Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vậ t

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 75 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vậ t

Truyện ngắn sau 1975 đã vận động và phát triển theo quy luật tất yếu của văn học, đáp ứng kịp thời sự chuyển đổi của xã hội và con người sau chiến tranh. Truyện ngắn đã có những cách tân và thu được những thành tựu đáng kể không chỉ ở phương diện nội dung tư tưởng mà còn ở phương diện hình thức biểu hiện. Các nhà văn chuyển từ hứng thú miêu tả nhân vật với những biểu hiện hành động bên ngoài có tính chất xã hội sang hứng thú khám phá lí giải những hành động bên trong, những biểu hiện của đời sống nội tâm có tính chất cá nhân, cá thể. Bởi vậy cuộc sống hiện thực ít được mô tả trực tiếp, khách quan mà nó được biểu cảm qua thế giới tâm hồn và dòng ý thức của nhân vật. Thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn mới là đối tượng chính để các tác giả đi sâu khám phá và biểu hiện.

Khảo sát các tập truyện của Võ Thị Xuân Hà, chúng tôi nhận thấy tâm lí nhân vật được khám phá qua dòng ý thức và độc thoại nội tâm.

Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu giúp nhà văn nắm bắt được tâm lý, xoáy sâu vào dòng cảm súc, suy tư, trăn trở, từ đó khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm của nhân vật.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [18].

Ai nấy đều biết, kỹ năng thể hiện nội tâm con người là một trong những thước đo quan trọng của sự tiến bộ nghệ thuật và cũng là mục đích chủ yếu của nghệ thuật. Nhà văn Nga vĩ đại L. Tônxtôi đã từng ghi nhận điều này trong nhật ký năm 1896. Theo ông, “Mục đích chủ yếu của nghệ thuật , nếu như có nghệ thuật và nghệ thuật có mục đích, là thể hiện, diển tả sự thật về tâm hồn con người, diễn tả những bí ẩn không thể nói ra bằng lời lẽ giản đơn. Vì thế mà có nghệ thuật. Nghệ thuật là kính hiển vi mà nghệ sĩ soi vào những bí ẩn của tâm hồn mình và trình bày những bí ẩn chung cho tất cả mọi người” (Nguyễn Hải Hà - Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi).

Tiếp thu thành tựu của các nhà văn đi trước song Võ Thị Xuân Hà đã nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi khác biệt trong việc phác họa nhân vật. Ở đây tác giả luôn tập trung đi sâu khám phá trực tiếp thế giới tâm hồn nhân vật. Trong các truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, dạng truyện tự bạch và kể ngôi thứ nhất chiếm số lượng lớn. Có thể kể đến các tác phẩm như: Giấc mơ, Ngàn xanh và gió, Mưa rơi,Thế giới tối đen, Cà phê yêu dấu, Đêm nhiệt đới, Những trang bản thảo... Tính chất tự bạch biểu hiện ở việc nhân vật xưng "tôi". Nhân vật "tôi" thường kể chuyện mình, bộc bạch những nỗi niềm, suy nghĩ, cảm xúc của chính mình, nói chung là tiếng nói của cái tôi cá nhân. Tuy nhiên đó không phải là cái tôi tiêu cực, tách biệt với mọi quan hệ. Qua truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, ta thấy họ thường tự bạch những nỗi niềm về tình

yêu, cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Đó là sự tự bạch rất đỗi chân tình, đặc biệt là tự bạch của những tấm lòng người phụ nữ.

Đọc Võ Thị Xuân Hà, thấy nhà văn tỏ ra biết đi sâu khai thác vào những khoảnh khắc tâm trạng con người để họ tự bộc bạch nỗi lòng. Ta thường bắt gặp trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà là những tâm trạng được tự do bộc lộ như thế này: "Vào một ngày đày bực dọc trong lòng, tôi lang thang trên hè phố một cách vô định… Tôi tha thẩn trên hè phố, thích thú ngắm nhìn, cảm nhận những khung cảnh quen thuộc mà hàng ngày vẫn đi qua giữa chúng, đồng thời không hề biết tường tận về chúng"; “trước cảm giác quen thuộc bỗng nhiên xa lạ ấy, mọi sự sống trong cuộc đời khó phân biệt tốt xấu ấy, tôi muốn kêu to: Tôi đi tìm tôi” (Những trang bản thảo). Hay đó là tâm trạng luôn trăn trở đi tìm một vẻ đẹp hoàn mỹ đã mất trong quá khứ: "Nhưng rồi tôi lại đi. Đi đâu? Đi tìm cái đã mất. Tôi muốn nhìn lại mình" (Lời nhắn của biển). Đó là nhân vật tôi trong Bạn gái, một phụ nữ mực thước, tuyệt đối hóa mọi phép tắc cư xử nhưng khi đứng trước mộ Diêu, cô bạn gái phá phách, thực dụng của mình “bỗng dưng tôi thèm ngủ với người đàn ông ấy kinh khủng”.

Trong Cà phê yêu dấu, nhân vật tôi cảm thấy: “Con người cứ mải miết đi tìm một cái gì đó” nhưng không biết chính xác cái đó là cái gì. Cô có hoàn cảnh rất éo le. Đã có tuổi nhưng chưa tìm thấy một nửa của mình. Cô mở quán cà phê để có tiền đi du lịch. Có lẽ cô cũng tự thấy bằng lòng về cuộc sống hiện tại của một người cô đơn. Nhưng tái tim chai sạn ấy bỗng loạn nhịp khi một ngày nọ trong quán cà phê xuất hiện “một người đàn ông trẻ ngồi uống cà phê lặng lẽ ở một góc quán”. Điều này khiến cô cảm thấy “Như có điều gì lạ dâng lên trong lồng ngực”. Khi người đàn ông ấy đi rồi thì “tôi nhấc phin cà phê của anh mang vào pha lại. Tôi chờ nước hai nhỏ xuống lưng tách rồi nhấp từng ngụm cà phê nước hai sánh vàng. Tôi tập uống từng ngụm

đắng. Ngồi đúng chỗ người ấy đứng lên. Từ ngày đó, tôi đến quán sớm hơn, chờ người ấy quay lại”. “Một ngày, hai ngày”, rồi “tôi mở quán từ sớm đến khuya”. Nhưng ngày lại ngày chờ đợi mòn mỏi mà “người ấy” không quay lại. “Tôi lôi cây đàn ghi ta ra gảy... chiêu khách mà lòng khắc khoải”, “tôi ôm đàn tóc xõa vai, mắt mờ vì lệ nhìn ra con đường trước quán”. Người đàn bà trong Đêm nhiệt đới luôn để tâm hồn mình trôi theo dòng ý nghĩ của riêng mình, nên khi chuyển đến khu tập thể mới song chị vẫn luon lặng lẽ một mình, không quan hệ bạn bè thân thuộc với ai. Chị sống và nghĩ về người đàn ông của chị rồi tự dằn vặt mình: “Anh ấy là một người đàn ông mạnh mẽ và trẻ trung. Anh ấy phải lấy một cô gái trẻ và đúng là người bình thường. Còn chị hai bàn tay đã chạm vào những thi thể lạnh lẽo....”. Chị miên man trôi theo dòng ý nghĩ về những bông hoa “nở một mình trên hành tinh đầy đá và sỏi. Bông hoa cố ép mình thu lại để giống đá và sỏi. Những ánh sáng chói chang bắt nó nở bung. Bông hoa quá nhỏ so với vũ trụ”. Nhân vật xưng tôi trong Những trang bản thảo bộc bạch “Ta thua gì họ nhỉ? Vậy mà họ có thể ném ra vài chục ngàn để mua một vé xem hát. Còn ta xơ xúi, mặc cả từng đồng để mua một mớ rau nhàu nát. Từng đêm, ta ngồi khổ sở bên ngọn đèn, vắt kiệt trí não viết ra những trang bản thảo chẳng nơi nào nhận in. Hay là ta quay về với cuộc sống đời thường?”…

Thùy trong Nghề giáo khi quyết định mở lớp học tình thương cưu mang những đứa trẻ bất hạnh đã phải trải qua cuộc đấu tranh tư tưởng với chính mình. Cô thầm nghĩ “tội tình gì mà mình phải khổ thế này cơ chứ. Thôi về xua lũ trẻ kia đi, cho chúng ít quần áo, nói rằng mình chỉ đủ sức thế. Cha ơi, thầy ơi, chữ Tâm cha để cho con cũng có ba bảy đường. Con lại đẩy xe hàng đi kiếm tiền, nuôi các cháu và nuôi nghề dạy học vậy”.

Một đặc điểm rất riêng của truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà là các nhân vật xưng "tôi" tự bạch luôn ở trong đỉnh điểm của sự cô đơn, dằn vặt, day dứt

khiến người đọc cũng phải nhập cuộc để theo dõi. Hình thức kể chuyện xưng tôi còn làm cho độc giả có cảm giác thân tình hơn. Ý nghĩa của người kể chuyện ngôi thứ nhất chính là vai trò khiến khoảng cách giữa nhà văn và độc giả tiến gần gần nhau. Người đọc không có cảm giác phân biệt đối với nhân vật của Võ Thị Xuân Hà là nhờ vào lối dẫn dắt tài hoa này.

Độc thoại nội tâm dưới dạng tự bạch là một thủ pháp, một kỹ xảo trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà. Với lối trần thuật thông qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà bộc lộ một xu hướng viết như một nhu cầu trình bày những trải nghiệm của bản thân. Điều này cho thấy Võ Thị Xuân Hà là người rất chú ý khai thác tiếng nói cá nhân của mỗi nhân vật với những tâm tư tình cảm của họ.

Bên cạnh độc thoại nội tâm dưới dạng tự bạch, Võ Thị Xuân Hà còn chọn dạng đối thoại trong độc thoại nội tâm để khám phá nhân vật với mọi ý nghĩ, cảm xúc chân thực nhất. Đối thoại trong độc thoại nội tâm là một dạng đối thoại độc đáo, kiểu đối thoại ngầm vừa như một sự tự vấn, vừa như tự mổ xẻ bản thân mình giúp các nhà văn biểu hiện "con người bên trong con người" một cách sâu sắc. Chẳng hạn như cuộc đối thoại giữa Lý trơ lỳTâm hồn vơi nửa trong truyện ngắn Thiên thần nhỏ; cuộc đối thoại rất đặc biệt giữa người phụ nữ và linh hồn của chú chó Money trong Thế giới tối đen; cuộc đối thoại của lão Thoài với người phụ nữ hát ăn xin đã chết trong Cõi người; cuộc đối thoại của người phụ nữ với người chồng vô lương tâm trong Vườn hài nhi… Dù là có sự đối thoại nhưng ở đây không phải là sự đối thoại để thể hiện sự tương tác, mối liên hệ giữa người với người mà là sự đối thoại trong độc thoại để nhân vật thể hiện nỗi cô đơn, sự day dứt cùng cực của mình. Lão Thoài nói với linh hồn người phụ nữ hát ăn xin nhưng thực ra cũng là nói với chính mình, thú nhận sự cô đơn của cuộc đời mình. "Tôi trót làm con rể của bà rồi. Nhưng cứ mạn phép mà nói, nếu ngày ấy bà đến sớm hơn, có khi bà không

phải làm mẹ vợ của tôi cũng nên. Bà đi sớm nên tôi với nó cộc kệch quá. Con nó gọi tôi bằng ông mới phải…"[15; Tr172]. Người mẹ trong truyện ngắn

Vườn hài nhi nói với chồng nhưng lại cũng là đối thoại với chính mình, thú tội với lòng mình: "Anh biết không tình yêu của tôi và anh đầy tội lỗi. Người ta bảo với tôi, trên cái cõi này thứ nào đẹp cũng đầy tội lỗi…"[15; Tr186]. Người phụ nữ trong Thế giới tối đen nói chuyện với linh hồn của một con chó như một người bạn tri kỉ với nỗi thương nhớ khôn nguôi, đó là cuộc thoại của sự cô đơn, của một con người không thể sẻ chia với bất cứ ai những tâm sự trong lòng.

Trong Thiên thần nhỏ đó là cuộc đối thoại giữa hai cái bóng: "Đầu tiên Lý trơ lỳ tuyên bố:

- Ta sẽ chiếm lòng tin của người đàn bà ấy. Tâm hồn vơi nửa ngăn:

- Có nên như thế hay không nhỉ? Đích thực đây là một người đàn bà rất có học thức, thương người… [15; Tr57].

Lý trơ lỳ :

- Thế cuối cùng kết luận là đánh gục nàng chứ? Tâm hồn vơi nửa:

- Không. Lý trơ lỳ:

- Thế nếu nàng thích? Tâm hồn vơi nửa: - Đồng ý.

Lý trơ lỳ:

- Nếu nàng sắm sanh mọi thứ cho mình? Tâm hồn vơi nửa:

Lý trơ lỳ:

- Nếu nàng yêu mình quá? Tâm hồn vơi nửa:

- Đưa nàng đi chơi, du lịch, tắm biển, siêu thị, xem phim… Lý trơ lỳ:

- Tiền ai chi? Tâm hồn vơi nửa: - Ai có thì chi. Lý trơ lỳ lẩm bẩm:

- Có nghĩa trên thực tế là nàng chi, mình làm đếch gì có tiền, trên răng dưới d."…[15; Tr60 - 61]. Thực ra đây là sự đấu tranh tư tưởng của Phong khi quyết định nên hay không khi lợi dụng cô nhà báo Dịu.

Các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, phần nhiều là nữ. Có lẽ vì vậy mà chị chủ yếu xây dựng kiểu nhân vật tâm trạng chứ không phải nhân vật hành động. Có thể nhận ra, nhiều trạng thái tâm lí nhân vật được Võ Thị Xuân Hà miêu tả qua dòng ý thức. Trong truyện ngắn Dưới cơn gió thoảng, Võ Thị Xuân Hà chủ yếu đi vào khai thác những dòng tâm trạng của nhân vật nữ chính trong câu chuyện. Tất cả những sự việc như người phụ nữ nhìn bầu trời xanh tuyệt đẹp khi mùa thu về rồi quyết định đi nghỉ một mình, những câu chuyện với chú bé đeo mặt nạ Đường Tăng, đặc biệt cảnh cô ngồi nướng cá và câu cá một mình trong đêm bên bờ hồ đều làm nền cho sự bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật về cuộc sống của bản thân: “Giá như bên ta là những người thân. Và một người đàn ông đường hoàng sẽ dạy ta cách nướng cá thật ngon. Ta quả thật vẫn luôn là một sinh linh yếu ớt, vẫ luôn là người cần vô chừng một bếp lửa ấm cúng...”.

Người đàn bà và những con rối là câu chuyện thể hiện sự mâu thuẫn ghê gớm trong tâm lí người phụ nữ. Một mặt, “Nàng đếm từng bước chân anh

đi khỏi mỗi sáng và thắp hương cầu khấn thần linh tổ tiên ban cho vợ chồng nàng sức khỏe và hạnh phúc” nhưng mặt khác “Nàng vẫn chờ đợi tiếng gõ của đầy quyến rũ” của một người đàn ông khác. Dù có rất nhiều đối tượng đến gõ cửa, nhưng bao giờ nàng cũng hụt hẫng, do đó, nàng tiếp tục chờ đợi. Đây là niềm khát khao về một sự phá phách hay nổi loạn nhất thời để thoát khỏi cảm giác nhàm chán với cuộc sống hiện tại cùng người chồng mà thực ra nàng rất yêu thương. Đêm đến, nàng lặp lại cuộc trò chuyện với những con rối vô tri, thực chất là lặp lại những suy nghĩ trong tâm trí mình. Câu chuyện tưởng tượng của nàng về tính cách và số phận của hai con búp bê như là sự thức tỉnh về bản chất và kết cục của vấn đề nếu nàng cố thoát ra cuộc sống gia đình yên ấm trong thực tại để chạy theo những ảo mộng nhất thời. Vì vậy mà “Lâu dần nàng đã trở lại với cuộc sống bình thường” và “Nàng tự bằng lòng với cuộc sống của mình”.

Câu chuyện Thiếu phụ và bức thư được kể qua dòng ý thức trôi chảy của người thiếu phụ. Ngay sau khi nhận được bức thư, người thiếu phụ “nhớ lại những gương mặt đã qua thời xa xưa của mình”. Đó là anh bạn học cùng cấp ba với một mẩuu giấy tỏ tình “Tôi rất muốn được làm người bạn thân thiết nhất của T”. Người thứ hai là người lính vô tư, sôi nổi nhưng không dành được tình cảm của chị chỉ vì khi nói chuyện cứ vừa nói vùa hươ tay như diễn thuyết. Người thứ ba là đồng nghiệp, người luôn âm thầm đi bên chị mà chị không hay biết cho đến khi chị nhận được lá thư từ biệt của người ấy...Rồi chị nhớ lại nụ hôn đầu tiên... Rồi chị nhớ lại cuộc sống hiện tại của chị, chị phát hiện ra sự tẻ nhạt. Chị thắc mắc “Lâu lắm rồi nhà mình không có thư”. Trong suy nghĩ người thiếu phụ qua khứ hiện tại đồng hiện làm nên bức tranh tâm lý chân thật và sinh động. Người đàn bà trong Lúa hát lại luôn thấy trái tim mình thổn thức nhớ lại những ngày mình còn là con gái, biết bao chàng trai say mê, biết bao khúc hát tự tình tha thiết ở lại sau lưng người con gái:

“có tiếng nhạc phát ra từ đâu đó, trong những căn nhà phía đồi xa, nhưng cô vẫn nhận ra khúc nhạc quen thuộc dạo chưa đi lấy chồng”...

Hồng trong Ngày hội lúa là người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)