Nghệ thuật thể hiện đối thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 90 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.Nghệ thuật thể hiện đối thoại

Có thể thấy, lời đối thoại của nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà ít hơn lời kể và độc thoại nội tâm nhưng cũng rất đáng chú ý. Nhiều đoạn đối thoại trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà thường chen ngang lời kể và độc thoại. Trong Con đường vô tận, thể loại lời suồng sã, thông tục khá phổ

biến, kiểu như: "Đàn ông xương xẩu tóp tép miệng. Giá như giờ có cái món cháo gà mà húp thì đỡ rét. Mẹ kiếp, cái con mụ béo ngậy kia khi nãy nó nói cái gì nhỉ? Con em mụ nếu mình nhày xưa có gặp trước chắc gì đã thích. Giờ nó là gái một con, trong cũng hay hay... Mà thôi đ. cần nghĩ đến chúng nó lamg gì cho thối đầu"[15; Tr44]. "Đàn ông xương xẩu lật mình một cái, đầu gối chạm vào mông vợ. Nghĩ thế thôi, chứ nếu mình giở trò gì, con này nó không cho mình ra bã mới là lạ. Mà cuối cùng thì thiên hạ cũng hơn gì nó. Thực ra nó cũng đảm đang thương chồng thương con. Nó ngày xưa cũng đâu đến nỗi. Phải tội nhà cửa luềnh tuềnh. Chẳng có của nả gì. Nhưng mà xinh ra phết, khối thằng muốn rước. Chắc mả nhà nó động mới mê mình đến thế. Hay mả nhà mình phát cũng nên? Nó lấy thằng Sinh, chắc giờ làm bà chủ quán bia, đâu phải lăn lóc xó xỉnh bụi đường thế này" [15; Tr45]. Có khi đối thoại trong độc thoại nội tâm làm lời văn đa nghĩa và ám ảnh. Chẳng hạn, câu nói của linh hồn của chú chó Money trongThế giới tối đen: "Cô còn nhớ nhân vật Xuẩn Ngốc trong tiểu thuyết Tiền của cô chứ? Con Xuẩn Ngốc đã nói với con chó cái màu Vàng rằng hình như tất cả chúng ta, những sự sống trên thế gian này đều rất yếu đuối, rất cần một sự nâng đỡ ít nhất là về mặt tinh thần. Cô nghĩ xem, tôi không phải là mọt triết cẩu, nhưng tôi tuyên bố rằng, khi chúng ta cần nâng đỡ, nương tựa, nghĩa là chúng ta không cần tự do tuyệt đối, chúng ta tự nguyện đánh mất tự do mà chúng ta tưởng là đang tranh đấu giành giật nó" [15; Tr78].

Ngôn ngữ đối thoại nhiều lúc còn là tiếng chửi của nhân vật, lời thoại một chiều không có lời đáp. Đây là lời của bà chủ nhà với ba cô gái điếm trong

Bên cạnh căn gác nhỏ nửa đêm: "Chúng mày định giở trò với tao à? Thích hay không thích không phải chúng mày được quyền chọn nhé. Con nào cũng kiếm cớ mệt. Đ.mẹ chúng mày. Có đứng lên không? Định qua mặt bà mày đấy hả?"; "Con kia, mày định đợi bà mày đi ra ngoài nhà hàng thì mày chui vào buồng

thay bà mày đấy hả. Đừng tưởng thằng chó nhà bà sướng mày nhé. Ngàn đời vẫn là giống đực gặp giống đĩ nhé. Nó có đái ỉa vào mày dăm bảy bận thì bà đây cũng không ghen đâu con nhé. Nhưng mày mà kiếm cớ để mê hoặc nó thì tao dần l.mày ra rắc lên mộ tổ nhà mày con nhé"[15; Tr240 - 241].

Đây là lời đối thoại giữa hai vợ chồng Đàn ông xương xẩu và Thể loại béo ngậy. "Đàn ông xương xẩu bị khua dậy, lầu bầu trong cuống họng:

"Đ.mẹ. Em gái mày chứ em gái tao đếch đâu".

Thể loại béo ngậy rít trong kẽ răng, tiếng rít giấu trong cả bóng đêm và tiếng mưa xối xả:

"Mày đừng có giở trò. Đừng có đụng vào em tao. Mày đụng vào nó tao xé xác. Chẳng qua thằng khốn kia bỏ mặc mẹ con nó, tao đành phải cho nó theo ít bữa, chứ đ. tin được cái thể loại mày".

Tiếng Đàn ông xương xẩu cười hề hề:

"Tao mà đụng vào, mả mẹ mày cũng đ. biết. Lại còn để cho mày biết" [15; Tr39].

Ở một thái cực khác, truyên ngắn Võ Thị Xuân Hà cũng xuất hiện những đối thoại nén chặt cảm xúc. Chẳng hạn, đoạn người lính già nói chuyện cùng Hoan trong Ngọa sinh: "Bác sĩ Minh bảo tôi nói khéo kẻo cô giận (…). Tôi biết cô cũng muốn biết mình có còn sinh con bình thường được không, để…còn đi lấy chồng (…). Hay cô giúp tôi sinh một đứa con rồi hẵng đi lấy chồng? Nó không lành lặn cũng được. Tôi sẽ dành cả cuộc đời còn lại để chăm sóc nó (…). Tôi có lương trợ cấp. Tôi có thể nuôi hòn máu của tôi, dù nó phôi thai ở dạng nào. Tôi sẽ… chỉ dám nhờ đến kỹ thuật ống nghiệm. Có được không cô? Đây là địa chỉ của tôi. Tôi cam đoan, cô sinh xong tôi sẽ xin cháu về nuôi. Tôi sẽ chu cấp cho ba mẹ con cô cho đến khi có người đàn ông nào đó. Cầm bằng không có người ấy…"[16; Tr24 - 25].

Trong văn học nói riêng, trong cuộc sống nói chung, lời ăn tiếng nói thể hiện tính cách, trình độ văn hóa, tình cảm của con người. Võ Thị Xuân Hà chu ý dùng đối thoại để thể hiện tính cách nhân vật. Đó là lời nói tàn nhẫn, cay nghiệt của chồng Hoan khi cô sinh lần thứ hai: "Nếu lần này cô đẻ ra một con quỷ nữa, tôi sẽ cưới ngay con bé Loan xóm bên" ."…[16; Tr12]. "Mẹ kiếp thương thay cho tôi. Cái giống nhà cô, nếu ngay từ đầu tôi biết đã không rước nợ vào thân. Huân huy chương của bố cô là cái thứ đếch gì? Có gỡ được cái vô phúc của nhà cô không? Huân huy chương có tẩy rửa được cái món ngọa quỷ trong cái nhà này không?"."…[1; Tr13]. Đây là lời của Việt Đinh Bá (một đạo diễn nổi tiếng) với Hoàng trong Mùa phim trường: "Chuyên môn với sáng tạo là cái thứ đếch gì nếu không làm ra xèng"; "Hiểu làm đếch gì cho mệt. Đại để phim ăn khách thì tao sẽ bị cánh nhà báo bâu vào phỏng vấn, thể nào cũng bị chúng nó moi móc tim gan cả cuộc đời lở lói của tao, từ tông ti họ hàng đến cái trò bỏ học ngày xưa của tao, đem cái trò riêng tư hai vợ bốn năm con nhân tình ra cho thiên hạ xem chơi. Tiền doanh thu thì Hãng phim ăn trọn gói, may lắm thưởng cho đoàn làm phim tí tẹo. Còn thì chúng nó chia chác ra hết. Doanh thu càng tăng, nỗi đau không được chia tiền công sức sáng tạo nghệ thuật của tao càng tăng… Còn nếu phim làm ra không có khách thì cậu biết rồi đấy, bị bôi cứt cả đời không hết thối… Vì vậy, cứ yên tâm về mặt chuyên môn, đã có anh lo. Mày đi lo cho anh ba cái vụ lăng nhăng không cần lương tâm với sáng tạo nghệ thuật gì hết" [15; Tr132 - 133]. Qua đối thoại, tính cách của đạo diễn Việt Đinh Bá hiện lên rõ nét.

Tóm lại, trong các truyện ngắn của mình, Võ Thị Xuân Hà đã xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng với nhiều kiểu số phận, nhiều sắc thái tâm lí, tình cảm khác nhau. Thế giới nhân vật ấy là minh chứng cho tài năng của chị ở thể loại này.

Từ tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà, người đọc thấy toát lên quan niệm nghệ thuật đầy tính khám phá. Chị đã hướng vào chiều sâu nhân vật, luôn cố gắng đào sâu vào các ngõ ngách, các phần khuất tối trong đời sống tâm hồn nhân vật, khơi gợi cho người đọc cách hiểu nhân vật. Trên mỗi trang viết, ẩn đằng sau câu chữ là lòng cảm thông thấu hiểu đối với mỗi mảnh đời, mỗi số phận.

Võ Thị Xuân Hà viết truyện tự nhiên, giản dị, sử dụng nhiều biện pháp xây dựng nhân vật khá quen thuộc, nhưng vẫn phát huy tối đa ưu điểm, giúp chị thể hiện thành công hình nhân vật và ý đồ nghệ thuật của mình. Các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà khá đa dạng. Về cơ bản, đó là: nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện, nghệ thuật "phi điển hình hóa”, nghệ thuật thể hiện đối thoại. Chính sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo các phương diện này đã giúp Võ Thị Xuân Hà xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú, độc đáo, nhiều chiều.

KẾT LUẬN

Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986 đã có những tiến triển đáng ghi nhận về nhiều mặt trên tất cả các thể loại. Đóng góp vào sự thành công ở thể loại truyện ngắn phải kể đến sự xuất hiện của hàng loạt các cây bút nữ, trong đó có Võ Thị Xuân Hà. Với niềm đam mê và sức viết dồi dào, Võ Thị Xuân Hà đã cống hiến cho độc giả một khối lượng hàng trăm tác phẩm có chất lượng, gặt hái được nhiều thành công và giải thưởng lớn. Phân tích đặc tính thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau:

1. Truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà đã bám sát hiện thực cuộc sống với cái nhìn mới mẻ, khơi gợi người đọc khả năng đối thoại suy ngẫm. Nhà văn chú ý thế giới tâm hồn của con người, nắm bắt những chuyển biến tinh tế qua những khoảnh khắc nên tạo ấn tượng cả ở bề rộng lẫn chiều sâu. Có thể thấy, với thể tài truyện ngắn, Võ Thị Xuân Hà đã khai triển và thể lộ khá nhiều khía cạnh mới mẻ, linh hoạt trong cái nhìn nghệ thuật về con người. Đó là quan niệm nghệ thuật vừa mang tính triết học vừa mang tinh thần nhân văn đẹp đẽ. Tính triết học được bộc lộ ở chỗ, Võ Thị Xuân Hà chỉ ra cho ta thấy bản thể của con người là vô cùng phức tạp và bí ẩn, con người luôn tự nhận thức và trải nghiệm với nỗi đau. Với nhãn quan đó, Võ Thị Xuân Hà đã xây dựng nên những con người đời thường, con người không hoàn hảo, mở ra những tầng sâu mới mẻ và thú vị về đời sống đầy bí ẩn, vô cùng vô tận của những cá thể người sinh động và gần gũi. Còn tính nhân văn trong quan niệm về con người của Võ Thị Xuân Hà thể hiện ở chỗ, nhân vật của chị, cho dù ở bất cứ cảnh huống nào, vẫn luôn nhẫn nại trên hành trình đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện.

2. Từ quan niệm nghệ thuật về con người, Võ Thị Xuân Hà đã xây dựng trong truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng: nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, nhân vật tha hóa... Mỗi nhân vật, mỗi cuộc đời, mỗi số phận khác nhau nhưng tất cả họ đều phải trải nghiệm với nỗi đau. Qua thế giới nhân vật phong phú ấy, Võ Thị Xuân Hà vừa phản ánh tâm thế thời đai, vừa phản ánh sự đa dạng, bộn bề của đời sống xã hội, cũng như tâm hồn vốn dĩ phức tạp, bí ẩn của con người; đồng thời cũng cho thấy sự cảm thông của nhà văn với họ và cái nhìn tràn đầy niềm tin vào nhân tính con người.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà cũng có nhiều điểm đặc sắc. Văn chương Võ Thị Xuân Hà vừa có sự mãnh liệt và bất ngờ của dòng Hồng Hà nơi chị lớn lên, vừa có cái thâm trầm bình thản mà sâu sắc của dòng Hương Giang nơi chị sinh ra. Có thể nói, truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà tựa như hai dòng nước, có khi đối lưu, có khi hòa lẫn, có khi hỗn mang, có khi thanh bình. Làm nên sự đặc sắc này, Võ Thị Xuân Hà đã kết hợp những kĩ thuật tự sự truyền thống với nhiều thể nghiệm mới. Tình huống truyện trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà không chỉ có chức năng tạo dựng cốt truyện mà còn chuyển tải ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Các thủ pháp nghệ thuật như độc thoại nội tâm dưới dạng tự bạch, đối thoại trong độc thoại đã giúp nhà văn đi sâu vào đời sống nội tâm và diễn biến tâm lí của nhân vật đồng thời cũng diễn tả được cuộc sống hiện thực phức tạp luôn biến động. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật như "phi điển hình hóa", nghệ thuật thể hiện đối thoại cũng góp phần tạo nên sự độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Võ Thị Xuân Hà. Với bút pháp nghệ thuật linh hoạt, truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà đã chinh phục được đông đảo độc giả cho dù quan niệm thẩm mĩ của họ có thể rất khác nhau.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, chúng tôi nhận thấy, Võ Thị Xuân Hà thực sự là nhà văn có

trách nhiệm với nghề, luôn có ý thức tìm tòi, thể nghiệm và đổi mới cảm hứng sáng tạo cũng như bút pháp thể hiện. Võ Thị Xuân Hà thực sự đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn xuôi độc đáo. Với lối viết riêng, Võ Thị Xuân Hà đã góp một tiếng nói quan trọng vào bức tranh truyện ngắn nữ nói riêng và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí Văn học, số 9.

2. Lại Nguyên Ân (2007), 150 thuật ngữ văn học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975. Khảo sát trên những nét lớn, Luận án PTS Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Thủy Bình, “Nhận xét về tập truyện Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí”, http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/diem-sach/cai-vac-vang-co- don-khieng-bang-kim-khi-2140217.html

5. Lê Huy Bắc (tuyển dịch) (2005), Về truyện ngắn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Đặng Anh Đào (1991), “Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 6.

7. Trần Thanh Đạm (1989), “Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay”, Báo Văn nghệ, số 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn) (2009), Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo Dục, Tập 1, Những công trình thi pháp học.

9. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn.

10. Hạnh Đỗ (2007), “Võ Thị Xuân Hà: Đằng sau trang viết”, www.vannghesongcuulong.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst &sid=213

12. Hàn Thủy Giang (2003), “Võ Thị Xuân Hà - Người sống trên đất lặng lẽ”, Vietbao.vn/Van-hoa/Vo-Thi-Xuan-Ha-Nguoi-song-tren-dat-lang-

le/20003189/181/

13. Võ Thị Xuân Hà (2002), Truyện ngắn, NXB Phụ nữ.

14. Võ Thị Xuân Hà (2006), Chuyện của con gái người hát rong, NXB Hội nhà văn.

15. Võ Thị Xuân Hà (2008), Thế giới tối đen, NXB Phụ nữ.

16. Võ Thị Xuân Hà (2009), Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, NXB Hội nhà văn.

17. Võ Thị Xuân Hà (2012), Vàng son thạch thủy khí, NXB Hội nhà văn. 18. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

19. Lê Thị Tuyết Hạnh (2002), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam 1975 - 1995), NXB Đại học Sư phạm.

20. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục. 21. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn.

22. Hiền Hòa (2003), “Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau hơn khi nhìn thực tế”, Vietbao.vn/vanhoa/Vo-Thi-Xuan-Ha-Viet-de-do-dau-don-hon-khi-nhin- thuc-te/

23. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục.

24. Phan Thị Huyền (2012), Thi pháp truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, Luận văn Thạc sĩ Khoa Ngữ văn, ĐHSPHN.

25. Lê Thị Hường (1995), “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 4.

26. Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 2.

27. Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn 1945 - 1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Cao Kim Lan (2005), “Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6.

29. Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 90 - 101)