Nguồn vốn đầu tư cảng biển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 35)

Để tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của cảng biển cà nước nói chung và cảng biển của Tổng cổng ty nói riêng, Chính phủ có chính sánh ưu tiên cho các dự án phát

triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng nguồn vốn ngân sánh, nguồn vốn ODA và nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên phần lớn nguồn vốn đầu tư vào cảng biển của Tổng công ty đều huy động từ nguồn vốn tự có của TCT.

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho cảng biển giai đoạn 2004 – 2008 Số lượng ( Tr đồng) Tỷ lệ

Vốn NS và vốn ODA 1.048.073 41.5%

Vốn tự có 1.410.984 55.87%

Vay thương mại 63.137 2.5%

Vay Quỹ HTPT 3.284 0.13%

Tổng 2.525.478 100%

Nguồn Ban kế hoạch đầu tư – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Từ bảng trên ta có thề nhận thấy:

Vốn ngân sách và Vốn ODA: Nguốn vốn này chiếm một tỷ lệ khà lớn, 41.5% trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiện của khối cảng biển. Đặc biệt cần lưu ý là hầu hết nguồn vốn này được tập trung đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển. Trong giai đoạn 2004 – 2008, tỷ lệ này là 97,7%

Vốn tự có: Là phần nguồn vốn lớn nhất với tỷ lệ chiếm tới 55.87% trong tổng số vốn đầu tư phát triển của khối cảng biển.

Vốn vay thương mại: Chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiện (2.5%)

Vốn vay Quỹ HTPT: Chiếm tỷ lệ không đáng kề với 0.13% trong tổng vốn đầu tư đã thực hiện của khối cảng.

2.3.3. Nội dung đầu tư

Các dự án trong lĩnh vực cảng biển của Tổng công ty được chia thành 2 lĩnh vực : Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, các dự án mua sắm trang thiết bị

Bảng 2.7. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cảng biển giai đoạn 2004 – 2008

2004 226.833 113.373

2005 531.008 59.854

2006 276.138 56.358

2007 490.932 118.368

2008 537.092 115.522

Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 2.3.3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển

* Cơ sở hạ tầng cảng biển bao gồm các kết cấu kiến trúc vật thể trên bờ và dưới nước được đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý cảng biển: cầu cảng, nhà xưởng, kho bãi bốc xếp, các công trình phục vụ cho công tác quản lý hoạt động của cảng …

+ Xây dựng cầu cảng ( cảng biển)

Đây là hạng mục quan trọng nhất và cần huy động lượng vốn lớn nhất. Nó bao gồm hoạt động từ việc giải phóng mặt bằng tới xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cầu cảng. Cầu cảng là khu sát với vùng nước cảng để tàu thuyền neo đậu, chuyển tải, luồng lạch ra vào cảng…

Để đáp ứng cho các xu thế và yêu cầu phát triển của ngành vận tải biển, mục tiêu tăng nhanh sản lượng của cảng và thu hút các tàu vào cảng, mở rộng và phát triển cảng, Tổng công ty đã và đang chú trọng hơn nữa vào hoạt đông đầu tư cầu cảng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Tổng công ty đã tập trung đầu tư xây dựng cảng tổng hợp nước sâu và cảng trung chuyển quốc tế.

- Đầu tư xây dựng cảng tổng hợp nước sâu

Do quy mô của cảng biển Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ, đồng thời độ sâu hạn chế vì vậy thực hiện theo chủ trương của Nhà nước Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong những năm qua đã tiến hành tập trung xây dựng và nâng cấp các cụm cảng tổng hợp nước sâu để có thể tiếp nhận tàu container có trong tải lên tới 50000 tấn, tàu hàng rời 80000 DWT, tầu dầu đến 200000 DWT. Hiện nay, các cảng biển nước sâu do Tổng công

ty triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt như sau:

Bảng 2.8 : Đầu tư xây dựng một số cảng tổng hợp nước sâu Cảng Tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ sâu ( m nước)

Cỡ tàu vào cảng thiết kế (nghìn DWT)

Cái Lân 1.409 13 50

Tiên Sa - Đà Nẵng 2.000 13 – 14 50

Lạch Huyện - HP 21.866 13 - 17 50 - 80

Cái Mép - Thị Vải 11.473 15 80

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế

Với những tiến bộ vượt bậc của KHCN và xu hướng toàn cầu hóa, cách mạng hóa, cơ cấu, hình thức vận tải biển đã có những thay đổi đáng kể, đã xuất hiện những con tàu khổng lồ với trọng tải hàng trăm ngàn tấn và các cảng trung chuyển quốc tế có chức năng thu gom hàng hóa trong khu vực và phân loại, chuyển sang các loại tàu chuyên tuyến với mục đích hàng hóa được vận chuyển tới mọi nơi trong thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt yêu cầu đó, Ngành hàng hải nói chung và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng đã tiến hành nghiên cứu, đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam trên khu vực vịnh Vân Phong – Khách Hòa với quy mô cho tàu trọng tải 50000 – 100000 DWT, khả năng hàng hóa thông qua 2,5 – 3 triệu TEU vào 2010 và 4 – 4,5 triệu TEU vào 2020. + Song song với việc đầu tư xây dựng cảng, đầu tư cho xây dựng các kiến thiết cơ bản khác cũng rất quan trọng. Bao gồm kho, bãi để hàng, các trung tâm quản lý giám sát cảng, văn phòng ban quản lý cảng, trụ sở hành cảng vụ …

+ Bên cạnh đó cũng phải nói đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hậu phương phục vụ cảng. Đó là các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không nối với các cảng. Thời gian qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhất là những

- Cụm cảng Cái Lân – Hải Phòng: đã được đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường quốc lộ quan trọng nối cảng với các thành phố lớn và vùng phụ cận như quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 với quy mô 2 – 4 làn xe; tuyến vận tải đường sông quốc gia nối liền với các cảng như tuyến Hải Phòng – Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì, đây là những tuyến vận tải sông chính của đồng bằng Bắc bộ chiếm hầu hết khối lượng vận tải sông phía bắc; đường sắt có tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy và đang có kế hoạch xây dựng tuyến nối Yên Viên – Phả Lại đi tiếp cảng Cái Lân; về hàng không có sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay nội địa Cát Bi.

- Cụm cảng Tp. HCM: là cụm cảng nằm sâu trong nội địa gắn liền với khu công nghiệp và khu chế xuất của Tp HCM, vì nằm trong khu vực thành phố nên các tuyến đường bộ nối vào cảng (nằm ngoài phạm vi thành phố) khá thuận lợi do bản thân Tp HCM là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng. Các tuyến đường đều được xây dựng nâng cấp cải tạo từ 4 đến 6 làn xe như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, quốc lộ 20, quốc lộ 51, ngoài ra còn có đướng Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam…

Có thể nói, Bên cạnh chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và thiết bị của cảng biển là yếu tố mang tính quyết định tới khả năng hấp dẫn cảu cảng và tính cạnh tranh của cảng để nhằm thu hút tàu biển và các chủ hàng cũng như hiệu quả của chúng.

Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư phát triển cảng, đặc biệt là chi cho thiết kế và thi công xây dựng cầu cảng. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:

Bảng 2.9 : Tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiên vào cảng biển

giai đoạn 2004 – 2008

Tổng mức đầu tư( Tr đồng) Tỷ lệ

Đầu tư cơ sở hạ tầng 2.062.003 81,65%

Đầu tư thiết bị 463.475 18,35%

Tổng 2.525.478 100%

2.3.3.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị

Nhận thức được vai trò quan trọng của áp dụng khoa học công nghệ cho khai thác và quản lý cảng, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư thiết lập một hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ bốc xếp hàng hóa, thiết bị bảo quản và đóng gói hàng hóa, hệ thống thông tin phục vụ cảng…

Một số cảng lớn của Tổng công ty như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Cái Lân đã có những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa. Có nhiều loại máy móc thiết bị mới, năng suất cao được đưa vào sử dụng để có thể xếp dỡ các loại hàng bách hóa, hàng container, hàng rời, ôtô …Số lượng các loại xe cẩu, xe nâng, tàu lai, xe xúc … và thiết bị đóng gói hàng tự động ngày một tăng lên do các cảng chú trọng đầu tư nhằm nâng cao năng lực phục vụ.

Tuy nhiên, phải nói rằng hệ thống thiết bị của đa số các của Tổng công ty còn cũ kỹ lạc hậu, thời gian sử dụng đã lâu và không được đầu tư đổi mới. Công nghệ bôc dỡ còn bị lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới. Vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị phục vụ cảng còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số vốn đầu tư phát triển cảng.

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng cùng thành tựu to lớn cảu cánh mạng khoa học, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật tin học, công nghệ điện tử … đã và đang là những yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khi nói chung, công nghiệp sản xuất trang thiết bị xếp dỡ nói riêng phát triển rất nhanh.

Áp dụng công nghệ thông tin vào khai thác và quản lý cảng đang là một yêu cầu quan trọng đối với cảng biển của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng trong giai đoạn hiện nay.Cần thiết phải xây dựng hoàn thiện hệ thống số liệu thống kê ( cơ sở dự liệu) của cảng; hệ thống kiểm soát và thông tin quản lý bằng áp dụng Hệ thống thông tin quản lý cảng.

Vi tính hóa thật sự là một công việc cần thiết không chỉ với các bến cầu cảng lớn,nơi cần có những quyết định nhanh chóng và cả việc thu nhập, xử lý truyền tải thông tin đa

dang về việc vận chuyển hàng ngàn container mà thậm chí cho cả việc bốc xếp hàng rời, hàng bách hóa.

Cảng biển Tổng công ty đang ngày một hiện đại trong việc áp dụng công nghệ thông tin cho khai thác và quản lý cảng, một số cảng như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn … đã, đang xây dựng và hiện đại hóa hệ thống mạng nối giữa các lực lượng quản lý tại cảng.

2.3.4. Đầu tư vào các cảng chính của Tổng công ty- Cảng Sài Gòn - Cảng Sài Gòn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một trong những cảng biển lớn của Việt Nam, cảng Sài Gòn luôn nhận thức vai trò của mình đối với ngành Hàng hải và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cảng tiếp nhận và luân chuyển hơn 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa thông qua khu vực. Trong 8 năm (1997 – 2004), được Nhà nước quan tâm đầu tư và sự tài trợ quốc tế, một dự án đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hầu hết cơ sở hạ tầng và phương tiện làm hàng tiên tiến cho hai khu cảng trực thuộc là Nhà Rồng và Khánh Hội với số vốn 40 triệu USD đã được triển khai từ năm 1997 và hoàn thành vào năm 2000. Cùng thời gian này, Cảng còn sử dụng hơn 300 tỷ đồng từ nguồn vốn tự bổ sung và vốn ngân sách, xây dựng hoàn chỉnh 400m cầu cảng container cho khu Tân Thuận 1, khu cảng hàng rời Tân Thuận 2 và một cảng tổng hợp tại Cần Thơ. Với các dự án đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, năng lực bốc xếp của CSG được nâng lên 16 triệu tấn/năm. Trong kế hoạch 2001-2006, Cảng đã khai thác được mỗi năm trên dưới 12 triệu tấn hàng, đến năm 2007 lập kỷ lục mới 13,6 triệu tấn.

Theo chuyên đề về đầu tư, phát triển của Cảng Sài Gòn giai đoạn 2010, Cảng sẽ tiến hành chương trình di dời và phát triển cảng ra khu vực Hiệp Phước (Tp. Hồ Chí Minh) và Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu). Đồng thời thực hiện việc chuyển đổi công năng khu Nhà Rồng – Khánh Hội thành bến tàu khách, Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn …

Đến trung tuần tháng 8/2008 vừ qua dự án đầu tư xây dựng cảng Thị Vải và cảng Cái Mép đã chính thức được khởi động. Đây là một dự án lớn và đặc biệt quan trọng với việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh phía Nam. Tổng mức đầu tư dự án lên tới 11.473 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam.

Theo đó, cảng Cái Mép được thiết kế để tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 80.000 DWT với công suất thông qua đạt 600.000- 700.000 TEU mỗi năm. Chiều dài bến 600m với tổng diện tích lên tới 48ha. Còn cảng Thị Vải cũng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có tải trọng lên đến 75.000 DWT. Công suất thông qua cảng đạt 1,6- 2 triệu tấn/năm. Tổng diện tích của cảng là 27ha.

Hai bến cảng này của dự án sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sẽ nâng cao lượng hàng thông qua tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước. Đặc biệt, dự án có thể góp phần thúc đẩy phát triển các khu kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, đóng góp một phần quan trọng vào chiến lược phát triển cảng biển trong những năm tới.

Với các dự án đầu tư phát triển, từ hôm nay có thể hình dung được diện mạo mới của CSG đến năm 2015, sau khi hoàn tất các chương trình xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, tổng năng lực thông qua của CSG sẽ đạt khoảng 55 triệu tấn/năm, trong đó có hơn 4 triệu TEU, tăng gấp 4 lần khả năng khai thác hiện nay về tổng lượng hàng, thật sự là hệ thống cảng văn minh, hiện đại, sầm uất… sánh vai với các thương cảng lớn trong khu vực Đông Nam Á.

Cảng Sài Gòn đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho tương lai chuyển mạnh lên cảng chính quốc gia. Bên cạnh những nỗ lực tự thân, cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp sức từ nhiều phía để CSG vượt khó, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, cạnh tranh được với khu vực và quốc tế, làm rạng danh truyền thống bến cảng lịch sử-Anh hùng.

Theo yêu cầu của ngành và tiềm năng phát triển của địa phương, tại khu vực thành phố Hải Phòng, hệ thống cảng được đầu tư xây dựng rất đồng bộ. Trong những năm qua để đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của Thành phố Cảng nói riêng và của cả nước nói chung, Cảng Hải Phòng đã tiến hành rất nhiều các dự án đầu tư quan trọng nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận hàng hóa qua cảng và một loạt các dịch vụ kèm theo xứng đáng là Cảng số 1 ở phía Đông Bắc Việt Nam.

Dự án cải tạo Cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp năm 1996 – 2001 là một dự án đạt hiệu quả cao và kịp thời đáp ứng nhu cầu tưng lưu lượng hàng hóa qua cảng.

Mấy năm tiếp theo hệ thống cảng biển Hải Phòng không ngừng được đầu tư chiều sâu cải tạo, mở rộng và phát triển nhanh theo hướng “nối dài” ra biển. Việc này đã tạo bước đột phá về năng lực cạnh tranh bốc xếp và tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Trang 35)