Con người luôn luôn đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Con người luôn luôn đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện

Võ Thị Xuân Hà từng tâm sự: “Tôi không tin vào mình thì còn tin vào ai nữa. Tôi có thể viết mãi, viết mãi cho đến khi chết. Có thể ngày mai “xếp bút nghiên. Nhưng cho dù thế nào, tôi mãi là một người biết tin vào cái đẹp”[24]. Võ Thị Xuân Hà không chỉ luôn tin, luôn đi tìm cái Đẹp mà chị còn luôn biết hướng tới cái thiện, chính xác hơn, đó là cái đẹp của nhân cách và cái thiện trong tâm mỗi con người. Về điểm này dường như ta thấy âm hưởng triết lý Phật giáo trong quan niệm về con người của chị. Trong đời thực, bản thân chị cũng hướng tâm theo đạo Phật theo truyền thống gia đình. Gia đình nhà văn Võ Thị Xuân Hà ở Huế cũng có ngôi chùa tên Ba Đồn. Chùa do ông bà nội cùng quyên góp tiền với một số tăng ni phật tử ở Huế xây dựng nên. Lần nào về quê, nhà văn cũng lên chùa thắp hương.

Võ Thị Xuân Hà đi tìm cái đẹp trong mỗi con người một cách không mệt mỏi. Theo nhà văn, bản thân bên trong mỗi con người đều ẩn chứa cái Đẹp. Nhưng cái đẹp ấy chỉ phát quang khi được nâng đỡ bởi cái thiện. Nhà văn đặt ra một câu hỏi nhân sinh lớn: Đâu là ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn? Giá nhang đèn là một sự lý giải sâu sắc cho câu hỏi nhân sinh này của nhà văn. Để một tên Ba Lé thực dụng, bẩn thỉu trở thành một ông Ba đáng kính trọng, giống như “một ông sư tử tế đi lại đường bệ và ra dáng sang trọng hơn, không nhổ nước miếng lung tung, không vào phòng tắm hơi, không phóng xe bạt mạng lùng mua đồ cổ như trước... hàng rằm, mùng một, gã cho người nhà đứng ra phát chẩn cho những kẻ ăn xin”, thì

cần sự hy sinh của Tiểu An, một nhân cách sáng ngời, một tâm hồn lương thiện. Sứ mệnh của nàng là chịu oan khiên để cứu nhiều linh hồn tội lỗi khác: “Nàng hãy xem, có phải là họ đang trở nên tốt hơn vì tưởng rằng nàng xấu hơn họ? Có phải đấy chính là dịp để họ ngẩng mặt ra khỏi sự tranh giành đố kị, tham lam?”; “Nàng là kẻ đi cứu vớt. Trước mắt người đời, nàng chỉ là một đứa trẻ không cha, không mẹ, không có tên thật” nhưng “nàng lại chính là một tiểu thiên thần đi cứu nạn”. Đấy chính là tự do của những người như nàng.

Như vậy, để xây dựng cuộc sống này, sẽ phải có những kẻ đi cứu nạn và những kẻ được cứu vớt. Đừng tưởng rằng hạnh phúc của những kẻ được cứu vớt chỉ là những thứ hạnh phúc giả tạo, thứ hạnh phúc được ban phát. Quanh câu chuyện cháy giá nhang đèn, còn ẩn chứa nhiều thông điệp nhân sinh khác, quỷ dữ cũng có thể mang đến hạnh phúc, thiên thần không phải bao giờ cũng làm con người mỉm cười thật sự: “Ông bỗng thấy thương hại lũ quỷ, những kẻ chấp nhận ở chốn địa ngục. Chúng tra tấn hành hạ những tội nhân. Ai cũng biết là chúng vô cùng độc ác. Nhưng thử hỏi nếu không có chúng thì ai sẽ đứng ra trừng phạt? Các thiên thần là giai tầng cao cả, tình thương của họ bao trùm thiên hạ. Họ không thể cầm roi quật đen đét vào tim những tội nhân khốn khổ. Nhưng tội nhân thì cần bị trừng phạt. Và công việc ấy giao cho quỷ. Nhóm lên ngọn lửa địa ngục đó là quỷ. Nhóm lên tình yêu tội lỗi của con người, thổi vào trái tim họ những lời yêu thương giả dối cũng là quỷ. Ác nghiệt thay, chút hạnh phúc giả dối ấy lại le lói sáng, có thực hơn thứ hạnh phúc vĩnh cửu mà các thiên thần hứa hẹn với mọi người”. Phải chăng, nói theo Kafka, “Xuyên qua thiên đường của tội lỗi, địa ngục của đức hạnh sẽ đến”.

Thùy trong Nghề giáo là một cô giáo trẻ yêu nghề. Gia cảnh cô rất nghèo, giống như nhiều giáo viên miền biển khác. Chồng công tác xa, một mình cô phải nuôi hai con và gánh vác việc nhà. Thùy không dạy thêm ngoài

giờ qui định của nhà trường, cô kiếm xe đẩy và đi bán hàng. Mặc dù cuộc sống khốn khó nhưng Thùy vẫn nhói tim khi chứng kiến những cảnh đời như mụ Ngải già quét chợ, những đứa trẻ không có ngày hè sống lang thang bằng đủ thứ nghề, cậu bé Thanh khao khát được đi học nhưng bị bố mẹ cấm. Thùy nảy ra ý định mở lớp học tình thương. Sau khi mở lớp, cũng có lúc cô hối hận vì quyết định của mình song cuối cùng cái tâm trong cô đã chiến thắng, lớp học đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)