Nhân vật cô đơn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 55 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Nhân vật cô đơn

Nhân vật cô đơn là kiểu nhân vật rơi vào trạng thái tâm lý cảm thấy lẻ loi đơn chiếc do bị tách khỏi mọi người, khi rơi vào hoàn cảnh tự cắt đứt sợi dây liên hệ với cộng đồng. Con người có thể tự cô đơn hoặc bị cô đơn. Tự cô đơn là cảm giác không hiểu nổi sự hiện hữu của chính mình, con người tự

tách mình ra khỏi thế giới, bước vào cõi hư vô, chỉ có nỗi cô đơn ngự trị. Nỗi cô đơn ấy có sẵn trong mỗi con người. Ngay từ khi chưa tiếp xúc với thế giới đã cảm thấy không thể chia sẻ và cũng không muốn chia sẻ. Mỗi con người tồn tại trong một thế giới riêng, đuổi bắt những mục đích riêng. Bị cô đơn là tình trạng được xem xét trong mối tương quan với hoàn cảnh, với cộng đồng xã hội xung quanh. Nó không phụ thuộc vào ý thức và ý muốn của con người. Ở đây, “cô đơn” là bị loại ra khỏi cộng đồng do có sự vênh lệch. Cá nhân tự ý thức về mình và tự loại mình ra khỏi cái chuẩn chung, đứng lệch đi, thấp hơn hoặc cao hơn. Cũng có thể bị hoàn cảnh đẩy đến tình trạng cô đơn, người có thể chia sẻ thì không có bên cạnh, những người tồn tại bên cạnh thì không thể sẻ chia.

Cô đơn là trạng thái tâm lí phổ biến của con người thời hiện đại. Đây cũng là đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam đương đại. Võ Thị Xuân Hà cầm bút với tâm niệm: “Viết để đỡ đau hơn khi nhìn thực tế”. Là một nghệ sĩ đeo đuổi nghiệp viết lách nhọc nhằn, lại là một người đàn bà, cho nên nỗi cô đơn ùa vào trang sách của nữ nhà văn này có cái cái cô đơn của người nghệ sĩ, cả nỗi cô đơn của những người đàn bà khát khao được yêu, được chở che. Bởi thế, kiểu nhân vật phổ biến trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà không chỉ là những con người bi kịch mà còn là những con người cô đơn.

Trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, những con người cô đơn lạc lõng giữa đời thường rơi vào hai đối tượng, hoặc là những người nghệ sĩ yêu nghệ thuật, có nhân cách nhưng bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất; hoặc là những con người có tâm bị những kẻ toan tính, bon chen, vụ lợi hắt ra bên lề cuộc sống. Những con người này kiên quyết gìn giữ đến cùng, theo cách riêng, cái Tài và cái Tâm của mình nên họ càng cô đơn, chơ vơ giữa cuộc đời.

Xây dựng hình tượng người nghệ sĩ, Võ Thị Xuân Hà hướng ngòi bút của mình về những người nghệ sĩ dân gian gắn với không gian cố đô Huế.

Huế là vùng đất giàu văn hóa, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. Để lột tả được cái khí thiêng của trời đất Huế, Võ Thị Xuân Hà không đi vào những nét văn hóa mang tính chất hàn lâm, bác học, không mô tả những ông vua, bà chúa nổi tiếng từng ngụ ở chốn này. Nhà văn chọn viết nhiều về những nghệ sĩ và làn điệu dân gian. Dù có chọn một thể loại mang tính cao sang, chỉ phục vụ trong cung đình như “Khúc Cầm Nam”, thì người thể hiện nó vẫn là những nghệ sĩ vô danh. Nghĩa là nó đã được bình dân hóa. Nghệ sĩ dân gian là những con người nhỏ bé, những người nghèo khổ, những người dưới đáy cùng xã hội, nếu xét về vật chất. Nhưng họ lại tài hoa và tài năng hơn bất cứ nghệ sĩ danh tiếng nào. Văn hóa dân gian đã ngấm sâu vào da thịt họ. Sự hiện diện của họ là sự hiện diện của văn hóa. Chỉ người nghệ sĩ dân gian với vốn văn hóa dân gian mới có thể cảm nhận được lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế, đồng thời mới xướng lên được cái chất trầm lắng rất Huế.

Võ Thị Xuân Hà đặc biệt chú ý tới nhân cách của những nghệ sĩ dân gian. Nhân cách của họ càng lớn, họ càng tự đẩy mình xa ra trung tâm xã hội và họ chấp nhận “độc mã” trên đường đời, chấp nhận cô đơn để được là mình. Họ có hai đối tượng giao tiếp, với xã hội và với chính mình. Với xã hội, họ giao tiếp bằng tài năng, cống hiến cho mọi người những giá trị nghệ thuật lớn lao. Nhưng không phải ai cũng đồng cảm được. Họ ngậm ngùi quay về với chính lòng mình, để nhận lấy đáy cùng của sự cô đơn. Người nghệ sĩ trong

Chuyện của người con gái hát rong là một người như thế. Câu chuyện chia làm ba phần, có thể xem như ba truyện ngắn kế tiếp nhau, có mối tương liên đặc biệt, hoặc thậm chí có thể coi cả ba phần như một truyện vừa gồm những bộ phận hữu cơ móc xích nhau kể về những câu chuyện của gia đình Út Kim gồm ba người: người mẹ đã chết và hai cha con làm nghề hát rong. Thông qua ngôi kể là người con, với giọng thủ thỉ, Võ Thị Xuân Hà đã xoáy sâu những chuyện thầm kín, vào nỗi cô đơn của người nghệ sĩ đa mang.

Ông Ba, người hát rong trong câu chuyện, là hiện thân của người nghệ sĩ đích thực. Cả đời, ông “chưa từng dối trá, chưa bao giờ yếm thế”. Vì thế, ông là một khối cô đơn bất khả xâm phạm. Ông là chàng Trương Chi của thế kỷ này. Giọng hát của ông mới nghe cứ tưởng chừng như “giọng hát thảm vì đói ăn”, nhưng đó thực chất là “một giọng hát lao động”. Vì thế, “hàng phố say sưa nghe khúc nhạc” mà ông ba cùng con gái mình “đã tấu lên đánh thức họ mọi lúc, mọi chuyện”. Cũng đã có lúc, nỗi cô đơn chảy thành những giọt nước mắt trên khuôn mặt in hằn những sương gió của ông. Đó là khi họ nhận được cái nhìn khinh khi của kẻ nào đó với đồng tiền “hách dịch” ném xuống cái chậu thau méo mó. Lúc ấy, họ cảm giác “Nó (đồng tiền) nhảy vào túi khinh bỉ nhìn chủ nhân của chiếc túi, khạc nhổ bừa bãi, dang chân dang tay mà chửi đồ hát rong mạt hạng, trên đời này có biết bao nhiêu nghề không chọn, lại chọn trò đờn ca, thà cứ ngả mũ xin ăn chừng có khả dĩ hơn, thật chán khi phải nghe thứ giọng đùng đục, ẩm ướt của cha con mi, thí cho mi, cút nhanh đi chỗ khác”. Người nghệ sĩ cảm thấy cô đơn vì không tìm thấy sự đồng cảm của thế giới xung quanh. Nhưng đó chỉ là giây phút trùng lại, định thần, rồi họ lại hát với niềm tin: “Người qua đường nhìn tui hát, nghe tui hát, chứ không nhìn tui ăn xin, nghe tui ăn xin”. Và họ sẵn sàng mang trả tiền, nếu thấy đồng tiền họ nhận được mang dáng dấp của sự bất thường, hoặc là vì khinh bỉ, hoặc là vì thương hại.

Hơn cả những mặc cảm khi người đời vô cảm, khinh khi, người nghệ sĩ hát rong này còn “dệt quanh mình hai chữ cô đơn. Tự giam trái tim trong ngục tối. Than thở hoài niệm. Rên rỉ khốn khó”. Nguyên nhân của sự “tự giam mình trong vòng lao hạnh” của ông Ba là “cuộc tình của một người đã bay vào cõi vô cùng”. Mối tình với Ngàn, cách ông yêu thương con người là giam hãm mình trong nỗi cô đơn khi người ấy mất đi, ông chỉ trải lòng mình vào những câu hát và thong dong cùng trời cuối đất: “Biển sóng dạt dào,

trùng dương lớp lớp trôi đi về phương nao. Đời như những con sóng gào. Mà tình ta thiết tha như là bến bờ”. Ông Ba đã yêu bằng cả linh hồn. Khi tình yêu mất đi, ông thấy như linh hồn mình đã chết, ông cũng chẳng biết đi đâu, về đâu để mà nhớ, mà yêu. Ngàn, người yêu ông là hiện thân cho mối dây liên hệ giữa người nghệ sĩ với cuộc đời. Khi sợi dây kết nối ấy bị đứt, con người ấy chỉ còn có thể bầu bạn với nỗi cô đơn.

Sự cô đơn và trống rỗng trong người nghệ sĩ này hiện lên rõ nhất khi xác thịt của ông gặp gỡ với xác thịt người đàn bà đẹp như tiên nữ giáng trần, cô Tôn Nữ Huyền Ngọc Thủy Châu. “Hai bàn tay cô như hai ngó sen ló ra khỏi cánh tay áo lúc mô cũng thả dài mỏng tang. Cô bước đi như làn gió nhẹ. Có đó mà lại không có”. Giữa họ là hai thế giới hoàn toàn khác biệt nhau. Nhưng họ gặp nhau ở nỗi cô đơn. Người nghệ sĩ vì quá giàu tình cảm mà cô đơn. Tưởng như sự gặp gỡ giữa họ sẽ làm vợi đi đơn côi, cô quạnh nhưng hóa ra chính họ đã tôn lên khối cô đơn đặc quánh trong cõi đời này: “Bóng tối đã che đậy mọi thứ. Bóng tối đã dìu hai người trôi trong mối tình phù du. Ham muốn đến tột đỉnh... Họ quấn lấy nhau ngoài cả dự kiến trong giao kèo. Họ bằng lòng và phát hiện ra nhau. Họ quên thời gian và xuất xứ thành phần. Người này đã nhận ra người kia là ai. Nhưng đều im lặng để tận hưởng, để nhập vào nhau và chia sẻ nỗi đau khổ không giống nhau”.

Những nghịch lý, trớ trêu, những khát vọng và thất vọng của nhân vật sống cái kiếp đời hát rong, trôi dạt hết nơi này sang nơi khác đã được tái hiện một cách sống động. Tác phẩm này không chỉ là sự đồng cảm, sự thấu hiểu sâu sắc với những số phận bất hạnh của con người, mà còn là sự khám phá về đời sống tinh thần khá phức tạp của những nghệ nhân lang thang, với những ân oán chưa thể nào trả hết...

Bên cạnh những người nghệ sĩ vì nhạy cảm, thiết tha với cái đẹp, chấp nhận đơn độc trên hành trình tìm kiếm cái đẹp mà trở nên lạc lõng giữa đời

thường. Còn có một nghịch lý đáng buồn tồn tại trong xã hội hiện đại mà chúng ta đang sống đó là những người có tâm cũng thường rơi vào trạng thái cô đơn. Thể hiện điều này, Võ Thị Xuân Hà hướng ngòi bút của mình tới những nhà giáo có tâm, có tài nhưng sống quạnh quẽ, đáng thương trong nỗi cô đơn, tủi cực. Đó là bà giáo già trong Bông hồng duy nhất: “Hàng xóm hầu như đã quên khuấy rằng có thời bà đã là cô giáo. Một cô giáo xinh đẹp dịu dàng như nàng tiên đậu xuống vùng trung du heo hút”. Đó là quá khứ. Một quá khứ lung linh không bao giờ trở lại. Bây giờ bà sống mòn mỏi từng ngày, không người thân, không sự quan tâm, yêu thương..., căn nhà của bà là một ốc đảo giữa thành phố nhộn nhịp. Mọi hoạt động trong ngày của bà được sắp xếp như một dãy số bất biến: “Sáng sớm bà xách xô ra cái máy nước đầu phố để hứng... Sau đó, bà lại đến đại lý xổ số để lấy một tập. Buổi chiều bà cầm tập vé số đi khắp lượt hàng phố”. Nhưng nếu chỉ có vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói. Bà giáo già từng có một thời tỏa sáng trước mình và trước học trò. Đã có lúc bà "quên cả bản thân mình, quên cả cơn khát sữa của con, thậm chí cố quên đi nỗi đau vò xé khi nhận được giấy báo tử của chồng để băng đồi đến từng nhà học sinh bảo ban thăm hỏi. Những tiết giảng, những lời nói dịu ngọt của bà có sức mạnh kỳ diệu khiến biết bao chàng trai, cô gái lớn lên mạnh mẽ. Lúc đó, mỗi lời nói cử chỉ của bà đều là mẫu mực”. Trong số học trò của bà “có những đứa bà biết đã lên đến chức ông này bà nọ cơ đấy”. Nhưng chẳng ai nhớ đến bà. Và có lẽ khoảnh khắc cô đơn tận đáy đã đến với bà giáo vào ngày lễ hiến chương các nhà giáo hàng năm. Vào ngày đó, “bà dạy thật sớm, dọn dẹp nhà cửa, đặt một tấm thảm chùi chân ngoài cửa, ngộ nhỡ có cậu nào đi xe con tới chẳng nỡ bắt nó cởi giày. Bà đi ra đi vào bồn chồn...”. Bà hằng ao ước: “Giá như bà cũng có một bông hoa, một bông thôi để hiểu rằng lớp người ra đi năm ấy vẫn có người trở về... chỉ một bông thôi”. Hôm ấy, “là ngày duy nhất trong năm bà mua hoa không phải để cắm lên bàn

thờ chồng, con, mà là cho mình. Hôm ấy, bà không đủ can đảm ra khỏi nhà, chỉ lặng lẽ “ngắm nhìn những dòng người dòng hoa trôi trên phố với niềm vui chung. Rồi bà nép mình vào một góc vườn hoa và lặng lẽ chờ mặt trời đổ xuống chân trời phía xa”. Sau đó, “bà lủi thủi quay về và bước vào nhà” với “cảm giác cô đơn và sượng sùng” bao trùm lên căn phòng kiên cố, không có dấu hiệu bị phá vỡ.

Cũng là một con người có tâm, cha của cô bé Giang trong truyện Đá núi là một kiểu con người cô đơn khác. Vì sự cống hiến cho nghề nghiệp, ông hy sinh tình yêu, hy sinh gia đình. Ông đã bỏ lại sau lưng tất cả những gì là máu thịt của mình để cho cái tâm của người thầy thuốc được tỏa sáng. Ông chỉ xuất hiện ở cuối truyện qua câu chuyện mà hai mẹ con Giang nói với nhau. Thực ra, ông là phản quang của một con người cô đơn khác âm thầm đi suốt chiều dài câu chuyện. Đó là mẹ của Giang. Bà chấp nhận sống cô đơn để làm bức tường thành cho chồng mình, đồng hành với ông để ông bớt cô quạnh trên hành trình của mình. Bao nhiêu năm bà câm lặng nuôi dạy con gái để cho chồng ở một nơi xa được đem tài năng và tâm huyết cứu người, cứu đời: “Chúng ta là những người thân suốt đời trong họ. Con còn muốn điều gì nào? Muốn có ông ấy bên cạnh hằng ngày dắt cho mẹ cái xe, trông nồi cơm cho mẹ, nhắc con chuyện này chuyện nọ sao? Không, ông ấy còn phải chăm lo cho rất nhiều người, chăm lo về phần tinh thần. Mẹ thấy mẹ rất hạnh phúc con ạ”. Những người như bố mẹ của Giang là những con người có tâm sáng ngời, họ là những con người đã cúi xuống để cứu vớt nhân loại, làm lành dịu bao nhiêu vết thương đau ở đời. Nhưng bản thân họ cô đơn, suốt một đời cô đơn. Khi Giang tốt nghiệp, trở thành một bác sĩ với một tương lai đầy hứa hẹn phía trước, thì người bệnh đầu tiên trong đời của bác sĩ Giang lại chính là mẹ mình: “Bây giờ con đã là một bác sỹ. Người bệnh đầu tiên của con chính là mẹ. Căn bệnh của mẹ chính là nỗi đau che dấu người cha suốt ngần ấy năm.

Con hãy tha thứ cho mẹ. Đó là liều thuốc cần cho mẹ”. Họ thật đáng thương và bất hạnh với chính sự lựa chọn của mình. Nhưng dù thế, nếu phải sống lại, chọn lại, chắc chắn họ vẫn cứ đi con đường mà mình đã chọn. Bởi, đó là lẽ sống của những người mang trái tim cứu nhân độ thế.

Trên từng trang sách Võ Thị Xuân Hà, ta còn thấy các nhân vật cô đơn từ trong bản thể. Có thể kể đến cậu bé trong Cậu bé làm nghề thêu dạo, Thủy trong Bay lên miền xa thẳm, cô gái trong Người đàn bà và những con rối, Nghi trong Nhà có ba chị em,...

Cậu bé làm nghề thêu dạo là một truyện cực ngắn nhưng đã khái quát được cái cô đơn bản thể trong mỗi con người. Một cậu bé thêu dạo lang thang tìm khách. Cậu mời chào khách bằng tất cả khả năng thuyết phục của mình. Chỉ cần khách đưa ra yêu cầu thì dù đó là yêu cầu gì thì cậu cũng sẵn lòng và sẵn khả năng đáp ứng. Cậu bé có thể thêu một trái tim đỏ sau túi áo trái của người yêu như một lá bùa đảm bảo không một người đàn bà nào có thể quyến rũ được. Thêu một con dao đen dưới chóp mũ của kẻ thù, để người ấy phải trả nợ cho mình suốt đời. Thêu một mũi tên vàng dưới lần áo gối, hoặc mặt trong áo, chỗ xương sườn đầu tiên của người mình yêu để người ấy yêu lại mình.Từ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)