Không gian tâm linh trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 54 - 64)

Một lần nữa chúng tôi xin đƣợc nhấn mạnh, văn hóa còn là những gì thuộc về chiều sâu tinh thần con ngƣời. Đó là lí do ở mục này chúng tôi triển khai nghiên cứu không gian tâm linh, không gian tồn tại trong tâm thức của con ngƣời. Nó phản ánh một thế giới nơi những tín ngƣỡng nguyên sơ, những niềm tin về thế giới tâm linh qua nhiều thế hệ tồn tại. Có lẽ đây là không gian đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi tộc ngƣời nhƣng cũng khó tìm hiểu nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Cao Duy Sơn đặt tên cho tiểu thuyết của mình là Đàn trời. Hơn nữa, trong tác phẩm, tác giả cũng nhắc rất nhiều lần về nó. Đàn Trời không phải là một nhân vật cụ thể nhƣng thƣờng trực xuất hiện trong câu chuyện nhƣ một sức mạnh thiêng liêng, huyền bí, nhƣ niềm tin của con ngƣời vào lẽ công bằng. Nó là một biểu tƣợng, một tín ngƣỡng của dân tộc Dao nơi đây: “Từ bé lão thƣờng kể cho nó nghe về dòng thác Phja Bjoóc. Nó thiêng và linh nghiệm nhất vùng này đấy! Ngƣời bản Phja Đeng thƣờng ra đây cầu trời khi gặp năm nắng hạn mất mùa hay dịch bệnh đe dọa. Cả những câu chuyện vui buồn, oan trái của con ngƣời cũng đƣợc đƣa đến để kể và cầu trời giải thoát. Lão nói với con đây là Thiên Đàn! Là tâm của vũ trụ con ngƣời sống. Là nơi giao tiếp con ngƣời và nhà trời bởi tiếng nói của con ngƣời khi đƣợc cất lên ở đây sẽ vang vọng gấp nhiều lần so với chỗ khác”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

[28, 308]. Chúng ta cần lƣu ý, một số dân tộc miền núi phía Bắc vẫn giữ lối sinh hoạt tín ngƣỡng gần gũi với các tộc ngƣời nguyên thủy. Việc thờ thác nƣớc ở đây có chút bóng dáng của hình thái vật tổ - tô tem. Đây là hình thức thờ cúng một con vật hay đồ vật, cây cỏ… “Không sa vào các lối khái quát lạm dụng đó, ta có thể xem vật tổ nhƣ là biểu tƣợng của một mối nối kết cha mẹ - con cái (kể cả người được nhận làm con nuôi), với một tập thể hay một thế lực siêu - nhân loại” [6, 985].

Ở đây chúng tôi muốn khái lƣợc về các biểu tƣợng văn hóa hiện hữu trong tâm thức của con ngƣời. Văn học hiện đại, hậu hiện đại đƣợc xem là văn học của các ẩn dụ, biểu tƣợng, huyền thoại. Những tác giả lừng danh của văn học thế giới thế kỉ XX nhƣ Kafka, Hemingway, L. Borge… đồng thời cũng là những bậc thầy về nghệ thuật ám dụ. Dĩ nhiên biểu tƣợng không phải là đặc sản duy nhất chỉ có ở văn học hiện đại, hậu hiện đại, nó “cổ xƣa nhƣ ý thức” của nhân loại vậy, nói nhƣ Guy Schoeller “sẽ là quá ít nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tƣợng, một thế giới biểu tƣợng sống trong chúng ta” [17].

Nhƣ vậy, Đàn Trời ở đây cũng là một hình thái vật tổ, một biểu tƣợng tồn tại trong tâm thức của ngƣời miền núi. Nó đại diện cho sức mạnh thiêng liêng, sức mạnh bảo trợ, là nơi tâm linh con ngƣời hƣớng đến, tạo nên một không gian huyền bí của tín ngƣỡng. Mỗi khi gặp khó khăn hay tai họa, ngƣời dân nơi đây lại tìm đến Đàn Trời để cầu xin với niềm tin của mình vào lẽ công bằng, phép nhiệm mầu. Không gian linh thiêng này không chỉ trấn an, xoa dịu nỗi đau mà còn hƣớng con ngƣời đến điều thiện. Họ cho rằng trên cao thần linh sẽ lắng nghe, sẽ theo dõi việc tốt, việc xấu của mỗi ngƣời và kẻ ác sẽ bị trừng trị: “Thác Phja Bjoóc, ngƣời là Thiên Đàn linh thiêng của chúng sinh, ta cầu xin ngƣời hãy gột rửa giúp ta sự đớn hèn, hãy cho ta sức mạnh để ta tiếp tục đi trên con đƣờng cùng bè bạn. Từ đây ta sẽ dâng lên ngƣời bài báo này, đây là lời tố cáo hùng hồn nhất mà trần gian không ai nghe thấy!... Thiên Đàn, ngƣời có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

thấy lời than oán của muôn dân? [28, 303]. Muốn hiểu sâu hơn đời sống tâm linh của con ngƣời miền núi, chúng ta nên khảo sát các lớp ý nghĩa của biểu tƣợng “thác” qua Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới: “Thác là mô típ chủ chốt trong hội họa phong cảnh Trung Hoa từ đời Đƣờng (Wou Tao - tseu,

Vương Duy), nhƣng nhất là đời Tống, thác đối lập với núi đá trong cặp song

hành nền móng: núi* (sơn) với nƣớc* (thủy), cũng nhƣ âm với dƣơng. Hƣớng chuyển động của thác đi xuống ngƣợc chiều với hƣớng của núi là vƣơn lên cao, tính động của thác đối lập với tính tĩnh của núi đá”. Đến đây chúng ta đến gần với những cách biểu thị của đạo Phật, thiền - biểu tƣợng của “biến” với “bất biến”. Thác trông thì vẫn thế nhƣng thật ra không lúc nào nó ngừng biến đổi. Triết gia Hy Lạp Heraclite từng nhận xét: vẫn trong dòng sông ấy, nhƣng nƣớc chảy trong đó không khi nào là nƣớc lúc trƣớc. Nhận xét đó làm cơ sở cho lý thuyết về sự biến đổi không ngừng của vạn vật và cho tính nghịch lý của cách tƣ duy cứ muốn giữ nguyên dạng những sự vật luôn biến đổi bằng những định nghĩa bất di bất dịch. Nƣớc tạo thành dòng thác liên tục đƣợc đổi mới cũng nhƣ hiện hữu (sắc) là cái hoàn toàn do ảo giác, theo triết lý của đạo Phật.

Hƣớng chuyển động đi xuống của thác cũng còn có nghĩa là hƣớng tác động của Trời, sinh ra từ một động lực đứng yên, nghĩa là tĩnh nhƣng lại thể hiện những khả năng vô tận: mặt nƣớc đứng yên là hình ảnh của Tĩnh, nhƣng lại chứa mọi động lực và những động lực này cuối cùng nhập vào đó. Do đó ngọn thác của Vƣơng Duy chạm tới mây có bọt nƣớc, còn bọt là những hạt nƣớc nhỏ li ti thì bắn ra hòa trộn vào nƣớc, biến mất. Giống nhƣ vậy ở Nhật bản, dòng thác lớn Kegon ở Nikko, từ hồ Chuznghi đổ xuống, vƣơn ra đại dƣơng qua trung gian của dò ng sông Daiya…” [6, 863]. Qua đây chúng tôi có thể đƣa ra nhận định: Thứ nhất, thác Đàn trời trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn mang ý nghĩa hƣớng tác động của trời, tức là sức mạnh siêu nhiên ở thế giới khác mang đến. “Cái bản nhỏ có con thác Phja Bjoóc đổ xuống từ trên đỉnh núi luôn mang nỗi lòng chúng sinh vào cống trời” [28, 372]. Lớp nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

thứ hai có thể thấy ở thác Đàn trời là sự “chế ngự và điều khiển vì lợi ích tinh thần”, “Nói với con điều đó chắc lão phải bƣớc qua nỗi sợ hãi của bản thân khi đụng chạm tới điều linh thiêng, một quy định rằng buộc con ngƣời phải im lặng tuân thủ với sự thành kính không giới hạn” [28, 441]. Mặc dù trong Từ điển Biểu

tượng Văn hóa thế giới, ý nghĩa về sự chế ngự này thuộc về đạo Phật, nhƣng ở

đây chúng tôi thấy ít nhiều có điểm tƣơng đồng. Thác là một sức mạnh nguyên sơ, bất kham từ trên cao đổ xuống. Nó mang cái dữ dội của nƣớc. Tâm linh con ngƣời cũng cần có thành kính, đƣợc chế ngự đến mức thanh sạch tuyệt đối khi đứng trƣớc Đàn Trời. Mặt khác, thác chảy xuống từ núi… “Núi cũng thể hiện nhiều khái niệm về tính ổn định, bất di bất dịch và đôi khi cả về tính thanh khiết” [6, 699]. Nó biểu tƣợng cho bền vững, thô ráp nhƣng nguyên sơ của tâm linh ngƣời dân tộc, cho cấu kết chặt chẽ: “Những vực sâu và đỉnh núi tuyết trắng bao phủ, cả thác Đàn trời đổ xuống đáy sông trần gian những âm thanh linh thiêng mạnh mẽ. Anh bần thần ngắm nhìn tới cùng mú Sắn Pì. Đó là hai ngọn núi cha, núi mẹ” [28, 619]. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy không gian tâm linh đƣợc xây dựng trong tiểu thuyết Đàn trời gắn với những biểu tƣợng nguyên sơ nhất, hoang dại nhất. Đó là những mảnh ký ức cổ xƣa còn sót lại trong tâm thức của cộng đồng ngƣời dân tộc miền núi. Không gian này có sức mạnh thanh tẩy uế tạp, nó là những nét văn hóa bề sâu đƣợc lƣu giữ và khó bị tàn phá nhất. Đối với tác phẩm, không gian này cũng có vai trò thể hiện quan niệm về lẽ công bằng ở đời. Nhƣ vậy, Đàn trời là dòng thác gắn với nhũ đá, dòng sông, vùng đất, bầu trời quanh nó, đã trở thành một biểu tƣợng văn hóa - một không gian tâm linh đặc biệt trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Không gian này không chỉ tƣợng trƣng cho khoảng sâu thẳm trong tâm hồn con ngƣời, mang niềm tin tâm linh vào sự chiến thắng của thiện với ác, mà còn là biểu tƣợng của phần thiện nằm trong bản chất vốn có của mỗi ngƣời. Trong cuộc sống nhiều biến động này, mỗi con ngƣời hãy luôn nhớ còn có một

Đàn trời trên cõi cao xanh kia và trong chính tâm khảm này. Nếu không có niềm

tin ấy, con ngƣời rất dễ bị tha hoá và lạc lối. Phải chăng đây là thông điệp văn hoá mà Cao Duy Sơn muốn gửi tới bạn đọc qua tác phẩm này?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

Nếu những tín ngƣỡng gắn bó với Đàn trời là yếu tố văn hóa thuộc về ý thức thì bên cạnh đó, trong tác phẩm này còn có những yếu tố thuộc về đời sống vô thức theo lý thuyết của C. G. Jung. Đọc kĩ tác phẩm Đàn trời chúng ta sẽ thấy những dấu vết tâm lý ấy. Trƣớc hết, đó là biểu tƣợng dòng sông. Dòng sông xuất hiện trong tác phẩm rất nhiều lần, đặc biệt là hình ảnh con sông Dâng. Nó gắn với số phận, tình yêu của các nhân vật. Nhƣng hơn thế nữa, đằng sau nó còn thể hiện nhiều quan niệm trong chiều sâu: “Không có sƣơng giăng, không có ánh trăng, không có những mảng luồng trôi trên sông Dâng nhƣ lá, độc khúc tiên khau vào đêm những âm thanh lặng buồn vô vọng” [28, 172], “Dọc bờ sông Dâng, chị nhắm mắt thở nhẹ nhƣ muốn tìm lại cách anh hằng nhận biết mùa chuyển. Thật sâu trong đêm, thoảng đến rất nhẹ hƣơng cỏ già ngái và nhựa từ cuống lá vàng trôi trên dòng sông” [28, 90].

Theo thống kê của chúng tôi, trong tác phẩm, tác giả 24 lần nhắc đến và miêu tả con sông Dâng. Nhƣng ý nghĩa của dòng sông đối với ngƣời Việt nói chung và đồng bào miền núi nói riêng ra sao? Chúng ta một lần nữa tìm hiểu ý nghĩa của nó qua Từ điển Biểu tượng Văn hóa Thế giới: “Biểu tƣợng sông hay dòng nƣớc chảy đồng thời là biểu tƣợng của của vạn vật, của tính lƣu chuyển của mọi dạng thể (F.S), của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy là dòng của sự sống và sự chết. Ta có thể xem xét kĩ hoặc là sự chảy xuôi dòng ra đại dƣơng, sự ngƣợc dòng hay là sự vƣợt qua dòng từ bờ này sang bờ khác…” [6, 829]. Mỗi nền văn minh, mỗi dân tộc… đều sinh sống trên phạm vi xung quanh một dòng sông, bởi nƣớc là một phần không thể thiếu của con ngƣời. Ở mỗi nơi, con ngƣời lại có những quan niệm, tín ngƣỡng dành cho nguồn sống ấy. Ngƣời Việt nói chung và các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng cũng không ngoại lệ. Đất nƣớc chúng ta có nhiều sông suối, có nền văn hóa nông nghiệp nên nƣớc giữ vai trò quan trọng. Khảo sát các ý nghĩa, chúng tôi thấy quan niệm về nƣớc, sông ở Việt Nam có nhiều điểm giống và khác so với các dân tộc trên thế giới. Hy vọng đây sẽ là chìa khóa giúp mở rộng ý nghĩa tác phẩm cũng nhƣ khái quát thêm về đời sống tinh thần trong chiều sâu văn hóa của con ngƣời miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

Thứ nhất, con sông trong Đàn trời cũng thể hiện “khả năng của vạn vật, của tính lƣu chuyển mọi dạng thể”. Con sông gắn với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử, gắn với tan hợp, chia li, đoàn tụ: “Đến đây tên con sông Dâng không còn nữa. Phải đấy! Cái khe nƣớc nhập vào dòng suối sẽ mất tên, con suối ra nhập vào dòng sông rồi cũng mất tên, con sông ra nhập vào biển lớn dù rộng dài đến mấy cũng không còn mang theo cái tên cũ nữa” [6, 261]. Rõ ràng quan niệm và sự biến đổi đƣợc gắn chặt với hình tƣợng dòng sông. Nó là nét tâm lý ăn sâu trong từng con ngƣời. Nó tƣợng trƣng cho dòng đời để ngƣời ta ngẫm nghĩ, xót xa, e sợ. Ngày hôm nay có thể yên bình nhƣ khúc sông lờ lững, ngày mai trôi dạt bốn phƣơng trời vùi dập. Những đoạn văn đầy triết lý và cảm xúc với liên tƣởng về cuộc đời Phán Sẩu khiến chúng ta phải nghĩ: “Cuộc đời mình không khác gì cái lẽ đó. Lão âm thầm rên rỉ, không biết mình đang tiếc nhớ những ngày đã qua hay vì cay đắng nhục nhã” [28, 261].

Ý nghĩa thứ hai của con sông là sự quên lãng và hối tiếc: “Đó là những tiếng lòng tiếc nuối của ngày xƣa mỗi khi chạnh nhớ trận mƣa rào tháng bảy, chiếc áo hoa cà, miệng cƣời của em, cả giọng nói run lên vì lạnh, và đêm về bên sông Dâng, ngày trƣớc khi em về Hà Nội vào trƣờng đại học. Những điều ghi trong nỗi nhớ. Ngày ấy xa rồi” [28, 172]. Con sông Dâng trong tác phẩm gắn bó chặt chẽ với mối tình của Vƣơng và Diệu. Trong tâm trí hai ngƣời đó không còn là một con sông thực mà là con sông của ký ức, của nuối tiếc, của nỗi nhớ trƣớc một mối tình dang dở. Đó là nơi linh thiêng của tình yêu mà hai ngƣời tôn thờ. Nó không chỉ đơn giản gắn với kỉ niệm của Diệu và Vƣơng mà trong tiềm thức của con ngƣời, con sông còn là biểu tƣợng của dòng thời gian chảy trôi có thể xóa nhòa tất cả rồi khiến ta nuối tiếc: “Có khi nào nhớ tới em, anh lại một mình đến ngồi bên bờ sông Dâng, nơi anh cùng em đã có chung bao kỉ niệm. Chỉ cần nhìn thấy những làn sƣơng bay bay trên mặt nƣớc trong xanh, nhớ em và cô đơn đã muốn bật khóc” [28, 120], “Hạnh phúc tƣởng nhƣ bất tận sao giờ bỗng mong manh nhƣ hoa cỏ trong mƣa gió tơi bời. Về đâu bây giờ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

Về nhà mình, chẳng đã nghĩ thế rồi sao? Nhƣng có gì đó thật ái ngại! Mỗi lần về nhà, về bên bến sông Dâng lại làm ta chạnh nhớ” [28, 93]. Dòng sông chảy qua tiềm thức không giống nhƣ thác Đàn Trời uy nghi, linh thiêng nhƣng nó mở ra một không gian buồn bã trong lòng ngƣời, trong những quan niệm về cuộc sống, về tình yêu của ngƣời Việt. Sự chảy trôi xóa nhòa tất cả nhƣ Platon từng khái quát: “Ngƣời ta không thể hai lần bƣớc xuống một dòng sông”. “Chảy xuống từ trên núi cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển, dòng sông tƣợng trƣng cho đời ngƣời với chuỗi liên tiếp những mong ƣớc, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng trong những bƣớc ngoặt của chúng” [28, 830]. Dòng sông với những ý nghĩa về sự biến đổi, quên lãng và hoài niệm mở ra thêm chiều sâu đời sống tinh thần của ngƣời dân tộc miền núi. Nó có những điểm chung theo quy luật của quan niệm nhân loại nhƣng cũng có những nét riêng nhƣ sự xoa dịu. Dòng sông có lẽ trong tâm thức của mỗi con ngƣời còn là cách chữa lành vết thƣơng tinh thần. Cho nên khi đau đớn, tuyệt vọng Vƣơng và Diệu lại tìm ra nơi dòng sông êm đềm chảy. Không gian êm đềm, mặt nƣớc lặng lẽ, phải chăng còn là dòng sông văn hóa đầy nhân ái của quê hƣơng sẽ giúp chúng ta vơi bớt nỗi u sầu, tạm

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 54 - 64)