Kế thừa những ý kiến của người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những đặc sắc của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, trong đó nhấn mạnh vào
Trang 1HÀ NỘI, 2014
Trang 3Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS Phùng Gia Thế, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Xuân Hà, các nhà văn, nhà phê bình văn học đã đăng tải bài viết, giúp đỡ tư liệu
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 4Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Phùng Gia Thế
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5.1 Đối tượng nghiên cứu 7
5.2 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Đóng góp của luận văn 8
8 Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9
1.1 Khái quát về nhân vật văn học 9
1.1.1 Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn 9
1.1.1.1 Phương diện từ ngữ, thuật ngữ 9
1.1.1.2 Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu, phê bình văn học 10
1.1.1.3 Khái niệm về thế giới nhân vật 12
1.1.2.Vai trò của nhân vật văn học 13
1.2 Một số đổi mới về nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 15
1.2.1 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm cấu trúc nhân vật 15
1.2.2 Đổi mới về thi pháp xây dựng nhân vật 19
1.2.2.1.Về không gian nghệ thuật 19
Trang 6CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ 26
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 26
2.1.1 Con người luôn luôn đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện 27
2.1.2 Con người phức tạp bí ẩn 29
2.1.3 Con người luôn tự nhận thức 36
2.1.4 Con người với sự trải nghiệm nỗi đau 36
2.2 Các loại nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 37
2.2.1 Nhân vật bi kịch 37
2.2.2 Nhân vật cô đơn 49
2.2.3 Nhân vật tha hóa 60
CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ 69
3.1 Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật 69
3.2 Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện 78
3.3 Nghệ thuật "phi điển hình hóa" 83
3.4 Nghệ thuật thể hiện đối thoại 84
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội
Đảng VI (1986) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn Góp phần không nhỏ vào sự thành công này phải kể đến một đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà văn nữ Trong số họ không ít người đã sống và sáng tác từ trước năm 1975 (như Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Đoàn Lê…) song có lẽ phải kể đến một số lượng ngày càng lớn những cây bút nữ trưởng thành từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986 Có thể nhắc đến những cái tên nổi bật như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Trầm Hương, Võ Thị Xuân Hà hay những tác giả còn rất trẻ thuộc thế hệ sau này như Phong Điệp,
Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Phan Việt Có thể nói, chính họ đã góp phần quan trọng mang lại những thành công cho văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới với sự tìm tòi đổi mới không ngừng trên nhiều mặt, từ đề tài, chủ
đề đến cách thức thể hiện
1.2 Võ Thị Xuân Hà một trong những cây bút nữ đã khẳng định được
vị trí của mình trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại với một phong cách riêng, độc đáo Dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn vào cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước song với niềm đam mê văn chương cháy bỏng và một năng khiếu vốn có, hiện Võ Thị Xuân Hà đã có một sự nghiệp sáng tác khá dày dặn Ngoài một tập truyện dài và hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, Võ Thị Xuân Hà chủ yếu sáng tác truyện ngắn và cũng chính thể loại này đã mang lại cho chị thành công nhiều hơn cả
Văn chương Võ Thị Xuân Hà có cái đằm thắm, tinh tế của người phụ
nữ gốc Huế, cái nhân hậu của một người vốn xuất thân là giáo viên, cái sắc sảo của một nhà báo chuyên nghiệp, tầm bao quát, khả năng tổ chức nghệ
Trang 8thuật của một nhà biên kịch điện ảnh, cộng với tài năng và tình yêu nghề nghiệp, tất cả những điều này đã góp phần tạo nên những trang viết ấn tượng, tạo được sự hấp dẫn lớn Đọc Võ Thị Xuân Hà, thấy một hiện thực cuộc sống
bề bộn với sự pha trộn của các gam màu sáng, tối, một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng và trên hết, đó là những con người hiện đại, mạnh
mẽ, dám sống trung thực với mình
1.3 Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, những bài viết, công
trình nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà chưa nhiều Đặc biệt, trong số đó chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về thế giới nhân vật - một trong những điểm nhấn nổi bật nhất trong truyện ngắn của chị
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà” Theo chúng tôi, đây là con đường đúng đắn, hợp lí nhất để tìm hiểu những nét đặc sắc trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà và qua đó ghi nhận những đóng góp của nhà văn vào đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại
2 Lịch sử vấn đề
Võ Thị Xuân Hà xuất hiện trên văn đàn từ khá sớm Cho đến nay, chị
đã gặt hái được những thành công nhất định Tác phẩm của chị đã có một vị trí trên văn đàn cũng như trong lòng bạn đọc Trên thực tế, đã có không ít những bài nghiên cứu về tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà nói chung, truyện ngắn của nhà văn nói riêng Phần lớn trong số đó là các bài cảm nhận chung hoặc phân tích những tác phẩm riêng lẻ của nhà văn
Nhận xét về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, tác giả Hàn Thủy Giang trong bài “Võ Thị Xuân Hà - người sống trên đất lặng lẽ” cho rằng một nguyên nhân quan trọng khiến cho truyện của chị hấp dẫn chính là dấu ấn chủ quan của tác giả trong sáng tác: “Nghĩ về chị tôi cứ nghĩ đến một người sống trên đất mà như đi trên dây, tất nhiên không phải đang làm xiếc Nếu đứng lại
Trang 9nhìn ngó xung quanh sẽ ngã lộn cổ Bởi vậy chị cứ đi, đi một cách đầy chủ quan, vì nếu chị khách quan - đó sẽ là một cú ngã Và có lẽ tôi yêu mến chị, yêu văn chị chính bởi vì nét chủ quan ấy” [12] Phân tích sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, Hàn Thủy Giang cũng khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân hậu trong sáng tác của nữ nhà văn: “Có một điều, tôi nghĩ, đã giúp văn của chị được người ta chú ý Đó là chị đã tìm được cách thể hiện tình nhân ái qua những chi tiết nhỏ, tinh tế, những chi tiết đôi khi nhiều người không chú ý tới" [12]
Trong bài “Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế”,
tác giả Hiền Hòa cho rằng truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà có một sự đa dạng với những chiều đối lập thật thú vị: “Những trang viết của chị cũng lóng lánh y hệt như một thứ nhà gương mà người ta có thể nhận diện đủ loại gương mặt mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi” [22] Hiền Hòa khẳng định: “Thế giới nhân vật của chị chủ yếu là những người đàn bà (…) Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có một đặc điểm giống nhau: mặc kệ cuộc sống nghèo khó hay sung túc, họ luôn
bị trộn lẫn giữa thực tại và mộng tưởng Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng bị cám dỗ Bởi họ bị
ám ảnh bởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc” [22]
Nhà phê bình sân khấu Trần Minh Phượng đã nhìn ra chất Huế đậm đà
của Võ Thị Xuân Hà qua truyện ngắn Chuyện của con gái người hát rong
Nhà thơ Trần Ninh Hồ “thực sự ngạc nhiên về cách mô tả hiện thực của Võ Thị Xuân Hà thông qua những không gian đa chiều, những hình tượng ẩn
chứa nội lực lớn khi đọc truyện ngắn như Chuyện của con gái người hát rong,
Thế giới tối đen [48]
Bên cạnh đó, cũng có một số tiểu luận, bài phân tích, nhận xét được về một trong số các tập truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà Thông qua việc chỉ ra
những bi kịch con người cá nhân trong tập truyện ngắn Thế giới tối đen, tác
Trang 10giả Trần Thị Mai kết luận: "Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà là một thế
giới đầy bi kịch và trong tác phẩm của mình, nhà văn đã cắt nghĩa rằng mình
muốn đặt tên tác phẩm là Thế giới tối đen để lật ngược lại cách nhìn của
người đời" [31] Nhà văn Hà Phạm Phú ví việc đọc truyện Võ Thị Xuân Hà
“giống như đi vào nhà gương để nhận được đủ thứ gương mặt của mình, lúc
thì bật cười, lúc thì sợ hãi…” [39] Nhận xét về tập truyện ngắn Cái vạc vàng
có đòn khiêng bằng kim khí, tác giả Thủy Bình nhận thấy ở tập truyện ngắn
này “những mảnh ghép đa chiều về con người và những khía cạnh bí ẩn của đời sống tâm linh”, “16 truyện ngắn in trong tập truyện này là dòng chảy cô đơn trong từng câu chữ, mang nặng hơi thở tình yêu và những khát khao cháy bỏng thiếu phụ Như đất khát khao sinh sôi nảy nở dâng hiến mỡ màu cho cây, người đàn bà dâng hiến tình yêu Tình yêu tìm đến người đàn bà như hạt giống tìm về với đất” [4] Trên cơ sở tổng hợp rộng hơn từ các tập truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Thiên Sơn cho rằng: “Sáng tác của Võ Thị Xuân Hà theo ba hướng chính: đi vào bí ẩn nội tâm, với bút pháp phân tích tâm lý sắc sảo; đi vào hiện thực xã hội với những vấn đề bức xúc và những phận người bất hạnh; đi vào tâm linh với những huyền bí của tiền kiếp, của luân hồi, những dự cảm về nhân quả kiếp người Và càng ngày chị càng tiếp tục mở rộng đề tài, không ngại thể nghiệm những hình thức mới, dấn sâu vào tâm linh và tiềm thức” [40]
Bàn về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà,
nhà văn Hà Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà viết:
rệt, kẻ thì ở miền biển, người thì ở miền rừng, người thì trong thành phố… Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm, sung sướng
và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thức nỗi buồn chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan tỏa, thấm dần
Trang 11vào từng huyết quản”; “Thế giới đàn bà của Xuân Hà là một thế giới riêng, không lẫn vào ai Những người đàn bà của chị hình như cũng là sự xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với số phận đã an bài Một người phụ nữ là một bí ẩn” [39]
Nhận xét về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, trong giới thiệu tập truyện
Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, tác giả Thủy Bình cho rằng: “Nếu
so với những Tường thành, Trong nước giá lạnh thì Cái vạc vàng có đòn
khiêng bằng kim khí dường như ít đời thường, lạ hơn, ma quái hơn Ngay cả
trong những mẩu truyện có vẻ bề ngoài rất bình thường, rất đời sống, người ta vẫn cảm thấy đâu đó có ý vị liêu trai, kỳ ảo Nhiều truyện phảng phất hình
ảnh nhà chùa, sư thầy và triết lý Phật giáo như Ngàn xanh và gió, Cái vạc
vàng có đòn khiêng bằng kim khí… Có những truyện nhưng nhức trước những
mảnh đời thương tâm như Ngọa sinh, Đô hội, Mây giăng… Có truyện đi sâu
vào đời sống tâm linh nhưng cũng có những mẩu ghi chép lại sự nhạt nhẽo
của đời sống tinh thần con người trong thời đại thống trị của vật chất: Xin lỗi
em, Mùa xuân nghiêng” [4] Cũng theo Thủy Bình, ở tập truyện này, Võ Thị
Xuân Hà đã thể hiện một phong cách khác lạ, có sự sáng tạo so với chính mình: “Trong các tác phẩm trước, chị lý giải nguyên nhân này bằng tham vọng, bằng sự xô đẩy của cuộc đời Nhưng trong tập truyện ngắn này, nhà văn nhìn sâu vào những bí ẩn của thế giới tâm linh, của những thế lực vô hình đeo bám đời sống con người Và thế giới tâm linh chưa bao giờ là dễ lý giải” [4]
Trong lời giới thiệu cuốn Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà, Thanh
Huyền nhận định: “Phần hấp dẫn của tập truyện là cách Võ Thị Xuân Hà sử dụng ngôn từ kể chuyện và ngôn từ đối thoại Câu chữ của chị ngắn gọn,
nhiều thông tin, không hề có ý định làm văn” Về phương diện nội dung của tập truyện, Thanh Huyền cho rằng: “Phần sáng của Thế giới tối đen đó là
Trang 12những nhân vật nhân cách người, những gì tốt đẹp còn sót lại sau những thăng trầm của cuộc sống Nhà văn không lạc quan hóa, không ảo tưởng hay biện giải gì cho những con người ít nhiều đã lầm lạc Nhưng chị nhận thấy rằng, họ
vẫn mong một công việc chân chính (Con đường vô tận), một mái ấm gia đình (Thiên thần nhỏ), một người con nối dõi (Cõi người)… Và đó, ít nhất,
đều là những ước mơ hướng thiện”
Trong sự nghiệp sáng tác khá dày dặn của Võ Thị Xuân Hà, Lúa hát là
một truyện ngắn tiêu biểu và gây được sự chú ý của nhiều nhà phê bình và
độc giả Nhận xét về truyện ngắn này, nhà phê bình Văn Giá viết: “Lúa hát là
một áng văn đẹp Câu chuyện về một phụ nữ nông dân chân chất hồn hậu với gia đình của mình, với tục lệ của làng quê gắn bó với đồng lúa Cuộc đời của
họ dung dị như đất và lúa” [48] Theo Văn Giá, truyện ngắn này hấp dẫn không chỉ bởi sự trong sáng của nội dung mà còn bởi cái hồn riêng mà Võ Thị
Xuân Hà tạo ra cho tác phẩm: “Lúa hát với không khí truyện và cách dùng
ngôn từ trong trẻo, đã tạo nên một tác phẩm về nông thôn Việt Nam điển hình” [48] Chính vì làm được điều này, nên theo quan điểm của nhà phê bình, tác giả truyện ngắn đã tạo nên một “kỳ tích”: “Nhiệm vụ của nhà văn là
phải làm đẹp cho câu chữ của dân tộc Võ Thị Xuân Hà, với Lúa hát đã làm
nên được kỳ tích đó” [48]
Có thể khẳng định, những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đề cập đến khá nhiều phương diện đặc sắc trong tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà Tuy nhiên, hầu hết trong số đó vẫn chưa nghiên cứu có hệ thống về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà hay đánh giá một cách tổng quát về sự nghiệp sáng tác của tác giả
Cùng với các bài viết về một tác phẩm cụ thể, hoặc những bài khái quát giới thiệu các tập truyện, việc nghiên cứu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà đến thời điểm này đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu Có thể kể đến
Trang 13các luận văn thạc sĩ như: “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân
Hà” của Bùi Tuấn Ninh (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011), “Thi pháp truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà” của Phan Thị Huyền (Đại học Sư phạm Hà Nội,
2012)
Kế thừa những ý kiến của người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi
sẽ tập trung khảo sát những đặc sắc của thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Võ Thị Xuân Hà, trong đó nhấn mạnh vào việc chỉ ra mối tương quan giữa quan niệm nghệ thuật về con người với cách thiết tạo thế giới nhân vật của nhà văn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về nhân vật văn học, nhân vật truyện ngắn, nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
- Vận dụng những kiến thức lý luận và lịch sử văn học vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà (quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật…)
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, NXB Phụ nữ, 2002
- Chuyện của con gái người hát rong, NXB Hội nhà văn, 2006
Trang 14- Thế giới tối đen, NXB Phụ nữ, 2008
- Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, NXB Hội nhà văn, 2009
- Vàng son thạch thủy khí, NXB Hội nhà văn, 2012
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống;
- Phương pháp phát sinh – lịch sử;
- Phương pháp so sánh
7 Đóng góp của luận văn
- Vận dụng lí thuyết về nhân vật văn học và phương pháp luận nghiên cứu văn học để loại hình hoá các kiểu nhân vật và phân tích một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
- Khẳng định sự độc đáo của Võ Thị Xuân Hà trong truyện ngắn đồng thời chỉ ra vị trí của nhà văn trong tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát về nhân vật văn học và một số đặc điểm của nhân
Chương 2 Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
Chương 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị
Xuân Hà
Trang 15NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Khái quát về nhân vật văn học
1.1.1 Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn
1.1.1.1 Phương diện từ ngữ, thuật ngữ
Thuật ngữ "nhân vật" xuất hiện từ rất sớm Trong tiếng Hy Lạp cổ,
"nhân vật" (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn
viên trên sân khấu Theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện trong tác phẩm
Hiểu theo nghĩa rộng, "nhân vật" là khái niệm không chỉ dùng trong
văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác Theo Từ điển tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất định trong xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày [38] Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới khái
niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt này định nghĩa,
tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương
Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như:
“vai” (actor) và “tính cách” (character) Tuy nhiên, các thuật ngữ này, theo chúng tôi, có nội hàm hẹp hơn so với nhân vật
Trang 16Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với nhân vật hành động Thuật ngữ tính cách lại thiên về suy
tư và không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt Từ đó có thể thấy các thuật ngữ “vai”, ”tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và cấp độ Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất
1.1.1.2 Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu, phê bình văn học
Trước nay, trong nghiên cứu, phê bình đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong nghiên cứu, phê bình Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm về vấn đề này như sau:
Trong giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), các tác giả
viết: "Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong các tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, đó là những nhân vật không tên như thằng bán
Tơ, Mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật
có khi chỉ sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết" [30; tr 277]
Giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa:
"Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ
là sự thể hiện con người qua đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
Trang 17cách và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con người, những con người có tên và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc
liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm" [11; Tr102]
Khái niệm nhân vật văn học còn được trình bày sáng rõ trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên) với nội dung cơ bản giống với cách định nghĩa trong cuốn Lí luận
văn học do Phương Lựu chủ biên: "Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống" [18; Tr235]
Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học Đôxtôiepki cũng từng
Trang 18khẳng định: "Đối với nhà văn toàn bộ vấn đề là ở tính cách" Tính cách có ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình ở Nga đã gọi tính cách
là nhân vật Ở đây, cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất sinh lý của
họ Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt tới mức độ là điển hình và tính cách cũng tự nó bao hàm những thuộc tính có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định đồng thời cũng có một quá trình phát triển hợp với logic khách quan của đời sống
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, nhân vật là một khái niệm tương đối
ổn định trong giới nghiên cứu phê bình văn học Dù đã có khá nhiều cách định nghĩa về nhân vật, song tựu trung lại các ý kiến đều gặp nhau ở sự khẳng định: Nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện
để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới của nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó
1.1.1.3 Khái niệm về thế giới nhân vật
“Thế giới” là một phạm trù triết học Theo Từ điển Triết học, “thế giới”
có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những
gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người) Thế giới là nguồn gốc của nhận thức
Theo nghĩa hẹp, thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta đã chia bộ phận thế giới vật chất đó ra thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt đối: thế giới vĩ mô và thế giới vi mô
Trang 19Có thể xem “thế giới nhân vật” là một phạm trù có hàm nghĩa rất rộng
Nó là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tạo nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có qui luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, thời gian, không gian, xã hội Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan
hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, gia đình Thế giới nhân vật vì vậy bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳng những không giống với con người thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn
có ý nghĩa khái quát, tượng trưng Trong thế giới nhân vật, người ta có thể chia thành các kiểu nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh của và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó Do đó, nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với qui luật riêng của nó
1.1.2.Vai trò của nhân vật văn học
Có thể nói, nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ của con người trong đời sống Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cách nhân vật được nhào nặn ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người và cao hơn, nếu tính cách được khắc họa ở những nét điển hình thì nhân vật sẽ
Trang 20trở thành điển hình của con người Theo Bêlinxki, "nhà triết học tư duy bằng phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể của một bức tranh" Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể
Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm văn học Nó không chỉ là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà còn là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N Pospelov nhấn mạnh:
Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, kết cấu Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về yếu tố hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, đánh giá - lý giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả Có thể nói, yếu tố nhân vật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm
Nhân vật sẽ có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau trong tác phẩm Nhìn một cách tổng quát, các chức năng đó là:
Thứ nhất, miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội
Thứ hai, là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề sâu sắc, mới mẻ
Thứ ba, biểu hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống
Thư tư, quyết định hình thức tác phẩm, tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức tác phẩm
Hiểu được vai trò chức năng của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này
Trang 211.2 Một số đổi mới về nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986
1.2.1 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm cấu trúc nhân vật
“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người
Quả thực, trong các yếu tố thể hiện sự vận động, phát triển của văn học, yếu tố con người trong văn học có ý nghĩa hơn cả Viện sĩ M.B Kharapchenco cho rằng: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ
sỹ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác của nghệ sĩ” [42; Tr320] Nghĩa là, trong khi phản ánh đời sống, nghệ sĩ thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các hiện tượng và
từ đó bộc lộ ý nghĩa của đời sống Như thế, con người vừa là đối tượng nhận thức chủ yếu của văn học, vừa là cái đích để sáng tạo văn học hướng đến Các sáng tạo về phương pháp, phong cách, thể loại, ngôn ngữ, kết cấu chung quy đều góp phần tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới mẻ, có chiều sâu Con người trong văn học, do đó là nơi thể hiện trình độ tổng hợp của nhận thức và thể hiện nghệ thuật, là phương pháp sáng tác, phong cách, thế giới quan trong
sự vận động
Ngoài việc mở ra một hướng đi mới trong nghiên cứu văn học, thi pháp học còn mở ra một cánh cửa cho việc tìm hiểu, nghiên cứu con người trong văn học Các nhà thi pháp học cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người
là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [41; Tr41]
Trang 22Có thể hiểu, quan niệm nghệ thuật về con người như một chiếc chìa khóa để tìm ra tính quan niệm của hình thức nghệ thuật, là một cách tiếp cận con người có chiều sâu Nó không nhìn nhân vật văn học đơn giản như một khách thể mà quan tâm đến hệ quy chiếu nội tâm của chủ thể sáng tạo trong cảm nhận con người Nói đến quan niệm nghệ thuật về con người là nói đến sự sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả hiện thực thơ văn Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người được xem như một trong những tiêu chí xác định phong cách nghệ thuật của một nhà văn
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then chốt giúp ta thâm nhập cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động và phát triển của hình thức; là một trong những chuẩn mực cơ bản để đánh giá những bước tiến trong sự đổi mới của văn học Bởi lẽ, “chừng nào chưa có đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu” (Trần Đình Sử)
Theo các tác giả của giáo trình Lí luận văn học (ĐHSP Hà Nội) thì
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [43] Nhân vật cũng không nhất thiết phải mang hình hài của con người mà có thể dưới hình hài của đồ vật, muông thú, cỏ cây hay những sinh thể trong tưởng tượng Với tác phẩm văn học, nhân vật có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Cụ thể và quan trọng hơn nữa, nhân vật còn có chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kỳ vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các
Trang 23tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng Như vậy, có thể khẳng định rằng độc giả sẽ không chỉ thấy được một phần bức tranh cuộc sống vốn rất đa dạng mà còn hiểu được cả những thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn thông qua việc tìm hiểu, đánh giá nhân vật văn học
Giai đoạn trước 1986, nhân vật trong văn học Việt Nam còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống Nhân vật trong văn học Việt Nam nói chung và nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam nói riêng nhìn chung là kiểu nhân vật loại hình Ở đây, con người trong văn học được nhìn chủ yếu ở góc độ con người cộng đồng, con người công dân với những nét tính cách nhìn chung đơn giản, xuôi chiều, hoặc tốt hoặc xấu rất rành mạch Cũng vì đề cao chức năng phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc nên hình tượng nhân vật trung tâm giai đoạn này thường là người chiến sĩ, công nhân, nông dân Các tác phẩm văn học thời kỳ này chủ yếu mang khuynh hướng sử thi nên hình tượng nhân vật luôn hiện lên với tư thế con người của cộng đồng, con người xả thân vì nghĩa lớn Cũng vì vậy mà con người trong văn học thời kỳ này quen sống trong quần thể ít có dịp đối diện với chính mình
Từ sau năm 1975 trở đi, nhất là từ Đại hội Đảng VI năm 1986, văn học Việt Nam đã có những biểu hiện đổi mới nhất định trong cách nhìn nhận về con người Các nhà văn thời kỳ này dù đề cập đến những kiểu nhân vật cũ như người lính, người nông dân, người vợ, người mẹ nhưng cách khai thác nhân vật đã trở nên đa chiều chứ không đơn giản như trước nữa Nhân vật trong thời kỳ này được các tác giả khai thác một cách toàn diện cả về số phận, tính cách và được đặt trong hiện thực cuộc sống với đầy rẫy những bề bộn, trái ngang Lúc này, thay vì cái nhìn giản đơn, phân định rạch ròi các giá trị trong cuộc sống như thiện ác, tốt xấu, bạn thù , các nhà văn thể hiện một cái nhìn mới mang tính đa diện, phức hợp về hiện thực và số phận con người
Trang 24Cảm hứng thế sự ngày càng chiếm ưu thế thay thế cho cảm hứng sử thi Thay
vì quan niệm con người sử thi thì bây giờ là kiểu quan niệm con người đời tư với đầy rẫy những góc khuất của nó mà trong đó có cả thiên thần lẫn ác quỷ, cao thượng lẫn thấp hèn, thật thà và gian trá mà ta thấy phổ biến trong các sáng tác của những cây bút gạo cội của thời kỳ này như Nguyễn Minh Châu
(Bức tranh, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát), Ma Văn Kháng (Đám cưới
không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết),
Hệ quả của đổi mới cách tiếp nhận cuộc sống và nhìn nhận con người của văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 là sự xuất hiện một hệ thống những kiểu loại nhân vật mới như: con người cô đơn, con người tha hóa, con người tự nhiên, con người tâm linh Chính điều này đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn học nước nhà
Nhân vật trong văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói riêng, về cơ bản có những đặc điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, nếu như nhân vật trong văn xuôi Việt Nam trước 1975 (đặc biệt trong giai đoạn 1945 - 1975) được khai thác trong tư cách công dân đơn phiến, được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong truyện ngắn hiện đại được khai thác toàn diện, là con người đa trị, lưỡng cực với các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp Nhà văn nhận diện con người đích thực trong nhu cầu tự ý thức, với nhiều biểu hiện phong phú đa dạng, có
sự hòa hợp giữa con người xã hội - con người tự nhiên - con người tâm linh, con người trong sự thống nhất giữa ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn,
ý thức và vô ý thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát Đặc biệt, các nhà văn chú trọng thể hiện con người trong đời sống bản năng tự nhiên và đời sống tâm linh bí ẩn, kỳ diệu, đầy ám ảnh
Trang 25Thứ hai, nhân vật không có số phận tròn trịa như trong văn xuôi truyền thống mà bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ chỉ còn là những mảnh nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức - tiềm thức
- vô thức kéo dài miên man không có điểm dừng
Thứ ba, nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là những con người bình thường vô danh trong cuộc sống Nhân vật là đủ mọi thứ hạng người trong cuộc sống
Thứ tư, nhân vật là những cá thể đời thường, những con người đang trong quá trình hình thành về nhân cách, được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử, đời sống riêng của nó
Thứ năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn hiện đại có nhiều cách tân với những thử nghiệm táo bạo, thậm chí mạo hiểm, bởi các nhà văn nhận thấy những thủ pháp truyền thống đã không còn đủ khả năng biểu hiện cái đa dạng, phức tạp của con người, trong đời sống hiện đại
Đổi mới trong cách tiếp cận và xây dựng nhân vật trong văn xuôi Việt Nam trong những năm gần đây là nhu cầu tất yếu Điều này xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết, yêu cầu đổi mới khẳng định mình được đặt ra như một đòi hỏi với những tác giả thời hiện đại Kế đến cần phải kể tới
sự ảnh hưởng của văn chương hiện đại và hậu hiện đại thế giới về phương diện cảm quan đời sống và thủ pháp xây dựng nhân vật Hơn nữa, sự thay đổi trong quan niệm, cách nhìn nhận và đánh giá con người cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - xã hội mới, sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về văn xuôi
cũng chi phối không nhỏ tới cách thức tạo dựng và khai thác nhân vật
1.2.2 Đổi mới về thi pháp xây dựng nhân vật
1.2.2.1.Về không gian nghệ thuật
Cùng với thời gian, không gian là một khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tại của thế giới Không có gì tồn tại bên ngoài không gian Tác phẩm văn
Trang 26học là một thế giới đặc biệt - thế giới nghệ thuật Trong thế giới ấy, các nhân vật đi đứng, nói năng, suy nghĩ và hành động đều trong những không gian (và thời gian) nhất định “Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý” [36; Tr35] Quan trọng hơn, không gian trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học còn đóng vai trò của một phương thức nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” [36; Tr35] Không gian nghệ thuật có một vai trò quan trọng như vậy cho nên ngày càng thu hút được sự chú ý của các tác giả văn học cũng như giới nghiên cứu lí luận, phê bình văn học
Khảo sát tiến trình lịch sử văn học dân tộc từ khi ra đời đến nay ta không chỉ thấy sự thay đổi của các yếu tố như đề tài, chủ đề, các phương thức biểu hiện mà riêng vấn đề không gian nghệ thuật cũng có những đổi mới rất nhiều qua từng thời kỳ Trong những sáng tác dân gian, đặc điểm chung của không gian nghệ thuật là mô hình ba giới, ba tầng, ba cõi: Thượng giới, trần gian và địa ngục với thần linh, người, ma quỷ Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà gần như không gặp sự trở ngại nào Với văn học trung đại, nét chung của không gian nghệ thuật là không gian vũ trụ, gắn liền với tính bất biến của nó Sang giai đoạn văn học hiện đại, không gian trong tác phẩm văn học gắn bó mật thiết hơn với đời sống con người Đó có thể là kiểu không gian bối cảnh xã hội rộng lớn, nhưng hay gặp nhất là kiểu không gian đời tư, nơi nhân vật tồn tại, suy nghĩ, nói năng và hành động
Với quan niệm về hiện thực sử thi, không gian trong văn học 1945 -
1975 là những kiểu không gian công cộng như mái đình, gốc đa, bụi tre, con đường Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, giúp gắn kết cộng đồng trong cuộc chiến một mất một còn của dân tộc Không gian chiến
Trang 27trận cũng là không gian rộng lớn, được mở hết mọi chiều kích để tạo nên cái cao cả, hùng tráng Đó là những không gian xác thực gắn liền với tên địa danh, sự kiện lịch sử - cụ thể Điểm đặc biệt là dù không gian rộng lớn đến đâu thì con người vẫn luôn đứng trên tư thế làm chủ không gian
Văn học sau 1975 hướng vào thế giới cá nhân nên không gian của nó
nhỏ chỉ là về chiều kích vật lý, trên thực tế, không gian trong văn học giai đoạn này đã được mở rộng đến mọi bình diện, đến cả những ngõ ngách sâu thẳm trong thế giới tâm hồn của con người, điều mà văn học trước đây chưa làm được
Không gian nghệ thuật là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và quan niệm về cuộc sống Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian, không đồng nhất với không gian vật lí mà tồn tại độc lập như một chỉnh thể nghệ thuật, là một cách thức để nhà thơ thể hiện cảm nhận của mình
về thế giới
Bước ra khỏi chiến tranh cũng là lúc con người quay trở về với cuộc sống gia đình Vì vậy, không gian gia đình chiếm ưu thế trong văn học Ở rất nhiều truyện ngắn môi trường hoạt động của nhân vật chỉ xoay quanh không gian gia đình và cũng từ không gian đó đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của đời sống
Với quan niệm nhân bản, văn học sau 1975 coi con người là trung tâm của văn học với đầy đủ những biểu hiện hình thức lẫn nội dung của nó Vì vậy, thế giới nội tâm phong phú của con người được các nhà văn khai thác một cách triệt để Không gian nghệ thuật cũng được mở rộng trên bình diện tâm hồn của con người Các nhà văn lúc này cũng quan tâm đến hiện thực tâm linh với những yếu tố khác lạ, kì ảo
Không gian tâm linh được thể hiện qua các giấc mơ Văn học 1945 –
Trang 281975 cũng xuất hiện những giấc mơ, nhưng thường bó hẹp quanh hình ảnh cờ
đỏ sao vàng, giấc mơ ngày mai chiến thắng Không gian giấc mơ trong văn học đổi mới xuất hiện với tần số nhiều hơn, đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều
Không gian giấc mơ xuất hiện từ những ám ảnh tâm lý của nhân vật khi đối diện với cuộc sống hiện thực, những chấn động tâm lý không được thỏa mãn ở cuộc sống thực sẽ đi vào giấc mơ của nhân vật Vì thế không gian trong giấc mơ được coi như một sự phản chiếu không gian hiện thực nhưng vì
là mơ nên mang tính chất tự do, phá vỡ mọi quy phạm logic của cuộc sống thực Hơn nữa, vì là sự phản chiếu cuộc sống thực đầy bộn bề, sợ hãi, lo toan vào trong tiềm thức của con người nên không gian giấc mơ thường đan xen những thứ quái dị, lạ thường
1.2.2.2 Về thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là một yếu
tố quan trọng trong tác phẩm văn học bởi nó là “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [36; Tr272] Không giống với dòng thời gian khách quan trôi chảy tuần tự, thời gian nghệ thuật “có thể dảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén trong một khoảng thời gian dài trong chốc lát lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận” [36; Tr272] Sự thể hiện thời gian nghệ thuật là nằm trong ý
đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, một sáng tạo khách quan trong chất liệu, chịu sự chi phối chủ quan của nghệ sĩ
Trong văn học sử thi, thời gian nghệ thuật cơ bản là thời gian tuyến tính, gắn với những sự kiện lịch sử Có thể thấy, sự phát triển số phận và tính cách của nhân vật gắn liền với sự kiện lịch sử
Trong văn học đổi mới, thời gian cá nhân chiếm ưu thế Có thể thấy các
Trang 29mốc sự kiện lịch sử gần như không xuất hiện, thời gian cũng co hẹp lại hơn Chẳng hạn như trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thời gian chỉ
diễn ra trong vài ngày như truyện Không có vua, Bài học nông thôn, Thương
nhớ đồng quê Có khi thời gian chỉ là một khoảnh khắc trong vài giờ như
truyện Sang sông Kiểu thời gian phi tuyến tính cũng xuất hiện nhiều, tiêu biểu như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Ở mức cao hơn thời gian tuyến
tính, văn học giai đoạn này còn xuất hiện kiểu thời gian tâm trạng, chảy theo dòng tâm trạng của nhân vật, đặc trưng của kiểu thời gian này là sự hỗn độn,
chồng chéo Có thể thấy điều này trong truyện ngắn Tội ác và trừng phạt của
Nguyễn Huy Thiệp
Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sự khám phá một yếu tố thi pháp, giúp chúng ta vừa cảm thụ tác phẩm văn học trong cái cụ thể vừa có thể định hình được quan niệm nghệ thuật và phong cách của tác giả Do dung lượng đặc thù của thể loại truyện ngắn luôn chịu nhiều sự gò
bó trong cách nhào nặn thời gian Tuy nhiên ở những cây bút có bản lĩnh vững vàng thì việc xử lí dòng thời gian vẫn là một cách để người sáng tạo nghệ thuật bộc lộ tư tưởng và phong cách của mình
1.2.2.3 Về ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn học liên quan mật thiết với ý thức văn học, phản ánh một cách cụ thể, chính xác, sinh động những biến đổi của tư duy văn học Mặt khác, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vận động không ngừng theo sự đổi thay của đời sống và chính sự phát triển của ngôn ngữ thời đại cũng góp phần tư duy văn học
Văn xuôi 1945- 1975 chủ yếu hướng đến cái cao cả, cái đẹp đẽ siêu phàm đòi hỏi ngôn ngữ phải mực thước trang trọng Sau 1975, mạch cảm hứng thế sự nổi lên, văn xuôi chú trọng nhu cầu diễn đạt cá tính, nhu cầu thông tin trong điều kiện ý thức cá nhân được khơi dậy mạnh mẽ Chất liệu đời thường
Trang 30ùa vào văn học Thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói quyền uy, cao đạo Ngôn ngữ văn chương gắn với ngôn ngữ sinh hoạt - thế sự, những câu câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần trụi, bụi bặm, dân dã - những thành phần ngôn ngữ mới theo định hướng rút ngắn triệt
để khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ của cuộc sống Ngôn ngữ hiện đại đã ùa vào truyện ngắn, chi phối các phát ngôn của người trần thuật Nói cách khác, thông qua ngôn ngữ trần thuật, truyện ngắn đương đại đã kịp thời tái hiện sinh động bức tranh xã hội hôm nay, từ phương diện lời ăn tiếng nói của con người Ưa chuộng tốc độ (tinh thần của lối sống hiện đại), ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn sau đổi mới thường ngắn gọn, đơn nghĩa nhưng chứa nhiều thông tin Chỉ vài dòng phát ngôn, người trần thuật vẫn có thể cung cấp và bình luận nhiều sự kiện đang diễn ra trong đời sống
như các thời kì trước Ngay trong bản thân các phát ngôn của người trần thuật, cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật
phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp Trong truyện ngắn, hình thức đối thoại được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân Đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong
Từ sau 1986, trong truyện ngắn Việt Nam, thấy xuất hiện thường xuyên
Trang 31kiểu lời nửa trực tiếp Đây là phương thức trần thuật gắn với tư duy lí luận hiện đại, có hiệu quả trong việc khám phá dòng tâm trạng - phương diện bộc
lộ rõ nhất tư duy phức hợp của con người Lời nửa trực tiếp có thể cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, giúp độc giả khám phá mạch ngầm văn bản, đi sâu vào tâm trạng, bản thể con người với những hồi cố, tự bạch, dòng ý thức lẫn trong giọng kể khách quan của người trần thuật
Trang 32CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà
Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những khái niệm then chốt nhất của sáng tác văn học Khi viết về con người, dù tự giác hay không nhà văn cũng đã thể hiện một quan niệm Mà văn học dù viết về cái gì thì cũng nhằm hướng đến con người
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là khái niệm trung tâm của thi pháp học, phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện bản chất nhân học của văn chương Ở một phương diện nào đó, thuật ngữ quan niệm nghệ thuật về con người có giá trị tương ứng với khái niệm “tính tư tưởng” trong tác phẩm văn học Nếu tư tưởng là linh hồn của tác phẩm thì quan niệm nghệ thuật về con người là cái giới hạn tối đa trong cách hiểu, cách cảm, cách nhìn và cách lý giải về con người của nhà văn được hóa thân thành các nguyên tắc, các phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với vốn sống, vốn văn hóa, tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn và ý thức hệ của cộng đồng xã hội Nói ngắn gọn thì quan niệm nghệ thuật về con người chính là cách cắt nghĩa của văn học về con người thông qua các phương tiện nghệ thuật đặc thù Mỗi nhà văn đều có quan niệm nghệ thuật riêng và luôn chịu sự chi phối của các quan niệm đó
Võ Thị Xuân Hà là nhà văn của thời kỳ đổi mới Với sức trẻ, sự tài hoa cùng với nguồn tri thức được đào tạo bài bản, chị đã nhạy cảm kế thừa những thành tựu của thế hệ đi trước và cũng nhanh chóng tìm cho mình một hướng
đi riêng trong tiếp cận, thể nghiệm con người Luôn cố gắng đào sâu, xới lật
Trang 33các ngõ ngách, tầng vỉa trong đời sống tâm hồn, sáng tác của Võ Thị Xuân Hà thể hiện những nét sắc sảo trong cách thụ cảm con người Đây là một chiếc chìa khóa quan trọng giúp giải mã các vấn đề về nhân vật của chị Theo nhận thức của chúng tôi, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà được thể hiện nổi bật ở các khía cạnh sau:
2.1.1 Con người luôn luôn đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện
Võ Thị Xuân Hà từng tâm sự: “Tôi không tin vào mình thì còn tin vào
ai nữa Tôi có thể viết mãi, viết mãi cho đến khi chết Có thể ngày mai “xếp bút nghiên Nhưng cho dù thế nào, tôi mãi là một người biết tin vào cái đẹp”[24] Võ Thị Xuân Hà không chỉ luôn tin, luôn đi tìm cái Đẹp mà chị còn luôn biết hướng tới cái thiện, chính xác hơn, đó là cái đẹp của nhân cách
và cái thiện trong tâm mỗi con người Về điểm này dường như ta thấy âm hưởng triết lý Phật giáo trong quan niệm về con người của chị Trong đời thực, bản thân chị cũng hướng tâm theo đạo Phật theo truyền thống gia đình Gia đình nhà văn Võ Thị Xuân Hà ở Huế cũng có ngôi chùa tên Ba Đồn Chùa do ông bà nội cùng quyên góp tiền với một số tăng ni phật tử ở Huế xây dựng nên Lần nào về quê, nhà văn cũng lên chùa thắp hương
Võ Thị Xuân Hà đi tìm cái đẹp trong mỗi con người một cách không mệt mỏi Theo nhà văn, bản thân bên trong mỗi con người đều ẩn chứa cái Đẹp Nhưng cái đẹp ấy chỉ phát quang khi được nâng đỡ bởi cái thiện Nhà văn đặt ra một câu hỏi nhân sinh lớn: Đâu là ranh giới giữa cái thiện và cái ác,
giữa cái cao cả và cái thấp hèn? Giá nhang đèn là một sự lý giải sâu sắc cho
câu hỏi nhân sinh này của nhà văn Để một tên Ba Lé thực dụng, bẩn thỉu trở thành một ông Ba đáng kính trọng, giống như “một ông sư tử tế đi lại đường
bệ và ra dáng sang trọng hơn, không nhổ nước miếng lung tung, không vào phòng tắm hơi, không phóng xe bạt mạng lùng mua đồ cổ như trước hàng rằm, mùng một, gã cho người nhà đứng ra phát chẩn cho những kẻ ăn xin”, thì
Trang 34cần sự hy sinh của Tiểu An, một nhân cách sáng ngời, một tâm hồn lương thiện Sứ mệnh của nàng là chịu oan khiên để cứu nhiều linh hồn tội lỗi khác:
“Nàng hãy xem, có phải là họ đang trở nên tốt hơn vì tưởng rằng nàng xấu hơn họ? Có phải đấy chính là dịp để họ ngẩng mặt ra khỏi sự tranh giành đố kị, tham lam?”; “Nàng là kẻ đi cứu vớt Trước mắt người đời, nàng chỉ là một đứa trẻ không cha, không mẹ, không có tên thật” nhưng “nàng lại chính là một tiểu thiên thần đi cứu nạn” Đấy chính là tự do của những người như nàng
Như vậy, để xây dựng cuộc sống này, sẽ phải có những kẻ đi cứu nạn
và những kẻ được cứu vớt Đừng tưởng rằng hạnh phúc của những kẻ được cứu vớt chỉ là những thứ hạnh phúc giả tạo, thứ hạnh phúc được ban phát Quanh câu chuyện cháy giá nhang đèn, còn ẩn chứa nhiều thông điệp nhân sinh khác, quỷ dữ cũng có thể mang đến hạnh phúc, thiên thần không phải bao giờ cũng làm con người mỉm cười thật sự: “Ông bỗng thấy thương hại lũ quỷ, những kẻ chấp nhận ở chốn địa ngục Chúng tra tấn hành hạ những tội nhân Ai cũng biết là chúng vô cùng độc ác Nhưng thử hỏi nếu không có chúng thì ai sẽ đứng ra trừng phạt? Các thiên thần là giai tầng cao cả, tình thương của họ bao trùm thiên hạ Họ không thể cầm roi quật đen đét vào tim những tội nhân khốn khổ Nhưng tội nhân thì cần bị trừng phạt Và công việc
ấy giao cho quỷ Nhóm lên ngọn lửa địa ngục đó là quỷ Nhóm lên tình yêu tội lỗi của con người, thổi vào trái tim họ những lời yêu thương giả dối cũng
là quỷ Ác nghiệt thay, chút hạnh phúc giả dối ấy lại le lói sáng, có thực hơn thứ hạnh phúc vĩnh cửu mà các thiên thần hứa hẹn với mọi người” Phải chăng, nói theo Kafka, “Xuyên qua thiên đường của tội lỗi, địa ngục của đức hạnh sẽ đến”
Thùy trong Nghề giáo là một cô giáo trẻ yêu nghề Gia cảnh cô rất
nghèo, giống như nhiều giáo viên miền biển khác Chồng công tác xa, một mình cô phải nuôi hai con và gánh vác việc nhà Thùy không dạy thêm ngoài
Trang 35giờ qui định của nhà trường, cô kiếm xe đẩy và đi bán hàng Mặc dù cuộc sống khốn khó nhưng Thùy vẫn nhói tim khi chứng kiến những cảnh đời như
mụ Ngải già quét chợ, những đứa trẻ không có ngày hè sống lang thang bằng
đủ thứ nghề, cậu bé Thanh khao khát được đi học nhưng bị bố mẹ cấm Thùy nảy ra ý định mở lớp học tình thương Sau khi mở lớp, cũng có lúc cô hối hận
vì quyết định của mình song cuối cùng cái tâm trong cô đã chiến thắng, lớp học đi vào hoạt động
2.1.2 Con người phức tạp bí ẩn
Con người phức tạp bí ẩn vì luôn vận động Như chúng ta đã biết, phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của cuộc chiến tranh vệ quốc, văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 trở thành một vũ khí tư tưởng luôn theo sát nhiệm vụ chính trị Các nhà văn khi cầm bút đều “không có ý định dựng những nghịch cảnh trong bức tranh toàn dân đoàn kết kháng chiến” (Nguyễn Khải) Do đó,
“cuộc sống chỉ có những mục đích mà mất đi những quá trình Từ các mục đích tối cao ấy mà tạo ra các mẫu người, tạo ra các tình tiết, tạo ra các nhịp điệu cho tác phẩm văn học Sự sống đã bị chỉ huy, đã bị quy định nên không còn sự sống nữa Nó lạnh lẽo, tẻ nhạt, mất đi mọi bất ngờ, mọi quyến rũ Nó là cái bã của đời sống và mọi cái bã đều giống nhau” (Nguyễn Khải) Con người trong văn học là con người cộng đồng Nguyên tắc tối thượng khi xây dựng con người là nguyên tắc lý tưởng hóa, nên muôn người như một Cái nhìn lý tưởng hóa lúc đó đáp ứng yêu cầu chính trị và thẩm mỹ thời đại “Con người
có lý tưởng cao cả, con người quên “cái tôi của mình”, hy sinh cho cái chung một cách thanh thản, nhẹ nhõm, con người nhiều khát vọng cống hiến, ít nhu cầu hưởng thụ trở thành hình mẫu phổ biến” (Nguyễn Thị Bình)
Sau 1975, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới Văn học chịu sự chi phối của những quy luật thời bình Trước hết là sự thức tỉnh ý thức cá nhân Văn học có sự chuyển biến, mà sự chuyển biến quan trọng nhất là sự quan tâm
Trang 36ngày càng sâu sắc hơn đến con người Báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn tại Đại hội lần thứ IV cũng khẳng định: “Có lẽ sự thật lớn nhất mà văn học ta cần tìm hiểu là sự thật về tâm hồn con người” Văn xuôi sau 1975 phát hiện ra con người lưỡng diện, con người phức tạp, con người không nhất quán với mình, con người không còn mang tính lý tưởng của thời đại, không biểu hiện cho những phẩm chất giai cấp, dân tộc mà có rất nhiều những biểu hiện phức tạp của tư tưởng tình cảm, tính cách có thể gọi đó là con người lưỡng phân Ở họ vừa có sự đan cài, xen kẽ giao tranh bóng tối và sánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường Hay nói cách khác, con người đã được nhìn dưới hệ giá trị nhân bản Đây cũng là xu hướng chung của con người nhân loại L Tônxtôi từng ví: “Con người như dòng sông, nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu cũng thế cả nhưng mỗi con sông thì khi hẹp, khi chảy xiết, khi thì rộng, khi thì êm, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì ấm Con người cũng như vậy Mỗi con người mang trong mình những mầm mống của mọi tính chất con người và khi thì thể hiện tính chất này, khi thì thể hiện tính chất khác và thường là không giống bản thân mình tuy vẫn cứ là chính mình”[24]
Hòa chung vào sự vận động đổi thay của văn học nước nhà, truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà đã làm phong phú thêm diện mạo nền văn học mới với quan niệm mỗi con người là một thế giới phức tạp, bí ẩn, thăm thẳm, không thể biết hết Nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà là con người cá nhân được thể hiện tất cả sự phức tạp, mâu thuẫn vốn có của nó Điều này xuất phát từ nhu cầu khám phá cuộc sống trong tính phức tạp, đa dạng của sự vận động, từ việc nhìn nhận con người trong tính đa chiều của các mối quan hệ: con người xã hội, con người lịch sử, con người tự nhiên, con người tâm linh, con người với gia đình và con người với chính mình Con người cũng được soi chiếu ở nhiều bình diện và tầng bậc: ý thức và vô thức, cái cao đẹp
Trang 37và cái tầm thường, tư tưởng tình cảm và tự nhiên bản năng Vì vậy dễ nhận thấy trong các truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, con người không còn là sự minh họa cho tiêu chí nào, không còn nhất quán, đơn giản mà đa chiều và phức tạp, nhiều mâu thuẫn Thế giới nhân vật trong văn chương Võ Thị Xuân Hà chủ yếu là đàn bà Đến từ những vùng quê khác nhau, hoàn cảnh sống, khát vọng sống khác nhau, nhưng những người đàn bà ấy vẫn có chung một đặc điểm là luôn bị trộn lẫn giữa thực tại và mộng tưởng, bị ám ảnh bởi quá khứ đã qua và cảm giác đầy bất trắc đối với tương lai Con người vốn đã phức tạp, tâm hồn phụ nữ lại càng phức tạp, bí ẩn và thẳm sâu gấp bội phần Họ vừa dữ dội vừa lặng lẽ, vừa ồn ào vừa dịu êm, vừa sung sướng vừa căm giận, vừa mãn nguyện vừa khao khát, vừa an phận vừa phá phách, vừa thủy chung vừa vụng trộm, vừa là ánh sáng lại vừa là bóng tối Những nhân vật như thế đầy ắp
trên những trang văn của Võ Thị Xuân Hà Đó là nhân vật "tôi" trong Bạn
gái, nhân vật người phụ nữ trong Vết nám, nhân vật người phụ nữ trong Người đàn bà và những con rối, Linh trong Mùa biển, nhân vật người chị
trong Hành trình, Hạnh trong Ngược dòng hay cô Diễm - cáo Ecmơlin trong
Đàn sẻ ri bay ngang rừng Võ Thị Xuân Hà đem lại cảm giác mỗi con người
là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn, không thể biết trước và cũng không thể biết hết
Họ là những thực thể sống bằng da bằng thịt nhưng chính họ lại như những linh hồn phiêu du trong cõi mơ, mà cõi mơ ấy không ở đâu xa, lại chính là mặt đất nhọc nhằn này: “Hồn tôi tâm niệm một điều Đời tôi bí ẩn sớm chiều mang theo Trọn đời bất chợt tôi yêu Đau thương tuyệt vọng nên liều lặng thinh Còn nàng hình ảnh mối tình Biết đâu có kẻ vì mình đa mang Tôi như
bóng tối bên nàng Cạnh nàng luôn lại muôn vàn cô đơn” (Con đường đi qua
sườn đồi) Cô gái muốn theo đuổi nghề văn trong Người đàn bà và những con rối luôn sống với tâm trạng giằng xé, nửa bụi bặm, nửa thánh thiện, nửa muốn
phá phách, nửa muốn xây dựng, nửa muốn sống theo bản năng, theo cách
Trang 38riêng của mình, nửa lại bị khuôn vào những phép tắc, những quy ước xã giao, những định kiến xã hội Nhân vật Linh - cô nàng không bao giờ thỏa mãn với tình yêu, luôn muốn tìm cảm giác mới, luôn đánh giá mình quá cao để rồi nhận ra mình cũng là thật đời thường biết bao với cái nốt ruồi ở chân Đó
còn là nhân vật tôi trong Bạn gái, một phụ nữ mực thước, tuyệt đối hóa mọi
phép tắc, cư xử thật sự làm chúng ta ngỡ ngàng trước ý nghĩ thoáng qua đầu khi cô đứng trước mộ Diêu, cô bạn gái phá phách, thực dụng của mình:
“Bỗng dưng tôi thèm ngủ với người đàn ông ấy kinh khủng” Phải chăng đó cũng là sự cắt nghĩa về sự tồn tại?
Với việc xây dựng nên những con người ở đời thường, con người không hoàn hảo, mở ra những tầng sâu mới mẻ và thú vị về đời sống đầy bí
ẩn, vô cùng vô tận của những cá thể người sinh động và gần gũi, Võ Thị Xuân
Hà đã góp thêm một tiếng nói vào diễn đàn văn học đương đại Việt Nam để khẳng định “văn học là nhân học”, là sự nhận thức đặc thù về thế giới tâm hồn, tư tưởng con người
Quan niệm con người đầy phức tạp bí ẩn còn được thể hiện ở việc tác giả có hứng thú đi sâu khám phá, phân tích và biểu hiện chiều sâu tâm lý của
con người Lúa hát là một trong những truyện ngắn khá đặc trưng cho sáng
tác thời kỳ đầu của Võ Thị Xuân Hà Câu chuyện kể về một phụ nữ trẻ trong một ngôi làng ra phố mua diêm và muối (để bón cho lúa), trên đường cô gặp một người lái xe, hai người trò chuyện với nhau Và “trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bỗng dưng như có một sợi dây vô hình rung trong trái tim người đàn bà” Cái hay của truyện một phần thể hiện ở sự mô tả khéo léo những chuyển động ngầm trong nội tâm qua những chi tiết rất thực, rất đời Tác giả
đã mô tả một trạng thái cảm xúc tưởng chừng thoáng qua mà không kém phần
dữ dội Nó là trạng huống thường thấy trong mỗi con người, nhưng không
phải ai cũng có thể nói ra được Đàn sẻ ri bay ngang rừng kể về một phụ nữ
Trang 39tên Diễm, biệt danh là cáo Ecmơlin Như một tất yếu của lịch sử, cô trở thành người hy sinh cho công cuộc tìm mộ liệt sĩ là người anh chồng, và rồi luôn bị
ám ảnh và dần dần dường như nảy sinh một mối tình (nghĩa vụ) bí ẩn, thầm lặng với linh hồn người anh chồng, một người lính đã hi sinh ở thành cổ Quảng Trị Loại tâm lý này nhuốm màu sắc ẩn dụ và gợi nhiều suy ngẫm Truyện ngắn này báo hiệu một xu hướng vượt qua thực vào ảo, thay vì mô tả mối quan hệ giữa con người với con người, Võ Thị Xuân Hà mô tả mối quan hệ giữa người sống với người chết, sự tương tác bí ẩn giữa hai thế giới âm và dương Với xu hướng như vậy, cốt truyện đã chuyển biến một cách bất ngờ khiến người đọc phải giật mình và câu chuyện găm vào trí nhớ độc giả như một ám ảnh không
dễ gì xóa mờ, như một bí ẩn không dễ gì thấu hiểu đến tận cùng
Chuyện của con gái người hát rong kể về câu chuyện của gia đình Út
Kim gồm 3 người Người mẹ đã chết Hai cha con làm nghề hát rong Thông qua ngôi kể là người con, với giọng thủ thỉ, Võ Thị Xuân Hà xoáy sâu những chuyện thầm kín trong tâm tư của nhân vật Những nghịch lý, trớ trêu, những khát vọng và thất vọng của nhân vật truyện sống cái kiếp đời hát rong, trôi dạt hết nơi này sang nơi khác đã được tái hiện một cách sống động Tác phẩm này không chỉ là sự đồng cảm, sự thấu hiểu sâu sắc với những số phận bất hạnh của con người, mà còn là sự khám phá về đời sống tinh thần phức tạp của những nghệ nhân lang thang, với những ân oán chưa thể nào trả hết…
Con người phức tạp bí ẩn vì có thế giới tâm linh Võ Thị Xuân Hà có một mong ước vô bờ bến muốn xã hội tin tưởng: “Hãy tin rằng có một thế giới tâm linh bên cạnh cuộc sống thực của chúng ta; hãy sống đúng đường đạo, đường đời; hãy lạc quan, mạnh mẽ và thản nhiên đón nhận mọi sức mạnh
bí ẩn xô đẩy chúng ta trên đường đời ” Đây chính là cơ sở hình thành nên hai mảng hiện thực và huyền ảo trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà Văn chương đương đại hướng tới giá trị nhân bản của con người Quan niệm về
Trang 40tính phức tạp, bí ẩn đã dẫn dắt văn học đi tìm “những con người khác nhau” bên trong một con người Nhờ vậy văn học đã thâm nhập cả vào cõi mờ xa của ý thức, vùng chập chờn giữa ý thức và vô thức, vùng bí ẩn của tâm linh Con người tâm linh thường hướng tới những sức mạnh bí ẩn, những đối tượng siêu thực, có ít khả năng hiện hữu và hành động có khi không giải thích được
Có khi nó là khả năng nhận thức kỳ diệu, ngoài lý trí, chỉ cảm nhận được bằng tâm linh trong những gì sâu kín nhất như nỗi buồn, sự cô đơn, hụt hẫng
Có khi là niềm tin vào một thế lực siêu phàm: “Hình như có một đấng chí tôn nào đó cầm tay dắt cho tôi đi qua hết cái khổ nhục của những đời người, những kiếp người” (Nguyễn Minh Châu) Có khi là một tâm hồn mẫn cảm, sự thấu suốt bằng trực giác, linh giác Tiếp cận cõi bí ẩn ngoài vùng ý thức, văn học thám hiểm thế giới tâm linh giúp người đọc nhận thấy rằng không phải mọi cảm xúc nhân tính chỉ được tạo thành từ nhận thức duy lý nói chung
Một số tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà đề cập đến khả năng bí ẩn của con người, sự thông linh giữa người sống và người chết, giữa cõi âm và cõi
dương Tiêu biểu nhất cho điều này phải kể đến Đàn sẻ ri bay ngang rừng
Nàng Diễm – cáo Ecmơlin thích nghiền ngẫm những khoái cảm xác thịt và
mơ những giấc mơ quái gở Thế giới của cô là sự trộn lẫn giữa cõi sống và cõi chết, giữa cõi âm và cõi dương, giữa bình thường và bất thường Diễm có thể nói chuyện, thậm chí cảm nhận được hơi ấm của Nẫm Khi Diễm thấy: “Anh Nẫm về Anh ấy nhìn con mình với xem em cởi truồng” thì không đơn giản chỉ là mộ ý tưởng loạn luân, mà đó là một cảm nhận sâu kín vọng về từ cõi tâm linh Là sự hiện diện của Nẫm, một người đã chết trong lòng những người sống, khẳng định người chết là không mất hẳn, nhất là đối với người liệt sỹ Nhờ sự thông linh này, Diễm tìm thấy cảm giác đắm đuối “với hình ảnh người đàn ông kia (Nẫm) đang mân mê cái cuống rau, như thể anh ta đã sờ nắm hết những mạch máu li ti chảy trong cơ thể mà tình yêu của Thản (tình