Giải pháp từ phía Tổng công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 69 - 76)

* Đồi mới mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt thông qua các biện pháp sắp xếp, đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước, về cơ bản mô hình hiện tại của Tổng công ty vẫn còn một số tồn tại như: mối quan hệ giữa Tổng công ty với các Doanh

nghiệp thành viên vẫn chưa thực sự dựa trên quan hệ sở hữu vốn, quan hệ thị trường, do đó chưa phát huy hoàn toàn năng lực sản xuất kinh doanh sẵn có của toàn Tổng công ty; nguồn vốn tập trung cho các chương trình đầu tư lớn, kế hoạch đầu tư trọng điểm bị phân tán; sự phối hợp, gắn kết trong kinh doanh, phân công thị trường, đầu tư phát triển chưa thực sự đạt hiệu quả cao; vai trò người đại diện phần vốn nhà nước tại doạnh nghiệp vẫn chưa được phát huy trong việc định hướng doanh nghiệp theo chiến lược phát triển chung của Tổng công ty…

Để có thể tạo ra sự đột phá trong đầu tư phát triển, yêu cầu mang tính bắt buộc là phải huy động nguồn lực toàn Tổng công ty để thực hiện các chương trình đầu tư lớn. Việc phân công, phối hợp, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động hoặc gắn kết giữa các lĩnh vực hoạt động phải thực sự hiệu quả để phát huy sức mạnh chung toàn Tổng công ty.Khắc phục những tồn tại của mô hình hoạt động hiện nay, Tổng công ty xác định hoàn thành việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, tạo tiền đề cho việc tích tụ vốn, tài sản nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước xây dựng, hoàn thành Đề án hình thành Tập Đoàn hàng hải trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với cảng cảng quan trọng của Tổng công ty như cảng Sai gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quảng Ninh đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.Trong tương lại để nâng cao hiệu quả hoạt đông hơn nữa của các cảng, Tổng công ty có chủ trương chuyển đổi mô hình hoạt động cảu các cảng Sài Gòn, Hải Phòng và Đà Nẵng thành mô hình công ty mẹ - công ty con.

* Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện thành công chiến lược đầu tư phát triển mang tính đột phá của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt. Trọng tâm của chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới là phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi

thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, có trình độ chuyên môn, am hiểu thị trường hàng hải và luật pháp quốc tế. Để làm được điều này Tổng công ty cần tiến hành đầu tư các Trường kỹ thuật nghiệp vụ, Trung tâm đào tạo nhân lực hàng hải mà trước mắt Tổng công ty tập trung nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng hải tại khu vực miền Trung (TP. Vinh, Nghệ An). Đồng thời Tổng công ty cũng tiến hành thỏa thuận, hợp tác với các Trường Đại học, Trung học hàng hải trong việc lựa chọn và tài trợ cho các sinh viên có triển vọng để nhận các sinh viên này về làm việc lâu dài cho Tổng công ty sau khi tốt nghiệp.

Ngoài việc đào tạo, cần tổ chức khuyến khích cán bộ công nhân viên được đi học hoặc thực tập ở nước ngoài để có thể lĩnh hội được những kiến thức cập nhật của thế giới. Cũng nên xem xét để thực hiện chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm gắn quyền lợi và nghĩa vụ của một số chức danh với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực và các tổ chức, hiệp hội quốc tế khác, tận dụng các nguồn vốn và quỹ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế này để tiến hành các dự án đào tạo có hiệu quả phục vụ cho công tác của ngành hàng hải nói chung và của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty noi riêng.

* Huy động vốn cho đầu tư phát triển cảng biển.

Trong giai đoạn từ nay tới 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển là rất lớn với một loạt cảng dự án quan trọng đã, đang và sẽ triển khai. Chính vì vậy việc tập trung thu hút, huy động nguồn vốn cho đầu tư cảng biển la rất cấp thiết. Mặt khác do sự hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn vốn ngân sách, tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển trong giai đoạn hiện nay là rất khó khăn, hạn chế nên để đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn đầu tư phát triển nói trên, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xác định phải tiếp tục có sự thay đổi mạnh mẽ, đa dạng các phương án huy động vốn, với những khả năng, giải pháp huy động vốn chủ yếu sau:

- Tiếp tục tiến hành vay vốn của các ngân hàng thương mại trong nước phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển.

Vay vốn Ngân hàng để đầu tư phát triển là hình thức huy động vốn rất quan trọng, hiệu quả mà Tổng công ty đang áp dụng. Trong thời gian qua, Tổng công ty đã tiến hành giao dịch, đàm phán với một số NH thương mại trong nước như Vietcombank, BIDV, Agribank, TMCP Quân đội… và đã đạt được những thỏa thuận ban đầu về việc cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư phát triển của Tổng công ty.

- Hướng tới thị trường vốn quốc tế thông qua các nhà đầu tư tài chính quốc tế và vay vốn các ngân hàng nước ngoài.

Hiện nay, do tình hình kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định và có triển vọng trong những năm tới, đồng thời với việc phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam thành công, sau đó được giao dịch tốt trên thị trường thứ cấp khiến nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế lớn đã bắt đầu quan tâm, chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và cam kết các khoản tín dụng lớn đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty có thể huy động vốn dài hạn với lãi suất hấp dẫn phục vụ cho chương trình đầu tư phát triển của mình. Tổng công ty cũng đã tiến hành giao dịch, đàm phán với một số NH thương mại lớn, có uy tín trên thế giới như City Group, HSBC, Natexis, Credit Suisse, Deutsch Bank, Mizuho… và đã đạt được những thỏa thuận ban đầu về việc cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư phát triển của Tổng công ty nói chung và cho cảng biển nói riêng.

Đến nay, Tổng công ty đã ký chấp thuận các điều kiện chính đối với khoản vay tối đa lên đến 175 triệu USD từ Citigroup, hiện Tổng công ty đang tiến hành đàm phán các bước tiếp theo để ký hợp đồng cho khoản vay này, đồng thời cũng đang đàm phán các điều khoản cụ thể với Credit Suisse để thực hiện khoản vay tín dụng từ 300 – 700 triệu USD. Tất cả các khoản vay trên đều không có sự bảo lãnh của Nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian tới, để có thể vay vốn với lãi suất và các điều kiện thuận lợi hơn, kiến

nghị Chính phủ bảo lãnh cho Tổng công ty vay vốn tại các Ngân hàng thương mại quốc tế.

- Thông qua nguồn vốn Chính phủ phát hành tực tiếp trái phiếu quốc tế cho vay lại và trái phiếu công ty do Tổng công ty tự phát hành.

Đây là một giải pháp rất quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển, giảm sức ép về cung ứng vốn từ hệ thống ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong năm 2007, Chính phủ đã phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài và thu được những kết quả rất khả quan. Cụ thể tháng 5/2007, Chính phủ đã chấp thuận phương án phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trương quốc tế. Theo dự kiến, Tổng công ty sẽ được vay lại 490 triệu USD để thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2006 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó khoản vay thứ nhất với 250 triệu USD ( với thời hạn 20 năm), khoản vay thứ 2 với giá trị 240 triệu USD (thời hạn 5 năm).

- Thành lập công ty cổ phần tài chính doanh nghiệp

Đây sẽ là một kênh huy động vốn rất quan trọng phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. Ngoài việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, công ty tài chính sẽ thực hiện vai trò trung gian điều hòa vốn trong Tổng công ty và cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư cho các doanh nghiệp, tạo sự gắn kết tài chính giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên.

- Cổ phần hóa các doanh nghiệp

Doanh nghiệp cổ phần hóa có thể huy động được nguồn vốn lớn từ xã hội và cùng với việc thay đổi sâu sắc cách thức quản lý doanh nghiệp, thay đổi kỹ thuật, công nghệ, kết quả sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao. Thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp không những có thể thu hút được các nguồn lực, nguồn vốn góp của toàn xã hội mà còn có thể huy động vốn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp cổ phần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định có thể tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước nhằm tạo thêm kênh huy động vốn phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển của đơn vị.

- Hiện đại hóa trang thiết bị bốc xếp thông qua hình thức thuê mua tài chính đối với trang thiết bị bốc xếp cảng biển.

Chô thuê tài chính ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Cho thuê tài chính thực sự là một kênh dẫ vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để giảm áp lực về vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp cảng biển có thể áp dụng hình thức thuê mua tài chính đối với trang thiết bị bốc xếp cảng biển.

- Tiến hành liên doanh đầu tư xây dựng, quản lý khái thác cảng với các hãng tàu, tập đoàn khai thác cảng lớn trên thế giới.

Đây là cơ hội tốt để có thể tận dụng kinh nghiệm quản lý, thương hiệu cũng như thu hút thêm nguồn vốn, công nghệ khai thác cảng hiện đại, nguồn hàng của các hãng tàu, tập đoàn khai thác cảng này. Việc thành lập các liên doanh để đầu tư khai thác cảng biển là rất cần thiết trong xu thế hiện nay, giúp Việt Nam thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp sau cảng và có cơ hội phát triển hệ thống dịch vụ vận tải đa phương thức. Với tốc độ phát triển cao của nền kinh tế, lưu lượng hàng hóa XNK thông qua các cảng biển ngày càng lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn hàng hải hàng đầu trên thế giới như NYK – Nhật Bản, Evergreen – Đài Loan, Maersk Sealand – Đan Mạch hay các tập đoàn đầu tư, khai thác cảng lớn như SSA – Hoa Kỳ, PSA – Singapore…đều rất quan tâm đến thị trường hàng hải của Việt Nam, trong đó rất chú ý tới việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xấy dựng, khai thác cảng biển đầu mối tại ba vùng kinh tế trọng điểm.

* Phát triển hệ thống thông tin liên lạc

Trong đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng cảng biển trong giai đoạn hiện nay, cần chú trọng vào đầu tư hệ thống thông tin quản lý cảng bao gồm: hệ thống thống kê số liệu thống kê ( cơ sỏ dữ liệu) của cảng; hệ thống kiểm soát và thông tin quản lý (Port MIS). Hệ thống thông tin không chỉ giúp cho hoạt động khai thác, quản lý hoạt động cảng có hiệu quả mà còn cung cấp số liệu thống kê cho công tác xây dựng, phát triển cảng biển.

Hệ thống thông tin cảng biển cho phép cảng biển:

- Nâng cao hiệu quả khai thác các thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện có

- Thông tin kịp thời cho khách hàng để giúp khách hàng khai thác có hiệu quả phương tiện thiết bị của họ khi vào cảng.

- Cung cấp số liệu cho hoạt động quy hoạch phát triển cảng

- Giám sát năng suất của thiết bị và lao động để kiểm tra được chi phí xếp dỡ.

Các số liệu thống kê của cảng do hệ thống hiện thời thu nhập cần phải được cải tiến về các khía cạnh như phạm vi, chi tiết, tính thống nhất, tính thời gian và độ chính xác. Một thực tế hiện nay là thông thường số liệu của các cơ quan khác nhau thì thường khác nhau. Điều này sẽ làm giảm tác dụng của hệ thống thông tin và chỉ khi các số liệu tài chính và khai thác được thu thập và xử lý một cách có ý nghĩa và đều đặn thì mới được coi là một công cụ quản lý để giám sát, điều hành các hoạt động tài chính khai thác của cảng. Vi tính hóa thực sự là một công việc cần thiết không chỉ với các bến cầu cảng với vốn đầu tư lớn, nơi cần có những quyết định nhanh chóng và cả việc thu thập xử lý chuyển tải thông tin đa dạng về việc vận chuyển hàng ngàn container, mà thậm chí cho cả việc bốc xếp các hàng rời, hàng bách hóa. Các hệ thống kế toán thương mại và hạch toán hiệu quả, phù hợp với các điều kiện đặc thù của địa phương là một bộ phận không thể thiếu được của công việc quản lý cảng có hiệu lực.

Trong xây dựng hệ thống thông tin quản lý cảng cần căn cứ vào điều kiện của từng cảng. Nhưng nói chung hệ thống này bao gồm những lĩnh vực sau:

- Giám sát, kiểm tra tàu và hàng hóa trong cảng. - Hệ thống thiết bị và cơ sở hạ tầng cảng

- Hóa đơn và hồ sơ với người sử dụng cảng / khách hàng của cảng - Các chỉ tiêu hoạt động và hệ thống kiểm soát

- Thống kê và các số liệu giúp cho công tác quản lý

- Cung cấp những thông tin cần thiết cho các tổ chức chính phủ và tư nhân

Chúng ta nhất thiết phải đầu tư có hệ thống thông tin thống nhất với các trang thiết bị tiên tiến để kịp thời nối mạng giữa các doanh nghiệp, các cảng của ta với các cảng, các hãng tàu cũng như những nơi giao nhận hàng trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với trang bị, Tổng công ty và các daonh nghiệp cảng biển phải tổ chức đào tạo các nhân viên sử dụng thành thạo máy tính để thoát mù về công nghệ thông tin, có khả năng sử dụng Internet.

Phát triển hệ thông thông tin cũng là thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ : “ Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cảu thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần cảu toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh cảu các doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh, quốc phòng, và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w