Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 84 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện

Tình huống là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi tác phẩm tự sự. Trong truyện ngắn, tình huống là bối cảnh mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật suy nghĩ, hành động và bộc lộ tính cách của mình. Tình huống truyện vì thế cũng là một trong những phương diện thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả. Từ vai trò quan trọng đó mà việc tìm hiểu các dạng thức tình huống truyện trong tác phẩm văn học trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn.

Đối với Võ Thị Xuân Hà, tình huống truyện là một trong những phương diện nghệ thuật cơ bản giúp nhà văn triển khai cốt truyện, thể hiện thành công thế giới nhân vật và góp phần biểu lộ tư tưởng nghệ thuật của mình. Khảo sát truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, thấy tình huống truyện xuất hiện dưới nhiều dạng thức. Mỗi dạng tình huống lại được nhà văn khai thác một cách triệt để ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều khi trong cùng một truyện lại có sự đan xen, lồng ghép nhiều tình huống truyện, tình huống này gọi tình huống kia xuất hiện, và mỗi tình huống mang lại một hiệu quả nghệ thuật riêng, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Cách giải quyết tình huống của Võ Thị Xuân Hà cũng luôn biến thiên đa dạng và không bao giờ có sự lặp lại.

Xét về mặt kết cấu, truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà về cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc cốt truyện truyền thống, gồm năm thành phần (trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút). Trong kiểu kết cấu cốt truyện ấy, tình huống bi kịch thường được đặt ở phần đầu tác phẩm, giữ vai trò khởi đầu cho mọi biến cố diễn ra trong truyện.

Không khóc ở Seoul kể về số phận bất hạnh của một cô gái nghèo Việt Nam sang Hàn Quốc kiếm sống. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh nhân vật nữ lần về nhà sau khi bị tên chủ lao động hãm hiếp. Tiếp đó là sự hồi tưởng của nhân vật về quá khứ. Đọc những dòng hồi tưởng của nhân vật ta biết cô đã từng sang nước Hàn hai lần và vì sao cô lại bị tên chủ lao động cưỡng bức. Việc tạo ra tình huống bi kịch ở đầu tác phẩm Võ Thị Xuân Hà đã nối được nhịp cầu để dẫn dắt cốt truyện đi theo diễn biến bi kịch số phận nhân vật nhằm dụng ý nhấn mạnh nguy cơ bị cưỡng bức là một trong những điều đáng sợ nhất và luôn rình rập những người phụ nữ Việt Nam yếu đuối, thân cô nơi xứ người. Chi tiết vừa như một lời cảnh tỉnh vừa là nỗi đau của nữ nhà văn cho số phận bất hạnh, đen bạc mà bất cứ cô gái Việt Nam nào cũng có thể gặp phải khi đi kiếm sống nơi xứ người.

Bay lên miền xa thẳm mở đầu bằng tình tiết người vợ là Thủy đang nằm ở viện vì bị băng huyết, còn Khang - chồng cô, đang rất lo lắng chăm sóc vợ. Nhưng Thủy không hề thấy cảm động trước cử chỉ này của chồng mà cô chỉ “nhìn chồng như hướng về một cõi xa xăm nào đó”. Chi tiết này khiến cho độc giả không khỏi thắc mắc. Trở về quá khứ, nhân vật kể chuyện cho ta biết vợ chồng Thủy vốn có một gia đình hạnh phúc, đầm ấm. Cô có một người chồng tốt. Chồng cô “không rượu, không thuốc, yêu vợ”. Nhưng rồi sự xuất hiện của một con chim lạ với những lời mời gọi thật hấp dẫn đã khiến Thủy nhiều lần bay theo nó để tới cõi thiên đường mơ ước. Điều này đã khiến cô trở thành người khác, Thủy thấy chồng mình thật vô vị. Cô rơi vào bi kịch, cô “rũ xuống như một tàu lá héo. Bao nhiêu thuốc cũng không vực được cô dậy được”. Không ai. Không có thứ thuốc nào có thể cứu cô nếu cô không muốn sống. Và Thủy chết. Cái chết cơ học của cô ở cuối truyện chỉ là sự cụ thể hóa cái chết trong tâm hồn cô ngay khi cô sống cùng chồng con, gia đình, những người thân yêu của mình. Con người chúng ta ai cũng phải chết đó là cái chết

về mặt sinh lý, nhưng còn có cái chết đáng sợ hơn là cái chết về mặt tinh thần. Chết ngay khi còn đang tồn tại giữa cuộc đời.

Trong Đô hội, Võ Thị Xuân Hà đặt nhân vật Nhan vào tình huống bi kịch. Cô sang Mỹ theo người tình nhưng sang rồi mới biết anh ta là kẻ lừa đảo có hạng và cô chỉ là một trong các nạn nhân của hắn. Cô bị cảnh sát Mỹ thẩm vấn vì bị nghi ngờ là đồng phạm của tên tình nhân đốn mạt kia. Khi được trả tự do thì Nhan phải đi phá cái thai trong bụng vì không có tiền để sống. Cô nhờ người chị ở Việt Nam thuê thầy cúng cầu cho mình có thể tìm thấy một người đàn ông mà cô luôn thấy trong mộng. Nhưng Nhan chỉ gặp được một gã nghèo khó vừa lùn vừa xấu chấp nhận cưu mang cô khi cô phải phục vụ sinh lí cho hắn. Mỗi tối trước khi đi ngủ, Nhan đều nói câu quen thuộc với gã đàn ông bản xứ: “Mày trả tao bao nhiêu tiền đêm nay ?”. Tình huống éo le này có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu sắc những cô gái vì ham cuộc sống giàu sang nơi xứ người mà dễ bị lừa đảo rồi rơi vào tình trạng bi đát. Chi tiết Nhan luôn mơ thấy sẽ gặp người đàn ông hào hoa trong mộng nhưng thực tế chỉ gặp gã Hen- ry vừa nghèo vừa xấu như một lời mỉa mai cho những ảo vọng mà không ít những cô gái như Nhan trong thực tế vẫn có.

Bí ẩn một dòng sông cũng xây dựng một tình huống truyện éo le, bất hạnh và đầy bi kịch. Truyện kể về một mối tình rất đẹp giữa Hạ với Vịnh. Tình cảm họ dành cho nhau thật nồng cháy. "Trời ơi, mình hiểu là mình yêu anh ấy vô cùng, yêu hơn tất cả những mối tình mơ mộng từ trước tới nay cộng lại. Trước anh ấy mình trở nên nhỏ bé". "Ôi mình muốn khóc vì đã được yêu và yêu lại. Mình đã ôm xiết anh ấy trong vòng tay này, đã run lên trong lòng anh…". Còn Vịnh, ban đầu chưa có mấy thiện cảm với Hạ nhưng khi thấy cô cười lúc chụp ảnh thì "Bất giác tôi thót tim. Có thể từ giây phút nhìn thấy nụ cười của cô gái ấy mà tôi phần nào bớt đi thói kiêu căng của mình". Họ yêu nhau đã cùng nhau vượt qua bao nhiêu thử thách. Nhưng khi tình cờ nghe

được những câu nói không hay của họ hàng nhà Vịnh, lòng tự trọng bị tổn thương, Hạ đã quyết định trở về Hà Nội khi hết thời hạn đi biệt phái. Nhưng một tai họa đã ập đến khi hạnh phúc trọn vẹn tưởng chừng đã ở trong tay. Một mái nhà không chịu được bão đã sụp xuống và Hạ đã chết. Điều này làm cho Vịnh day dứt khôn nguôi suốt phần đời còn lại của mình.

Trong Đồng tiền sắc đỏ, Võ Thị Xuân Hà lại xây dựng một tình huống truyện đầy bất ngờ và hấp dẫn. Vào buổi chiều 30 Tết, một người đàn ông lang thang không nhà cửa may mắn được một người đàn ông bất hạnh khác cho một đồng tiền màu đỏ. Đồng tiền có ý nghĩa vô cùng với người đàn ông này. Dù cho bụng đói cồn cào, nước miếng tứa ra từ chân răng khi anh ta dừng lại bên một mẹt bánh chả. Khi đứng bên hàng kẹo bột anh ta vẫn quyết không sử dụng đồng tiền quý giá ấy. Bởi anh tưởng tượng ra với số tiền ít ỏi này anh vẫn có thể tìm được một nhà trọ rẻ tiền, có cái gì đó cho vào miệng và đón xuân sang. Nhưng một tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi hoàn toàn dự định của người đàn ông này. Anh gặp một cô bé thật đáng thương. Cô bé bán hoa, hoa thì không bán được mà tiền thì bị mất cắp nên đang ngồi khóc vì không có tiền đem về cho mẹ. Khi biết nguồn cơn câu chuyện, người đàn ông đã quyết định dùng đồng tiền của mình mua hết số hoa của cô bé.

Trong Nghề giáo.Thuỳ lại được đặt vào một tình huống phải lựa chọn. Thùy là cô giáo trẻ yêu nghề. Gia cảnh cô cũng nghèo khó như bao giáo viên miền biển khác. Chồng lại công tác xa, một mình cô phải nuôi con và gánh vác việc nhà. Các bạn đồng nghiệp dạy thêm nhưng Thùy không dám thu nhận học sinh ngoài giờ quy định của nhà trường. Kiếm được cái xe đẩy, Thùy đi bán hàng. Cuộc sống khốn khó nhưng Thùy vẫn nhói tim khi bắt gặp những cảnh đời bất hạnh. Đó là những đứa trẻ lang thang không có ngày hè kiếm sống bằng đủ thứ nghề. Đó là cậu bé Thanh, khao khát được đi học, nhưng bị bố mẹ cấm. Và Thùy đã nảy ra ý định mở lớp học tình thương cưu

mang những đứa trẻ bất hạnh. Ý nghĩ ấy đến trong đầu khi Thùy nhìn thấy cậu bé Thanh bán xổ số mân mê cây bút máy với nỗi thèm khát. Cô đã phải trải qua cuộc đấu tranh tư tưởng để đi đến quyết định này. Khi lớp học được mở, cũng có lúc Thùy hối hận với quyết định của mình. Nhưng ý nghĩ chạy trốn không thành. Cô thấy nhói trong ngực khi nghĩ rằng: Lũ thằng Thanh, con Sao, con Thắm lại là một phần tương lai của cái thị xã nhỏ bé này ư? Rồi chúng sẽ là tay anh chị, những cô gái đi sương. Rồi chúng sẽ sinh con đẻ cái, rơi vãi dọc đường, lại những đứa trẻ bất hạnh lớn lên. Cuối cùng cái tâm đã chiến thắng, lớp học của cô đã đi vào hoạt động.

Trong Vết nám, Người đàn bà và những con rối nhân vật được đặt trong những tình huống đầy mâu thuẫn. Phượng (Vết nám) có ba người đàn ông. Người thứ nhất là người chồng yêu dấu của nàng. Người thứ hai là người tình của nàng, một con người mơ mộng, thỏa mãn cơn lốc khát vọng trong nàng. Người thứ ba là một gã đàn ông đểu cáng, gã là vết nám của đời nàng. Nhưng đôi khi nàng lại khóc vì vết nám, đôi khi nàng tràn ngập nỗi đam mê với vết nám của mình.

Cõi người được xây dựng bằng tình huống truyện éo le đầy trớ trêu. Một lão già và một đứa trẻ tồn tại ở một vùng đồi hoang không ai biết đến, họ đều bị số phận đẩy đến bước đường cùng. Họ đã đến với nhau không phải vì tình yêu mà vì bản năng trong con người. Đặt ra tình huống này, nhà văn cho chúng ta thấy một phương diện của đời sống xã hội hiện đại, đó là sự cô đơn đến tột cùng của con người.

Để tìm hiểu và khám phá thế giới tâm hồn vô cùng phong phú và phức tạp của nhân vật, Võ Thị Xuân Hà còn lựa chọn cho mình những tình huống có tính chất tâm lí, gợi cho nhân vật những suy nghĩ, suy tư và bộn bề cảm xúc. Ở dạng thức này, Võ Thị Xuân Hà thường ít bắt đầu bằng sự kiện, sự việc mà thường bắt đầu bằng một trạng thái tâm lí. Dưới nướcCâu chuyện

của nàng Thê bắt đầu bằng trạng thái chuẩn bị bước vào hành trình cho một kiếp mới của nàng Thê. Nàng đã trải qua rất nhiều kiếp luân hồi trước đó. Nhưng nàng vẫn nhớ một người, vẫn muốn phải tìm tình yêu của mình. Trong trạng thái chuẩn bị ra đi, bao giờ nàng Thê cũng đứng bên cầu Đoạn Hà, gặp ông già Tiểu Ngục và uống nước quên rồi tiếp tục một hành trình mới. Trong truyện Thiếu phụ và bức thư bắt đầu bằng cảm giác hồi hộp của người phụ nữ khi nhận được bức thư. Lâu lắm rồi không ai gửi thư cho chị. Thiếu phụ áp bức thư vừa nhận vào ngực. Chị bước từng bước một vào nhà, tay vẫn ôm khư khư bức thư trên ngực, cảm giác hồi hộp, vui sướng này còn theo người thiếu phụ đến tận khi chị đã bóc thư ra, đã đọc. Truyện kết thúc bằng niềm hân hoan của chị: Chị mở tung tất cả các cánh cửa, rồi chạy ra vườn hái thêm hoa vào cắm. Chị mở tủ, lôi chiếc áo đẹp nhất ra ngắm nghía, chị soi mình trong gương và phá lên cười. Vườn hài nhi là nỗi đau và sự ân hận khôn nguôi của người phụ nữ về những việc làm của mình và chồng diễn ra trong quá khứ.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)