Không gian phố thị trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 44 - 49)

Trong tác phẩm Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn, bên cạnh một không gian làng bản dung dị thân thƣơng, ngập tràn thiên nhiên còn có một không gian nơi văn minh đô thị tràn về. Đó là nơi diễn ra xung đột dữ dội giữa hiện đại và truyền thống. Những giá trị truyền thống đang dần mai một, để lại những mảnh vỡ trong tâm hồn con ngƣời. Không gian này đối lập gay gắt với không gian làng bản, tạo ra sự đấu tranh dữ dội trong nội tâm các nhân vật. Những đầy đọa, ầm ĩ, mỏi mệt nơi đây khiến con ngƣời hƣớng về rừng núi, làng bản. Yên bình nơi ruộng nƣơng lại tiếp sức cho họ vững bƣớc trên đƣờng đời.

Tác phẩm Đàn trời phản ánh chân thực thực trạng văn hoá của đất nƣớc ta nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng trong những năm gần đây. Đó là sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phƣơng Tây, của văn minh đô thị. Nó làm thay đổi một cách mạnh mẽ bộ mặt quê hƣơng. Giàu có, sầm uất cũng đem đến nhiều hệ lụy nhức nhối , đó là sự rạn vỡ của văn hóa truyền thống! Rõ ràng khi cái mới xuất hiện, trong giai đoạn chƣa dung hòa đƣợc với nhau, nó sẽ xung đột mạnh mẽ với cái cũ. Hơn nữa, tâm lí con ngƣời khi tiếp thu cái mới đang là xu thế của thời đại bao giờ cũng dễ chịu, chịu ảnh hƣởng của cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Tác phẩm Đàn trời là một ví dụ khi vẽ nên bức tranh đời sống tiêu cực của con ngƣời trƣớc sức mạnh đồng tiền. Đặt cạnh không gian làng bản chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

ta thấy đây là một thế giới quay cuồng, đảo điên: kẻ bất tài thì làm lãnh đạo, kẻ lắm tiền thì cầm quyền, những ngƣời lƣơng thiện có tâm có tài lại long đong, sống khốn khổ. Đó là nơi thiện ác, trắng đen có thể đổi màu phút chốc chỉ bởi một chữ “tiền”.

Trƣớc khi nói đến yếu tố xô bồ của phố thị, tác giả vẫn dành cho nó một tình yêu đặc biệt khi miêu tả bởi đây là quê hƣơng ông đang đổi mới nhờ mặt tích cực của cơ chế thị trƣờng: “Vùng đất giáp biên bốn bề núi dựng, ba mặt đƣợc bao bọc bởi con sông Dâng, sông Bồi và sông Cun. Các lối dẫn vào đô thị đều phải đi qua ba chiếc cầu xi măng kiên cố bắc ngang ba dòng sông. Đứng trên cao ngắm nhìn thị xã nhƣ một hòn đảo đƣợc vây bọc bởi ánh điện trong nhiều ngôi nhà treo leo lƣng núi, tỏa sáng lung linh, tầng tầng, lớp lớp. Ánh đèn tựa nhƣ muôn ngàn những con đom đóm khổng lồ khoe sắc màu trong màn đêm thảm đặc” [28, 96]. Phố thị nơi nhà văn miêu tả là nơi giao hòa giữa cũ, mới, giữa yếu tố tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa, nhà cổ đƣợc đặt cạnh nhà hiện đại. Những con phố cũ với mái nhà lợp ngói âm dƣơng cổ kính, gợi cảnh yên bình, hài hòa theo quan niệm truyền thống: “Ngôi nhà của Vƣơng đƣợc cất lên từ thời cụ nội. Nó nằm sâu trong hẻm của phố Cũ. Tuy không đồ sộ nhƣ những ngôi nhà hiện đại ngoài mặt phố nhƣng nó luôn tạo cho anh cảm giác thƣ thái và vô cùng gắn bó mỗi khi mở cửa bƣớc vào. Nhiều lúc nhắm mắt lại anh nhƣ nghe có tiếng nói của các thế hệ trong ngôi nhà này… đến tƣờng và trần nhà đƣợc ghép bằng gỗ đinh nên nƣớc đen bóng, luôn tạo một cảm giác yên tĩnh dễ chịu” [28, 13]. Những ngôi nhà cổ, những con phố cũ nơi thành thị giờ chỉ còn là những mảnh nhỏ bé nhƣng đẹp đẽ và thơ mộng. Nó là những gì của hoài niệm, của nuối tiếc bên cạnh những nhà hàng, những khách sạn lộng lẫy. Vẻ đẹp bình dị của nó cần đƣợc lƣu giữ, nếu không sẽ có một ngày chẳng còn những mái ngói âm dƣơng của ngôi nhà cổ: “Hai hàng phố nhỏ nằm bên con dốc thoai thoải đã lên đèn. Trong những ngôi nhà cũ rêu phong có tiếng nƣớc máy xả xuống chậu lẫn tiếng lanh canh của bát đĩa va nhau. Một làn gió

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

nhẹ thổi tới, không khí trở nên thoáng đãng”, “...Cái thuở ấy cứ hiển hiện những ngôi nhà cấp bốn, mái lợp cỏ gianh của cƣ dân xóm Màu, cƣ dân lâu đời nhất của thị xã Bình Lãng, một thị xã miền núi nơi anh sinh ra, nghèo nhƣng thơ mộng” [28, 20].

Không gian phố thị đƣợc tác giả miêu tả chỉ còn lại lác đác những nét văn hóa truyền thống. Nó đã thay đổi quá nhiều: “…phố Mới, một khu phố vừa đƣợc mở cách đây bốn năm” [28, 69]. Ngay từ cái tên con phố đã thấy đối lập mạnh mẽ giữa truyền thống và hiện đại. Bức tranh xô bồ đƣợc tác giả dần dần vẽ nên: “Phố Mới, cái tên đƣợc gọi từ khi vùng đồi núi này đƣợc san gạt để xây dựng nhà cửa, tạo nên một khu dân cƣ từ cách đây đã một năm… Chỉ những ngôi nhà năm, ba tầng sơn màu cà phê sữa, một thứ sơn không thấm nƣớc là còn mới… Những biển quảng cáo, nhà hàng để dƣới đất, treo cành cây, có tấm dựa vào tƣờng nhà một cách lƣời nhác với đủ màu sắc, kiểu chữ với những tên giải khát, karaoke, lẩu dê, mát xa, thịt thú rừng… khiến cho phố Mới mang vẻ bốc đồng của thời kinh tế mở” [28, 70 - 71]. Khung cảnh mới mẻ, lạ lẫm của kinh tế thị trƣờng nhất thời này chƣa thể hòa hợp đƣợc ngay với những giá trị văn hóa truyền thống. Nó pha tạp, chƣa có quy hoạch, đã tạo nên cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho con ngƣời: “Chục năm trở lại đây thị xã Bình Lãng đã khác xƣa nhiều lắm! Dáng vẻ vùng đất giáp biên thâm u cách đây nửa thế kỷ đã lùi vào dĩ vãng. Nhà cửa cao tầng mọc nhiều nhƣ măng vầu tháng ba. Hàng hóa đủ loại xếp từ trong nhà ra tận mặt đƣờng” [28, 383].

Việc mô tả không gian phố thị với những mảng màu khác nhau, trƣớc hết có tác dụng với việc xây dựng kết cấu tƣơng phản nhiều cấp độ tác phẩm. Đây là một dụng ý nghệ thuật tài tình của nhà văn Cao Duy Sơn. Nếu không gian làng bản, núi rừng là sân khấu chính cho những con ngƣời chân chất, nguyên sơ thì không gian phố thị hoa lệ, ồn ào là nền cảnh cho những mƣu toan, lừa lọc làm ngƣời ta sợ hãi, muốn chạy trốn: “Ta bỗng hoang mang khi nghĩ đến những năm tháng ngộp thở trong công việc, bao phen đối mặt với những trớ trêu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

thói đời hợm hĩnh và hăm dọa khiến sắt đá cũng phải nản lòng. Trở lại đó sao? Tiếp tục dấn thân vào nhọc nhằn, đối mặt với thói đời giả câm, giả cƣời, giả tốt, giả xấu, giả hâm hấp điên rồ để nhú cái bộ mặt hãnh tiến với đời, đoạt lợi cho bản thân, bất chấp luân thƣờng đạo lí. Giả dối” [28, 300]. Không gian phố thị với những thủ đoạn, lừa đảo, chiếm đoạt, những “phong bì” có thể đổi trắng thay đen bóp nghẹt sự sống của những ngƣời lƣơng thiện. Giọng văn của nhà văn khi viết về không gian này mang sắc thái xót xa, cay đắng. Đây là mảng hiện thực ông muốn bóc trần, muốn phản ánh đến với ngƣời đọc. Nơi phố thị chỉ còn lác đác những mái nhà cổ, những con phố cũ là nơi dung thân của những ngƣời thiện lƣơng. Họ lạc lõng, cô độc trƣớc những thế lực của đồng tiền, của địa vị. Xung đột của tác phẩm một phần đƣợc tạo nên bởi chính những mảng không gian đối lập nhƣ vậy.

Bên cạnh những triết lý nhân sinh, quan niệm nghệ thuật gửi vào kiểu loại không gian nghệ thuật này, nhà văn cũng muốn thông qua không gian phố thị này để đƣa ra những thông điệp về văn hóa. Qua xung đột giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, nhà văn muốn đƣa ra cho bạn đọc một cách ứng xử với văn hóa khi xuất hiện xung đột văn hóa ở buổi giao thời: “…thời ấy cũng thuộc về lịch sử rồi, cái thuở áo chàm, cơm lam Việt Bắc chỉ còn lƣu lại trong ký ức thƣơng nhớ của một thế hệ đã qua. Đẹp và xúc động nhƣng chẳng để làm gì. Hệt nhƣ chiếc nón Tày bây giờ ngƣời ta mua về và treo lên tƣờng làm đồ trang trí trong ngôi nhà sang trọng mà thôi. Đôi khi tớ cũng có cảm giác nhƣ cậu bây giờ, cứ nghĩ chúng mình những đứa con trai, con gái Tày cùng đƣợc sinh ra trên rừng núi, thấy mỗi ngày cái chất tốt đẹp của dân tộc mình lại bị hóa đi một chút, lòng trung thực bị lợi dụng cứ méo dần mà lòng xót xa” [28, 61]. Không gian phố thị chính là “mảng” đối lập với không gian làng bản. Xung đột giữa hai không gian này dẫn đến hàng loạt những quan niệm sống tiêu cực đi ngƣợc lại với truyền thống văn hóa dân tộc: “Ta không có đƣợc vị thế nhƣ Hoàng thƣợng, khi hứng ngài luôn miệng hát một mình trong nhà vệ sinh “non

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

sông này là của ta, nhân dân này là của ta” nhƣng quan nào lộc lấy. Nhƣng kể một thời giỡn ta nhƣ giỡn một con chó cún khốn khổ, giờ có ai nghĩ nó đang quỳ gối, lê thân nhờ ta cứu giúp” [28, 577]. Không gian phố thị bị xâm lấn bởi kinh tế thị trƣờng, với đồng tiền đang bào mòn dần những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời. Họ trở nên tham lam, tàn nhẫn và thủ đoạn: “Sự đời nay thế. Xu thế thời cuộc nay thế: Nó là cái nhịp ai cũng muốn bắt lấy để đƣợc hào đồng và chia phần. Ta không tin cuộc đấu này ta thua ngài. Trong cái đám Thƣờng vụ vây quanh, ngài sao có thể biết có bao nhiêu kẻ hƣởng lợi trong nhịp đã đƣợc gạn lọc cho chút đỉnh? Họ là ngƣời của ta. Họ cùng chung với ta niềm lo lắng. Rồi ngài xem” [28, 519]. “Ô hô! Có kẻ suốt đời chỉ làm cái việc dọn cỗ cho ngƣời khác ăn. Tay Bảo là ngƣời nhƣ vậy. Xem ra quan niệm về đạo đức của sƣ thầy đã không hợp thời” [28, 518]. Ở bên trong không gian phố thị, nhà văn Cao Duy Sơn đã tái hiện nên một tiểu không gian khác đó là không gian của âm mƣu, tiền bạc, địa vị cùng với tranh giành, đấu đá quyết liệt. Đó là không gian của giết ngƣời, vu oan, cƣỡng đoạt, là cơn lốc đảo điên thời cuộc quét qua mảnh đất yên bình để rồi tạo ra bi kịch cho bao ngƣời. Tái hiện không gian này đồng nghĩa với việc nhà văn Cao Duy Sơn đã phản á nh chủ đề “nóng” của thời đại. Nó không mới nhƣng nhà văn đủ bản lĩnh, tài năng để thể hiện một cách chân thực, làm xúc động độc giả. Tái hiện sinh động, đầy tâm huyết một “mảng” hiện thực có thật mà không phải nhà văn nào cũng có đủ dũng khí để phản ánh, nhƣ vậy tác giả đã thành công ở mảng đề tài này . Bộ máy chính quyền địa phƣơng đƣợc nhà văn Cao Duy Sơn phân tích, đánh giá, vạch trần từ cao xuống thấp. Trở lại với không gian phố thị, nơi tiền bạc, quyền lực đang chi phối, đó là những vết cứa đang đâm sâu vào “mảnh hồn” văn hóa truyền thống. Thể hiện đƣợc nhƣ vậy, nhà văn đã cho thấy cái tâm của ông dành cho dân tộc mình cũng nhƣ tình yêu với quê hƣơng mình, rộng hơn nữa, với truyền thống văn hoá của đất nƣớc mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

Có lẽ khi viết tác phẩm này nhà văn đã nhiều lần trăn trở về những giá trị văn hóa đang dần bị mai một. Ông lo sợ bởi sự mong manh, tinh tế của “hồn” dân tộc khi va chạm với sắt thép, bê tông của văn minh đô thị sẽ vụn vỡ và tan biến. Đây chính là điều trăn trở của ngƣời con dành cho quê hƣơng, của một nhà văn có tâm với nghề nghiệp, với đất nƣớc và với bạn đọc.

Không gian phố thị là một mảnh ghép nữa của bức tranh văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời. Không gian ấy không nguyên sơ, tinh khiết nhƣ không gian làng bản, nó phản ánh sự đổ vỡ của văn hóa truyền thống. Không gian này không chỉ có vai trò làm “sân khấu” cho câu chuyện diễn ra, các nhân vật xuất hiện mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng kết cấu truyện với ý đồ nghệ thuật của tác giả, đồng thời qua tác phẩm, tác giả cũng gửi gắm tới bạn đọc cách ứng xử với văn hóa truyền thống trong xu thế hội nhập của đất nƣớc. Hội nhập cần phải hài hòa giữa văn hóa cũ và văn hóa mới, nếu không sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong đời sống cũng nhƣ rạn nứt trong tâm hồn con ngƣời.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 44 - 49)