Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 66 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Nhân vật tha hóa

Bản thân thuật ngữ tha hóa có rất nhiều cách hiểu. Từ điển Tiếng Việt

thì: Tha hóa là (con người) biến thành xấu đi, “Biến thành cái khác đối nghịch lại” [38]. Như vậy, dù hiểu theo cách nào thì khi đề cập đến con người, thuật ngữ tha hóa cơ bản đều có nghĩa là trạng thái con người bị biến thành xấu đi, trở thành đối lập với chính mình trước đó, con người đánh mất nhân cách, trở nên đối lập với những giá trị con người, xa rời những chuẩn mực xã hội, xa lạ với cộng đồng.

Vậy vì sao con người lại tha hóa? Theo triết học mác-xít thì trong mỗi con người luôn tồn tại hai phần tự nhiên và xã hội, tức là phần con và phần người. Cũng có thể hiểu là phần tốt và phần xấu. Thông thường phần người với những quy định về đạo đức, chuẩn mực xã hội sẽ chi phối mọi việc làm của con người. Nhưng khi con người không làm chủ được mình trước hoàn cảnh và để cho những dục vọng tầm thường trỗi dậy và chi phối suy nghĩ và hành động thì anh ta sẽ bị tha hóa.

Kiểu nhân vật tha hóa vốn rất phổ biến trong văn học thế giới. Với văn học Việt Nam, trước năm 1945, mô típ này cũng đã xuất hiện nhiều, đặc biệt là ở dòng văn học hiện thực phê phán với đại diện tiêu biểu là Nam Cao qua các tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Tư cách mõ, Đời thừa... Trong thời kỳ văn học đổi mới, kiểu nhân vật tha hóa trở lại và rất phổ biến, nó là kết quả của cái nhìn mang tính biện chứng của các nhà văn về con người cũng như hiện thực cuộc sống. Nói riêng trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, đặc biệt là những truyện ngắn gần đây, ta thấy xuất hiện không ít kiểu hình tượng nhân vật này.

Trong truyện ngắn Mùa phim trường, Võ Thị Xuân Hà tập trung phơi bày những góc khuất, những khoảng tối của ngành công nghiệp điện ảnh vốn bề ngoài thật hào nhoáng. Nhân vật chính của câu chuyện là anh đạo diễn mới tốt nghiệp trường điện ảnh Phan Hoàng. Những kiến thức nóng hổi được tiếp thu trên giảng đường đại học cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ khiến Hoàng không thể chấp nhận cung cách làm việc trì trệ, gia trưởng và đầy thực dụng của Đinh Việt Bá - tay đạo diễn gạo cội của một hãng phim nhà nước mà anh đầu quân. Nói tóm lại Hoàng không thể chấp nhận chỉ làm cái chân phó đạo diễn mà thật ra là tên loăng quăng sai vặt, để rồi đến bốn năm mươi tuổi mới được giao cho một bộ phim nào đó và được tung hô là “đạo diễn trẻ đầy tiềm năng”. Hoàng quyết cùng một số người thân lập một hãng phim tư nhân.

Nhưng có điều chỉ ngay trong quá trình chuẩn bị làm bộ phim đầu tay của mình và của hãng thì dần dà Hoàng cũng đã thay đổi: “Hình như mình cũng sắp giống cách cảm nghĩ của Đinh Bá. Mình cứ nói bậy một hồi cho ra dáng tay đạo diễn lõi đời, thì cái lưỡi cũng dẻo quẹo thành thói” [15; Tr152]. Hóa ra môi trường sống không chỉ khiến người ta bộc lộ nhân cách mà nếu không đủ tỉnh táo còn khiến nhân cách bị tha hóa. Trường hợp của Hoàng là một ví dụ. Vẫn trong truyện ngắn này, Võ Thị Xuân Hà còn chỉ ra sựu tha hóa của những cô diễn viên, những ông đạo diễn. Các cô diễn viên mới ra trường để có được vai diễn thì phải đánh đổi thân xác với những ông đạo diễn có nhân cách suy đồi. Và để có tiền trang trải cho sinh hoạt, cho mỹ phẩm, cho quần áo hàng hiệu, không ít người đã trở thành gái gọi, gái bao cao cấp của các đại gia. Truyện trong nghề của mấy ông đạo diễn cũng lắm thứ để nói. Nếu muốn là đạo diễn gạo cội (Đinh Việt Bá), thì phải thủ đoạn, phải mặt dày trước sự soi mói, chửi bới của báo chí, dư luận.

Các truyện Năm hai ngàn lẻ x...Những kẻ lãng mạn cũng nói về kiểu nhân vật tha hóa qua hình tượng Dân. Dân vốn hoàn cảnh rất éo le. Mẹ mất sớm. Bố đi bước nữa. Rồi bố mất. Mẹ ghẻ vì sốc ma túy mà chết nhưng em bà ta lại vu oan cho Dân để đẩy cậu vào tù hòng chiếm đoạt nhà cửa, đất đai. Được ra tù sớm do trắng án, Dân tứ cố vô thân nhưng may mắn lại được Mai cưu mang. Anh ta được làm quản lý ở cửa hàng cà phê tranh nghệ thuật của Mai. Nhưng có lẽ cái quá khứ nghèo khổ cùng những năm tháng trong tù tiếp xúc với đủ hạng người lừa lọc đã hình thành ở Dân lòng tham vô độ cùng sự lừa lọc xảo trá. Với vẻ bề ngoài thật thà, lại chăm chỉ, hắn quyến rũ Mai để làm tiền rồi môi giới gái bao. Cuối cùng, Dân đã bỏ đi mất tăm và để lại Mai với cái thai bốn tháng. Mai đau khổ cùng cực và đi lang thang ra đường như một người điên. Với hành động đó, Dân đã đang tâm lấy oán trả ân với hai người có công rất lớn với hắn. Người thứ nhất đã cứu sống hắn một lần trong tù là Lương, chồng Mai. Dù Lương đã li dị vợ nhưng vì mong cho vợ được

hạnh phúc, nên niềm mong mỏi ấy được dồn cả vào bức thư nhờ Dân gửi cho Mai. Người thứ hai tất nhiên là Mai. Vốn đã rất đau khổ vì cuộc sống gia đình, cô đến với Dân bằng một tình yêu đích thực khi từ chối tình cảm của một người rất tốt từ lâu theo đuổi mình là Đạt, lại “chiều chuộng hắn còn hơn cả chồng ngày trước”. Nhắc đến những điều này để ta thấy rõ nhất bản chất bỉ ổi của Dân. Xây dựng nhân vật Dân nhà văn muốn phản ánh một hiện thực nhức nhối trong xã hội hiện nay với không ít kẻ vì đồng tiền mà có thể chà đạp lên tất cả mọi thứ, kể cả tình yêu, thứ tình cảm vốn dĩ rất cao đẹp của con người. Trong Năm hai ngàn lẻ x... Võ Thị Xuân Hà còn phản ánh sự biến chất của không ít cán bộ trong ngành tòa án. Dõi theo câu chuyện của nhân vật Mai ta thấy đó là các hiện tượng chạy chọt để được giảm án, được ở nhà tù nào dễ chịu hơn, làm sao để nhanh dược ra tù trước thời hạn… Tất cả dường như đều làm được miễn là có tiền. Cán cân công lý ở đây sẵn sàng bị nghiêng lệch bởi một thứ nhỏ bé nhưng lại có sức nặng ghê gớm đó là đồng tiền.

Cùng chủ đề phản ánh sự tha hóa đạo đức của con người vì đồng tiền như Năm hai ngàn lẻ x...Những kẻ lãng mạn, Mùa phim trường. Trong

Ngọa sinh, Võ Thị Xuân Hà cũng đề cập đến vấn đề này. Từ khi thực hiện nền kinh tế thị trường, trong ngành y ngoài những bác sĩ xứng đáng với danh hiệu "Lương y như từ mẫu" thì còn một bộ phận không nhỏ trong số họ bị tha hóa, bị biến chất vì không chống nổi sự cám dỗ của đồng tiền, đã làm những việc trái với lương tâm nghề nghiệp. Biểu hiện thường thấy là thái độ trịch thượng, thiếu tôn trọng người bệnh và người nhà của họ, là hiện tượng nhận phong bì của bệnh nhân hoặc gia đình họ. Đó còn là chuyện người của bệnh viện móc ngoặc với giới cò để có thêm thu nhập. Điều này được Võ Thị Xuân Hà mêu tả qua những lần đến bệnh viện xét nghiệm của Hoan.

Đô hội là câu chuyện được đồng thời dựng lên ở hai phía chân trời. Một phía là bên trời ta, cô chị đang cố gắng tìm thầy cúng giúp cô mau chóng kiếm được một người tình trong mộng; một phía là bên trời tây, cô em đang

hàng ngày sống trong nhục nhã. Cô em kiếm tiền ở trời tây bằng cách bán thân hàng đêm: “Cô vào phòng tắm. Mở vòi sen của căn nhà tồi tàn mà gã Henry cô độc thuê đã vài chục năm nay. Cô phải tắm thật kỹ càng. Rồi sẽ trang điểm thật sang trọng… Nhưng đêm nay, cô vẫn sẽ phải hỏi Henry cái câu cô vẫn hỏi hằng đêm, từ khi về ở nhờ gã: "Mày trả cho tao bao nhiêu tiền đêm nay? [15; Tr42].

Trong Xóm đồi hoa, cô Cùi và bà già là những nhân vật tha hóa. Thật ra trong tác phẩm nhân vật không có tên. Cùi là cách gọi theo bệnh mà cô đang mắc phải. Dù cô gái điếm này rất đẹp nhưng bệnh tật nên không có khách. Cô đành đi lang thang và cuối cùng định cư tại Xóm Đồi Hoa cùng với một bà già chán đời muốn chết mà không được (bà này thực chất trước đây cũng là gái điếm).

Có thể nói, tha hoá thực ra ở đây chỉ là hệ quả của nhữngcon người sống kiếp khốn cùng dưới đáy xã hội. Trong tập truyện Thế giới tối đen, sự tha hoá này lại diễn ra phần nhiều ở những con người được xem là trí thức trong xã hội. Giữa sự bủa vây của miếng cơm manh áo, gia đình của thể loại béo ngậy, thể loại tóc tém, đàn ông xương xẩu đã phải chịu làm cái nghề nay đây mai đó lừa bịp người khác bằng những trò “vui chơi có thưởng”. Xót xa hơn, đêm về họ rủa xả lẫn nhau, bằm dặp nhau. Những người làm thuê cho gia đình này ngoài công việc làm “cò mồi”, đêm đến trở thành những ả gái điếm, những gã trai bao. Nhìn một cách chung nhất, sự tha hoá rất ít xảy ra ở những con người khốn cùng trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà. Chỉ có những người trí thức, những người được coi là tầng lớp trên của xã hội mới rơi vào tình trạng tha hoá nhiều hơn. Nhưng nếu như con người tha hoá, tự đánh mất mình mà không nhận ra thì sẽ không có bi kịch. Bi kịch chỉ xảy ra khi họ sống giữa trạng thái đấu tranh giữa phần người và phần con, giữa con

người bản năng và con người ý thức, và cuối cùng thì họ chịu thua cái phần con, cái phần bản năng ấy.

Truyện ngắn Thiên thần nhỏ thể hiện cuộc giằng xé nội tâm của chàng sinh viên hai mươi mốt tuổi tên Phong trước việc nên hay không nên yêu và lợi dụng một cô nhà báo hơn cậu khá nhiều tuổi, đã có một con và li dị chồng. Nhà Phong vốn rất hoàn cảnh. Mẹ bị tù vì lô đề. Bố lái xe, vốn chẳng dư dả gì, lại có thói chơi bời, đàng điếm. Vợ được ra tù lại bắt đi làm thuê trả nợ. Trong hoàn cảnh cùng quẫn ấy, Phong vẫn quyết tâm học với mục đích “thi bằng được vào đại học để gỡ nhục cho gia đình”. Khi đi thi, Phong “chỉ có hai quyển sách với mấy chục ngàn. Vào phòng thi bụng đói sôi lên”. Cuộc sống sinh viên thiếu thốn như vậy nhưng tâm hồn Phong vẫn trong sáng: “Hắn ao ước một cuộc sống no đủ, có tiền thì đi du lịch. Ao ước một mối tình thơ mộng với một người con gái dịu dàng (...). Nàng sẽ sinh những đứa con khỏe mạnh, tươi tắn” [15; Tr52]. Trong con người cậu sinh viên có hai cái bóng là

Lý trơ lỳTâm hồn vơi nửa. Chúng luôn cãi cọ nhau. Và khi Phong gặp cô nhà báo Dịu, người nhờ Phong gia sư thêm cho môn Tiếng Anh thì lúc về nhà hai cái bóng trong con người hắn lại trỗi dậy và tranh cãi kịch liệt. Tâm hồn vơi nửa ban đầu nhất quyết không muốn lợi dụng người đàn bà tốt bụng, đẹp như “thiên thần” ấy nhưng rồi cũng bị khuất phục bởi những lý lẽ mà Lý trơ lỳ

đưa ra, trong đó đặc biệt là sự khó khăn của hoàn cảnh gia đình khi mẹ vẫn phải đi làm quần quật xa nhà để trả hết nợ thì bố mới cho về. Và thế là hắn yêu nàng. Mối tình kéo dài ba năm. Trong suốt quãng thời gian đó, “họ trở thành một đôi yêu nhau say đắm”, “họ có chung chìa khóa căn phòng hắn thuê. Họ chung rất nhiều thứ” [15; Tr67]. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến, một ngày nọ Phong đã “biến mất như bọt bể” để lại “nàng đứng trước cửa phòng như bị chôn sống. Kể như cuộc đời nàng từ đây bị chôn sống”. Còn Phong sau đó "trở thành một tay buôn tiền tầm thường, không danh phận. Hắn đã cứu

được cha mẹ qua cơn nợ nần tan cửa nát nhà nhờ buôn tiền” [15; Tr68]. Đó dường như là một kết quả đã định sẵn bởi trong con người ấy, cái bóng của lí trí, của sự mưu mô, tính toán thì “trơ lì” còn cái tâm hồn, cái tình cảm thì lại nửa vời. Cái bóng “Lý trơ lỳ ” và “Tâm hồn vơi nửa” thực ra không chỉ là cái bóng của riêng “thiên thần nhỏ”. Nó là hai cái bóng nằm trong hầu hết mọi con người trong xã hội hiện đại. Cuộc đấu tranh giữa hai cái bóng ấy thực ra cũng là cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người trong mỗi con người. Rõ ràng, đồng tiền ở đây có một sức mạnh ghê gớm, nó đã biến một chàng trai trong sáng về tâm hồn trở thành một kẻ thực dụng, lừa lọc. Có thể nói, Võ Thị Xuân Hà đã tạo ra dấu ấn riêng trong sáng tác của mình qua những sáng tạo, đặc biệt là sự hư cấu hai nhân vật tồn tại riêng biệt trong con người Phong - “Tâm hồn vơi nửa” và “Lý trơ lỳ”. Hai nhân vật này là một đại diện cho phần trong sáng, lương thiện, một đại diện cho phần thực dụng, mưu mô vốn cùng tồn tại trong con người Phong. Sự tranh luận giữa chúng cũng là sự đấu tranh trong tư tưởng của Phong. Qua sự tranh luận của hai nhân vật đặc biệt này ta thấy được bản chất tốt đẹp của Phong nhưng cũng thấy sự tha hóa tất yếu của nhân vật này.

Cũng như vậy, trong Lời hẹn, hình ảnh một nhà văn đã từng là “sân trường và trí tuệ tâm hồn học trò”, từng làm mê mẩn bao gã học trò bởi những bản trường ca vĩ đại, trong phút chốc đã trở thành một con nghiện sống giữa đám người đang “say sưa sát phạt, ôm ấp, ngạt hơi men và khói thuốc bàn đèn”, giữa căn phòng “hôi sì khói thuốc phiện” đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt đối với anh đại uý công an. Đó là bi kịch của một người nghệ sĩ, và hơn nữa, đó còn là bi kịch của những người được coi là thần tượng của người nghệ sĩ ấy. Bi kịch ấy không chỉ là nỗi đau riêng của một con người bị tha hoá mà còn là nỗi đau chung của những con người đổ vỡ niềm tin vì sự tha hoá ấy.

Trước sự biến động của đời sống xã hội, Võ Thị Xuân Hà đã nhận ra sự tha hóa vì tiền của con người. Lối sống tha hóa, chạy theo giá trị vật chất phổ biến. Trong Nhà có ba chị em, nhân vật Hồng là người như thế. Để có tiền, Hồng vào sàn nhảy và đối tượng của cô là những người nước ngoài lắm tiền. Hồng chia tay với người chồng thứ nhất vì anh ta không kiếm được nhiều tiền, tức là không thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của cô. Hồng lấy người chồng thứ hai mãi tận trong Nam để mong có sự thay đổi nhưng không được như ý. Cuộc hôn nhân này thực sự khiến cô hối hận nhưng không dừng lại ở đó, cô còn có cuộc hôn nhân với người chồng ngoại quốc già hơn mình hai mươi ba tuổi. Cũng nói về lối sống thực dụng và sự tha hóa vì tiền, trong truyện Cây bồ kết nở hoa, cô gái sẵn sàng chấp nhận những cuộc hôn nhân không hề xuất phát từ tình yêu với những ông chồng già ngoại quốc để có được cuộc sống nhàn hạ. Đọc những dòng tâm sự của cô mà thấy đáng sợ “con hứa sau đó sẽ lấy ông ta nếu ông ta cho con tiền để ra tòa. Sau này khi có chút vốn liếng mà ông ta hào phóng cho, con sẽ lại ly dị với ông ta”.

Ở truyện Kẻ đối đầu, Rô cũng là kiểu nhân vật tha hóa. Rô vốn xuất

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)