Quy trình thực hiện đầu tư dự án xây dựng CSHT cảng biển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 56 - 59)

* Thiết kế xây dựng công trình

+ Các bước thiết kế xây dựng công trình ( theo nghị định của Chính phủ số 16/2005/NĐ- CP ngày 7 tháng 2 năm 2005):

Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

- Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại thiết kế 1 bước và thiết kế 3 bước.

- Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.

+ Nội dung thẩm định thiết kế:

- Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt; - Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.

- Đánh giá mức độ an toàn công trình.

- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có. - Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ.

* Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình

+ Nội dung thẩm định dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình gồm: - Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán.

- Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.

- Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

Lệ phí thẩm định thiết kế, dự toán và tổng dự toán được tính theo hướng dẫn của Bộ Xây Dựng và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

* Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình

- Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án;

- Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục, công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định, phê duyệt.

* Xin cấp giấy phép xây dựng: Chủ đầu tư trực tiếp đưa hồ sơ tại cơ quan có chức năng và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng .

+ Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng - Giấy đăng ký kinh doanh

- Giấy tờ hợp lệ về quyền sừ dụng đất theo quy định của pháp luật - Tài liệu thiết kế thi công

* Tiến hành đấu thầu xây dựng

Sau khi có giấy phép xây dựng, Chủ đầu tư tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất để tiến hành thi công công trình

* Ký kết hợp đồng

Tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Đối với những hợp đồng quốc tế và hợp đồng trong nước các gói thầu lớn thuộc dự án nhóm A thì trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

* Khởi công công trình

+ Để khời công công trình cần: - có giấy phép xây dựng

- Có hợp đồng giao nhận đấu thầu xây lắp - Hoàn thiện việc đền bù giải phóng mặt bằng

- bảo đảm có vốn để thanh toán theo tiến độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu

* Quản lý chất lượng công trình xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng, quản lý khối lượng thi công XDCT, quản lý an toàn lao động, quản lý môi trường xây dựng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 56 - 59)