Không gian xa lạ trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 54)

Trong tác phẩm Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn, không gian không chỉ bó hẹp trong phạm vi miền núi phía Bắc, còn mô tả các khu vực khác với những quan niệm và đặc điểm văn hóa riêng. Mặc dù chỉ xuất hiện thấp thoáng nhƣng nó có vai trò quan trọng trong xây dựng tác phẩm cũng nhƣ bổ sung, làm nổi bật cho không gian văn hóa của tác phẩm.

Ở phần này chúng tôi dùng từ “xa lạ” để đặt tên cho kiểu không gian ở ngoại vi của hai không gian văn hóa trung tâm. Nó bao gồm tất cả những gì nằm ngoài địa lí và văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc. Nhƣ chúng ta biết tâm lý ngƣời Việt Nam nói chung cũng nhƣ ngƣời miền núi nói riêng thƣờng e dè trƣớc những không gian xa lạ. Nếu họ ở đồng bằng thì sống sau lũy tre làng, ở miền núi thì quanh năm sống với ruộng nƣơng, với rừng. Tâm lý cộng đồng tƣơng trợ, cố hết sức gắn bó với nhau cho nên sợ dị biệt, xa lạ. Có thể nói ngƣời dân nơi đây ngắm nhìn những nơi xa lạ với thái độ vừa hiếu kỳ, tò mò, vừa e

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

dè, sợ hãi. Tách khỏi bản làng, tách khỏi những gì gần gũi, tách khỏi cộng đồng họ lập tức không yên cho nên luôn đau đáu hƣớng về quê hƣơng.

Trƣớc hết, không gian xa lạ này trong trí tƣởng tƣợng của con ngƣời nơi đây là những gì từng khao khát, ƣớc mơ: “Ngày còn cắp sách đến trƣờng, nhìn thấy biển trong ảnh cắt từ họa báo dán trên liếp phòng của các thầy cô ngƣời Hà Nội tình nguyện lên Bình Lãng dạy học, chỉ ƣớc mơ thôi, không bao giờ nghĩ sẽ có ngày đƣợc tắm trong những lớp sóng treo trên liếp vầu kia, xa lạ không tƣởng” [28, 46]. Đó là những nơi ngƣời ta kì vọng, ƣớc ao để mƣu cầu hạnh phúc, là tƣơng lai muốn hƣớng đến: “Anh nói đã mua đất ở Hà Nội, chờ các con lớn, học xong Đại học sẽ xin việc cho chúng ở dƣới đấy” [28, 93]. Ở đây có nhiều ngƣời cho rằng, nhiều địa danh chỉ đƣợc nhắc đến tên không có vai trò gì trong không gian văn hóa. Nhƣ đã nói ở chƣơng 1, tất cả những gì liên quan đến con ngƣời dù là vật chất hay tâm lý, dù là ý thức hay vô thức đều thể hiện giá trị văn hóa. Yếu tố tâm lý do không gian xa lạ tạo nên cũng tạo thành quan niệm văn hóa của con ngƣời nơi đây. Đây là lý do chúng tôi khảo sát, phân tích, đánh giá không gian này. Đó là thế giới, là không gian trong tâm tƣởng, trong mong muốn, trong tƣơng lai với những ngƣời chƣa bao giờ đặt chân ra khỏi địa phận quê hƣơng mình. Đối với những ngƣời đã nếm trải, với những vùng đất xa xôi ấy, không gian đó lại là không gian của lƣu đầy, của đau thƣơng khi họ sống trong thế giới xa cách với cộng đồng, với làng bản.

Trong tác phẩm Đàn trời, không gian xa lạ là lý do đổ vỡ tình yêu giữa Vƣơng và Diệu, nguyên nhân tạo nên bi kịch của họ. Xa cách làm cho ngọn lửa tình yêu trở nên lạnh lẽo, rạn nứt để sau này là nguyên nhân khiến họ sống cả đời trong hoài niệm, nhớ tiếc: “Nàng nhƣ con chim mải vui quên mất lối về ngàn sâu, nơi ấy có ngƣời mòn mỏi chờ đợi nhƣng cánh chim đó đã không về, nó đã tìm đến bầu bạn mới có tiếng hót lạ lẫm cuốn hút đến nao lòng” [28, 120]. “Đó là tiếng lòng nuối tiếc của ngày xƣa mỗi khi chạnh nhớ trận mƣa rào tháng bảy, chiếc áo hoa cà, miệng cƣời của em, cả giọng nói run lên vì lạnh, và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

đêm bên sông Dâng, ngày trƣớc khi em về Hà Nội vào trƣờng Đại học. Những điều ghi trong nỗi nhớ. Ngày ấy đã xa rồi” [28, 172]. Không gian xa lạ ấy còn tƣởng nhƣ giết chết tâm hồn của một con ngƣời, khiến anh đánh mất niềm tin vào cuộc đời, vào tƣơng lai: “Cái quá khứ của một mối tình trẻ trung, với con tim ngập tràn yêu thƣơng nhƣ cánh chim lạc đàn bỗng vỗ cánh trở về với cánh rừng xƣa. Huệ đã đi về phía bên kia bầu trời. Nàng mang theo kỉ niệm của mối tình đầu, chỉ để lại bên cuộc đời này mình anh cùng nỗi cô đơn. Ngày đó anh đã lang thang nhƣ cái xác không hồn khắp phố phƣờng Hà Nội, những nơi từng lƣu dấu vết kỷ niệm của mối tình đã lìa xa anh vĩnh viễn” [28, 147].

Không phải ngẫu nhiên tác giả Cao Duy Sơn khi mô tả những không gian này thƣờng đặt nó vào thì quá khứ, vào hoài niệm của con ngƣời bởi đó là khi những trải nghiệm đã cho họ thấy những cay đắng, họ nếm trải nơi đất khách quê ngƣời. Không bạn bè, không phải những ngƣời cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ cho nên trƣớc nỗi đau, họ chỉ có thể chịu đựng một mình. Nơi xa lạ, không có bàn tay ai vỗ về hay không thể tìm đƣợc bình yên bởi không có bếp lửa nhà sàn đã từng sƣởi ấm trái tim họ.

Nói đến không gian xa lạ, gắn với hành trình lƣu đầy, có lẽ Sắn Pì là nhân vật đƣợc tác giả xây dựng tập trung nhất. Cuộc đời của “mụ” quả thực là một sự đầy ải qua nhiều không gian, qua nhiều biến cố lịch sử của đất nƣớc cũng nhƣ vùi dập của số phận. Không gian “mụ” từng đặt chân đến rộng hơn lãnh thổ đất nƣớc, nơi nào cũng đầy đắng cay. “Sắn Pì theo sau Phán Sẩ u bƣớc ra cửa nhà ga. Lần đầu nó đƣợc đến một vùng đất lạ, không rừng, không núi, chỉ có nhà là nhà. Nó ngửi thấy mùi tanh nồng của cá thối, mùi cống rãnh khăm khẳm lẫn mùi nƣớc tiểu nặng nặng. Có tiếng kéo lách cách reo vang. Đâu cũng có ngƣời rao bán kẹo kéo sao? Giống y nhƣ Bình Lãng. Lại có cả ngƣời kéo xe tay nữa, chƣa bao giờ nó nhìn thấy. Mấy bà ngồi trên xe mặc những chiếc áo dài thật lạ mắt” [28, 394], “Sau hai ngày đặt chân lên cảng mới, Sắn Pì mới hiểu ra đây không phải Sài Gòn. Có ngƣời cho nó biết Sài Gòn còn xa, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

biết đƣờng là không thể đến. Đây chỉ là Hồng Gai thôi” [28, 408]. Không gian xa lạ không chỉ thể hiện ở những vùng đất xa xôi còn xuất hiện trong chính tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Thức, Vƣơng hay Sắn Pì khi trở lại mảnh đất quê hƣơng vẫn ám ảnh trong tâm hồn mình một nỗi niềm xa cách, không hòa nhập đƣợc với thế giới thực tại. Không gian xa lạ trong tâm hồn chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nuối tiếc, chạy trốn vào quá khứ. Ở đây chúng tôi nhận thấy có nét tƣơng đồng giữa các nhân vật của Cao Duy Sơn với những nhân vật văn học lãng mạn đầu thế kỉ XX. Trƣớc thực tại nghiệt ngã, họ chạy trốn vào những giá trị của quá khứ, những hồi ức, những thế giới khác nhƣ Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên… Nhƣng có điểm khác biệt, nhân vật trong Đàn trời chỉ từ những không gian xa lạ trong tâm tƣởng để suy ngẫm sâu hơn về nỗi đau của mình chứ không hề bế tắc, tuyệt vọng. Họ vẫn trở lại thực tại, hƣớng tới tƣơng lai với những ƣớc mơ, hoài bão của mình. Hành trình đi tìm lẽ phải, công lý, tình yêu của họ luôn bao phủ một nỗi cô đơn. Có lúc họ lạc bƣớc trong dòng suy nghĩ về lẽ đời, về tình ngƣời. Cô độc, xa lạ trong chính tâm hồn, trên chính quê hƣơng thân thuộc của mình mới là hành trình lƣu đày khốc liệt nhất: “Chán nản, đơn độc khiến nó chẳng còn thiết nghĩ đến gì khác, may mà nó không nghĩ đến tự vẫn, còn ham sống ấy là điều đáng kể nhất trên đời” [28, 32]. Tác phẩm Đàn trời khiến chúng tôi liên tƣởng đến những Lâu đài, Vụ án của Kafka. Đời ngƣời là một hành trình tìm kiếm, là một chuỗi dấu hỏi. Con ngƣời có khi sống giữa cộng đồng mình vẫn cảm thấy không có mối liên hệ nào. Nhiều khi nhân vật đối diện với một không gian xa lạ, lạnh lẽo đến vô cùng.

Không gian xa lạ ở đây không chỉ thể hiện ở những miền đất xa xôi, nó còn bộc lộ ngay trên mảnh đất quê hƣơng đang dần thay đổi với cả hai chiều tốt và xấu. Con ngƣời trở nên cô đơn, lạc lõng nơi mình sinh ra và lớn lên trong sự thay đổi của nó. Không gian này đƣợc thể hiện qua tâm lý nhân vật. Trở lại với hai nhân vật Thức và Vƣơng, chúng ta thấy họ gần giống với những nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

của chủ nghĩa Hiện sinh. Xa lạ ở chính nơi thân thuộc nhất. Cả hai nhân vật đều sinh sống và làm việc ở quê hƣơng. Cảnh vật, con ngƣời đều quen thuộc nhƣng trong suy tƣ, trong tâm hồn của họ mọi thứ đều trở nên lạc lõng. Cảm xúc khi Vƣơng bị đuổi việc, phải đi gõ cửa từng cơ quan mong có chỗ kiếm cơm nuôi vợ con: “Qua tầng hai, xuống tầng một, ta lặng lẽ cúi đầu đi qua. Ngôi nhà này dƣờng nhƣ không có ngƣời, tất cả chìm nghìm trong im lặng. Quanh đây là vùng đảo đá, không bóng cây, không tiếng chim hót, không ánh mặt trời, tất cả đều một mầu xám xịt… Trống trải quá! Trời với đất cứ thông thống. Sao lòng bỗng thấy buồn thế?” [28, 321 - 322]. Cảm xúc này đƣợc khơi nguồn trực tiếp từ những đấu đá, tranh giành quyền lực nhƣng sâu xa hơn nó là nỗi đau giữa dòng đời xa lạ, tình ngƣời băng lạnh khi xã hội biến đổi bởi mặt trái của cơ chế thị trƣờng. Tình nghĩa chỉ là giấc mộng còn đồng tiền vẫn là vạn năng. Tâm hồn nhạy cảm của những trí thức trẻ khiến họ bị tổn thƣơng, bị lƣu đầy trong xa lạ của thế giới xung quanh: “Ý nghĩ đó khiến anh hóa thành kẻ điên dại. Số phận thật ác nghiệt? Sao không để anh theo nàng? Từ đây anh hóa thành câm lặng. Trở về Bình Lãng. Ngày ngày chìm trong rƣợu cơ hồ nỗi đau sẽ dần vơi nhƣng râu tóc thì cứ mãi dài ra cùng với căn bệnh trầm uất không bao giờ chấm dứt” [28, 149]. Không gian xa lạ nơi tâm hồn đƣợc tạo nên bởi chính nỗi đau, những “mảnh vỡ” găm vào tâm hồn nhân vật khiến họ không thể hòa nhập đƣợc với thế giới thực tại mà miên man đi tìm hoài niệm của đời mình. Cuộc đời khắc nghiệt, biến động của xã hội, của văn hóa đã tạo nên dang dở trong tâm hồn, lạc lối trƣớc dòng ngƣời, trƣớc chân - giả, bạc ác - nhân hậu, kim tiền - tình yêu… Băn khoăn, bệnh trầm cảm đầy ải họ và phảng phất trong số nhân vật này là những cảm nhận hiện sinh.

Có thể nói không gian xa lạ đƣợc miêu tả trong tác phẩm dù thấp thoáng nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ với không gian làng bản và không gian phố thị. Nó không những gắn với những biến động của cuộc đời các nhân vật mà còn là miếng ghép hoàn chỉnh cho văn hóa miền núi phía Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

Nó thể hiện những nét tâm lý tầng sâu của con ngƣời Việt Nam nói chung và các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng. Không gian này là động lực, nguyên do khiến con ngƣời luôn hƣớng về quê hƣơng bản quán, về núi rừng và cũng là thƣớc đo giá trị của con ngƣời. Nếu ai vƣợt qua hành trình lƣu đầy vẫn giữ đƣợc trái tim thuần khiết, yêu thƣơng nhƣ Vƣơng, Thức, Sắn Pì thì họ cứng cáp và chiến thắng đƣợc số phận của mình. Ngƣợc lại, những kẻ nhƣ Tuệ, Lƣơng Nhân trở nên sa ngã, đã đánh mất mình, trở thành công cụ của cái ác. Giá trị của không gian xa lạ đem lại là ở đó.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 54)