Đầu tư vào cảng biển xét theo chu kỳ dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 47 - 56)

2.3.5.1. Phân cấp quản lý công tác kế hoạch và đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty.

* Công tác kế hoạch – thống kê

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng công ty

- Quyết định chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thực thuộc Tổng công ty ( sau đây gọi tắt là đơn vị), phê duyệt kế hoạch dài hạn của Đơn vị.

- Giao kế hoạch kinh doanh tập trung dài hạn của Tổng công ty bao gồm kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh, kế hoạch khai thác và phát triển thị trường, các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.

- Giao kế hoạch hàng năm về các mặt sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư phát triển cho Đơn vị.

- Kiểm tra kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung dài hạn và kế hoạch hàng năm mà Tổng công ty đã giao cho Đơn vị, quyết định bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết.

- Thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung của Tổng công ty về đầu tư phát triển, phối hợp kinh doanh, phát triển thị trường và các kế hoạch đột xuất theo yêu cầu của Tổng công ty.

- Căn cứ các định hướng phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch dài hạn và chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Tổng công ty. Đơn vị có trách nhiệm xây dựng, trình duyệt và triển khai các kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển dài hạn và hàng năm của Đơn vị. - Căn cứ kế hoạch và phương án phối hợp kinh doanh chung của Tổng công ty, Đơn vị chủ động xây dựng và thực hiện trong nội bộ đơn vị các kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả.

- Tổ chức thống kê, thực hiện chế độ báo cáo đinh kỳ và báo cáo bất thường theo quy định hiện hành của Nhà nước và yêu cầu của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu, tài liệu trong báo cáo.

- Chịu sự giám sát, kiểm tra cảu Tổng công ty trong công tác kế hoạch – thống kê.

* Công tác quản lý đầu tư

- Nguyên tắc chung

. Người có thẩm quyền quyết định đầu từ chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án đầu tư.

. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư. Chủ đầu tư do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và các quy định khác của pháp luật liên quan.

+ Quyền hạn, trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng

- Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng công ty

. Hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị trong việc nghiên cứu, lập dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Trong nội dung quyết định đầu tư, tùy theo quy mô và tính chất của

. Đối với dự án đầu tư do Tổng công ty làm chủ đầu tư, Tổng công ty tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm các bước: xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; xin cấp giấp phép xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; tổ chức lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; nghiệm thu, bàn giao, đưa dự án vào sử dụng, khai thác; quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

. Đối với dự án đầu tư Tổng công ty giao cho Đơn vị làm chủ đầu tư, Tổng công ty chịu trách nhiệm: thẩm định, phê duyệt kỹ thuật và tổng dự toán; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

. Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Nhà nước về giám sát, đánh giá đầu tư.

. Thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty, Điều lệ đơn vị.

- Quyền hạn trách nhiệm của Đơn vị

. Nghiên cứu, lập, trình duyệt dự án đâu tư của Đơn vị theo kế hoạch đầu tư được Tổng công ty phê duyệt

. Đối với dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư, Đơn vị tham gia các công việc thực hiện dự án đầu tư theo phân công của Tổng công ty. Sau khi nhận bàn giao dự án hoàn thành, Đơn vị có trách nhiệm quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng công trình nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được đề ra trong dự án.

. Đối với dự án đầu tư Tổng công ty giao cho Đơn vị làm chủ đầu tư, Đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm các bước: xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; xin giấy phép xây dựng; thiết kế xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trình Tổng công ty phê duyệt; tồ chức lựa chọn nhà thầu, trình Tổng công ty phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; nghiệm thu, bàn giao,

đưa dự án vào sử dụng, khai thác; lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình Tổng công ty phê duyệt.

. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ các dự án do Đơn vị quyết định đầu tư hoặc thuộc thẩm quyền quản lý của Đơn vị.

. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước và yêu cầu củ Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác cảu báo cáo.

. Chịu sự thanh tra, kiểm tra cảu Tổng công ty về tình hình quản lý, khai thác dự án đầu tư tại Đơn vị.

+ Quyền hạn, trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyền hạn, trách nhiệm của Tổng công ty

. Phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng

. Hội đồng quản trị giao Tổng giám đốc chỉ đạo Đơn vị thực hiện dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm dự án đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả.

. Theo dõi, hướng dẫn Đơn vị trong quá trình thực hiện đầu tư

. Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Nhà nước về giám sát, đánh giá đầu tư

. Thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư theo quy định của Pháp luật và điều lệ Tổng công ty, Điều lệ Đơn vị.

- Quyền hạn trách nhiệm của Đơn vị

. Căn cứ nhu cầu thực tế, Đơn vị chủ động lập, thẩm định và quyết định các dự án đầu tư có mức vốn dưới 1 tỷ đồng

. Xây dựng kế hoạch đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 1 đến 3 tỷ đồng trình Tổng công ty phê duyệt, lập dự án đầu tư, tự tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

. Tổ chức thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; xin giấy phép xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán; tổ chức lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; nghiệm thu, bàn giao, đưa dự án vào sử dụng, khai thác; lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; báo cáo kết quả đầu tư về Tổng công ty.

. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ các dự án do Đơn vị quyết định đầu tư.

. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước và yêu cầu của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo.

. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Tổng công ty về tình hình quản lý và thực hiện dự án đầu tư tại Đơn vị.

2.3.5.2. Quy trình chuẩn bị đầu tư

Trách nhiệm Chu trình

HĐQT, BTGĐ Hình thành chủ trương đầu tư Ban KHĐT, KDĐN Xác định hình thức đầu tư

HĐQT, BTGĐ Phê duyệt

Ban KHĐT, KDĐN Chọn lựa tư vấn

Ban KHĐT, KDĐN Lập nghiên cứu tiền khả thi

Chính phủ, các Bộ có liên quan Thẩm định và phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi

Ban KHĐT, KDĐN Lập nghiên cứu tiền khả thi

Chính phủ, các Bộ liên quan Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư HĐQT, BTGĐ Thành lập Ban quản lý dự án Ban Quản lý dự án Quản lý và thực hiện dự án đầu tư

* Xác định hình thức đầu tư

Ban Kế hoạch đầu tư cùng với ban Kinh doanh đối ngoại tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định khả năng, lựa chọn và đề xuất các hinh thức đầu tư

Soạn thảo đề cương dự án, xác định mục tiêu, hiệu quả, tập hợp tài liệu và các văn bản trình Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc để xem xét đánh giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, các Bộ có liên quan phê duyệt.

+ Đối với các dự án đầu tư phát triển cảng biển trình Chính phủ và các Bộ ngành liên quan phê duyệt hình thức thức đầu tư sẽ được quy định cụ thể ở nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ:

- Điểm a: Thủ tướng Chính phủ công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại I và bến cảng đặc biệt quan trọng thuộc cảng biển loại I;

- Điểm b: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải công bố hình thức đầu tư đối với bến cảng thuộc cảng biển loại I không quy định tại điểm a khoản này;

- Điểm c: Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại II; bến cảng quan trọng thuộc cảng biển loại II.

* Phê duyệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án nhóm A (Dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 600 tỷ đồng): Sau khi được Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc thông qua, hồ sơ dự án sẽ được trình lên Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các cơ quan hữu quan xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư.

Dự án nhóm B,C ( Dự án nhóm B là dự án có tổng mức đầu tư khoảng trên 30 tỷ những nhỏ hơn 600 tỷ; Dự án có tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ là dự án nhóm C): sẽ được Hội đồng quản trị phê duyệt

* Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sau khi chủ trương đầu tư đã được phê duyệt.

Ban Kế hoạch đầu tư cùng ban Kinh doanh đối ngoại căn cứ vào quy mô tính chất của dự án, đề xuất phương thức tiến hành nghiên cứu tiền khả thi

Đề xuất phương thức lựa chọn tư vấn theo cách chỉ định trực tiếp hoặc đấu thầu để lựa chọn căn cứ trên các chỉ tiêu như giá cả, năng lực, kinh nghiệm và các dịch vụ hỗ trợ

Sau khi lựa chon được nhà tư vấn thì các ban chức năng cùng với tổ tư vấn sẽ tiến hành nghiên cứu tiền khả thi.

+ Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:

- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành hoạt động đầu tư phát triển.

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự kiến quy mô và hình thức đầu tư

- Chọn địa điểm xây dựng, nhu cầu diện tích sử dụng đất, ảnh hưởng về môi trường, xã hội ( có phân tích và đánh giá cụ thể).

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, cơ sở hạ tầng…

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng, sản xuất kinh doanh…

- Trên cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn trả vốn, trả nợ và thu lãi…

- Các ban Kinh doanh đối ngoại, tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế của dự án.

Tổ chức các Hội nghị tư vấn để đánh giá xem xét, bổ sung, hoàn chỉnh nghiên cứu tiền khả thi.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được trình lên các cấp có thẩm quyền thẩm đinh, phê duyệt tính khả thi của dự án

Ban kinh doanh đối ngoại và các Ban liên quan theo dõi và cùng Tư vấn giải thích các vấn đề mà các Bộ và cơ quan có thẩm quyền đưa ra (nếu có).

Sau khi nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt, các Ban liên quan cùng tổ Tư vấn sẽ tiếp tục tiến hành lập dự án khả thi.

* Lập dự án khả thi

- Căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. - Phù hợp với quy hoạch

- Lựa chọn hình thức đầu tư

- Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng ( đối với các dự án có sản xuất) - Các phương án địa điểm cụ thể phải phù hợp với quy hoạch tổng thể được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương án giải phóng mặt bằng (nếu có)

- Phân tích, lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

- Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn

- Xác định rõ nguồn vốn ( hoặc loại nguồn vốn) như vốn vay, vốn tự có hay nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước…Xác định rõ Tổng mức đầu tư, khả năng tài chính và nhu cầu vốn theo tiến độ dự án. Đưa ra phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư)

- Phương án quản lý khi khai thác dự án và sử dụng lao động - Phân tích hiệu quả đầu tư

- Tiến trình thực hiện dự án đầu tư

- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư - Xác định chủ đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan tới dự án.

Trình báo cáo nghiên cứu khả thi tới các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư và đồng thời gửi tới các cơ quan chức năng tiến hành thẩm định. Cùng Tư vấn theo dõi và giải trình các vấn đề mà Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đặt ra (nếu có) trong suốt quá trình thẩm định dự án khả thi.

* Công tác thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư

Cơ quan có chức năng thẩm định tiến hành thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ ( nếu vay vốn) trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.

+ Các công việc chủ yếu bao gồm:

- Thẩm định các điều kiện pháp lý, bao gồm:

. Hồ sơ trình duyệt có đủ theo quy định và hợp lệ hay không? . Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư.

- Thẩm định mục tiêu dự án, gồm:

. Mục tiêu của dự án có phù hợp với quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 47 - 56)