8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Đổi mới về thi pháp xây dựng nhân vật
1.2.2.1.Về không gian nghệ thuật
Cùng với thời gian, không gian là một khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tại của thế giới. Không có gì tồn tại bên ngoài không gian. Tác phẩm văn
học là một thế giới đặc biệt - thế giới nghệ thuật. Trong thế giới ấy, các nhân vật đi đứng, nói năng, suy nghĩ và hành động đều trong những không gian (và thời gian) nhất định. “Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý” [36; Tr35]. Quan trọng hơn, không gian trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học còn đóng vai trò của một phương thức nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” [36; Tr35]. Không gian nghệ thuật có một vai trò quan trọng như vậy cho nên ngày càng thu hút được sự chú ý của các tác giả văn học cũng như giới nghiên cứu lí luận, phê bình văn học.
Khảo sát tiến trình lịch sử văn học dân tộc từ khi ra đời đến nay ta không chỉ thấy sự thay đổi của các yếu tố như đề tài, chủ đề, các phương thức biểu hiện mà riêng vấn đề không gian nghệ thuật cũng có những đổi mới rất nhiều qua từng thời kỳ. Trong những sáng tác dân gian, đặc điểm chung của không gian nghệ thuật là mô hình ba giới, ba tầng, ba cõi: Thượng giới, trần gian và địa ngục với thần linh, người, ma quỷ. Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà gần như không gặp sự trở ngại nào. Với văn học trung đại, nét chung của không gian nghệ thuật là không gian vũ trụ, gắn liền với tính bất biến của nó. Sang giai đoạn văn học hiện đại, không gian trong tác phẩm văn học gắn bó mật thiết hơn với đời sống con người. Đó có thể là kiểu không gian bối cảnh xã hội rộng lớn, nhưng hay gặp nhất là kiểu không gian đời tư, nơi nhân vật tồn tại, suy nghĩ, nói năng và hành động.
Với quan niệm về hiện thực sử thi, không gian trong văn học 1945 - 1975 là những kiểu không gian công cộng như mái đình, gốc đa, bụi tre, con đường. Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, giúp gắn kết cộng đồng trong cuộc chiến một mất một còn của dân tộc. Không gian chiến
trận cũng là không gian rộng lớn, được mở hết mọi chiều kích để tạo nên cái cao cả, hùng tráng. Đó là những không gian xác thực gắn liền với tên địa danh, sự kiện lịch sử - cụ thể. Điểm đặc biệt là dù không gian rộng lớn đến đâu thì con người vẫn luôn đứng trên tư thế làm chủ không gian.
Văn học sau 1975 hướng vào thế giới cá nhân nên không gian của nó thu nhỏ hơn. Đó là không gian riêng tư của gia đình, cá nhân. Nhưng sự thu nhỏ chỉ là về chiều kích vật lý, trên thực tế, không gian trong văn học giai đoạn này đã được mở rộng đến mọi bình diện, đến cả những ngõ ngách sâu thẳm trong thế giới tâm hồn của con người, điều mà văn học trước đây chưa làm được.
Không gian nghệ thuật là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và quan niệm về cuộc sống. Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian, không đồng nhất với không gian vật lí mà tồn tại độc lập như một chỉnh thể nghệ thuật, là một cách thức để nhà thơ thể hiện cảm nhận của mình về thế giới.
Bước ra khỏi chiến tranh cũng là lúc con người quay trở về với cuộc sống gia đình. Vì vậy, không gian gia đình chiếm ưu thế trong văn học. Ở rất nhiều truyện ngắn môi trường hoạt động của nhân vật chỉ xoay quanh không gian gia đình và cũng từ không gian đó đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của đời sống.
Với quan niệm nhân bản, văn học sau 1975 coi con người là trung tâm của văn học với đầy đủ những biểu hiện hình thức lẫn nội dung của nó. Vì vậy, thế giới nội tâm phong phú của con người được các nhà văn khai thác một cách triệt để. Không gian nghệ thuật cũng được mở rộng trên bình diện tâm hồn của con người. Các nhà văn lúc này cũng quan tâm đến hiện thực tâm linh với những yếu tố khác lạ, kì ảo.
1975 cũng xuất hiện những giấc mơ, nhưng thường bó hẹp quanh hình ảnh cờ đỏ sao vàng, giấc mơ ngày mai chiến thắng. Không gian giấc mơ trong văn học đổi mới xuất hiện với tần số nhiều hơn, đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.
Không gian giấc mơ xuất hiện từ những ám ảnh tâm lý của nhân vật khi đối diện với cuộc sống hiện thực, những chấn động tâm lý không được thỏa mãn ở cuộc sống thực sẽ đi vào giấc mơ của nhân vật. Vì thế không gian trong giấc mơ được coi như một sự phản chiếu không gian hiện thực nhưng vì là mơ nên mang tính chất tự do, phá vỡ mọi quy phạm logic của cuộc sống thực. Hơn nữa, vì là sự phản chiếu cuộc sống thực đầy bộn bề, sợ hãi, lo toan vào trong tiềm thức của con người nên không gian giấc mơ thường đan xen những thứ quái dị, lạ thường.
1.2.2.2. Về thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học bởi nó là “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [36; Tr272]. Không giống với dòng thời gian khách quan trôi chảy tuần tự, thời gian nghệ thuật “có thể dảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén trong một khoảng thời gian dài trong chốc lát lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận” [36; Tr272]. Sự thể hiện thời gian nghệ thuật là nằm trong ý đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, một sáng tạo khách quan trong chất liệu, chịu sự chi phối chủ quan của nghệ sĩ.
Trong văn học sử thi, thời gian nghệ thuật cơ bản là thời gian tuyến tính, gắn với những sự kiện lịch sử. Có thể thấy, sự phát triển số phận và tính cách của nhân vật gắn liền với sự kiện lịch sử.
mốc sự kiện lịch sử gần như không xuất hiện, thời gian cũng co hẹp lại hơn. Chẳng hạn như trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thời gian chỉ diễn ra trong vài ngày như truyện Không có vua, Bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê. Có khi thời gian chỉ là một khoảnh khắc trong vài giờ như truyện Sang sông. Kiểu thời gian phi tuyến tính cũng xuất hiện nhiều, tiêu biểu như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Ở mức cao hơn thời gian tuyến tính, văn học giai đoạn này còn xuất hiện kiểu thời gian tâm trạng, chảy theo dòng tâm trạng của nhân vật, đặc trưng của kiểu thời gian này là sự hỗn độn, chồng chéo. Có thể thấy điều này trong truyện ngắn Tội ác và trừng phạt của Nguyễn Huy Thiệp.
Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sự khám phá một yếu tố thi pháp, giúp chúng ta vừa cảm thụ tác phẩm văn học trong cái cụ thể vừa có thể định hình được quan niệm nghệ thuật và phong cách của tác giả. Do dung lượng đặc thù của thể loại truyện ngắn luôn chịu nhiều sự gò bó trong cách nhào nặn thời gian. Tuy nhiên ở những cây bút có bản lĩnh vững vàng thì việc xử lí dòng thời gian vẫn là một cách để người sáng tạo nghệ thuật bộc lộ tư tưởng và phong cách của mình.
1.2.2.3. Về ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn học liên quan mật thiết với ý thức văn học, phản ánh một cách cụ thể, chính xác, sinh động những biến đổi của tư duy văn học. Mặt khác, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vận động không ngừng theo sự đổi thay của đời sống và chính sự phát triển của ngôn ngữ thời đại cũng góp phần tư duy văn học.
Văn xuôi 1945- 1975 chủ yếu hướng đến cái cao cả, cái đẹp đẽ siêu phàm đòi hỏi ngôn ngữ phải mực thước trang trọng. Sau 1975, mạch cảm hứng thế sự nổi lên, văn xuôi chú trọng nhu cầu diễn đạt cá tính, nhu cầu thông tin trong điều kiện ý thức cá nhân được khơi dậy mạnh mẽ. Chất liệu đời thường
ùa vào văn học. Thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói quyền uy, cao đạo. Ngôn ngữ văn chương gắn với ngôn ngữ sinh hoạt - thế sự, những câu câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần trụi, bụi bặm, dân dã - những thành phần ngôn ngữ mới theo định hướng rút ngắn triệt để khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ của cuộc sống. Ngôn ngữ hiện đại đã ùa vào truyện ngắn, chi phối các phát ngôn của người trần thuật. Nói cách khác, thông qua ngôn ngữ trần thuật, truyện ngắn đương đại đã kịp thời tái hiện sinh động bức tranh xã hội hôm nay, từ phương diện lời ăn tiếng nói của con người. Ưa chuộng tốc độ (tinh thần của lối sống hiện đại), ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn sau đổi mới thường ngắn gọn, đơn nghĩa nhưng chứa nhiều thông tin. Chỉ vài dòng phát ngôn, người trần thuật vẫn có thể cung cấp và bình luận nhiều sự kiện đang diễn ra trong đời sống.
Truyện ngắnđương đại không còn mang tính chất một giọng, đơn bè, như các thời kì trước. Ngay trong bản thân các phát ngôn của người trần thuật, cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật.
Tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật. Đối thoại là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Trong truyện ngắn, hình thức đối thoại được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân. Đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại.
kiểu lời nửa trực tiếp. Đây là phương thức trần thuật gắn với tư duy lí luận hiện đại, có hiệu quả trong việc khám phá dòng tâm trạng - phương diện bộc lộ rõ nhất tư duy phức hợp của con người. Lời nửa trực tiếp có thể cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, giúp độc giả khám phá mạch ngầm văn bản, đi sâu vào tâm trạng, bản thể con người với những hồi cố, tự bạch, dòng ý thức lẫn trong giọng kể khách quan của người trần thuật.
CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ