Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ở phương Tây các nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề văn bản mở liên văn bản - tức là đặt văn học trong mối quan hệ với các kiểu văn bản khác, trong đó có
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh Nội dung đề tài nghiên cứu của Luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự chỉ dẫn quý báu, trách nhiệm và nhiệt tình của PGS TS Nguyễn Đức Hạnh Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Nhà văn Cao Duy Sơn đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và làm luận vặn
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Cao Thành Dũng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 8
1.1 Khái niệm văn hóa … 8
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 9
1.3 Các khuynh hướng nghiên cứu văn học theo hướng văn hóa 14
1.4 Vài nét về văn hóa Cao Bằng 17
1.5 Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời 27
1.5.1 Nhà văn Cao Duy Sơn 27
1.5.2 Vài nét về tác phẩm Đàn trời ……28
Chương 2 KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI 32
2.1 Không gian “Bản” trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 33
2.2 Không gian phố thị trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 39
2.3 Không gian xa lạ trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 44
2.4 Không gian tâm linh trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 49
Chương 3 MẪU NGƯỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 58
3.1 Mẫu người văn hóa miền núi truyền thống 59
3.2 Mẫu người văn hóa “rạn vỡ” 67
3.3 Mẫu người tha hóa 74
3.4 Định hình một mẫu người văn hóa của thời đại mới 81
KẾT LUẬN 85
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong những năm gần đây ở Việt Nam, nghiên cứu văn học theo hướng văn hóa đang trở thành một khuynh hướng khá sôi động Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương,
Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn… đã đạt được những thành công nhất định
Nguyên do của sự chuyển hướng nghiên cứu này về cơ bản là khi văn học “đóng khung” trong phạm vi thuần túy của nó, “chân trời” khám phá dần bị thu hẹp, bất lực trước sự biến đổi của văn học trong xã hội tiêu dùng Đặc biệt
là đối với văn học đương đại thì những hướng nghiên cứu truyền thống cần thiết phải thay đổi để phù hợp với thực tế văn học và cần có vận động linh hoạt theo hướng liên ngành
1.2 Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ở phương Tây các nhà nghiên
cứu đã đặt ra vấn đề văn bản mở (liên văn bản) - tức là đặt văn học trong mối
quan hệ với các kiểu văn bản khác, trong đó có văn hóa, để nhằm mở rộng ý nghĩa, có cái nhìn đa chiều, đa dạng hơn về văn học Lịch sử nghiên cứu văn học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, khả quan, phù hợp với thời đại
Ở Việt Nam nghiên cứu văn học theo hướng văn hóa bước đầu đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, để trở thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn diện, có lẽ còn cần thêm nhiều thời gian và công trình khoa học
1.3 Cao Duy Sơn là nhà văn của mảnh đất và con người miền núi Trong những trang viết của ông ngập tràn sắc mầu văn hóa của con người Cao Bằng
như ông đã từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng
Khánh, Cao Bằng) Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng Nghiệp văn chương của
tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chưa thấy đủ, chưa thấy thấu cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này Tôi viết như một sự trả
Trang 7nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra mình, bè bạn, xóm giềng
Cả đời tôi sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con người miền núi chân chất” [12] Có thể nói, tình yêu và bản sắc văn hóa độc đáo của mảnh đất này đã ngấm vào máu thịt của nhà văn để mỗi trang viết của ông có
sự ám ảnh của thời gian, của hoài niệm, của chiều sâu văn hóa mà người đọc cần suy ngẫm
Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn văn học hiện nay, đặc biệt là tiểu thuyết Cao Duy Sơn với những giá trị nghệ thuật đã được khẳng định, tình cảm yêu mến của bạn đọc dành cho ông, chúng tôi nhận thấy hướng nghiên cứu văn hóa về tiểu thuyết Cao Duy Sơn là một hướng đi khả quan
Triển khai đề tài Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi muốn
đóng góp thêm một cách khám phá sáng tác của nhà văn này
2 Lịch sử vấn đề
Đề tài miền núi là một những đề tài được nhiều nhà văn quan tâm và gặt hái nhiều thành công Trong các nhà văn ấy, Cao Duy Sơn là nhà văn người dân tộc thiểu số gây được tiếng vang lớn và thu được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc cũng như của các nhà nghiên cứu - phê bình văn học Tác phẩm của Cao Duy Sơn đã được tập trung giới thiệu, phê bình nghiên cứu ở nhiều góc nhìn, nhiều cấp độ khác nhau Theo sự tập hợp của chúng tôi, tác phẩm của Cao Duy Sơn đã được tìm hiểu, đánh giá theo một số hướng tiếp cận sau đây
Thứ nhất: Những bài báo giới thiệu chân dung nhà văn Cao Duy Sơn, hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm tiêu biểu, phân tích, đánh giá đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn này
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao sự thành công của văn suôi Cao Duy Sơn khi phản ánh hiện thực cuộc sống và con người miền núi: “Tác giả Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về con người miền núi, vừa cổ kính, vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất không để đánh mất trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn” Tác giả Đỗ Đức lại tập trung phân tích
Trang 8ngôn ngữ nghệ thuật của tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: “Tập truyện này
của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy Nó không cầu kỳ, thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng, vụng dại Nhưng chuyện nào cũng có nhiều câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và ngoại giao bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình ”
Tác giả Chu Thu Hằng với bài viết: Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài về
người miền núi, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội lại khẳng định, qua lời tâm sự
của nhà văn Cao Duy Sơn, về đề tài tâm huyết và tình yêu sâu đậm của nhà văn dành cho quê hương miền núi thân thương của mình
Tác giả Hứa Hiếu Lễ với hai bài viết Bông sen đang hát và Nhà văn
người Cô Sầu đạt giải thưởng văn chương, không chỉ giới thiệu thành tựu văn
học của Cao Duy Sơn mà còn phác họa chân dung văn học của nhà văn dân tộc thiểu số này
Đặc biệt, nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến đã phân tích và khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn Cao Duy Sơn: “Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống gay gắt, bất ngờ
Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã mang lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu
số một cảm nhận mới mẻ về con người và cuộc sống của các dân tộc” [45, 151]
Thứ hai: Những công trình nghiên cứu tác phẩm của Cao Duy Sơn, hướng tiếp cận Tự sự học và Thi pháp học
Tác giả Lý Thị Thu Phương nhận xét: “Truyện ngắn Cao Duy Sơn là tiếng nói khẳng định, ngợi ca cái đẹp trong tâm hồn, trong lối ứng xử, vẻ đẹp nhân cách của con người cái nhìn và giọng điệu truyện ngắn Cao Duy Sơn vừa chân thành, mộc mạc, vừa ấm áp, trữ tình” [27, 101 - 102] Tác giả đã nhận
ra giọng điệu khẳng định ngợi ca qua các tập truyện của Cao Duy Sơn, các nhân vật của nhà văn thường được miêu tả sắc đẹp về tâm hồn, ứng xử, đặc biệt
là vẻ đẹp nhân cách Tuy nhiên tác giả không nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
Trang 9giọng điệu mà chủ yếu phân tích thế giới nhân vật, không gian thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Khi tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo có kết luận sơ lược: “Các nhân vật lý tưởng được miêu tả bằng cảm hứng ngợi ca Cao Duy Sơn đã sử dụng hai bút pháp khác nhau nhưng đều gần gũi với bút pháp của truyện cổ dân gian Việt Nam” [10, 54] Ở phần luận văn của mình, tác giả Đinh Thị Minh Hảo chỉ ra cảm hứng ngợi ca nhân vật chính diện của Cao Duy Sơn được thể hiện qua bút pháp ước lệ, tượng trưng và bút pháp tương phản Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu về cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật Tác giả không đào sâu tìm hiểu về vấn đề giọng điệu trần thuật mà chỉ có đôi lời nhận xét về tình cảm, thái
độ của Cao Duy Sơn đối với nhân vật của mình
Tác giả Đào Thủy Nguyên đề cập đến vấn đề giọng điệu trần thuật:
“Giọng văn trần thuật của Cao Duy Sơn thực sự gieo vui khi kể về phong tục tập quán của dân tộc mình” [21, 46] Hoặc: “Bên cạnh giọng điệu ngợi ca tự hào, giọng điệu xót xa thương cảm cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương xứ
sở Yêu đất mẹ bao nhiêu, Cao Duy Sơn càng xót xa bấy nhiêu trước thực trạng quê hương còn nhiều điều chua xót…” [21, 49] Như vậy là tác giả đã chỉ ra hai biểu hiện của giọng điệu trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là giọng điệu ngợi ca
tự hào và giọng điệu xót xa thương cảm
Thứ ba: Những bài báo, công trình nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong tác phẩm của Cao Duy Sơn
Có rất ít tác giả tìm hiểu tác phẩm của Cao Duy Sơn theo hướng tiếp cận này, dù ở phần kết các công trình nghiên cứu về Cao Duy Sơn ít hoặc nhiều có
đề cập đến một cách sơ lược về vấn đề, những dấu ấn văn hóa miền núi được tái hiện trong tác phẩm của nhà văn Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng
tác của Cao Duy Sơn mới chỉ có hai tác giả với hai bài báo: Cội nguồn văn hóa
Trang 10dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn của Đào Thủy Nguyên; Cao Duy Sơn: giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén của Sông La Bài báo của Đào Thủy Nguyên
đã phân tích sự kết hợp giữa các phương diện văn hóa truyền thống và hiện đại,
từ đó khẳng định cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Tác giả Sông La lại khẳng định Cao Duy Sơn đã “ băng qua những vỉa tầng văn hóa” của miền núi để sáng tạo và thành công Tác giả viết: “ngòi bút của Cao Duy Sơn đã phác thảo lên những bức tranh sinh động về cuộc sống ở vùng cao miền núi phía Bắc Ở đó có những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc dày đặc được hun đúc qua hàng trăm thế hệ… Những phong tục tập quán của người Tày bị hiểu sai lệch làm biến dạng nét đẹp văn hóa truyền thống Bằng bút pháp dung dị, nhẹ nhàng, thông qua đặc tả diễn biến nội tâm nhân vật trong từng cốt truyện, Cao Duy Sơn đã gửi đến độc giả một thông điệp: Mất văn hóa nghĩa
là mất gốc” (Sông La, Cao Duy Sơn - giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén)
Như vậy, dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo tìm hiểu về sáng tác của Cao Duy Sơn nhưng một công trình tìm hiểu chuyên sâu theo hướng tiếp cận văn hóa học vẫn chưa được thực hiện Chính bởi vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài: Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa,
hy vọng với hướng tiếp cận này, những giá trị đã phát lộ và còn tiềm ẩn của tác phẩm sẽ được soi sáng thêm, phát hiện thêm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi không khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn
Cao Duy Sơn mà chủ yếu tập trung vào tác phẩm Đàn trời Trong qúa trình tìm
hiểu, người viết cũng chỉ đi sâu vào những yếu tố văn hóa, phương diện văn hoá để làm nổi bật hướng nghiên cứu văn hóa học Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi
sẽ so sánh với các tiểu thuyết khác của nhà văn cũng như một số tác giả khác
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Phạm vi khảo sát của luận văn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy
Sơn: Đàn trời (Nhà xuất bản Thanh niên, 2010), trong mối liên hệ với các hiện
tượng văn hóa, văn học khác ngoài nó
4 Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
- Tìm hiểu các dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời để đưa ra một
cách nhìn mới, khám phá mới về tác phẩm, từ đó khẳng định giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như đóng góp của nhà văn cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đai nói chung
4.2 Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, luận văn làm
sáng rõ hơn, đầy đủ hơn về góc nhìn văn hóa được nhà văn thể hiện qua sáng tác của mình, từ đó có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Cao Duy Sơn trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại Không gian văn
hóa; Các mẫu người văn hóa đặc thù trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Huy
Sơn
5 phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng
tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội Nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó văn hóa học văn học nghệ thuật như một tiểu hệ thống Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận
văn cần kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên
Trang 12cứu dân tộc học Phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu được thỏa đáng
Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như phân tích thi pháp tác phẩm, tổng hợp và so sánh…
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm ba phần:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN
CAO DUY SƠN
Chương 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN
Chương 3: MẪU NGƯỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI
CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN
Trang 13
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN
CAO DUY SƠN
1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người
Cựu Tổng giám đốc Unessco Federico Mayor có đưa ra định nghĩa về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của cuộc
sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình”
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong lời ngỏ của trang Wed về văn hóa vanhoahoc.com cũng đưa ra khái niệm tương tự: “Con người tồn tại trong môi trường văn hóa Môi trường ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hóa Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hóa, sống trong văn hóa và chết đi trong thời gian văn hóa Tất cả những cái ta đã biết, liên quan đến con người thuộc về văn hóa, tất cả những gì chúng ta còn chưa biết liên quan đến con người cũng thuộc về văn hóa Chính là theo nghĩa đó Edouard Herriot (1872 - 1957) - nhà khoa học và chính khách, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp - đã nói câu bất hủ: “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả” [33, 1]
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống bao quanh con người, tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi chúng ta Ngay cả những
Trang 14khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang dấu hiệu văn hóa Nó có thể xấu, có thể tốt, có thể cao cấp, có thể thứ cấp… nhưng tất cả những yếu tố thuộc về con người, mang dấu ấn của con người đều là văn hóa Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng nằm trong văn hóa
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ, hình tượng để thể hiện đời sống và
xã hội con người “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của
văn hoá, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ Trước đây, văn học và văn hóa bị xem xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt Bây giờ đặc trưng loại biệt không phải là không còn, nhưng trong nhiều cách tiếp cận thì cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá đang cho thấy đây là một hướng tiếp cận có hiệu quả Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hóa, nó truyền tải, lưu giữ được những giá trị văn hoá” [41, 3] Trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Đó là một mối quan hệ hai chiều khăng khít không thể tách rời Ở đây chúng tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa mối quan hệ đó, để có thể thấy hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa là cần thiết
Có một thời gian dài văn hóa, văn học được đặt ở vị trí ngang bằng,
“được coi là quan hệ tương hỗ”, tức là nghiên cứu văn hóa thì dùng văn học
làm tư liệu, còn nghiên cứu văn học lại dùng văn hóa để soi chiếu Gần đây, sau khi Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hóa cùng với thay đổi nhận thức văn hóa, các công trình của M.Bakhtin được giới thiệu, các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hóa là nhân tố chi phối văn học Văn hóa trở thành một hướng nghiên cứu hiệu quả Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này: Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn… Tác giả Đỗ Lai Thúy khẳng định: “…Văn hóa là một tổng thể, một hệ thống bao
Trang 15gồm nhiều yếu tố, trong đó có văn học Như vậy, văn hóa chi phối văn học với
tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận Đây là quan hệ bất khả kháng Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh
và năng động Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống Trong khi đó hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định Như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi, nhờ thế mà văn học có sáng tạo Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống” [41, 3]
Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định văn hóa chính là chất liệu để văn học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình, là “sân khấu” để văn học có thể thể hiện nổi bật các giá trị của mình, đồng thời văn hóa cũng là “chìa khoá” để
“giải mã” các “ẩn số” nghệ thuật Mặt khác, văn học lại phản ánh văn hóa, tái tạo mô hình văn hóa qua thế giới nghệ thuật Chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của văn học trong việc định hướng cho phát triển văn hóa
Ta có thể ví văn hóa như một dòng sông lớn, còn văn học là nhánh sông nhỏ Sông lớn có đầy nước thì nhánh sông nhỏ mới đầy, nhánh sông nhỏ lại góp phần điều tiết nước cho sông mẹ Lịch sử văn học đã chứng minh rõ điều này
Văn hoá dân gian Việt Nam phong phú, đa dạng Ta có thể thấy điều
đó qua sân khấu dân gian, tranh dân gian, âm nhạc… rõ nhất là ở văn học dân gian
Có thể nói, văn học dân gian chính là nơi bảo lưu văn hóa đầy đủ nhất Như chúng ta đã thấy, sân khấu dân gian đang dần bị lấn át bởi các loại hình nghệ thuật hiện đại, các làng nghề tranh dân gian đang dần lụi tàn, các giai điệu dân gian ngày càng ít người biết đến thì văn học dân gian vẫn ghi đậm dấu ấn trong tâm thức người Việt Ở đó người Việt tìm được cội nguồn của mình, tìm được đầy đủ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc Không biết từ bao giờ văn hoá đã trở thành “nguồn sữa”, chất liệu cho văn học “lớn lên” Ta có thể bắt
Trang 16gặp tục ăn trầu qua truyện cổ tích Trầu cau hay tục làm bánh trưng, bánh dầy ngày tết qua Sự tích bánh trưng bánh dầy Như vậy, các phong tục tập quán,
các yếu tố văn hóa được đưa vào văn học, làm đề tài cho văn học, bảo lưu trong văn học Mặt khác, văn học lại lý giải các giá trị văn hoá, đồng thời bảo lưu chúng trong trường kỳ lịch sử Nhờ vậy mà nhiều giá trị văn hóa đã chiến thắng được thời gian đến tận bây giờ
Văn hoá thời kỳ phong kiến cũng được phản ánh sâu sắc qua các sáng tác văn học Chúng ta có thể thấy được hào quang của các triều đại phong kiến qua các tác phẩm văn học, thấy được lịch sử qua các trang sách, thấy được cha ông
ta đã sống ra sao, chiến đấu thế nào… trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước Qua văn học, chúng ta có thể thấy được bức tranh văn hóa của dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử Tuy nhiên, văn học không thể phản ánh trực tiếp được văn hoá: “ mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua
“bộ lọc” của các giá trị văn hóa Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh “gương”, phản ánh một cách trần trụi Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối
phản ánh đặc trưng, phản ánh như người ta nói, có nghệ thuật” [41, 3]
Có người cho rằng, chúng ta có thể tìm thấy văn hóa qua sử sách, thậm chí còn rõ hơn văn học Chúng ta có thể biết người xưa ăn gì, mặc gì, sinh hoạt
ra sao một cách cụ thể Đây là điều không cần bàn cãi nhưng cũng chỉ là một phần, bởi khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng Sử học có thể tái hiện được những giá trị văn hóa cụ thể nhưng còn những giá trị phi vật chất Đó là điều khó có thể dựng lại được nếu chỉ qua một mảnh gốm, một lưỡi cày hay lưỡi cuốc Chẳng hạn như tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân đạo Đó là những truyền thống văn hóa quý giá chỉ có thể thấy được rõ nhất qua hình tượng nghệ thuật văn học Đó là khả năng phản ánh tuyệt vời của văn học nếu chỉ miêu tả bằng ngôn ngữ thông thường khó có thể thuyết phục được Mặt khác, có những yếu tố văn hóa từ lâu đã không còn nữa, thời gian đã xoá nhoà nó đi mà sử học cũng không sao tạo dựng lại được, lúc đó họ phải tìm đến các tác phẩm văn thơ
Trang 17Đó không phải là điều ngẫu nhiên bởi từng có thời kỳ văn sử bất phân Nhờ các sáng tác đó mà các “ẩn số” lịch sử văn hoá được giải mã
Văn hoá của thời kỳ nào cũng có những chuẩn mực riêng, là thước đo cái đẹp của thời kỳ đó Ví dụ như thời trung đại coi áo the, khăn xếp là đẹp, còn người hiện đại lại coi quần jeans, áo phông… là hợp mốt Như vậy, nếu không hiểu văn hoá ăn mặc của mỗi thời kỳ, lại đem cái chuẩn này đánh giá cái chuẩn kia sẽ sai lầm Như vậy, khi thưởng thức một tác phẩm văn học, người đọc cũng phải hiểu môi trường văn hóa tác phẩm ấy hình thành mới có thể thấy được cái hay, cái đẹp của nó Bởi vậy mới nói văn hóa là “chìa khoá” để đi vào thế giới văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung Chỉ đơn cử như việc tìm
hiểu văn học nước ngoài, nếu chúng ta không hiểu văn hóa của họ (tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục, quan niệm thẩm mĩ…), chúng ta sẽ không hiểu được văn
học của họ Ví dụ việc tìm hiểu văn học Nhật Bản, chí ít chúng ta cũng phải biết đến văn hoá Trà đạo, Kiếm đạo hay tinh thần Samurai của họ Để cho nhân vật ngồi uống tách trà ngắm hoa anh đào nở phải hiểu nhân vật ấy đang thư thái, tâm tĩnh như mặt nước mùa thu Hay một võ sĩ nếu thua cuộc tại sao phải
mổ bụng tự sát? Đó là quan niệm về danh dự của người võ sĩ, nếu không biết văn hoá của họ có thể đánh giá sai lầm
Mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng, nghiên cứu văn học không thông qua văn hóa sẽ dẫn đến những nhận định sai lầm, phiến diện Trong các tác phẩm
của nhà văn Hồ Anh Thái gần đây, như cuốn Đức Phật, nàng Savitri và tôi,
ngập tràn một màu sắc Phật giáo cũng như phong tục tập quán của người Ấn
Độ Nếu chúng ta không hiểu về văn hóa Ấn Độ, đặt tác phẩm trong môi trường đó thì chắc chắn người đọc không thể đánh giá hết được giá trị của nó, như tại sao các đền đài ở đây lại khắc hình nam nữ giao hoan, tại sao nhà văn
lại để giáo lý nhà Phật bên cạnh Kama Sutra Dục lạc kinh?
Một vấn đề nữa về lý thuyết cần phải tìm hiểu, văn hóa không chỉ là vật chất hiện hữu, còn là những yếu tố tinh thần Những yếu tố tinh thần này không
Trang 18những thuộc về ý thức, còn thuộc về vô thức Ở đây người viết muốn nhắc tới Tâm phân học của C G Jung Tâm phân học là một học thuyết được bắt nguồn
từ Phân tâm học của S Freud Xuất phát từ những lý thuyết ban đầu của người thầy mình, Jung đã tự tìm cho mình một hướng đi riêng khi chia vô thức con người thành ba tầng:
- Ý thức là phần nhô lên trên mặt nước của hòn đảo
- Phần chìm dưới nước là vô thức cá thể
- Cắm sâu dưới đáy biển là vô thức tập thể
Ông cho rằng vô thức tập thể là những yếu tố ẩn sâu trong tâm lý con người, do những dấu ấn nguyên thủy của cộng đồng chi phối Như đã nói ở trên, những gì thuộc về con người đều là dấu ấn văn hóa Bởi vậy khi tìm hiểu văn học theo hướng này, chúng ta cũng không thể không khảo sát tới các yếu tố tâm lý thuộc về vô thức
Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học còn thể hiện ở khả năng điều chỉnh văn hóa của văn học Có thể nói, văn hóa phát triển theo từng thời kỳ lịch sử Ở đó có những giá trị vẫn trường tồn, có những giá trị đã mất đi hay gần bị mất đi Đó là sự “thanh lọc” của thời gian Thời gian lưu lại những
gì đẹp đẽ và “phủ bụi” lên những gì không còn phù hợp Sự “thanh lọc” ấy một
phần nhờ vào vai trò của văn học Chẳng hạn như tác phẩm Vang bóng một thời
của tác giả Nguyễn Tuân Trước những cách sống đẹp, tao nhã như uống trà, thưởng hoa, thả thơ… đang dần mất đi cùng sự suy tàn của triều đại phong kiến, nhà văn đã dùng văn học để bảo lưu nó Như vậy, những nét văn hóa đó sống cùng tác phẩm của ông để nhắc nhở chúng ta về một thời quá khứ vàng son, sống mãi cùng tâm thức người Việt Một tác phẩm được đánh giá là “kỳ
thư” như Tôtem sói (Khương Nhung) cũng thể hiện rất rõ điều này Có lẽ với
nhiều nước trên thế giới thì văn hóa du mục và loài sói thảo nguyên vẫn còn rất
xa lạ Chúng ta không biết rằng nền văn hóa đó đang dần bị biến mất bởi sự phát triển của đô thị, của khoa học hiện đại Tác giả Khương Nhung bằng tác
Trang 19phẩm của mình đã giới thiệu cho bạn đọc thế giới về điều đó Nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh chúng ta về sự lụi tàn của văn hóa du mục, sự biến mất của loài sói thảo nguyên, rộng hơn nữa là sự xói mòn của nhiều nền văn hóa trong cuộc sống hiện tại Nói cách khác, tác phẩm văn học qua việc phản ánh văn hóa
đã tác động vào tình cảm con người, để qua đó điều chỉnh cách sống, cách ứng xử với văn hoá, điều chỉnh hành vi, lối sống văn hóa của con người Tác phẩm để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, nhiều tri thức Tiếng sói tru dưới ánh trăng ám ảnh mỗi người Bàn về điều này, tác giả Đỗ Lai Thuý cũng khẳng định: “Văn học không thể có ảnh hưởng tức thời, trực tiếp đến hành động của con người mà chỉ có thể tác động đến con người với tư cách
là chủ/ khách thể của văn hoá, làm cho con người biến chuyển rồi mới phát sinh hành động cụ thể” [41, 3]
Bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, chúng tôi muốn giải thích tại sao hướng nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa là cần thiết
và đúng đắn Với những gì đã trình bày ở trên, chúng tôi có thể khẳng định, nhiều tác phẩm văn học nếu chỉ tìm hiểu ở bình diện đạo đức, thẩm mĩ… thì
chưa thể khám phá được hết những giá trị của nó Có nhiều “con đường” đi vào tác phẩm văn học, trong đó có “con đường” văn hoá như tác giả Đỗ Lai Thuý
đã khẳng định: “Có thể xây dựng một cách tiếp cận văn học mới như phê bình văn học từ văn hóa Đây là một phương pháp có nhiều thuận lợi, bởi lẽ nó dẫn người ta đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, cái biết nhiều đến cái biết ít, cái toàn thể đến cái bộ phận bằng con đường loại suy” [41, 3]
1.3 Các khuynh hướng nghiên cứu văn học theo hướng văn hóa
Nghiên cứu văn học theo hướng văn hóa học từ lâu trên thế giới đã vô cùng đa dạng và phong phú Có rất nhiều cách để đi vào tác phẩm thông qua các môi trường văn hóa và từ các phương diện văn hóa được phản ánh vào tác phẩm văn học qua các hình tượng văn học Trên cơ sở tổng hợp của người viết,
về cơ bản, chúng ta có những hướng chính sau đây:
Trang 20Thứ nhất, định hướng nghiên cứu thi pháp văn hóa, bao gồm thi pháp đối thoại, thi pháp Cácnavan kiểu M Bakhtin, nghiên cứu mẫu gốc huyền thoại kiểu Northrop Frye, trần thuật lịch sử kiểu H White, so sánh văn loại học kiểu
E Miner, phê bình văn hoá kiểu F Jameson… Về cơ bản, hướng nghiên cứu này tập trung tìm hiểu, khám phá các dấu hiệu văn hóa trong hình thức tác
phẩm văn học Chẳng hạn như việc nghiên cứu “cổ mẫu” (Archetype) là hướng
nghiên cứu tập trung vào những biểu tượng văn hóa ảnh hưởng trong vô thức cộng đồng xuất hiện trong sáng tác văn học Mục đính của thao tác này như C
G Jung đã từng tuyên bố: “Nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại” [17] Nói cách khác, việc tìm hiểu cổ mẫu chính là tìm về cõi vô thức nơi động lực thôi thúc nhà văn viết và ảnh hưởng của nó tới việc xây dựng tác phẩm thông qua những biểu tượng văn hóa Hay hướng nghiên cứu thi pháp đối thoại kiểu Bakhtin cũng nhằm khám phá bề sâu tác phẩm trong mối quan hệ đối thoại với các văn bản khác trong đó có văn bản văn hóa Ở đây người viết muốn nhấn mạnh thêm một vấn đề: đấy chính là quan niệm của văn học đương đại coi văn bản không đơn thuần là một quyển sách hay tờ giấy cụ thể nữa mà còn bao gồm những gì thuộc về ý thức, tinh thần Nói như vậy văn hóa cũng được coi là một văn bản
mà văn học trong tính đối thoại của nó cần có mối quan hệ chặt chẽ để nhằm kêu gọi tối đa ý nghĩa Tính đối thoại này trong biểu hiện của nó cũng ảnh
hướng tới việc xây dựng, kết cấu tác phẩm
Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống văn hóa, chẳng hạn văn học với Nho học, Đạo học, Phật học, văn hóa với thi ca, văn hóa với tư duy tiểu thuyết, sinh thái tinh thần với thể loại phóng sự… Mối quan hệ văn học với chính trị được nghiên cứu dưới góc độ văn học với văn hóa chính trị, văn học với các thiết chế văn học như nghị quyết về văn học, phê bình văn học, tổ chức văn học, báo chí… Hướng nghiên cứu này tập trung việc đưa văn
Trang 21học vào môi trường văn hóa với những phong tục, tập quán, tư tưởng, tín ngưỡng… Từ xưa đến nay văn học cũng như tác giả luôn đứng trong một nền văn hóa nào đấy, theo đuổi hay chịu ảnh hưởng của một vài học thuyết, tư tưởng Cho nên khi khám phá văn bản, chúng ta cũng phải đi sâu vào những phương diện đó để khám phá những biểu hiện cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả Việc biệt lập tác phẩm văn học với các yếu tố khác như một “hòn đảo
cô độc” đã cho thấy sự bế tắc trong nghiên cứu, bởi chỉ đi sâu vào từng câu chữ trong một số lượng tác phẩm hạn chế đã dần cạn đi ý nghĩa Mở rộng tác phẩm sang nhiều lĩnh vực cũng phù hợp với xu thế thời đại và có triển vọng hơn
Thứ ba, nghiên cứu “văn học đại chúng” Nhiều hiện tượng văn học trước đây bị coi là văn học đại chúng, thông tục, không được nghiên cứu nay bắt đầu được tìm hiểu, chẳng hạn tiểu thuyết Kim Dung, các truyện ma Có thể nói trước kia với quan niệm cũ coi nhẹ tính giải trí của văn học, các thể loại trên chỉ được coi là “cận văn học” thì ngày nay do xu thế thời đại, sự thay đổi quan niệm cũng như sức hút của văn hóa giải trí, dòng văn học này đã được coi
là văn học chính thống Trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công trình viết về các sáng tác của Kim Dung Họ nhận thấy ở đó không chỉ là những yếu tố giải trí đơn thuần mà thể hiện nhiều quan niệm triết học sâu sắc cũng như mở ra một thế giới văn hóa phong phú, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình thái ý thức cộng đồng Chúng ta có thể hình dung một bộ phận ngôn ngữ truyện kiếm hiệp tồn tại trong đời sống của giới trẻ bởi những nhân vật trong thể loại này luôn có sức hấp dẫn lớn, thậm chí trở thành thần tượng đối với xã hội Ở Việt Nam hướng nghiên cứu này vẫn chưa thật sự cởi mở Ngoài một số bài viết của nhà “Kim Dung học” Vũ Đức Sao Biển, chúng ta vẫn chưa thật sự mạnh dạn trong hướng nghiên cứu này
Do năng lực còn hạn chế, chúng tôi mới chỉ tìm hiểu sơ lược một số cách tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, bởi đây là một hướng nghiên cứu khá rộng và phức tạp Sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi
Trang 22trong thực tế khuynh hướng này sẽ có sự đan xen với khuynh hướng kia Tuy nhiên, chúng tôi chọn khuynh hướng nghiên cứu thứ nhất để thực hiện đề tài của mình Thêm vào đó trong quá trình vận dụng lý thuyết để nghiên cứu đối tượng của mình, chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng một cách linh hoạt nhất, sao cho phù hợp với đối tượng mà mình đang tìm hiểu
1.4 Vài nét về văn hóa Cao Bằng
Như đã đề cập đến ở phần 1.1, văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng, để có thể tìm hiểu được mỗi khía cạnh là vấn đề phức tạp Ở đây chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những yếu tố văn hóa phục vụ trực tiếp quá trình khảo sát của mình Nhưng trước hết, chúng tôi muốn trình bày sơ lược về vị trí địa lý của mảnh đất Cao Bằng, bởi nó là yếu tố quan trọng tạo nên đặc sắc văn hóa trong tác phẩm Cao Duy Sơn
Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở toạ độ địa
lý 22022' - 23007' vĩ độ Bắc, 105016' - 106050' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 286 km Phía Bắc và Ðông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài trên 311 km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.690,72 km2, chiếm 2,03% diện tích tự nhiên cả nước Các đường giao thông quan trọng gồm: Tuyến đường quốc lộ 3, quốc lộ 4 Hệ thống sông ngòi chính gồm có sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn
Ðịa hình: Ðặc điểm địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt phức tạp bởi nhiều
dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích toàn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích toàn tỉnh Ðiểm cao nhất có độ cao 1.980 m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 200 m Ðộ cao trung bình 600 -
1000 m so với mực nước biển
Khí hậu: Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu
lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới), thể hiện 4 mùa trong năm
nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng
Trang 23mưa ít và phân bố không đều Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, Bắc Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hoà, Hạ Lang là 1.500 - 1.900 mm; vùng mưa trung bình: Hòa An, Nam Hà Quảng, Trùng Khánh
là 1.300 - 1.500 mm Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa
đá xảy ra thường xuyên Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350C, thấp nhất
00C Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ trung bình là
30 - 400C, tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông nhiệt độ trung bình là 5 - 60
C, tháng lạnh nhất là tháng 1 Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2 “Toàn cảnh thị xã Cao Bằng gọn lỏn, lúp xúp như một bãi bồi Ở đó có những con đường ngắn tũn, chúng bị kẹp chặt bởi hai con sông Hiến, sông Bằng Bốn mùa nước sông lơ lớ xanh Con sông cũng lười biếng như người Nó thả bóng mây trôi đi giữa hai hàng tre trăm tuổi Còn những búi tre hai ven đường trông như các bà Bụt đang trùm khăn nâu đỏ Thỉnh thoảng các bà rung lên từng cơn, rú lên từng hồi, đuổi con ma tà ma ní trở về Mường Xúi” [26, 57]
Có lẽ do đặc điểm vị trí địa lý như vậy nên con người và văn hóa Cao Bằng cũng mang nhiều đặc trưng riêng Các dân tộc chính sinh sống ở địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm Tày, Nùng, Dao, H’Mông… Vì đối tượng khảo sát của chúng tôi là tác phẩm của tác giả người Tày nên ở đây người viết cũng chỉ tập trung chủ yếu vào dân tộc này
1.4.1 Văn hóa tín ngưỡng dân tộc Tày ở Cao Bằng
Do sản sinh ra trên cơ sở của một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp… cho nên những tàn dư của các tín ngưỡng nguyên thủy còn tồn tại trong đời sống tâm linh của người Tày như: Vật linh
giáo, ma thuật, bái vật giáo (thờ cây đa to, thờ hòn đá kỳ dị…) Các lễ nghi liên
quan đến sản xuất nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, các nghề nghiệp, các hình thái tôn giáo của xã hội có giai cấp ngày càng phát triển thịnh hành
Tiêu biểu nhất trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Tày là thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc ở thời kỳ trước Tín ngưỡng thờ cúng
Trang 24tổ tiên là muốn nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống, vừa khẳng định
và củng cố nền tư hữu (tức kế thừa tài sản) Cho nên bàn thờ tổ tiên được đặt ở
nơi quan trọng nhất của mỗi nhà Thờ cúng tổ tiên là trách nhiệm của con trưởng Không kể các dịp lễ tết, người ta thường dâng hương hoa, lễ vật mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình người Tày ra thì ở trong
phạm vi thôn bản, họ còn thờ Thổ Công (Cốc bản), Thổ Địa, thờ các vị thánh trong vùng mà họ gọi là thấn (thần) Vì Thổ Công là vị thần bảo lãnh làng bản,
mùa màng… như ở xã Phương Thiện thờ thần chung của mường là “Mường Pha Hán, Man Phia Tiên, Nàng tiên chúa Ngọc Cần” ở núi Cấm Nhà văn Y Phương cũng từng viết về tín ngưỡng mảnh đất quê mình: “làng tôi có đến ba bốn ngôi đền thờ Thổ Công xây bằng đá hộc Mỗi xóm có một ngôi đền trấn giữ ma quỷ Đằng sau và hai bên tả hữu ngôi đền có năm sáu cây cổ thụ, các vị đều thọ trên trăm năm tuổi
Nương theo tâm linh, những chòm cây cổ thụ, đó chính là hình ảnh của các bậc tiền nhân” [26, 151]
Hệ thống điện thần của người Tày đã phát triển cao, có đủ mặt các vị từ Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Thần sông, Thần núi… cho tới các loại thánh thần, ma quỷ ở địa phương “Người Tày gọi là mẻ bjooc mẻ woa - Mẹ Hoa Bất
kể trong nhà người Tày nào, dù định cư nơi đâu họ cũng đều lập bàn thờ Mẹ Hoa Bàn thờ đặt vào nơi trang trọng nhất Mùng một, hôm rằm hoặc lễ, tết, người nhà phải thắp hương cúng khấn Mẹ Hoa không những là người cai quản
mà còn phân phối chia đều con trai, con gái, cho từng nhà, từng người Ai hiếm muộn phải lập đàn chay cúng khấn thỉnh cầu Mẹ Hoa Mẹ cho đậu mới được đậu Mẹ Hoa là người có vị trí vô cùng quan trọng trong thế giới tâm linh người Tày, Nùng” [26, 131] Hàng năm vào mùa xuân, người ta thường tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ để cúng, gồm: rượu, thịt, các loại bánh, xôi ngũ sắc… Những dịp này thường gọi là hội
Trang 25xuống đồng (Lồng Tồng), hội trăng (hội hai), ra núi (óc pô…) Khi cúng thì các
thầy cúng đều gọi tên tất cả các thần thánh, ma quỷ ở địa phương để cầu khấn trời đất mưa thuận gió hòa cho dân làng làm ăn dễ dàng, làm gì được nấy, mùa màng tươi tốt, bội thu Sau lễ cúng họ tổ chức các trò chơi dân gian như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, văn nghệ , hát cọi, yếu… “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá Thổ Công theo quan niệm của người châu Á đó là nơi cai quản
và bảo vệ con người ở một vùng đất Mỗi khi người làng có công việc như xây cất nhà cửa, hiếu hỷ, ma chay hay cưới xin, đào ao, khai huyệt, thổ địa… đều phải mang lễ vật tới đề Thổ Công thờ cúng trình báo” [26, 151]
1.4.2 Văn nghệ dân gian của người Tày ở Cao Bằng
Đời sống tinh thần truyền thống của người Tày có nhiều yếu tố tích cực, lành mạnh cần phát huy Những yếu tố tích cực được thể hiện trong văn học - nghệ thuật dân gian Trước hết đó là loại truyện cổ thường đề cập đến nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn những người đã có công với làng xóm, quê hương, đất nước, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lên án những bất công trong xã hội đương thời Ngoài ra, dân tộc Tày còn có nhiều truyện cười, truyện tiếu lâm,
như Trâu ghét cây chuối, Hổ và khỉ, Hổ với thỏ… Ngoài các truyện cổ tích,
thần thoại, tục ngữ, ca dao còn một số thể loại khác nữa rất đáng được coi trọng
đó là hát Lượn cọ, hát Quan làng, đọc Phong Slư… Dân tộc Tày nói chung,
người Tày ở Cao Bằng nói riêng có truyền thống văn hóa từ ngàn đời về hát Lượn giao duyên Đó là loại hình hát đối đáp nhau trong một không gian văn hóa rộng lớn, theo một tục thức hát theo mùa, theo hoàn cảnh tùy hứng, có thể
là trong lễ hội mùa xuân, trong đám cưới, lễ Kỳ Yên, làm cốm, làm nhà mới, đi chợ “Hầu như ai cũng biết hát Người kém cỏi nhất cũng học đòi được dăm bài phòng thân Sở dĩ nói vậy là khi đi đâu xa, đành ngủ lại nhà người Đêm đó ắt
sẽ có những người bạn khác giới mó mé tìm đến làm quen… Cuộc hát bén lên
Họ cò cưa từ đầu hôm đến sáng” [26, 107]
Trang 26Hát lượn phổ biến nhất là vào các dịp vui xuân, trẩy hội Người Tày gọi
lối hát này là hát hoa tình (tiếng hát tình yêu) của trai gái Tìm hiểu về thể loại
hát này, chúng tôi được biết ở nhiều nơi như Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch
An, Bảo Lạc, Hà Quảng hiện nhiều người còn giữ được, thuộc các bài hát giao duyên cổ, nhất là các cụ trên 70 tuổi Đây là một trong những thể loại dân ca đặc sắc của người Tày, nó có giá trị như hát quan họ của người Bắc Ninh, hát dân ca Bắc Bộ của cư dân đồng bằng Bắc Bộ Thông qua những bài hát đó, thanh niên nam nữ có dịp làm quen với nhau, có người dùng lời hát để bày tỏ
lòng mình với người yêu Ngoài ra còn có các điệu Then ca cúng (dùng trong
đám ma, hội xuống đồng…)
Văn học dân gian của người Tày khá phát triển, phong phú song nhạc
cụ lại tương đối đơn giản Thuộc loại đàn dây có đàn Tính; thuộc bộ gõ có
thanh la, não bạt, trống, chuông; thuộc họ thổi có sáo (Pí lè), tiêu, kèn
Những yếu tố này cũng là những dấu ấn văn hóa được tái hiện sinh động trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn
1.4.3 Đặc điểm nhà ở của người Tày ở Cao Bằng
Bản là đơn vị cư trú của người Tày, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông suối, tên bản thường gọi theo tên đồng ruộng, khúc sông hay giếng nước Nhà cửa người Tày thường xây dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía trước thường nhìn ra cánh đồng, sông suối Nhà của người Tày thường có 3 loại nhà chính: Nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ Về kiến trúc, mỗi loại nhà đều có sự khác nhau
Nhà sàn là loại nhà phổ biến nhất của người Tày, nhà không có điều kiện thì làm nhà gỗ kê đá, lợp lá cọ, phên vách bằng nứa đan; nhà có điều kiện thì làm nhà gỗ kê đá, cột, xà, các đồ dùng phụ tùng của nhà làm bằng gỗ tứ thiết, được bào nhẵn, lắp ghép mộng rất cầu kỳ, có nhà còn trạm trổ hình đầu rồng, các loại hoa văn hình chim, dây lá khá đẹp mắt, mái lợp bằng lá cọ hay lợp ngói
âm dương Nhà thường chia làm từ 3 gian, 5 gian, 7 gian Xung quanh được
Trang 27ghép các ván gỗ mỏng hay phiến nứa, có các cửa sổ mở thông thoáng nhìn ra phía trước, sau nhà nhìn ra cánh đồng Nhà người Tày thường có sân phơi nhỏ Sân phơi có tính chất như một công trình phụ gia với toà nhà chính Sân phơi được sử dụng là nơi để phơi quần áo của các thành viên trong gia đình Vào mùa thu hoạch, đây còn là nơi để phơi lương thực như ngô, khoai, lúa Ngoài
ra nhà người Tày còn có thêm một sân nước nhỏ được dựng ở đầu cầu thang lên nhà, đặt những vại nước to để cho khách, các thành viên trong gia đình rửa chân và sinh hoạt
Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp, có ba mặt chồng lên nhau:
Mặt trên cùng là gác xép hay còn gọi là tối, là nơi cất giữ các hạt giống
lúa Cum, các đồ làm vải và một số đồ dùng của gia đình
Mặt bằng thứ hai là mặt bằng sinh hoạt của các thành viên trong gia đình Mặt dưới cùng là nền đất, nơi để nhốt trâu, bò, lợn, gà; để nông cụ, cối
xay giã gạo, ngô Ngày nay chuồng trâu, chuồng lợn được làm xa nhà để đảm bảo vệ sinh hơn
Gian thứ nhất của đầu hồi phía ngoài bên phải là khu đặt chạn bát của gia đình Trong gian này cũng có đặt một bàn thờ nhỏ, thờ Táo Quân - vị thần chuyên về trông nom nhà cửa Đối diện khu chạn bát ở phía trước ngôi nhà là nơi dành cho khách của gia đình; ở giữa gian gần kề với nơi dành cho khách là bếp Ngoài việc là nơi để nấu nướng thì bếp còn là nơi sưởi ấm và tiếp khách của cả gia đình trong những ngày giá rét
Gian thứ hai là gian giữa của ngôi nhà Phía sau ngôi nhà có một khu vực chuyên dành cho phụ nữ có công việc sàng xảy gạo, ngô Đối diện ở phía trước là khu vực dành cho ông chủ nhà nghỉ ngơi, liền kề bên tay trái là khu nghỉ ngơi của bà chủ Đối diện với nơi nghỉ của bà chủ nhà là một buồng nhỏ dành cho cô dâu mới về
Gian thứ ba giáp trái phía trong ngôi nhà có kho thóc, kho lương thực
của gia đình (gần buồng cô dâu) Tiếp đến là nơi đặt bàn thờ tổ tiên (ở giữa)
Trang 28Góc trong cùng phía dưới là buồng nhỏ dành cho con gái chủ nhà Bên hồi phải trên cầu thang liền kề bên phải của nơi dành cho khách là buồng dành cho con trai chưa vợ của chủ nhà Nhà được chia thành 2 phần bởi vách ngăn tạo thành phần bên trong là buồng, phần ngoài là bàn thờ được để ở vách ngăn gian giữa nhà, buồng sau bàn thờ dành cho người già, phòng gian bên trái sau bàn thờ dành cho các cặp vợ chồng mới cưới, phòng gian bên phải dành cho các con gái, nhà có khách nếu là đàn ông thì ngủ cùng các con trai, là phụ nữ thì ngủ cùng các con gái
Nhà đất: Về kỹ thuật xây cất và cách bố trí giống như nhà sàn, trình
tường, mái lợp ngói hoặc lợp tranh, có nhà vách nứa Nhà thường có 3 gian, 2 chái, một bên chái làm kho, một bên làm bếp đun nấu, phía trước nhà có sàn phơi thóc, lúa, ngô và phơi phóng quần áo
Mặt trước nhà chính có một cửa lớn ra vào và cửa sổ Gian hồi phải cạnh vách có một cửa phụ thông xuống bếp Là loại nhà tổng hợp, cách bố trí của nhà đất cũng giống kiểu nhà sàn ở một số vùng Dọc theo chiều ngang nhà có vách ngăn chia nhà thành 2 phần, gồm các gian buồng và phòng ngoài Giữa các gian có các vách ngăn Bàn thờ được làm tại vách ngăn gian giữa Buồng sau bàn thờ dành cho người già Buồng 2 gian bên dành cho các con gái, phần phía ngoài dành cho các con trai và khách Bếp được bố trí bên cạnh hoặc sau nhà Các công trình phụ và vườn tược thường được bố trí bên cạnh hoặc phía sau nhà, tuỳ theo thế đất
Nhà phòng thủ: Được xây dựng theo kiểu pháo đài - cả khu nhà gồm
một căn nhà chính xây bằng đá hoặc đất, xung quanh là nhà phụ và các lô cốt Vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, rất ít tre và gỗ Trong nhà được chia làm nhiều ô nhỏ, phòng nhỏ có nhiều lỗ châu mai Gian đầu hồi bên phải là gian dành cho vợ chủ nhà Gian này có một cửa ra vào, có hai cửa sổ, có lỗ châu mai Gian chính giữa đặt bàn thờ tổ tiên, trước bàn thờ tổ tiên là bàn tiếp khách Phía trước có một cửa ra vào cùng hai gian bên, kê hai giường cho khách, ông
Trang 29chủ nhà ở phía sau nhà; ngoài ra còn có 2 cửa sổ ở phía trước Gian đầu hồi trái cũng được bố trí giống gian hồi bên phải, có hai giường dành cho con gái ở phía sau, giường cho em nhỏ ở phía trước Có hai cửa lớn thông với hai gian bên cạnh, gian này có gác xép.
Ngôi nhà của người Tày là không gian mở, luôn giao thoa với thiên nhiên rừng nói Nhà văn Y Phương - một người con của tỉnh Cao Bằng cũng dành những dòng đẹp đẽ để mô tả về nó: “Nhà mình đơn sơ trong sương mây Ngôi nhà đứng giữa bốn bề gió núi Có mái ngói đen và có vách đất nâu Nhà xưa như cụ cố cởi trần Ngày ngày cụ mài dao, mài thuổng, chuẩn bị vào rừng đào củ mài Ngôi nhà có cầu thang bàng gỗ xẻ, ván bắc ra sàn Sàn chẳng đựng
gì, chỉ dùng để phơi nỗi buồn tháng Chạp Trong nhà lúc nào cũng có thiên nhiên tìm đến Họ hàng bầu bí thì bám chắc vào tường vách Ngôi nhà sàn như được làm bằng trẻ con Bầu bí lắc lơ cười đùa cùng con ong mật Chúng làm tổ với nhện giăng mắc đầy gầm nhà Nắng với mưa làm tình trên mái ngói, đẻ ra muôn vàn rêu xám với hoa hình quả chuông” [26, 31] Chính những mô hình kiến trúc đặc thù này được tái hiện thành những tiểu không gian trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn Nơi diễn ra không chỉ các sinh hoạt, lao động, hoạt động văn hoá mà còn chất chứa bao vui buồn, chứng kiến bao thăng trầm trong số phận nhân vật của con người miền núi
1.4.4 Vài nét về tâm lý, tính cách người Tày ở Cao Bằng
Văn hóa như chúng ta đã đề cập đến, tất cả đều liên quan đến con người
dù là vật chất hay tinh thần Vì vậy, những yếu tố tâm lý, tính cách con người cũng cần tìm hiểu ở đây
Trước hết, người dân Cao Bằng nói chung, dân tộc Tày nói riêng quanh năm sống ở núi rừng, nhà cửa thưa thớt nên trong tính cách của họ nổi bật lên
sự quý mến người, “thèm người” Đó chính là những con người cô đơn nơi rừng núi quanh năm chỉ làm bạn với cây cỏ thiên nhiên Từ nhà này sang nhà khác cũng là cả một hành trình Sống lặng lẽ nên họ thèm tiếng người, thèm
Trang 30giao tiếp: “Người làng tôi đã hét là hét thật to, cười thật vang Tiếng họ vọng vào núi cho núi bớt lạnh” [26, 32] Họ quý người, mến khách: “Người dân quê tôi nếp sống chan hòa thân ái Chả cứ quen biết thân hay sơ, hễ là người đang đứng trên đất Co Xàu thì không còn là khách lạ nữa Họ tự nhiên cảm thông và chả bao giờ cáu gắt Họ cứ chân mộc mà xưng hô Chân mộc mà tiếp đãi” [26, 35] Tình người miền núi thấm đượm từng gốc cây, ngọn cỏ: “Cái tình người miền núi sao nó thắm thiết, sâu sắc đến cỏ cây cũng hôi hổi ấm tình người Ở miền núi nhiều năm mới hiểu thiếu vắng người sẽ như thế nào Ở miền núi nhiều đời mới hiểu hai chữ đang đeo Đang đeo nghĩa là tôi đói người Tôi khô khát vì người Kiếm đâu ra thật nhiều người cho tôi vui Cho nhà tôi vui Cho mường tôi tự hào vì có đông người Có đông người là từ nay không còn biết sợ Không còn phải nhắm mắt bịt tai khi sấm rền chớp giật Không còn phải run lên, đang đêm hổ báo tìm về lôi trâu vác lợn Không sợ kẻ gian mò vào buồng bắt trộm con gái, rồi chúng hằm hề vác nhau lên núi Không còn biết sợ cái gì nữa vì từ nay chúng tôi có đông người Nỗi sợ vì thiếu vắng người đã hằn lên một nét tính cách sâu đậm của người miền núi” [26, 20]
Mặt khác, người dân tộc miền núi cũng sống thành bản - một đơn vị như làng của người Kinh nên họ cũng rất coi trọng huyết thống, gia đình, dòng tộc:
“Có lẽ vì thế, người Tày, lấy rễ cây là biểu tượng sự sống của con người
Rễ cây ngắn, rễ người dài là một câu có tính khái quát về quan niệm huyết thống dòng tộc, trong phạm vi nhỏ Nói rộng ra đó là quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng các dân tộc lớn” [26, 157] Niềm tự hào của họ luôn gắn với truyền thống dân tộc: “Đó là niềm tự hào chính đáng Những người phụ nữ Tày, họ không chỉ đẹp một cách dung dị, chân phương mà còn thiêng liêng cao quý Thiêng liêng vì nó là sản phẩm sáng tạo của tổ tiên, ông cha, giống nòi người Tày để lại” [26, 153]
Cũng vì gần gũi với thiên nhiên như vậy nên tính cách họ cũng chuộng những gì tự nhiên, đơn giản không kiểu cách, thích thẳng thắn chân thật:
Trang 31“Nhất định không bao giờ quỳ gối, nói lời cong để lấy lòng mọi người Trên đầu mình chỉ có một mặt trời duy nhất Trên trán mình chỉ có hồn ông bà, cha mẹ trú ngụ Tôi chẳng thờ ai ngoài những người ruột thịt” [26, 29]
“Nhưng những người dân quê tôi không quen Không chịu được cái cảnh cúi rạp mình xuống để xin cho con Trên đầu người miền núi chỉ có tổ tiên ông
bà, cha mẹ và mặt trời Cúi mình trước người khác vì cái này, cái nọ cho riêng mình thì quyết không bao giờ” [26, 64]
Người miền núi sống thành bản, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, kinh tế lạc hậu, khó khăn thường xuyên, phải chống giặc, cướp và thú rừng nên tinh thần tương trợ của họ cũng rất cao Gắn bó sâu sắc trong tâm thức ấy nên
dù đi đâu họ cũng luôn hướng về mảnh đất quê hương như những gì yên bình,
an toàn nhất: “Xa quê, ai cũng muốn hình ảnh con người thân yêu nơi quê hương của mình hiện lên trong veo trước mắt Mở ra là thấy Nhắm vào, quê hương ròa ròa tan ra trong xương thịt” [26, 153]
Trên cơ sở tham khảo tài liệu của nhà văn Y Phương vốn hiểu biết về văn hóa Cao Bằng, người viết cố gắng tổng hợp những gì đặc trưng nhất của mảnh đất và con người nơi đây Các yếu tố văn hóa này đặc thù, phổ biến
trong Đàn trời của Cao Duy Sơn Đặc thù vì đó là phong tục tập quán của
riêng người Tày Phổ biến vì trong tiểu thuyết này có sự giao thoa - tiếp biến với văn hóa các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Kinh Mặt khác, trong không gian văn hóa ấy, các mẫu người văn hóa xuất hiện vừa truyền thống, vừa hiện đại Vùng đất biên cương Cao Bằng vừa nên thơ, vừa dữ dội đã tạo
ra một không gian văn hóa đặc thù: trữ tình, khốc liệt, bảo lưu văn hóa truyền thống, giao thoa - tiếp biên với các giá trị văn hóa của các dân tộc khác Trong không gian văn hóa ấy xuất hiện một mẫu người văn hóa lí tưởng mà chính Cao Duy Sơn là ví dụ: vừa trầm lặng, mềm mại, vừa cứng cỏi quyết liệt Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu tác
phẩm Đàn trời của tác giả Cao Duy Sơn ở chương tiếp theo
Trang 321.5 Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời
1.5.1 Nhà văn Cao Duy Sơn
Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn, sinh năm 1956 tại Cao Bằng Ông là tác giả của 5 cuốn tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn đã xuất
bản như: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà,
Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời
và Ngôi nhà xưa bên suối Ông được bạn đọc biết đến với những tác phẩm viết
về đề tài miền núi, đặc biệt là mảnh đất quê hương ông phố Cô Sầu (nay là
Trùng Khánh, Cao Bằng)
Các sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn ngập tràn cảnh sắc thiên nhiên, hình ảnh con người miền núi, những phong tục tập quán của những dân tộc nơi đây Là một người con sinh ra, lớn lên ở mảnh đất này, ông muốn gửi gắm tình yêu của mình vào những trang sách Từ những địa danh mường bản, phố huyện… cho đến câu ca tiếng hát của người dân tộc ở vùng cao đều đi vào các
Nghiệp văn chương của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chưa thấy đủ, chưa thấy thấu cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này Tôi viết như một sự trả nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra mình, bè bạn, xóm giềng Cả đời tôi, sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con người miền núi chân chất” Những trang viết của ông có giọt mồ hôi của người dân, có nước mắt của đau thương mà quê hương từng gánh chịu nhưng nổi bật hơn cả là niềm tự hào và tình yêu về mảnh đất này Ngay cả cái tên quê hương khi gọi được lên, ông cũng rất hãnh diện: “Tôi đã gọi được tên quê hương để cho mọi người biết đến” Đặc biệt trong những trang viết của nhà văn, một thông điệp về bản sắc văn hóa được gửi gắm tới người đọc Ông như muốn lưu giữ, muốn bảo vệ những giá trị truyền thống của văn hóa nơi đây: “Tôi cho rằng, trong mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật đều phải đậm chất văn hóa Văn hóa của dân tộc Tày là một phần của văn hóa dân tộc
Trang 33Việt Nam Thông điệp tôi muốn gửi tới cho tất cả mọi người biết rằng, dù sống thế nào cũng phải giữ lấy bản sắc văn hóa truyền thống Đó là sự nuôi dưỡng lâu bền nhất đối với con người không những trong đời sống tâm hồn, đời sống văn hóa mà còn cả trong đời sống vật chất, trong quan hệ giữa người với người
và muôn đời nó sẽ giữ được những điều tốt đẹp mãi” [12]
Với nhà văn Cao Duy Sơn, sáng tác là một khổ công Mỗi tác phẩm ông đều nâng niu, trân trọng nó, dồn tâm sức cũng như tình yêu trọn vẹn vào đứa con tinh thần của mình: “Đối với tôi không có tác phẩm nào viết dễ dàng cả Tiểu thuyết thường là vài năm Truyện ngắn cũng vậy, một năm tôi chỉ viết 2 đến 3 truyện ngắn là cùng Tôi viết rất khó nhọc Thêm nữa, đối với tôi văn chương là một cái gì đó rất cao qúy mà mình đến với nó không phải giống như một cuộc chơi mà phải có trách nhiệm với từng câu, từng chữ Việc lựa chọn những từ ngữ, chương đoạn, hoặc chi tiết phải đặt nó thật đúng chỗ, chính xác
Để làm được đầy đủ điều đó thì phải viết một cách rất thận trọng” [12] Qua những tâm sự giản dị ở trên, chúng ta thấy nhà văn có một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và trách nhiệm Những trang viết của ông không chỉ mang lại cho người đọc cảm xúc thẩm mỹ mà còn là kho tri thức văn hóa để chúng ta tìm hiểu, khám phá
Nhà văn Cao Duy Sơn hai lần đoạt giải A, giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng Văn học ASEAN Đây là những phần thưởng xứng đáng cho công sức làm việc nghiêm túc, tình yêu và những trăn trở ông dành cho quê hương đất nước
1.5.2 Vài nét về tác phẩm Đàn trời
Đàn trời là một tiểu thuyết hơn 600 trang viết về đề tài chống tham
nhũng Câu chuyện xoay quanh cuộc đấu tranh giữa một số cán bộ trẻ nhiều khát vọng đẹp với những lực lượng hắc ám, thao túng quyền lực, móc nối, chiếm đoạt tài sản nhà nước và nhân dân Tác phẩm là những mảnh đời được đan cài giữa quá khứ và hiện tại Điều ấn tượng ở tiểu thuyết này theo người
Trang 34viết chính là mô tả một nền văn hóa độc đáo bên cạnh những “đổ vỡ” văn hóa trong cơ chế thị trường Hơn nữa, mô tả thiên nhiên, cảnh vật, con người giầu cảm xúc, trong trẻo bên cạnh những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc của hoài niệm, của nỗi nhớ Đó chính là nét đẹp chỉ có những nhà văn giàu trải nghiệm, nhiều trăn trở mới mang đến cho người đọc những ấn tượng như vậy
Nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến đã từng nhấn mạnh: “Nói đến dòng phim chính luận, đụng chuyện chính trị nghe ghê lắm nhưng không dựa trên các chất liệu thời sự thì phim không thật được” Bao nhiêu năm thai nghén, bao nhiêu năm cày ải với những truyện ngắn, tiểu thuyết “quanh quẩn” quê nhà với các câu chuyện của mình, Cao Duy Sơn bất ngờ xuất hiện trong điện ảnh với tiểu
thuyết Đàn trời Một tác phẩm được thai nghén dựa trên cơ sở những mảng
hiện thực của cuộc sống miền núi Cao Bằng quê hương ông Điều này cho thấy tâm huyết, lòng dũng cảm của nhà văn khi cho ra đời tác phẩm này Với Cao
Duy Sơn, để hoàn thành tác phẩm Đàn trời ông đã mất bốn năm để viết Mỗi
năm ông viết một ít, rồi đọc, rồi nghiền ngẫm, rồi nghĩ xem viết thế nào? Viết thế này có “đụng” ai không? Nhạy cảm không? Viết xong có được xuất bản không?… Những câu hỏi như thế cứ quanh quẩn ông, giằng xé trong con người ông Trước khi xuất bản tác phẩm một năm, ông cảm nhận thấy dư luận sẽ rất lớn Vậy là ông rời xa quê hương, xa thị trấn Cô Sầu Nhà văn quan niệm rằng:
“Cái gì mình biết mà không viết ra được thì đau và hèn lắm” Cái đáng trọng
nhất ở nhà văn có lẽ là ở đây Một con người dám vượt qua dư luận, vượt qua bản thân, sẵn sàng đối mặt với thách thức không phải là một điều đơn giản Thường thì khi sáng tác, muốn yên lành các nhà văn nên viết về những đề tài, những chủ đề vô thưởng, vô phạt sẽ tránh được phiền toái Nhà văn Cao Duy Sơn với tính cách con người Cao Bằng, không chấp nhận sự giả dối, hay thờ ơ
với hiện thực như ông từng tâm sự: “Tôi luôn đặt câu hỏi khi viết Đàn trời Đó
là mình có đủ can đảm để vượt qua chính mình và có dũng khí để vượt qua áp lực hay không Khó khăn nhất đấy là gì? Chất liệu đã có, vốn sống đã có, với
Trang 3520 năm làm báo, tôi cũng đi khắp nơi vùng sâu vùng xa, đến những nơi xa xôi, hẻo lánh, chứng kiến biết bao mảnh đời, cuộc sống của đồng bào, của nhân dân
Đó cũng là lúc tôi được đặt chân đến các công trình này, công trình khác được xây dựng từ nguồn tiền thuế của dân đóng cho Nhà nước và từ những chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước Nhưng khi về địa phương thực hiện thì ngồn ngộn những sai trái, tiêu cực, nó bị rơi rớt, khi đến tay với đồng bào đã bị rơi rớt rất nhiều Tôi rất trăn trở Những vấn đề như thế báo chí đã nói nhiều nhưng sao văn chương chưa nói đến… Nếu thế thì mình phải tiên phong chứ?” [12] Dù viết về đề tài chống tham nhũng nhưng vượt lên trên tất cả là những
khái quát nhân văn cao đẹp, Đàn trời đọng lại sâu lắng trong các mối quan hệ
nhân ái, đằm thắm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên Trên hết là chân lý, “cái tà, cái ác” luôn bị trừng trị, những kẻ cơ hội sẽ không thể tồn tại lâu dài, không bao giờ len lỏi mãi ở những nơi công quyền được
Đến nay tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình, nó đã được đông đảo bạn đọc, người xem hưởng ứng bởi đề tài nóng hổi, cách truyền tải tự nhiên, không cứng nhắc mà nhà văn và đạo diễn thực hiện Làm được điều đó quả thực Cao Duy Sơn đã minh chứng cho một chân lý: Những gì có giá trị dù trải qua nhiều khó khăn vẫn sẽ được đánh giá đúng vị trí của nó
*
* *
Ở chương một người viết tập trung triển khai các vấn đề về nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hóa trên các bình diện: khái niệm, mối quan hệ giữa văn hóa và văn hóa học, các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa cơ bản Đồng thời chúng tôi cũng muốn khái quát những đặc trưng cơ bản của văn hóa miền núi phía Bắc, cụ thể là văn hóa của dân tộc Tày để làm cơ sở khảo sát các chương tiếp theo Chương một này cũng tập trung tìm hiểu vài nét về nhà văn Cao Duy Sơn, cùng các quan niệm của ông về nghệ thuật, về cuộc sống, đặc
Trang 36biệt là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đàn trời, đối tượng chính luận văn muốn
khảo sát Trên cơ sở đó chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Văn hóa là một phạm trù rộng bao hàm tất cả những giá trị liên quan đến đời sống của con người về mọi mặt Việc tìm hiểu văn học dưới góc độ này khá phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải có một vốn văn hóa phong phú, nhất là trong việc tìm hiểu những yếu tố tinh thần, tâm linh
Văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết Văn hóa là phông nền
để cho văn học xuất hiện với sự đa dạng và phong phú Văn học được gắn với từng giai đoạn văn hóa cụ thể , phản ánh những biến độ ng, những giá trị văn hóa mang tính lịch sử, tính thời đại, tính dân tộc Tuy nhiên văn học là một yếu tố “năng độ ng” có khả năng tác động ngược trở lại, làm thay đổi các giá trị văn hóa
Các khuynh hướng nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hóa rất đa dạng, nhiều cấp độ Để tìm hiểu được một cách sâu sắc nhất, chúng ta nên kết hợp các khuynh hướng lại với nhau, chọn lọc những hướng đi phù hợp cho từng vấn
đề của tác phẩm
Nhà văn Cao Duy Sơn là cây bút tiêu biểu của văn học miền núi Ông đã mang được “hồn văn hóa” của mảnh đất Cao Bằng vào trong tác phẩm của mình Đó là những nét văn hóa đặc trưng, cùng với đời sống và con người nơi
đây Tác phẩm Đàn trời là một tiểu thuyết được ông dầy công sáng tác Nó đánh dấu một bước tiến của nhà văn trên con đường văn chương của mình Trên đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản để chúng tôi triển khai đề tài
trên bình diện: Không gian văn hóa, mẫu người văn hóa trong tiểu thuyết Đàn
trời Việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối để tiện cho việc khảo sát Các
không gian và mẫu người văn hóa thực chất đan quện vào nhau chứ không tách rời một cách độc lập
Trang 37Chương 2 KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI
CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN
Một lần nữa chúng tôi khẳng định văn hóa là tất cả những gì do con người tạo ra, liên quan đến con người Nó thường trực trong bầu khí quyển, trong hơi thở của chúng ta Mỗi vùng miền, mỗi mảnh đất đều có một bản sắc văn hóa riêng, một không gian văn hóa đặc thù Đó là mảnh đất “ươm mầm” cho nhiều thế hệ trưởng thành về văn hoá, nhiều lĩnh vực và đặc biệt
là văn học nghệ thuật
Tiểu thuyết Đàn trời cũng vậy, nó được “ươm mầm” từ bản sắc của văn
hóa miền núi phía Bắc, thấm đẫm những truyền thống, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Đó chính là linh hồn của tác phẩm, là đặc trưng cho
cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn Cao Duy Sơn
Không gian văn hóa là một phạm trù rất rộng: “Không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc ta đã tồn tại qua các thời đại
Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ, không gian văn hóa của 2 dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt, có thể hình dung nó như một hình tam giác, cạnh đáy là sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” [49, 210] Dựa vào ý kiến về không gian văn hoá Việt Nam của GS Trần Quốc
Vượng trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách
hiểu của mình về khái niệm không gian văn hóa: Không gian văn hóa là phạm
vi lãnh thổ mà ranh giới địa lý có độ “co giãn” cao, có những đặc điểm riêng về
tự nhiên, xã hội, văn hóa, là nơi cộng cư của một tộc người hay một nhóm tộc người có sự tương đồng, gần gũi, gắn kết về văn hóa, tạo nên một bản sắc văn
Trang 38hóa độc đáo, vừa bền vững, vừa tiếp biến với các “nguồn” văn hoá ngoài nó để sáng tạo và phát triển Phạm vi lãnh thổ ấy là một không gian văn hóa Hiểu theo nghĩa rộng, không gian văn hoá tương đồng với khái niệm “vùng văn hoá” Hiểu theo nghĩa hẹp, “vùng văn hóa” là chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận
là các không gian văn hóa cấu thành nên nó Ở chương 2 này, chúng tôi phân
tách không gian văn hóa trong Đàn trời ra làm nhiều kiểu không gian văn hóa
một cách tương đối để tiện khảo sát Về bản chất, sự tổng hòa của các kiểu không gian này mới tạo ra không gian văn hóa vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tác phẩm của Cao Duy Sơn
2.1 Không gian “Bản” trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn
“Bản” là một đơn vị cộng cư của người dân miền núi Nó cũng giống như “làng” ở đồng bằng Một bản gồm nhiều hộ gia đình sống xung quanh một khu vực nhất định ở miền đồi hoặc núi, hỗ trợ nhau trong lao động, sinh hoạt, săn bắt, trồng trọt…
Tiểu thuyết Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn xây dựng trên khung
cảnh của một tỉnh miền núi, không gian bản xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm Bản với những ngôi nhà sàn là biểu tượng, là “linh hồn” của những người dân miền núi Nó hiện lên trong tác phẩm một cách trong trẻo, đẹp đẽ:
“Nhìn dòng suối trong vắt bắt nguồn từ khe núi chảy qua dưới chân nhà sàn, Tuệ đưa mắt nhìn về phía xa, trong ánh chiều tà những ngôi nhà tranh cột gỗ đứng chênh vênh trên triền non cao như bàn tay ai che mát đang dõi theo những cánh chim bay về núi” [28, 81], “Đứng bên con suối tỏa khói” [28, 550]
Làng bản miền núi thấp thoáng trong văn Cao Duy Sơn đẹp nhưng buồn
và cô đơn Giọng văn tràn đầy cảm xúc yêu thương và xót xa Đó là quê hương,
là nơi sinh ra, nơi giữ lửa cho trái tim nhà văn nhưng nghèo và xác xơ Những ngôi nhà lác đác ẩn hiện trong sương, trong mây, trong những vạt rừng nhưng lúc nào cũng u ẩn một nỗi buồn: “Bởi cái làng quê của anh mở mắt ra vướng núi, một bước ra cửa vượt đèo Bản xa phố chợ, mua được cân muối, chai dầu
Trang 39là cả một kì công Nhiều bận theo mẹ đi chợ phiên, khi ra cửa trời vẫn mờ tối, sương bện ngang mặt, đến khi mồ hôi vã ướt lưng, mặt trời chếch bên má mới tới nơi” [28, 46] “Những ngôi nhà sàn nằm thưa thớt trên triền đồi” [28, 369],
“Thấp thoáng những nếp nhà sàn lợp ngói âm dương dưới những rừng cây hai bên đường” [28, 354]
Không gian bản luôn luôn gắn bó với thiên nhiên rừng núi Vẻ đẹp đó là
vẻ đẹp cộng hưởng của những gì con người tạo ra với nguyên sơ của tạo hóa Tình yêu của nhà văn dành cho quê hương đã vẽ nên những bức tranh đẹp và buồn trên nền thiên nhiên sinh động: “Phía lưng đồi trước mặt có ánh lửa lập lòa Ngôi nhà gỗ mái thấp quen thuộc hiện ra trước mặt Nhà Bàn Tín đây! Giờ nhắm mắt tìm đến cũng không thể lạc Người Dao Tiền Phja Đeng không làm nhà sàn theo kiểu nối dài thành chòm xóm như các tộc khác Mỗi hộ độc lập với một khu rừng Nhà nọ cách nhà kia dễ đến vài trăm mét, có khi gần cây số” [28, 142] Tác giả đã phác họa nên khung cảnh làng bản miền núi rất đa dạng từ dân tộc Tày, Dao, Nùng… Sự am hiểu văn hóa miền núi chính là thế mạnh của nhà văn khi viết về đề tài này
Không gian làng bản được tái hiện trong tác phẩm, được gắn với phong tục, tập quán của con người nơi đây như ma chay, cưới xin, sinh hoạt…: “Nhìn chiếc nồi gang đáy nhọn tựa bên kiềng, Thức nắm hai quai bằng dây thép nhấc đặt ngay trước mặt, với cây đảm và chiếc bát tải ủn trong chạn, mở vung nồi, dùng đảm quệt đầy một bát ngô, đưa lên ăn ngon lành” [28, 144], “Thứ rau đặc sản này chỉ một lúc nữa là bán hết veo Thân lá xanh non, tay rau quăn tít, xào với thịt bò bao nhiêu vị ngon của thịt Loại rau này có tác dụng bổ thận, tráng dương, ăn một lần nhớ mãi” [28, 323]
Đấy là những nét văn hóa ẩm thực của con người miền núi, những món
ăn dân dã, món ăn của nghèo đói nhưng nó gắn bó thường trực với đời sống con người, nuôi lớn bao thế hệ Đó là món ăn tình nghĩa Văn hóa không chỉ đậm đà trong những món ăn mà còn phảng phất trong lời ca, tiếng hát của
Trang 40những đôi lứa yêu nhau: “Nàng đã chấp nhận lời tỏ tình của anh bằng điệu Tù Dung Một lối hát thơ từ ngàn đời của người Dao tiền” [28, 151] Văn hóa đi vào những nghi lễ, những tập tục của người dân tộc: “Những thứ đó là nợ cưới
cả đời nhà ta đã đi với dân bản, giờ là lúc nó quay về Nhà khác rồi cũng thế, đây là lúc giúp nhau, sau rồi tiếp tục nhà này lại đi với nhà kia” [28, 357] Những nét đẹp văn hóa không chỉ được tái hiện một cách giản dị, trong trẻo mà còn thấm đẫm tình người Một không gian làng bản với tình làng nghĩa xóm giúp đỡ nương tựa nhau, đem lại cho người đọc cảm giác yên bình trong tâm hồn Không gian bản được xuất hiện nhiều trong các hồi ức của nhân vật như một sự cảnh báo về những giá trị đang dần mai một Chúng tôi thật sự ấn tượng với những đoạn viết về hồi ức đó Văn phong của Cao Duy Sơn nổi bật lên trên tất cả có lẽ là giọng điệu thấm đẫ m chất “thơ” đó Nó êm ái, nhẹ nhàng và đầy trải nghiệm của một tâm hồn nghệ sĩ Nhà văn yêu, rung cảm thật sự với núi rừng, không gian văn hóa dân tộc nơi ông sinh ra và lớn lên Ông cảm nhận được một cách sâu sắc những “mảnh vỡ” nơi tâm hồn dân tộc đang từng ngày
bị quá trình đô thị hóa làm rạn nứt Thứ mà người đọc, cảm nhận được nhiều
nhất ở tác phẩm Đàn trời có lẽ không phải chỉ là những xung đột, tranh giành
quyền lực, những biến động xã hội dữ dội mà là cảm xúc trong trẻo khi lần tìm lại những giá trị xưa cũ đang hiện hình trong những trang văn Đó là những nhà sàn đơn sơ bên bếp lửa ấm áp tình người Đó là thiên nhiên hòa quyện cùng tâm hồn trong lời ăn tiếng nói và những phong tục độc đáo Những ám ảnh cùng nỗi nhớ làm cho cảm xúc dâng trào trong hồi ức xưa cũ, nhà văn Cao Duy Sơn quả thực đã thành công khi tái hiện nên không gian văn hóa làng bản này trong tiểu thuyết của mình
Bằng tình yêu, hiểu biết của mình về mảnh đất quê hương, tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm giác thú vị, những tri thức phong phú về đời sống bản làng của người dân tộc thiểu số Chúng tôi đặc biệt yêu thích những đoạn văn viết về làng bản trong tác phẩm Nó không quá cầu kỳ nhưng