Không gian “Bản” trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 38 - 44)

“Bản” là một đơn vị cộng cƣ của ngƣời dân miền núi. Nó cũng giống nhƣ “làng” ở đồng bằng. Một bản gồm nhiều hộ gia đình sống xung quanh một khu vực nhất định ở miền đồi hoặc núi, hỗ trợ nhau trong lao động, sinh hoạt, săn bắt, trồng trọt…

Tiểu thuyết Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn xây dựng trên khung cảnh của một tỉnh miền núi, không gian bản xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm. Bản với những ngôi nhà sàn là biểu tƣợng, là “linh hồn” của những ngƣời dân miền núi. Nó hiện lên trong tác phẩm một cách trong trẻo, đẹp đẽ: “Nhìn dòng suối trong vắt bắt nguồn từ khe núi chảy qua dƣới chân nhà sàn, Tuệ đƣa mắt nhìn về phía xa, trong ánh chiều tà những ngôi nhà tranh cột gỗ đứng chênh vênh trên triền non cao nhƣ bàn tay ai che mát đang dõi theo những cánh chim bay về núi” [28, 81], “Đứng bên con suối tỏa khói” [28, 550].

Làng bản miền núi thấp thoáng trong văn Cao Duy Sơn đẹp nhƣng buồn và cô đơn. Giọng văn tràn đầy cảm xúc yêu thƣơng và xót xa. Đó là quê hƣơng, là nơi sinh ra, nơi giữ lửa cho trái tim nhà văn nhƣng nghèo và xác xơ. Những ngôi nhà lác đác ẩn hiện trong sƣơng, trong mây, trong những vạt rừng nhƣng lúc nào cũng u ẩn một nỗi buồn: “Bởi cái làng quê của anh mở mắt ra vƣớng núi, một bƣớc ra cửa vƣợt đèo. Bản xa phố chợ, mua đƣợc cân muối, chai dầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

là cả một kì công. Nhiều bận theo mẹ đi chợ phiên, khi ra cửa trời vẫn mờ tối, sƣơng bện ngang mặt, đến khi mồ hôi vã ƣớt lƣng, mặt trời chếch bên má mới tới nơi” [28, 46]. “Những ngôi nhà sàn nằm thƣa thớt trên triền đồi” [28, 369], “Thấp thoáng những nếp nhà sàn lợp ngói âm dƣơng dƣới những rừng cây hai bên đƣờng” [28, 354].

Không gian bản luôn luôn gắn bó với thiên nhiên rừng núi. Vẻ đẹp đó là vẻ đẹp cộng hƣởng của những gì con ngƣời tạo ra với nguyên sơ của tạo hóa. Tình yêu của nhà văn dành cho quê hƣơng đã vẽ nên những bức tranh đẹp và buồn trên nền thiên nhiên sinh động: “Phía lƣng đồi trƣớc mặt có ánh lửa lập lòa. Ngôi nhà gỗ mái thấp quen thuộc hiện ra trƣớc mặt. Nhà Bàn Tín đây! Giờ nhắm mắt tìm đến cũng không thể lạc. Ngƣời Dao Tiền Phja Đeng không làm nhà sàn theo kiểu nối dài thành chòm xóm nhƣ các tộc khác. Mỗi hộ độc lập với một khu rừng. Nhà nọ cách nhà kia dễ đến vài trăm mét, có khi gần cây số” [28, 142]. Tác giả đã phác họa nên khung cảnh làng bản miền núi rất đa dạng từ dân tộc Tày, Dao, Nùng… Sự am hiểu văn hóa miền núi chính là thế mạnh của nhà văn khi viết về đề tài này.

Không gian làng bản đƣợc tái hiện trong tác phẩm, đƣợc gắn với phong tục, tập quán của con ngƣời nơi đây nhƣ ma chay, cƣới xin, sinh hoạt…: “Nhìn chiếc nồi gang đáy nhọn tựa bên kiềng, Thức nắm hai quai bằng dây thép nhấc đặt ngay trƣớc mặt, với cây đảm và chiếc bát tải ủn trong chạn, mở vung nồi, dùng đảm quệt đầy một bát ngô, đƣa lên ăn ngon lành” [28, 144], “Thứ rau đặc sản này chỉ một lúc nữa là bán hết veo. Thân lá xanh non, tay rau quăn tít, xào với thịt bò bao nhiêu vị ngon của thịt. Loại rau này có tác dụng bổ thận, tráng dƣơng, ăn một lần nhớ mãi” [28, 323].

Đấy là những nét văn hóa ẩm thực của con ngƣời miền núi, những món ăn dân dã, món ăn của nghèo đói nhƣng nó gắn bó thƣờng trực với đời sống con ngƣời, nuôi lớn bao thế hệ. Đó là món ăn tình nghĩa. Văn hóa không chỉ đậm đà trong những món ăn mà còn phảng phất trong lời ca, tiếng hát của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

những đôi lứa yêu nhau: “Nàng đã chấp nhận lời tỏ tình của anh bằng điệu Tù Dung. Một lối hát thơ từ ngàn đời của ngƣời Dao tiền” [28, 151]. Văn hóa đi vào những nghi lễ, những tập tục của ngƣời dân tộc: “Những thứ đó là nợ cƣới cả đời nhà ta đã đi với dân bản, giờ là lúc nó quay về. Nhà khác rồi cũng thế, đây là lúc giúp nhau, sau rồi tiếp tục nhà này lại đi với nhà kia” [28, 357]. Những nét đẹp văn hóa không chỉ đƣợc tái hiện một cách giản dị, trong trẻo mà còn thấm đẫm tình ngƣời. Một không gian làng bản với tình làng nghĩa xóm giúp đỡ nƣơng tựa nhau, đem lại cho ngƣời đọc cảm giác yên bình trong tâm hồn. Không gian bản đƣợc xuất hiện nhiều trong các hồi ức của nhân vật nhƣ một sự cảnh báo về những giá trị đang dần mai một. Chúng tôi thật sự ấn tƣợng với những đoạn viết về hồi ức đó. Văn phong của Cao Duy Sơn nổi bật lên trên tất cả có lẽ là giọng điệu thấm đẫ m chất “thơ” đó. Nó êm ái, nhẹ nhàng và đầy trải nghiệm của một tâm hồn nghệ sĩ. Nhà văn yêu, rung cảm thật sự với núi rừng, không gian văn hóa dân tộc nơi ông sinh ra và lớn lên. Ông cảm nhận đƣợc một cách sâu sắc những “mảnh vỡ” nơi tâm hồn dân tộc đang từng ngày bị quá trình đô thị hóa làm rạn nứt. Thứ mà ngƣời đọc, cảm nhận đƣợc nhiều nhất ở tác phẩm Đàn trời có lẽ không phải chỉ là những xung đột, tranh giành quyền lực, những biến động xã hội dữ dội mà là cảm xúc trong trẻo khi lần tìm lại những giá trị xƣa cũ đang hiện hình trong những trang văn. Đó là những nhà sàn đơn sơ bên bếp lửa ấm áp tình ngƣời. Đó là thiên nhiên hòa quyện cùng tâm hồn trong lời ăn tiếng nói và những phong tục độc đáo. Những ám ảnh cùng nỗi nhớ làm cho cảm xúc dâng trào trong hồi ức xƣa cũ, nhà văn Cao Duy Sơn quả thực đã thành công khi tái hiện nên không gian văn hóa làng bản này trong tiểu thuyết của mình.

Bằng tình yêu, hiểu biết của mình về mảnh đất quê hƣơng, tác giả đã đem đến cho ngƣời đọc những cảm giác thú vị, những tri thức phong phú về đời sống bản làng của ngƣời dân tộc thiểu số. Chúng tôi đặc biệt yêu thích những đoạn văn viết về làng bản trong tác phẩm. Nó không quá cầu kỳ nhƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

trong trẻo, nguyên sơ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhấn mạnh một điều ở đây, nhà văn Cao Duy Sơn không chỉ nhằm tái hiện không gian làng bản mà qua đó tác giả còn thể hiện nhiều dụng ý nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cộc sống và con ngƣời của mình.

Trƣớc hết, làng bản là biểu tƣợng của hạnh phúc, của gia đình, Tổ quốc: “Đây là nhà chúng mình, là Tổ quốc của mình, Tổ quốc đƣợc bắt đầu từ chân cầu thang tì chặt dƣới mặt đất, lên sàn nhà” [28, 399]. Làng bản chính là nơi bình yên nhất, thanh thản nhất mỗi khi con ngƣời cảm thấy mệt mỏi, vấp ngã lại muốn tìm về nhƣ tìm niềm an ủi: “Nhìn dòng suối trong vắt bắt nguồn từ khe núi chảy qua dƣới chân nhà sàn, Tuệ đƣa mắt nhìn về phía xa trong ánh chiều tà, những ngôi nhà tranh cột gỗ đứng chênh vênh trên triền non cao nhƣ bàn tay ai che mắt đang dõi theo những cánh chim bay về núi. Cảnh vật thanh bình làm nỗi lo trong lòng vơi đi bội lần” [28, 81], “Nghĩ hai ngày nữa sẽ có mặt ở Phja Đeng với những con đƣờng mỏng nhƣ sợi chỉ vắt ngang lƣng núi, Vƣơng đã muốn bay ngay tới đó để đƣợc hít căng lồng ngực không khí trong lành, quên hẳn những công việc bề bộn, những tranh luận vô bổ có lúc tƣởng sắp biến thành kẻ nhỏ nhen, bởi những rắc rối, nhàm chán luôn diễn ra” [28, 65].

Câu nói của nhân vật Thức giản đơn nhƣng nó chất chứa nỗi niềm của ngƣời con xa quê tìm về đất mẹ: “Tôi yêu mảnh đất này với tình yêu của con với cha mẹ” [28, 132]. Cảnh yên bình thấm sâu vào những con ngƣời của núi đƣợc cảm nhận qua mùi khói bếp: “Đâu đó thoảng về mùi khói rơm nếp ai đốt, cái mùi đã từ lâu lắm giờ mới đƣợc gặp lại, nó gợi nhớ và ấm áp vô cùng” [28, 140], “Đã bao lâu rồi mới lại đƣợc đắm mình trong cảnh sắc kỳ diệu này? Thức không còn nhớ. Cảm giác thổn thức khi gặp lại kỷ niệm xƣa đã xóa đi trong anh những phiền muộn. Anh lặng lẽ thả hồn về quá khứ và bỗng thƣơng nhớ vô cùng” [28, 142], “Đó là mảnh đất đang đợi ta về. Ta thèm khát đƣợc nhìn thấy những gƣơng mặt gồ gề và nắm những bàn thay thô nháp. Đó là những con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

ngƣời của núi quanh năm ăn nhạt, nói những lời ngắn đi thẳng ra từ tấm lòng dung dị, mang theo điệu Tù Dung rất đỗi yêu thƣơng, không hoa mỹ nhƣng thật gần gũi, gắn bó” [28, 372]. Không gian làng bản không chỉ đƣợc tạo nên bởi những giá trị vật chất, còn thể hiện ở những quan niệm của con ngƣời nơi đây. Không gian văn hóa do nhiều yếu tố kết hợp thành. Nó vừa là những gì chúng ta nhìn thấy và cũng là những gì chúng ta cảm nhận đƣợc. Quan niệm tạo nên giá trị văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung chính là “uống nƣớc nhớ nguồn”. Điều đó đƣợc nhà văn Cao Duy Sơn tái hiện qua ngôn ngữ nhân vật: “Vui vì con chim vẫn không quên cánh rừng, biết tìm về tổ ấm ngày xƣa và mê mải hót điệu Tồ Dung tiên tổ, về đồng bằng không quên núi cao, không chê cháo bẹ nhạt muối, không chê ngƣời rừng núi quê mình thô ráp vụng về” [28, 299]. Ngôn ngữ chính là một hiện hữu sinh động của văn hóa. Nhà văn Cao Duy Sơn đã thổi đƣợc “hồn” văn hóa niền núi đó vào trong các đối thoại của nhân vật. Không chỉ dừng ở các hình ảnh đậm đà bản sắc, cảnh vật miền núi mà ông còn vận dụng nhiều thành ngữ, lối nói, tiếng dân tộc địa phƣơng trong ngôn ngữ nhân vật. Nó chính là “phông nền” làm nổi bật tính cách cũng nhƣ số phận nhân vật. Một quan niệm đậm đà bản sắc miền núi nữa cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm là tình yêu thƣơng, niềm tin chân thật, son sắc của đồng bào miền núi vào con ngƣời, vào cái thiện: “Dí à, trong bụng Mạc này có nghĩ gì chẳng lẽ ông hiểu? Trời đất một năm làm ra bốn mùa nhƣng Mạc này không bao giờ nhƣ thế, chỉ một lòng nghĩ tốt về nhau và luôn tin lão cũng nhƣ ta” [28, 209]. Với ngƣời dân nơi đây, tình nghĩa là thứ thiêng liêng cao quý. Tình cảm xa cách bao nhiêu năm giữa lão Mạc và lão Dí là một biểu hiện của tình nghĩa đó. Ở đây chúng tôi muốn so sánh không gian văn hóa làng bản với không gian văn hóa làng xã để thấy đƣợc yếu tố tƣơng đồng và khác biệt. Do cùng là đơn vị cộng cƣ của một nhóm ngƣời, tộc ngƣời tập trung lại trong một phạm vi mà thành, cho nên ở cả hai không gian đều thể hiện quan niệm gắn bó chặt chẽ, yêu thƣơng, duy tình giữa các thành viên. Về khác biệt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

theo chúng tôi quan niệm trong các mối quan hệ của ngƣời làng xã bó hẹp hơn so với con ngƣời làng bản. Ngƣời làng xã đƣợc đóng khung trong một phạm vi, mở rộng mối quan hệ rất hạn chế. Hầu nhƣ làng nào biết làng nấy, quanh năm ở sau lũy tre làng. Ngƣời dân bản có xu hƣớng mở hơn khi địa giới sinh hoạt của họ không cố định nhƣ vậy. Có dân tộc du canh du cƣ, có dân tộc sinh sống ở phạm vi rộng, nhà này cách nhà kia có khi cả một quả núi, nên quan niệm của ngƣời miền núi cũng phóng khoáng hơn. Nếu ở làng xã con ngƣời thƣờng chỉ biết đến những ngƣời trong cộng đồng mình, bài trừ những đối tƣợng khác lạ, dị biệt thì ngƣời miền núi lại có thể dung hòa với các tộc ngƣời khác. Trƣờng hợp lão Dí là ngƣời Tày, lão Mạc là ngƣời Dao trong tác phẩm Đàn trời cũng thể hiện dấu vết văn hóa đó. Họ sẵn sàng cƣu mang, giúp đỡ nhau, không phân biệt tộc ngƣời hay địa giới cƣ trú.

Trở lại với vấn đề văn hóa làng bản, những yếu tố tạo nên không gian này không chỉ là những mái nhà sàn, những bếp lửa, những món ăn, phong tục mà còn là những quan niệm truyền thống về lối sống, cách đối xử giữa con ngƣời với nhau tạo nên.

Không gian làng bản qua ngòi bút của nhà văn hiện lên sinh động, nên thơ và ấm áp. Đặt nó trong toàn bộ không gian tác phẩm ta thấy nó là mảng sáng, hoàn toàn đối lập với không gian phố thị mà chúng ta sẽ triển khai ở phần sau. Không gian làng bản đƣợc miêu tả một cách trân trọng nhất, yêu thƣơng nhất. Nó hiện lên trọn vẹn trong tâm tƣ, suy nghĩ của những nhân vật nhƣ những gì thiêng liêng, giản dị, gần gũi. Không gian làng bản gắn với thăng trầm của những ngƣời dân nghèo đói nhƣng yêu thƣơng, biết sống tốt đẹp. Nhân vật Thức, một ngƣời con đƣợc làng bản cƣu mang đùm bọc, Thức đi khắp chân trời góc bể, những nơi phồn hoa đô hội nhƣng trong hồi ức của anh, trong tâm khảm anh làng bản luôn là nơi anh gửi gắm tình yêu, hi vọng, hạnh phúc. Những đau khổ mà thị thành gây ra sẽ đƣợc xoa dịu bằng tình ngƣời dân bản. Lạnh giá của kim tiền đƣợc sƣởi ấm bằng ngọn lửa yêu thƣơng vẫn ngàn đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

cháy sáng trong bếp lửa nhà sàn. Những vết thƣơng mà cuộc đời đem đến trong anh đƣợc chữa lành bằng sự hồn hậu của quê hƣơng. Làng bản không chỉ là nơi tìm về, còn là động lực giúp anh vững bƣớc vƣợt qua thăng trầm, tiếp sức cho anh chiến đấu với cái ác.

Nhà văn Cao Duy Sơn đã ƣu ái thể hiện tình yêu của ông dành cho quê hƣơng cũng nhƣ tấm lòng trân trọng đối với những giá trị văn hóa truyền thống. Vẻ đẹp luôn bắt nguồn từ những gì chân phƣơng, giản dị. Làng bản chính là vẻ đẹp đó. Không gian này là nơi lƣu giữ “hồn cốt” của văn hóa miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa (Trang 38 - 44)