Nghệ thuật "phi điển hình hóa"

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 89 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Nghệ thuật "phi điển hình hóa"

Văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 và văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoanh 1945 - 1975 rất coi trọng việc xây dựng điển hình.

Trong văn học đương đại, quan niệm về điển hình thay đổi khi lí tính bị hoài nghi. Thực tại đầy rẫy bất ổn và phi lí mà con người không thể lí giải cảm giác về sự phân rã các kiểu quan hệ xã hội, về nỗi cô đơn khó chia sẻ của mỗi cá nhân… Đó là cơ sở để văn học quan tâm đến cái cá biệt. Mỗi nhân vật là con người riêng, độc đáo, cá tính riêng không đại diện cho giai cấp hay một tầng lớp nào. Mỗi người một hoàn cảnh, một suy nghĩ, một tính cách, một số phận, một cách nhìn nhận lí giải cuộc sống.

Võ Thị Xuân Hà không thể không chịu ảnh hưởng của những quan niệm nghệ thuật đương đại khi xây dựng nhân vật. Điều đó được thể hiện ở một số phương diện sau:

Thứ nhất, Võ Thị Xuân Hà ít chú tâm miêu tả ngoại hình nhân vật. Hầu như không gặp một chân dung nào đầy đủ vầ ngoại hình. Điều này rất khác với Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… và các nhà văn thời kỳ trước. Không chú tâm miêu tả ngoại hình, Võ Thị Xuân Hà dồn trọng tâm vào miêu tả tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật chủ yếu sống với nội tâm của mình Người đàn bà và những con rối, Dưới cơn gió thoảng, Cà phê yêu dấu,

Ka - chi đậu trên mái nhà..

Thứ hai, mỗi nhân vật của Võ Thị Xuân Hà được đặt vào một hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ tâm trạng, tính cách. Người thì không có nhà để về như người đàn ông trong Đồng tiền sắc đỏ, người thì có nhà để ở nhưng đau buồn mà đi lang thang như kẻ không nhà như Mai trong Những kẻ lãng mạn. Người thì cô đơn đến cùng cực như lão Thoài trong Cõi người. Người sống tưởng chừng hạnh phúc nhưng rốt cuộc vẫn cô đơn như Thủy trong Bay lên miền xa thẳm… Nhân vật nào cũng có sự éo le, bất hạnh song không ai giống ai, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một nỗi đau, mỗi người một số phận.

Thứ ba, không có một khuôn mẫu tính cách nào cho nhân vật của Võ Thị Xuân Hà. Mỗi người một tâm lí, một lứa tuổi, một cách hành xử khác nhau. Đó là nỗi đau đớn, sự dằn vặt của lương tâm người mẹ trong Vườn hài nhi khi có những hành động tàn nhẫn với những đứa con của mình, đó là nỗi canh cánh giữa tình yêu và tiền bạc trong tim người đàn ông ở Đá núi, nỗi đau của Huyền khi bị phụ tình trong Xin lỗi em… Mỗi nhân vật một cá tính riêng, hành xử theo những lí lẽ riêng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 89 - 90)