huê ̣ mới hiểu hết được tất cả nỗi đau đớn,
tu ̀ túng của một cuộc đời bi ̣ bưng bít và cách biê ̣t với chung quanh, dù kẻ thông minh va ̀ hiểu biết đến đâu cũng sẽ trở thành he ̣p hòi và thiển cận không tránh được Huê ̣ đã lấy cả bản thân số phận để làm vật thí nghiệm cho cái điều này
cơ mà [3, tr.345] Không nói ra nhưng thành phố, với Huệ đã trở thành một nơi chố n ly ́ tưởng, một không gian mà cô luôn muốn được quay trở về sống với nó,
du ̀ bằng cách này hay cách khác “có thể nói rằng suốt cả đời mình, Huê ̣ sống ở đâu để chờ đợi một thành phố mới sẽ ra đời một thành phố công nghiệp của
ha ̀ ng vạn công nhân khai thác mỏ quặng của một thứ kim loại quý Huê ̣ biết rằng đế n lu ́ c đó, đời sống con người và thiên nhiên chỗ này sẽ hoàn toàn khác bây giơ ̀ , con người sẽ không còn bi ̣ bưng bít bởi sự hẻo lánh nữa và đứng ở đây, người ta có thể nhận được tin tức của mọi nơi khác” [3, tr.345]
Có thể thấy nhân vâ ̣t đang phủ nhâ ̣n nơi mình sống, đồng thời, phủ nhâ ̣n mố i quan hệ hiê ̣n ta ̣i cô đang cùng người chồng của mình trải nghiê ̣m giữa con
Trang 23người và thế giới tự nhiên Rõ ràng nhi ̣p sống, âm thanh, ánh sáng, sự tiê ̣n nghi
vật chất nơi đô thi ̣ đã làm nảy sinh cảm giác chán chường cảnh sống giản đơn nhàm tẻ và có phần nho ̣c nhằn ở nông thôn hay vùng hoang dã trong tâm tra ̣ng Huệ Như thế sự gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên đã bắt đầu biểu hiện cho mô ̣t quan hê ̣ lỏng lẻo, đe doa ̣
Sau Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp đã đề câ ̣p đến sự bất ổn này trong truyện ngắn của mình: “Chuyê ̣n tình kể trong đêm mưa” là mô ̣t câu
chuyện như thế Cuô ̣c tình tan vỡ giữa Ba ̣c Kỳ Sinh và Muôn thực chất là sự chia rẽ vì sự bất đồng trong quan điểm sống Muôn tin vào những hứa he ̣n mới
củ a con đường “Kinh hoá”, “đô thi ̣ hoá”, “cô tỏ ý chê bai lối sống khép kín
qua ́ gần tự nhiên thậm chí tăm tối của người dân miền núi” Ngược la ̣i Ba ̣c Kỳ
Sinh “đư ́ a con hoang của núi rừng” - hoài nghi điều này Anh khó chi ̣u với
việc ngày càng có nhiều người Kinh lên Tây Bắc với khẩu hiê ̣u: “đi xa hơn
nư ̃a”, “khai hoá văn minh”, “thắp lên ánh sáng văn hoá”[46, tr.590]
Giố ng như nhân vật trong Khách ở quê ra, đồn trưởng đồn biên phòng
Lò Văn Ngân trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp chính là đa ̣i diê ̣n cho lớp người “khai hoá” mới này Anh ta không chiếm được trái tim Muôn, nhưng lại toát ra một sức hú t của sự mới mẻ, đủ khả năng đẩy tình yêu xuống hàng thứ yếu Muôn đã từ chối Bạc Kỳ Sinh như từ chố i sự chung sống với thiên nhiên Sau sự đánh đổi ấy, cái mà cô có được là cuô ̣c sống trưởng giả theo mô hình
“dân thành thị” Dù thế nào, có thể thấy Ba ̣c Kỳ Sinh hay người kể đều không hề có ý trách móc Muôn Như rất nhiều người dân tô ̣c nhạy bén khác cô đã đoán trước được sự thay đổi tất yếu của mảnh đất mà mình sinh sống Đúng như Ba ̣c Kỳ Sinh nói, Muôn đã chọn cho mình một con đường dễ dàng hơn nhiều Né tránh những thách thức mà tình yêu và thiên nhiên mang la ̣i, cô đến
vớ i “mô ̣t môi trường tầm thường hơn nhưng an toàn hơn”
Còn với lão Khúng trong Khách ở quê ra thì la ̣i có mô ̣t quan điểm hoàn
toàn khác về mô ̣t cuô ̣c sống “văn minh” Lão không thể mường tươ ̣ng đươ ̣c việc con người có thể khao khát đến mô ̣t cuô ̣c sống phi tự nhiên, phi nhân bản
Trang 24đến vâ ̣y Quả thâ ̣t con mắt lão Khúng khi lang thang giữa thành phố thâ ̣t đúng như con mắt của mô ̣t con thú hoang đang chứng kiến cảnh đồng loa ̣i mình bi ̣ giam cầm trong những chiếc lồng, không tiếp xúc với thiên nhiên không đất đai
cỏ cây truyền sức sống, bức bối, tù túng yếu ớt đến thảm ha ̣i: “Ừ cũng lạ thật
ca ́ i anh dân thành phố, sống như thế này mà sống được, chẳng có vườn tược, chẳng co ́ cây cối, ăn, ở, ỉa trên đầu nhau, chỉ thấy tường và tường, chẳng trách người nào người ấy cứ trắng nhợt, nói khẽ, cười khẽ, đi khẽ là phải, ” [3,
tr.353] Lão Khúng hay chính là hiê ̣n thân của tự nhiên, của bản tính hoang dã
Lão không thể dễ dàng tiếp xúc với ho ̣ Mô ̣t điều rõ ràng là cảm giác, cách ứng
xử của lão Khúng với nơi chốn sinh tồn của mình khác hoàn toàn với mu ̣ Huê ̣,
vợ lão Những tương lai mà hai con người ấy kiếm tìm cũng hoàn toàn khác nhau Khác với Huê ̣, lão Khúng sinh ra từ đồng quê, là mô ̣t người con của nông thôn Lão như mô ̣t hiê ̣n thân cho sự gắn kết mâ ̣t thiết của con người với đồng đất nguyên thuỷ Đó không phải chỉ là sự nương tựa, phu ̣ thuô ̣c, bòn rút đất đai
mà số ng Đúng hơn, đó là mố i quan hê ̣ trao đổi, tương tác qua la ̣i, và hơn thế, là
sự chuyển hoá lẫn nhau Hai bàn tay lão đã làm hồi sinh vùng đất “chó ăn đá gà
ăn sỏi” Và đến lượt mình, thiên nhiên thấm vào lão “Chẳng còn là hình thù
mô ̣t cái bàn tay con người nữa! Hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u nổi cục,
ca ́ c ngón tay văn ve ̣o và bọc một lớp da giống như một lớp vỏ cây, và cả bàn tay la ̃o giống y như một toà rễ cây vừa mới đào dưới đất lên” [3, tr.320]
Đó là sự chuyển hoá về thể xác Nhưng các chất tự nhiên thuần phác ấy
còn thấm đẫm cả trong tâm hồ n lão Khác với không gian đô thi ̣ như cái nhà tù về thể xác lẫn tinh thần đã từng không dung chứa Huê ̣, ép buô ̣c cô phải ra đi
bở i nó còn khép con người vào những bô ̣ khung vâ ̣t chất cũng như vào những khuôn khổ đạo đức khắc nghiê ̣t, lão Khúng hồn nhiên như đất và không đi ̣nh kiến như đất, đã rô ̣ng lòng đón cô, chấp nhâ ̣n và yêu quý tất cả những đứa con riêng, con chung củ a hai người, không phân biê ̣t Nhưng cuô ̣c sống lao đô ̣ng
cù ng lão cùng đất đai dường như vì quá nho ̣c nhằn nên cũng dễ bi ̣ bô ̣i phản
Trang 25Viễn cảnh về mô ̣t thành phố công nghiê ̣p có vẻ có sức hấp dẫn hơn nhiều Lão van xin những đứa con mình là bởi lão đã mường tượng ra sự quay lưng không thể níu giữ của chúng với lão, với đồng đất, với tự nhiên Viê ̣c triển khai những
dự án khai thác mới trên mảnh đất lão đang sống đã đánh dấu mô ̣t bước chuyển trong mố i quan hệ của con người với tự nhiên nơi đây Sự cô ̣ng tác mâ ̣t thiết đã đứt gãy đến không thể hàn gắn: Từ bây giờ người ta sẽ không chấp nhâ ̣n viê ̣c phải đổ mồ hôi để có miếng ăn hay bi ̣ thiên nhiên chuyển hoá nữa
Tư duy khai thác một chiều đang thay thế và thống tri ̣, hứa he ̣n sự ra đời một đô thị phi tự nhiên mới, nơi con ngườ i vừa bòn rút ca ̣n kiê ̣t tự nhiên để phục vu ̣ đời sống vâ ̣t chất của mình, vừa tách biê ̣t và xa la ̣ với tự nhiên So với
cách lão Khúng chống lại cái phi nhân, phi tự nhiên của chiến tranh bằng sức người bằng chính tự nhiên, thử hỏi giải pháp nào ít gây áp lực đến môi trường
và mang tính cộng sinh với thiên nhiên nhiều hơn? Câu trả lời của Nguyễn Minh Châu, có lẽ là cách sống chất phác hồn hậu của lão Khúng, hay chính là của một truyền thố ng nông nghiệp xưa cũ đang bi ̣ quy kết là “chậm tiến” “la ̣c
hậu” trong mắt nhiều người thời bấy giờ
Có thể nói Nguyễn Minh Châu là mô ̣t nhà văn đă ̣t nền móng cho văn ho ̣c đổi mới, bởi trong sáng tác của mình, ông đã lần đầu tiên đă ̣t ra những cuô ̣c đối thoại với tự nhiên, lắng nghe tiếng nói của tự nhiên Không phải là ở vi ̣ thế của
kẻ thống tri ̣, cũng không phải là tình yêu thiên nhiên theo cách “nhân hoá” nó, phú cho nó các hình thái cảm xúc suy nghĩ của con người Ngược la ̣i, với ông,
tự nhiên có mô ̣t tiếng nói “khác” của riêng mình Nó vẫn không ngừng cất tiếng
nói với chúng ta từng giây từng phút, chỉ có điều con người dần đánh mất đi khả năng thấu hiểu Mối quan tâm tác giả muốn đă ̣t ra như ông nói chính là vấn
đề “thiên nhiên và môi trường sinh thái” Những dòng văn kéo trí tượng tượng
củ a người đo ̣c vào li ̣ch sử, nhắc la ̣i với chúng ta rằng, sự xuất hiê ̣n của không gian môi trường sinh thái, không gì khác là hê ̣ quả lâu dài của mô ̣t quá trình chinh phục tự nhiên: “Đúng, đời sống loài người là một chuỗi dài quá trình
Trang 26chinh phu ̣c tự nhiên” Thế nhưng, “thật là thiếu thoả đáng, và thậm chí nguy hiểm” nếu không nghĩ đến công viê ̣c hoà hơ ̣p với tự nhiên Bởi tự nhiên là cái nôi nâng đỡ và xoa di ̣u con người, là nơi ươm mầm những tình cảm đe ̣p đẽ nhất, thánh thiê ̣n nhất
Nhìn chung, nghiên cứu văn học từ góc độ phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam hiện đại đã bước đầu được quan tâm, nghiên cứu thông qua những sáng tác của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu Đây có thể coi là một xu hướng có nhiều triển vọng trong nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại
1.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nhà văn Cao Duy Sơn tên thâ ̣t là Nguyễn Cao Sơn, sinh năm 1956, trong một gia đình cha là người Kinh, me ̣ người Tày Ngoài sự thừa hưởng hai dòng văn hoá của hai dân tô ̣c Kinh - Tày, Cao Duy Sơn còn được nuôi dưỡng bởi nguồn mạch trầm tích văn hoá li ̣ch sử lâu đời của vùng đất “dồi dào sức sống bền lâu”: Cô Sầu - vù ng đất cổ thuô ̣c huyện Trùng Khánh, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng Cô Sầu là nơi in dấu tuổi thơ, gắn bó với những kỉ niê ̣m buồn vui, ân nghĩa của cuộc đời Cao Duy Sơn, vì vâ ̣y đi ̣a danh này xuất hiê ̣n dày đă ̣c trong tác phẩm của ông Nhà văn họ Cao ấy đã từng khẳng đi ̣nh rằng: “Tôi sinh
ra và lơ ́ n lên ở thi ̣ trấn Cô Sầu (huyê ̣n Trùng Khánh, Cao Bằng) Đó là một thi ̣ trấn cổ rất nổi tiếng Nghiê ̣p văn chương của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà kha ́ m phá, viết mãi vẫn chưa thấy đủ, chưa thấy thấu cái tầng sâu văn hoá tiềm ẩn ở vùng đất này Tôi viết như một sự trả nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra mình, bạn bè, xóm giềng… Cả đời tôi, sẽ vẫn là những khám pha ́ về Cô Sầu với những con người miền núi chân chất” [10, tr.11]
Cao Duy Sơn đã sinh ra và lớn lên tại Trùng Khánh - Cao Bằng Cả một thời trai trẻ và tuổi thơ đã in dấu tâm hồn trên mảnh đất này Hiê ̣n ta ̣i ông là
Trang 27Hội viên Hô ̣i nhà văn Viê ̣t Nam, Hô ̣i viên hô ̣i văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t các dân tô ̣c thiểu số Việt Nam Tổng biên tâ ̣p Ta ̣p chí văn hoá các dân tô ̣c Năm 1984 Cao Duy Sơn chính thức bước vào làng văn với đứa con đầu lòng là truyê ̣n ngắn
Dưới chân núi Nục Vèn Đến năm 1996 Cao Duy Sơn mới ra mắt tâ ̣p truyê ̣n
ngắ n Như ̃ng chuyê ̣n ở lũng Cô Sầu Tâ ̣p truyê ̣n ngắn này đã đươ ̣c Hô ̣i nhà văn
tặng thưởng năm 1997 Trên đà thành công đó, năm 2002 ông lại cho ra đời tâ ̣p truyện ngắn Những đám mây hình người Tâ ̣p truyê ̣n được giải B của Hô ̣i văn
học nghê ̣ thuâ ̣t các dân tô ̣c thiểu số Viê ̣t Nam năm 2003 Năm 2007 Cao Duy
Sơn tiếp tu ̣c trình làng tâ ̣p truyê ̣n ngắn Ngôi nhà xưa bên suối gồm bảy truyê ̣n
ngắ n được nhà văn cho ̣n lo ̣c trong những tác phẩm sáng tác từ năm 2002 đến
2006 Ngay sau khi ra mắ t độc giả Ngôi nhà xưa bên suối đã gây được sự chú
ý đối với ba ̣n đo ̣c và giới nghiên cứu phê bình Có thể nói đây là tâ ̣p truyê ̣n ngắ n hay, xứ ng đáng nhận đươ ̣c hai giải thưởng lớn liên tiếp của Hô ̣i nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng văn ho ̣c Asean của Hoàng gia Thái Lan năm 2009 Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhâ ̣n tinh thần trách nhiê ̣m, trái tim nhân ái trong quá trình sáng tác, mà còn đô ̣ng viên, khích lê ̣ để nhà văn ho ̣ Cao tiếp tục că ̣m cu ̣i trên cánh đồng chữ nghĩa Trên đà những mùa gă ̣t bô ̣i thu đó,
Cao Duy Sơn đã ra mắt ba ̣n đo ̣c tâ ̣p truyê ̣n ngắn Người chợ vào năm 2010 Tâ ̣p
truyện ngắn này vẫn tiếp tu ̣c nguồn ma ̣ch đề tài miền núi, nhưng la ̣i có cách khám phá, thể hiê ̣n mới, có chiều sâu hơn, sắc ca ̣nh hơn
Ở thể loa ̣i tiểu thuyết nổi bâ ̣t nhất là Đàn trời (2006) nhận được giải thưởng Hô ̣i văn học nghệ thuâ ̣t các Dân tô ̣c thiểu số Viê ̣t Nam, sau đó là Chòm
làng văn và “dấn thân” vào đề tài miền núi thì trên văn đàn văn ho ̣c Viê ̣t Nam đã sừng sững với nhiều tên tuổi lớ n như Tô Hoài; Nguyên Ngọc; Ma ̣c Phi, Thế nhưng nhà văn vẫn chung thuỷ với đề tài về dân tộc miền núi Ông đã có những đóng góp nhất định đối với mảng văn ho ̣c dường như còn ít được chú ý này
Trang 281.2.2 Những ngả đường đến với văn chương của Cao Duy Sơn
Cao Duy Sơn là mô ̣t nhà văn kiên trì với đề tài miền núi Tác phẩm của ông đều bắt nguồn từ tình cảm gắn bó với quê hương và con người miền núi
Theo ông “Viết văn nhất đi ̣nh phải có sự ám ảnh Không có sự ám ảnh sẽ không
thể na ̀ o tạo ra được một tác phẩm, và mọi cái đều trở nên hời hợt” Đó là lý do
vì sao các tác phẩm của ông gắn chặt với vùng đất quê hương, với đề tài miền núi Trong số những nhà văn gặt hái được nhiều thành công ở mảng đề tài viết về miền nú i thì người được biết đến nhiều hơn cả chính là Cao Duy Sơn
Mảnh đất và con người Cô Sầu chính vì thế đã trở thành mô ̣t phần “máu
thi ̣t”, “mang một sứ mệnh văn chương” không thể thiếu trong cuộc đời và hành
trình sáng tạo nghê ̣ thuâ ̣t của Cao Duy Sơn Mái trường thị trấn Trùng Khánh quê hương (tiếng Tày gọi Trùng Khánh là Cô Sầu) - nơi Cao Duy Sơn theo ho ̣c thuở nhỏ, cũng là nơi mà các nhà thơ Bế Thành Long, Y Phương từng ho ̣c tâ ̣p Địa danh lũng Cô Sầu trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm của nhà văn đến
mứ c ta ̣o lên mô ̣t hình dung quen thuô ̣c cho người đo ̣c về một miền đất xa xôi, vùng biên viễn của tổ quốc Hình ảnh quê nhà đã hằn rất sâu trong ký ức mà có
đi đến trọn đời ông cũng không thể nào quên được Dẫu xa quê đã nhiều năm nhưng tình cảm mà nhà văn dành cho quê hương mình dường như vẫn còn đó, mãi mãi và đe ̣p đẽ như thuở thiếu thời Có lẽ vì thế mà khi được hỏi: “Có khi
na ̀ o anh có ý định “vượt Cô Sầu” đến khám phá một vùng đất khác không ?”
Cao Duy Sơn đã trả lời rất thành thực: “Trên thực tế, không gian truyê ̣n của tôi
dàn trải trong nhiều tỉnh vào tâ ̣n Đà Lạt, sang tận Trung Quốc, nhưng vẫn là bám theo những bươ ́ c chân của người Cô Sầu Hiê ̣n tại tôi đang có ý đi ̣nh viết về ngươ ̀ i Cô Sầu di cư vào Tây Nguyên để xem sau nhiều năm xa quê hương, văn hoá của họ đã bi ̣ đồng hoá ra sao, cái gì còn giữ được, cái gì đã mất ”
Từ đây có thể thấy Cao Duy Sơn là mô ̣t nhà văn rất kiên trì với đề tài miền nú i Theo ông: “Mỗi người đều có một vùng đất của riêng mình Tức là anh
co ́ thuộc nó hay không, nếu anh không thuộc nó thì làm sao anh có thể viết được
Trang 29Tôi về tha ̀ nh thi ̣ bốn đến năm năm nay nhưng những gì của thành thi ̣, mặc dù hằng nga ̀ y tôi vẫn sống với nó, vẫn chưa đủ thời gian để mình có cảm xúc viết về
no ́ Cái để tạo lên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên Ma ̀ hầu như nhà văn nào cũng bi ̣ tác động bởi những kỉ niê ̣m rất riêng Bên
ca ̣nh đó là những gì đã qua trong cuộc đời mình ở vùng đất mình đã sinh ra, nó trơ ̉ thành một sự ám ảnh Viết văn nhất đi ̣nh phải có sự ám ảnh Không có sự ám ảnh sẽ không thể nào tạo ra được một tác phẩm, vì mọi cái đều trở nên hời hợt
Sư ̣ ám ảnh đó từ ngày này qua ngày khác, nó khiến anh không một lúc nào nguôi nghi ̃ đến nó và phải tìm cách thể hiê ̣n theo một cách nào đó Tôi nghĩ rằng kiên tri ̀ theo đuổi chỉ là một cách thôi Phải nói rằng vùng đất đó thuộc mình và mình
cu ̃ng thuộc nó Điều đó quan trọng hơn rất nhiều Không thuộc sẽ không làm được gì” [21, tr.5] Rõ ràng, với Cao Duy Sơn, viết văn là một sự thai nghén lâu
dài chứ không đơn giản là sự ăn xổi Bởi có hiểu, có cảm, có “ám ảnh” với một hiện thực, một vấn đề thì người viết mới có đủ bút lực để viết ra nó Phải chăng đó cũng là lí do anh viết chậm nhưng chắc?
Hầu hết các sáng tác của Cao Duy Sơn, dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn đều gắn chặt với vùng đất quê hương ông, với đề tài miền núi về con người dân tộc ông Tuy nhiên, ông cũng chỉ dám nhâ ̣n là đang trong quá trình tích luỹ, khám phá để “mã hoá” những vỉa tầng văn hoá nguyên bản, hồn nhiên của người dân tô ̣c để đưa nó vào những trang văn của mình
Cao Duy Sơn cũng là nhà văn có trách nhiê ̣m với công viê ̣c sáng ta ̣o
Ông cho rằ ng: “Bất cư ́ người viết nào cũng không có chuyê ̣n vô trách nhiê ̣m trước tác phẩm của mình Thậm chí trách nhiệm ấy còn có mặt thường xuyên, Thường người ta viết ra giống như một sự giải toả như được đối thoại với chi ́nh bản thân mình Khi tác phẩm ra đời và được in ấn thì những điều mình viết ra đươ ̣c truyền tải bằng ngôn ngữ mà ngôn ngữ ấy là của mình thì cảm thấy ha ̣nh phúc vì điều đó” Một di ̣p khác ông nói: “Quan trọng nhất là tác phẩm pha ̉i hay từ nội dung đến hình thức thể hiê ̣n Điều đó rất quan trọng Để
Trang 30co ́ được một chữ hay, người viết phải suốt đời phấn đấu” Chính vì thế ông đã tâm sư ̣ rằng: “Tôi viết khó nhọc lắm, một năm chỉ viết được từ 1 - 2 truyê ̣n ngắn” [10, tr.15]
Cao Duy Sơn quan niê ̣m: “Văn chương là một chuyến đi dài Chuyến đi
ấy, chỉ khi nào người viết dừng lại, không còn sống nữa, thì mới biết đâu là tác phẩm hay nhất của đời ngươ ̀ i cầm bút ấy Mình đã viết về vùng đất mình được sinh ra, lơ ́ n lên, gắn bó suốt mấy chục năm đầu đời đầy ắp những kỉ niê ̣m Bây giờ viết ra, mình thấy vui, vì qua đo ́ , đã có nhiều người hơn biết, nhiều người tìm về ca ́ i lũng Cô Sầu heo hút của mình Mình đã giới thiê ̣u được vùng quê nghe ̀ o khó ấy, ghi danh nó trong văn học”
Với những tập truyện ngắn và tiểu thuyết viết về miền núi, Cao Duy Sơn đã khẳng đi ̣nh được bước phát triển vượt bâ ̣c của văn xuôi miền núi Các tác phẩm củ a ông phản ánh cuô ̣c sống và số phận của con người miền núi với những phong tục tâ ̣p quán đă ̣c trưng hiê ̣n lên chân thực và sinh đô ̣ng Không chỉ vậy, tác phẩm của ông còn hướng đến số phận và bi ki ̣ch của mỗi con người trong cuộc số ng thường nhâ ̣t khiến cho bức tranh về miền núi hoàn thiê ̣n hơn, sâu sắ c hơn, ấn tượng hơn trong thời kỳ đổi mới
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến cội nguồn văn hóa Tày mà Cao Duy Sơn đã được thụ hưởng Là nhà văn dân tộc Tày, Cao Duy Sơn rất
am hiểu văn hóa, con người, tập quán của dân tộc mình Có thể nói, văn hóa Tày, nếp sống và tập quán truyền thống của dân tộc Tày đã trở thành suối nguồn tạo nên những trang viết phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa Tày trong các truyện ngắn của ông Người Tày sống gắn bó với tự nhiên, trân trọng tự nhiên, coi tự nhiên là nguồn sống của con người Trong sáng tác của Cao Duy Sơn, điều này được thể hiện rất rõ
Như vâ ̣y, ngay từ khi khởi nghiê ̣p cho đến nay, Cao Duy Sơn vẫn thuỷ chung “thâm canh” với vùng đất Cô Sầu -Trùng Khánh Mỗi tác phẩm của nhà văn chính là mô ̣t sự tìm tòi, khám phá, phát hiê ̣n mới, đô ̣c đáo về đời sống và
Trang 31con người nơi đây, giúp người đo ̣c tiếp câ ̣n mô ̣t cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về vù ng đất đâ ̣m đà bản sắc văn hoá truyền thố ng này Cao Duy Sơn xứng đáng đươ ̣c nhâ ̣n “thương hiê ̣u” là nhà văn chuyên viết về đề tài miền núi mà ba ̣n đo ̣c đã vinh danh
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái là một hướng đi mới có nhiều triển vọng trong nghiên cứu văn học Trong văn học Việt Nam hiện đại, hướng nghiên cứu này cũng đã và đang được triển khai, bước đầu có những thành tựu nhất định Từ việc áp dụng lý thuyết phê bình sinh thái, chúng ta có thể ứng dụng vào nghiên cứu truyện ngắn Cao Duy Sơn một cách hiệu quả Cao Duy Sơn là nhà văn dân tộc Tày, ông thành công trong truyện ngắn và tiểu thuyết viết về đề tài miền núi Nghiên cứu truyện ngắn Cao Duy Sơn dưới góc nhìn phê bình sinh thái sẽ có nhiều khám phá thú vị và khẳng định những đóng góp của nhà văn cho dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Trang 32
Chương 2 QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN 2.1 Con người và tự nhiên trong sự đối sánh
Văn học luôn sử dụng tự nhiên làm nền cảnh Dưới góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái chúng tôi quan tâm đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự so sánh, đối chiếu để thấy rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn
Ở đây không thể hiểu đơn giản đối sánh giữa con người với tự nhiên là so sánh về những tiêu chí, chuẩn mực như trong văn học truyền thống lấy tiêu chí thiên nhiên để tả con người Đó chỉ là những cảm nhận đầu tiên khi tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Điều cần chú ý hơn là đối chiếu, so sánh
để có những nhận thức cụ thể hơn về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong sự phản chiếu và ảnh hưởng
Trước đây, trong văn học trung đại, thiên nhiên là chuẩn mực để con
người cảm nhận vẻ đẹp của mình Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng so
sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân với thiên nhiên:
Vân xem trang trọng khác với Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Qua các hình ảnh thiên nhiên như: trăng, hoa, mây, tuyết, liễu, thu thủy,
xuân sơn… Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của hai
nàng Kiều Rõ ràng, thiên nhiên đã trở thành chuẩn mực để con người soi chiếu
Trang 33và so sánh Có thể coi việc so sánh con người với tự nhiên là yếu tố thi pháp quen thuộc của văn học trung đại Nó mang tính ước lệ, tượng trưng Điều này
do quan niệm văn học thời trung đại chi phối
Đầu thế kỷ XX, khi văn hóa phương Tây xâm nhập, Thơ mới xuất hiện
đã làm cuộc đại cách mạng, lấy con người làm tiêu chí, chuẩn mực cho cái đẹp
Vẻ đẹp của con người lên ngôi trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực cho đời sống
xã hội và thế giới tự nhiên Xuân Diệu đã từng viết:
- Mây đa tình như thi sĩ đời xưa
- Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
- Lá liễu dài như một nét mi
(Xuân Diệu)
Trong văn học dân tộc thiểu số, các tác giả vừa kế thừa văn học truyền thống đồng thời cũng có những đổi mới nhất định khi đối sánh giữa con người và thiên nhiên, rộng hơn là giới tự nhiên
Trong văn học viết về dân tộc và miền núi, con người thường nằm giữa lòng tự nhiên nên luôn được nhìn nhận trong sự đối sánh với tự nhiên Trong sự
so sánh này, các nhà văn thường làm nổi rõ vẻ đẹp, sức mạnh, bản chất của con người và tự nhiên, qua đó khẳng định mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Điều này đã được phản ánh rõ trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,
Chuyến đi săn cuối cùng của Sương Nguyệt Minh…Truyện ngắn Cao Duy
Sơn cũng không nằm ngoài quy luật này Con người thường được so sánh với thiên nhiên trong những mối quan hệ đa dạng và sống động
Trước hết Cao Duy Sơn so sánh vẻ đẹp của người phụ nữ với thiên nhiên
Vẻ đẹp của người phụ nữ thường được tôn vinh qua vẻ đẹp của tự nhiên: hoa,
cỏ, sông, suối, mây, trời…Đó là hình ảnh của Lò - vợ Dồ (Hòn bi đá màu
trắng) “Nàng xinh xắn, uyển chuyển như con suối thu chân núi” [37;tr.137] Và
đây là Dình (Hoa bay cuối trời) - nàng tiên nữ của đất Pác Gà: “Mặt nàng đẹp
như bông đào trong nắng Nụ cười bẽn lẽn, mắt chớp như cánh vẫy của loài
Trang 34bướm hoa” Rõ ràng, qua đối sánh với tự nhiên, vẻ đẹp của con người được
khẳng định Tự nhiên còn tôn lên vẻ đẹp mảnh mai, đáng yêu của người con
gái: “Trong bộ quần áo Nùng xanh cổ vịt, viền nách bằng vải láng cống màu
đen, toàn thân nàng khẽ run trong hoàng hôn se lạnh” [37; tr.97] Trong chiều
hoàng hôn nơi núi rừng bạt ngàn, hình ảnh con người trở lên bé nhỏ và toát lên một vẻ đẹp mong manh, cần được che chở
Thiên nhiên trở thành biểu tượng thiêng liêng và cao đẹp cho con người
ngưỡng vọng và vươn tới Hình ảnh hoa Mộc Vương (Hoa Mộc Vương) được
so sánh với tình phụ tử, huyết thống chị em gắn bó thiêng liêng Đến cuối cuộc đời, con người mới chiêm nghiệm ra một điều giản dị nhưng sâu sắc biết bao:
“Ta ngồi xuống, tựa lưng vào gốc cây, chợt nghe có tiếng ca vọng về từ dĩ
vãng, những âm thanh miên man hòa quyện dâng tít trời cao, rồi thì thào trở về trong tiếng nói của chị, tiếng nói của mẹ cha, tiếng nói của Mộc Vương, một loài hoa chậm nở, lâu tàn, ưa sống trên vùng đất lạnh” [37; tr.170] Chính vì
vậy, khi tâm hồn lầm lạc, tự nhiên như chốn trở về đầy thanh cao của con
người, nơi gột rửa tâm hồn con người sau những toan tính của bụi trần “Chỉ
mình cha tha thẩn bên cây Mộc Vương Dường như ông muốn tìm sự bình yên trong hương thơm dịu êm” [37; tr.161] Phải chăng người cha đang tự dằn vặt
mình về những lầm lỡ của một thời trai trẻ khi ông ta đã làm lỡ dở cuộc đời của cả hai người phụ nữ mà mình yêu thương? Hay hoa Mộc Vương là biểu tượng của tình cảm huyết thống của con người, dù ở đâu cũng tìm thấy nhau? Lời
khẳng định của người chị cùng cha khác mẹ đã cho thấy rõ điều đó: “Cha đã
cho và chị đã đem theo lên vùng đất này, giờ thì em thấy đấy, nó đã giúp chị nuôi hy vọng sẽ có ngày chị em mình được đoàn tụ” [37;tr.169]
Tự nhiên còn là biểu tượng cho sự thanh cao, có thể thanh lọc tâm hồn,
tẩy rửa bụi trần Tình yêu của Lơ (Những đám mây hình người) chỉ dành cho
một người nhưng cuộc đời xô đẩy, tấm thân chẳng còn nguyên vẹn, đã “nhuốm
mồ hôi bao gã đàn ông” Khi gặp lại Ký, nàng đã ngụp mình trong làn nước
Trang 35được ướp từ hương hoa của tự nhiên để mong tẩy rửa tất cả những dơ bẩn đã
phải trải qua: “Nàng thả vào nồi nước đang sôi trên bếp một nắm hoa cúc khô
vàng, rồi lại một nắm hoa đào tháng ba đỏ bầm như những giọt máu cô đặc, cuối cùng bàn tay thon hồng của nàng buông những bông bưởi trắng muốt như những chú chim câu bé xíu lao mình xuống những bong bóng nước quyên sinh
Cả ba màu vàng, trắng, đỏ phút chốc nở tung trên mặt nước tỏa hương quyến rũ” [36; tr.63] Tắm trong hương hoa của tự nhiên Lơ đã được thanh lọc “hóa một màu trắng dịu dàng tinh khiết”, “thanh sạch như nước Bó Slao” như tâm
hồn nàng, tình yêu trong trắng nàng dành cho Ký bao lâu nay Rõ ràng, thông qua hình ảnh này nhà văn đã cho thấy sức mạnh của tự nhiên thật kì diệu Tự nhiên là biểu tượng cho sự thanh cao, trong sạch và có thể tẩy rửa thanh lọc tất cả để con người được trở lại trong trắng, tinh khôi
Trong thế giới tự nhiên phong phú và đa dạng, không phải ngẫu nhiên Cao Duy Sơn lại lựa chọn hình ảnh của hoa như một biểu tượng cho sự thanh sạch và có thể thanh lọc, tẩy rửa mọi bụi trần Điều này có cội nguồn sâu xa từ trong quan niệm truyền thống của văn hóa Tày Trong dân gian Tày có tín ngưỡng thờ hoa Người Tày cổ coi hoa như là cội nguồn sinh thành vạn vật (họ thường gọi là mẹ Hoa) Chính vì vậy, những gì đẹp đẽ thường được so sánh, ví với hoa và hoa cũng là biểu tượng cho sự trong trắng thanh cao, có thể tẩy rửa mọi tục lụy chốn trần ai Điều này trong văn học truyền thống không đề cập đến nhưng trong sáng tác của các tác giả dân tộc Tày lại được chú ý Cũng giống Cao Duy Sơn, ở tiểu thuyết của Vi Hồng hay Ma Trường Nguyên chúng
ta cũng bắt gặp biểu tượng hoa tượng trưng cho sự thanh cao, trong trắng, vẻ đẹp tuyệt mĩ, (chẳng hạn như hoa Vặc viền thường được Vi Hồng ví như hoa tiên, ai gặp được sẽ may mắn cả đời…)
Đặc biệt trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, thế giới tự nhiên được đặt trong sự đối sánh với tình cảm của con người Qua sự đối sánh với tự nhiên ước nguyện cuối cùng của một đời người được gửi gắm trong đó Điều này được
Trang 36thể hiện rõ trong truyện ngắn Tượng trắng: “Bỗng chốc chàng thấy mình được
nằm trong bức tượng trắng đang co giật dưới chớp trời lóe lên sáng lạnh Trời bỗng tối sầm, mây đen bịt kín các góc Bất ngờ một trận mưa trút xuống như thác Rừng nghẹn lại trong tiếng cây đổ, đá lăn tiếng sấm sét rung chuyển trời đất, như có ngàn vạn thú rừng đua nhau rú lên như lời vĩnh biệt đứa con cuối cùng của làng hủi, kẻ duy nhất không để lại tượng mồ của chính mình trong nghĩa địa” [35; tr.26] Chàng trai của làng Hủi đã đem lòng yêu cô gái con
người đánh xe ngựa, nhưng cha nàng đã đưa nàng đến một nơi khác để tạo dựng cho nàng một cuộc sống tốt đẹp Họ đã chia tay trong niềm tin và một hi vọng bất diệt của chàng trai: nàng sẽ trở về với tình yêu dành cho chàng Người con gái xinh đẹp ngày xưa đã trở lại như lời chàng tiên đoán ngày nào nhưng tất cả đã muộn Chàng đã ra đi trước khi nàng trở về trong một ngày mưa gió với ước nguyện hạnh phúc bên bức tượng tạc hình nàng bằng đá trắng Mưa, gió, sấm sét, cây đổ, đá lăn, muôn thú rú lên… rung chuyển cả rừng xanh tựa
hồ như nỗi đau khôn nguôi về một mối tình vô vọng của một con người ân nghĩa và thủy chung trọn một đời Nhân vâ ̣t đã được đặt vào thế đối diê ̣n với thiên nhiên bao la vĩnh hằng để nhâ ̣n ra thân phâ ̣n bé nhỏ, cô đơn, mong manh và bất lực của mình trước dòng chảy tự nhiên vĩnh cửu
Tuy nhiên, điều đáng nói là tự nhiên đã cướp đi mạng sống của chàng trai theo quy luật sinh tồn nhưng trái tim và tình yêu của chàng thì không thế lực nào khuất phục nổi Chết rồi vẫn hướng về người mình yêu và vẫn muốn ở
bên nhau “Nàng vừa nhìn thấy dưới chân mình đứng, một bộ xương người đã
khô trắng, nằm rải rác trên thảm cỏ xanh mượt” [35; tr.127] Chàng đã chết
bên bức tượng tạc người con gái mình yêu với hi vọng nàng sẽ trở về Cuối
cùng nàng đã trở về “cởi chiếc khăn trên đầu, mái tóc bạc xổ tung như một lời
thú nhận cay đắng Gom những mẩu xương xếp lại vào trong chiếc khăn, nàng
ôm vào lòng rồi lảo đảo bước ra khỏi nghĩa địa” [35; tr.127] Tự nhiên có thể
Trang 37cướp đi tuổi trẻ, sức cường tráng, sự thanh xuân của con người, đổi mái tóc từ xanh sang bạc trắng nhưng tự nhiên đành bất lực trước tình yêu của con người Sự so sánh này cho thấy rõ thế giới tinh thần của con người - mà ở đây là tình yêu có thể bất diệt trước tạo hóa và sự trôi chảy của thời gian
Với Cao Duy Sơn, mối quan hệ đối sánh giữa con người và thiên nhiên tiếp tục được kế thừa và mở rộng Điều mà nhà văn muốn gửi gắm là tình cảm thủy chung của con người là yếu tố quan trọng nhất mà tự nhiên không thể khuất phục được
2.2 Con người và tự nhiên trong mối quan hệ gắn bó, hòa hợp
2.2.1 Con người hòa hợp với tự nhiên
Trong văn xuôi viết về miền núi đương đại ta cũng thấy mối quan hê ̣ gắn bó giữa con ngườ i với thiên nhiên Con người miền núi tựa vào thiên nhiên mà chiến đấu và lao động, nuôi dưỡng thể chất, bồi đắp tình cảm và thanh lo ̣c tâm hồn Thiên nhiên vừa là môi trườ ng sinh thái là cơ sở thiết yếu nhất để con người tồn ta ̣i, vừa là người ba ̣n tri âm, tri kỉ của con người Hầu như tác phẩm
nào cũng ít nhiều thể hiê ̣n mối quan hê ̣ hữu cơ này, nó như là mô ̣t thuô ̣c tính
củ a văn xuôi khi viết về miền núi Chúng ta bắt gặp điều này trong sáng tác của nhiều nhà văn như Bùi Nguyên Khiết, Ma Văn Kháng, Nguyễn Trung Thành…
Cùng mạch văn này, Cao Duy Sơn đã miêu tả vẻ đe ̣p của thiên nhiên chố n nú i rừng, Lũng Cô Sầu - Trùng Khánh vừa nguyên sơ, hùng vĩ vừa thơ
mộng, huyền thoa ̣i nhưng cũng lắm khắc nghiê ̣t Ở đấy có dãy núi Keng Sly
“nổi lên những mỏm đá nhấp nhô, mang những hình thù quái di ̣, có núi Phja
Đán dày đặc sương mù, có suối Cun thơ mộng, hiền hoà chảy rì rào quanh năm, nước trong vắt nhìn rõ những viên đá cuội trắng, có câu chuyện lạ về nguồ n gố c cu ̉a người dân Cô Sầu; có vùng đất Mục Mã nơi có thầy giáo Hạc đang sinh sống, nơi có nghề duy nhất làm đậu” [37, tr.113] Nơi có dòng sông
Gâm trong xanh thăm thẳm, mát ngo ̣t, có bản Háng Vài, có “con đường rộng
hai bước chân nằm mép bên sườn núi Phía bên phải là vách núi dựng đứng
Trang 38nhi ̀n xuống mặt sông Gâm Chỗ ngoạt của con sông dưới chân núi, dòng nước lao xuố ng dư ̀ ng lại thăm thẳm gây cảm giác rờn rợn, lạnh lẽo”[35, tr.1] Tất cả
những hình ảnh đó của thiên nhiên đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người miền núi
Trong chiều sâu tâm thứ c của người miền núi, cuộc sống của họ luôn gắn bó với núi và sông Dường như núi và sông không còn là hiện tượng tự nhiên mà trở thành những mă ̣t tồn ta ̣i của vũ tru ̣, biểu hiê ̣n mối quan hê ̣ âm - dương trong trời đất, sự minh triết củ a trí tuê ̣ và nét thâm trầm cao khiết của tâm hồn con người Chính vì thế trong sáng tác của các tác giả viết về dân tộc và miền núi nói chung, trong đó có Cao Duy Sơn những giá tri ̣ tâm linh dường như bao giờ cũng được hun đúc từ tự nhiên nơi núi rừng hay sông suối Chúng ta bắt
gặp điều này trong rất nhiều truyện ngắn như: Hoa bay cuối trời, Ngôi nhà
xưa bên suối, Nơi đây không một bóng người, Tượng đá…
Nố i tiếp nguồ n cảm hứng muôn thủa của văn ho ̣c từ xưa đến nay, nhà văn Cao Duy Sơn cũng đã dành những trang viết của mình phản ánh thế giới tự nhiên hòa hợp với con người trong cuộc sống Đó là tình cảm thiết tha, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp và những rung đô ̣ng trước vẻ đe ̣p của tự nhiên Mỗi truyê ̣n ông viết là những câu chuyê ̣n khác nhau nhưng trong đó đều gửi gắm tình cảm đắm say của con người trước thiên nhiên Bởi tình yêu cuô ̣c sống không chỉ là
tình yêu dành cho con người mà đó còn là tình yêu dành cho va ̣n vâ ̣t trong thế giớ i tự nhiên Ngôi nhà xưa bên suối không chỉ là mô ̣t thiên truyê ̣n ngắn về
cuộc đời của một người thầy giáo, mà ẩn sau đó còn có rất nhiều ý nghĩa sâu sắ c khác Dưới cái nhìn tinh tế của Cao Duy Sơn, ngôi nhà bên suối được hiê ̣n lên trong một không gian tươi sáng với một khung cảnh thiên nhiên bình dị mà
yên lành “Nha ̀ tôi ở bên đường quốc lộ ba, phía sau trông ra con suối Bên kia
bơ ̀ suối là xóm Đậu, có ngôi nhà thầy Hạc Từ cuối mùa hạ sang mùa xuân, mỗi lần sang thăm thầy tôi không đi theo đươ ̀ ng cầu treo Nà Cạn mà lội ngang suố i sau nha ̀ Những ngày này suối không ngập bờ, hiền hoà chảy, khi lội nước chi ̉ trên đầu gối” [37, tr.5]
Trang 39Con suố i Cun ấy đã gắn bó với những kỉ niê ̣m thuở ấu thơ, nơi chốn bình yên để con người nơi đây tìm về và nhung nhớ mỗi khi đi xa Tự nhiên đã trở thành thân thuộc như máu chảy trong huyết quản của con người được ẩn chứa nơi con suối Cun đó Mô ̣t không gian thanh bình, tĩnh mi ̣ch hiện diện trong tâm trí người đọc “Nhà thầy duy nhất bên xóm Đậu không làm đậu Cả xóm nhà
nha ̀ xây kiên cố, nhà thầy vẫn lợp ngói, tường trát toóc si Được cái có vườn rau, có ha ̀ ng rào nan tre đan hình quả trám, trước cửa trông ra con suối Cun quanh năm rì rào chảy, khiến cho không gian nơi đây mang vẻ thanh bình Còn
mô ̣t thứ nữa làm cho ngôi nhà thầy bớt đi đơn điê ̣u, vắng vẻ ấy là hai luống hoa ngay trước ngõ Mùa nào hoa nấy Giống hoa tự thầy trữ từ vườn nhà
Mu ̀ a đông buốt giá nhưng hồng vẫn nở thắm như thường”[37, tr.5] Chúng ta
bắt gặp cảm giác thanh bình yên ả của một lối sống hòa hợp, gần gũi, gắn bó và nương tựa cùng tự nhiên
Ngôi nhà ba gian, hai trái đơn sơ xinh sắn đã gắn bó với cuô ̣c sống bình
di ̣ của thầy Hạc và các con Vẻ đe ̣p của ngôi nhà bên bờ suối ấy mang nét bình
di ̣ và yên ả thật dịu dàng, tha thiết tựa hồ như một bản nhạc du dương làm say đắm lòng người Đó là mô ̣t bức tranh thiên nhiên mô ̣c ma ̣c nhưng đe ̣p mê hồn
bở i chính sự tự nhiên thuần phác và hiền hâ ̣u hài hòa với lối sống của chủ nhân
“Tuy đang bận học năm cuối cấp nhưng hai em Lữ và em Thư luôn dành thời
gian buổi chiều để chăm so ́ c vườn rau và hai luống hoa Hình ảnh hai chi ̣ em chung mô ̣t cái thùng ô doa, quần sắn cao qua đầu gối, lội xuống suối Cun múc nước tưới cho hoa hàng ngày cứ in đậm vào trong óc tôi”[37, tr.8]
Không chỉ ở lối sống hài hòa với tự nhiên, mà nhân vật chính trong
truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối còn hòa hợp với tự nhiên ngay từ cái tên:
Thầy Hạc - tên của một loài chim Có thể chỉ cần nghe tên thầy, người ta cũng đã phần nào hình dung được thân phâ ̣n của thầy Cái tên gợi tới mô ̣t dáng hình
bé nhỏ, gầy gò, mô ̣t thân phâ ̣n nghèo nàn và xa xứ như câu ca dao xưa:
“Thương thay hạc lánh đường mây - Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”
Trang 40Dường như cái tên đã ám ảnh vào người, nó trở thành số phâ ̣n và đi ̣nh mê ̣nh Thầy Hạc là người Hà Nô ̣i Cuối năm mô ̣t ngàn chín trăm hai mươi chín, thầy
tình nguyê ̣n lên Mu ̣c Mã da ̣y ho ̣c, Nhưng thầy và mô ̣t số đồ ng nghiê ̣p đươ ̣c phân công vào huyê ̣n xa nhất tỉnh: Bước bô ̣ gần ba ngày mới đến Không ô tô, không điê ̣n, đài, thiếu cả dầu thắp, muối ăn Phải mua thóc trong kho nhà nước,
vào nhà dân nhờ cối tự giã, sàng sảy lấy ga ̣o thổi nấu Vậy là thầy vốn không sinh ra ở đây nhưng lại trở thành người gắn bó cả cuộc đời trai trẻ ở vùng đất Mục Mã này
Cùng với các nhà văn Việt Nam hiê ̣n đa ̣i nói chung, nhà văn các dân tô ̣c thiểu số nói riêng, Cao Duy Sơn đã vượt qua lố i tư duy truyền thống để cảm nhận thiên nhiên trong sự giao thoa văn hoá Đông - Tây Ở tác phẩm của ông,
có những lúc ta thấy thiên nhiên hoà điệu tuyê ̣t vời với con người, con người với thiên nhiên tuy không hoà tan vào nhau nhưng giữa con người và thiên nhiên dườ ng như không còn sự ngăn cách Trong Hoa bay cuối trời: “Không
gian bỗng trở lên yên ắng, chỉ như ̃ng bông mận nở muộn như tuyết trắng bên những ca ̀ nh đào rực đỏ dưới chân núi khẽ đưa trong gió xuân Nàng khao khát được vỗ về, Nàng chợt thấy trong người như có một dòng sông ăm ắp trôi, cùng tiếng lươ ̣n Hèo phượn vang lên trong vắt Tiếng lượn ngân nga và đắm đuối quyến rũ nàng và nàng cứ muốn chìm mãi, chìm mãi trong âm thanh di ̣u
êm đó”[37, tr.109-110] Thiên nhiên xâm lấn vào tâm trạng và cảm xúc, ngấm
vào cơ thể củ a Dình khiên cho Dình trở nên mong manh, cảm thấy trong người như đang có mô ̣t dòng sông ăm ắp trôi Điều này có thể thấy con người có thể chủ đô ̣ng trong việc giao hoà với thiên nhiên Thiên nhiên có sức quyến rũ và khả năng kì diệu đến vâ ̣y, tại sao ta la ̣i không biết trân trọng và bảo vê ̣ thiên nhiên để duy trì mối quan hê ̣ hoà hợp của nó với con người ? Đó là một thông điệp mà nhà văn của núi rừng Việt Bắc muốn gửi gắm đến chúng ta
Ấn tượng về tự nhiên gắn liền với kí ức đẹp về những rung động đầu đời
của một người con gái đẹp cứ trở đi trở lại với hình ảnh: “Rừng đào nở hoa đỏ