Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
825,8 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ NHUNG THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ NHUNG THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI Chuyên ngành: Lí luận văn học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Phƣơng Huyền SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Phƣơng Huyền, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, các cô chú cán bộ Thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể lớp K51 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Ngƣời viết Lê Thị Nhung MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Tác phẩm văn học và đề tài của tác phẩm văn học 7 1.1.1. Tác phẩm văn học 7 1.1.1.1. Khái niệm 7 1.1.1.2. Mối quan hệ của tác phẩm văn học 8 1.1.1.3. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học 9 1.1.2. Đề tài của tác phẩm văn học 11 1.2. Tô Hoài và tác phẩm Truyện Tây Bắc 13 1.2.1. Tô Hoài – “một trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đương đại ” [9, 208] 13 1.2.1.1. Cuộc đời 13 1.2.1.2. Sự nghiệp văn chương 14 1.2.2. Truyện Tây Bắc 17 1.2.2.1. Xuất xứ 17 1.2.2.2. Giá trị của tác phẩm 17 Tiểu kết 20 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI 21 2.1. Thiên nhiên vừa mang vẻ hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng, trữ tình 21 2.1.1. Thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, bí ẩn 21 2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình 24 2.2. Thiên nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt, đậm sắc thái dân tộc 27 Tiểu kết 30 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI 32 3.1. Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả qua những hình ảnh độc đáo 32 3.2. Thiên nhiên Tây Bắc được gợi lên từ những âm thanh riêng biệt 36 3.3. Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả bằng những màu sắc nổi bật và mùi vị đặc trưng 39 Tiểu kết 42 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với tám mươi lăm năm tuổi đời, sáu mươi tư năm tuổi nghề, ông đã có hơn một trăm sáu mươi đầu sách được xuất bản, đây là điều mà ít nhà văn Việt Nam hiện đại đạt được. Tác giả Phong Lê nhận xét: “Nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học dân tộc vào đời sống tinh thần của cộng đồng là ở phong cách,khối lượng và số lượng của tác phẩm, thì có thể nói: Tô Hoài là một trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đương đại” [9, 208]. Tác giả Vương Trí Nhàn trong Tô Hoài tác gia và tác phẩm cũng nhận định: “Đời văn của Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận” [9, 208]. Tô Hoài là một trong những tác gia lớn có đóng góp quan trọng vào nền văn học dân tộc với nhiều tác phẩm tiêu biểu đạt cả giá trị nội dung và hình thức. 1.2. Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, đặc biệt từ sau kết quả thực tế mà Tô Hoài đi khắp các chiến trường Tây Bắc, ngòi bút của ông hướng đến đồng bào dân tộc nơi đây và những sáng tác xuất sắc về đề tài miền núi ra đời: Núi cứu quốc (1948), Du kích huyện (1948), Ngược sông Thao (1949), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1964)… Trong đó tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải nhất - giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955). Đây là một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến, đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật. 1.3. Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về miền núi với một phong cách sáng tạo độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật tả cảnh, phong tục tập quán, nghệ thuật miêu tả nhân vật, và nghệ thuật trần thuật. Trong đó, những trang viết miêu tả về thiên nhiên, phong tục tập quán của miền núi Tây Bắc là những trang viết thành công nhất. Có được điều này là nhờ sự am hiểu sâu sắc, gần gũi với đời sống nhân dân đồng bào dân tộc và đặc biệt là nhãn quan sắc sảo, nhạy bén của ông về thiên nhiên và con người nơi đây. Với cái nhìn chân thực, ông đã hướng ngòi bút của mình vào tái hiện những đặc điểm của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống. Tô Hoài đã thực sự tìm được cho mình một lối viết rất riêng. 2 1.4. Xuất phát từ thực tế giảng dạy các tác phẩm văn học của Tô Hoài trong nhà trường phổ thông, khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài: “Thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài” chúng tôi mong muốn được khám phá, tìm hiểu cụ thể về đề tài miền núi nói chung và đề tài thiên nhiên nói riêng trong sáng tác của ông, đặc biệt là qua tập Truyện Tây Bắc nhằm giúp cho người giảng dạy cũng như người học có thể tham khảo, nghiên cứu và hiểu hơn về phong cách của nhà văn. Đồng thời bổ sung một cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của các sáng tác viết về đề tài Tây Bắc của Tô Hoài. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài bắt đầu sáng tác từ khi còn rất trẻ (hai mươi tuổi). Hơn nữa “vừa vào nghề sớm, vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt” (Vương Trí Nhàn). Ông là một nhà văn có sức viết mạnh, dồi dào “viết bất cứ đâu và viết không ngừng nghỉ” (Đoàn Văn Bổng). Trong hơn sáu mươi năm cầm bút, Tô Hoài đã có một số lượng tác phẩm văn chương đồ sộ. Bàn về giá trị văn chương của Tô Hoài xưa nay có rất nhiều ý kiến đánh giá, tuy nhiên chúng tôi chỉ xin trình bày vắn tắt một số ý kiến liên quan đến đề tài và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Ngay sau khi tác phẩm ra đời đã có nhiều sự cổ vũ và đồng tình từ phía bạn đọc. Những công trình nghiên cứu về giá trị của tác phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng. 2.1. Về giá trị tập Truyện Tây Bắc Về Tô Hoài và Truyện Tây Bắc đã có đến 90 bài viết của các tác giả nghiên cứu. Nhìn chung các tác giả đều thống nhất cho rằng: Truyện Tây Bắc là tác phẩm thành công, đánh dấu sự chuyển biến cả về tư tưởng, nghệ thuật và phong cách của Tô Hoài. Phong Lê và Vân Thanh là những người rất công phu khi tập hợp và giới thiệu cuốn sách Tô Hoài về tác gia và tác phẩm. Trong cuốn sách này hầu hết các tác giả nghiên cứu tập truyện đều chú ý đến Vợ chồng A Phủ và Mường Giơn với một số bài viết sau: Trong bài viết về Vợ chồng A Phủ, tác giả Đỗ Kim Hồi cho rằng: “Công đầu viết về Tây Bắc, đem đến cho người đọc những hiểu biết về miền đất còn xa lạ này thuộc về Tô Hoài và Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê hương văn học mới” [9, 258]. 3 Trong bài viết Sáng tác của Tô Hoài, tác giả Vân Thanh cho rằng: “Thành công của Truyện Tây Bắc còn là sự miêu tả những khung cảnh mang đậm màu sắc riêng của miền núi. Tô Hoài am hiểu sâu và kể lại khá thành công những chuyện sinh hoạt như tục lệ đi ở cuông, đi ở rể, chơi hang, tắm suối nước nóng, cưới vợ, hoặc những cảnh sinh hoạt vui chơi như chơi xuân ,đánh pao, thổi sáo, thổi kèn. Tất cả những khung cảnh sinh hoạt đó có tác dụng làm nền cho tính cách nhân vật và đem lại cho người đọc một cảm giác chân thật, tin cậy” [9, 73]. Ngoài ra tác giả cũng khẳng định “ Truyện Tây Bắc ra đời đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật. Đây là một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến” [9, 67]. Hoàng Trung Thông trong bài Tô Hoài và Truyện Tây Bắc (1957) khẳng định tác phẩm Mường Giơn đã “ đánh dấu một mốc mới trong sáng tác của Tô Hoài” , rằng: “Ngòi bút biểu hiện nghệ thuật của Tô Hoài đã vượt xa nhiều tác phẩm trước của anh” [9, 227]. “Tô Hoài viết Mường Giơn với con mắt của một nhà thơ. Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽ nên với một sức rung động thơ” [9, 228]. Giáo sư Huỳnh Lý trong bài Truyện Tây Bắc của Tô Hoài nhận định: “Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước cách mạng và khi tiếp xúc với cách mạng mà trước kia có thể nói là chưa ai mô tả” [9, 230]. Tác giả Mã Giang Lân trong bài viết của mình có nhận định: “Truyện Tây Bắc vừa là một bản cáo trạng chất chứa căm hờn tố cáo thực dân phong kiến miền núi, vừa là bản tình ca, ca ngợi cảnh đẹp, tập quán hay tinh thần cách mạng, quan hệ giữa người với người, giữa quần chúng và cán bộ ở Tây Bắc Và tất cả những điều đó đều được thể hiện bằng một bút pháp trữ tình giàu chất thơ” [ 9, 102]. 2.2. Về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc Trong bài viết Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác giả Nguyễn Văn Long nhận định: “Chất thơ thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc làm nền cho những sinh hoạt giàu chất trữ tình của con người” [9, 256]. 4 Trong bài viết Vợ chồng A Phủ của tác giả Nguyễn Quang Trung, ông cho rằng: “Tô Hoài quả là sành tả thiên nhiên. Nhà văn chỉ chấm phá vài nét mà làm hiện lên một đoạn văn đầy màu sắc hội họa, như một mảnh hồn không thể thiếu của núi rừng Tây Bắc” [9, 275]. Giáo sư Huỳnh Lý có một cái nhìn khá toàn diện về Truyện Tây Bắc, không chỉ đề cập đến chủ đề, nội dung tác phẩm,còn có những đánh giá sắc sảo về nghệ thuật: “Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí gia đình đầm ấm, ông không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức tranh, một bài thơ” [9, 241]. Tác giả Phan Cự Đệ trong bài viết Tô Hoài - nhà văn Việt Nam hiện đại đã có sự so sánh, đánh giá về đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô Hoài như sau: “…. bao giờ cũng cố gắng gắn liền bút pháp hiện thực với màu sắc lãng mạn trữ tình thơ mộng. Ở một cây bút hiện thực nghiêm ngặt như Ngô Tất Tố, cái thiên nhiên miền núi có thể chỉ hằn lên những đường nét dữ dội: đàn ngựa kéo dài qua những quãng kẹt núi dựng, tiếng gió gào quẩn trên đầu sóng cỏ tranh, chốc lại xô lên lấp cả người cả ngựa. Bóng tối trĩu nặng từng quãng nhanh và dữ dội… Dưới con mắt của Tô Hoài, thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội, lại vừa thơ mộng… ” [9, 86]. Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài nhận định: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến một thiên nhiên khắc nghiệt hung dữ. Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng. Không có những dấu vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội. Từ tả người đến tả cảnh, từ xã hội đến thiên nhiên, văn mạch của ông vận động tự nhiên và biện chứng… Trong tác phẩm của ông thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn. Khi miêu tả thiên nhiên cũng là lúc điệu văn của Tô Hoài đậm màu sắc trữ tình và giàu chất thơ” [9, 138]. Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài, Trần Hữu Tá cho rằng: “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt… tất cả đều hiện lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [9, 158]. 5 Những công trình nghiên cứu nói trên là những gợi ý quý giá giúp chúng tôi có thêm tư liệu và sự định hướng quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận không đi sâu nghiên cứu vào tất cả những vấn đề của tác phẩm, mà chỉ chú trọng đến đặc điểm và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi Tây Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là: đặc điểm thiên nhiên miền núi Tây Bắc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và một số vần đề lí luận liên quan đến nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. - Phạm vi khảo sát: Truyện Tây Bắc (1969) của Tô Hoài, NXB Văn học, Hà Nội. 4. Mục đích nghiên cứu Khóa luận nhằm làm rõ những đặc điểm về thiên nhiên Tây Bắc cũng như nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Tô Hoài, góp phần đưa ra sự đánh giá khách quan về những đóng góp của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung và phong cách nghệ thuật của ông nói riêng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu mà chúng tôi tiến hành khi làm khóa luận này: 5.1. Phƣơng pháp khảo sát tác phẩm Tác phẩm là căn cứ chính để tiến hành nghiên cứu, vì thế chúng tôi phải đọc kĩ tác phẩm Truyện Tây Bắc. 5.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại Sau khi khảo sát tác phẩm, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các đặc điểm của thiên nhiên trong tác phẩm, sau đó tìm ra đặc sắc về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên mà tác giả đã thể hiện trong sáng tác này. 5.3. Phƣơng pháp lịch sử so sánh Sử dụng phương pháp này để so sánh các tác phẩm viết về đề tài miền núi trong sáng tác của Tô Hoài. Đồng thời so sánh với các tác phẩm của các nhà văn [...]... đáo, hấp dẫn về thiên nhiên và con người miền núi Tây Bắc Trong phạm vi đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về đặc điểm và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên được tái hiện trong tập Truyện Tây Bắc 20 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI Đối với nhiều nhà văn, thiên nhiên được coi như một phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống nội tâm của con người, Tô Hoài cũng không... tộc Tô Hoài rất có tài quan sát các đối tượng, ông nhanh chóng phát hiện được các đặc điểm riêng của nó Ông đến với thiên nhiên Tây Bắc ngoài việc miêu tả một thiên nhiên với tất cả những đặc điểm tự nhiên, ông còn chú ý tái hiện thiên nhiên đó gắn với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc miền núi Hay nói cách khác, sự độc đáo của thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút của Tô Hoài là một thiên nhiên. .. huyết với nghiệp văn của mình : một Tô Hoài của thiếu nhi, một Tô Hoài của Hà Nội và một Tô Hoài của miền núi 1.2.2 Truyện Tây Bắc 1.2.2.1 Xuất xứ Mùa thu năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc Nhà văn vào sâu các khu du kích của Sơn La, Lai Châu đi khắp những vùng du kích hiểm trở nhất, cùng bộ đội chủ lực đánh tan nhiều đạo quân và đồn bốt địch Cái kết quả lớn nhất của chuyến đi tám... hòa trong biểu hiện thiên nhiên đã giúp Tô Hoài hoàn thành xuất sắc bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc Ở góc độ nào, cách thức nào, nét vẽ đậm hay nhạt, khung cảnh bao quát hay thu hẹp, thiên nhiên trong văn Tô Hoài cũng luôn gây những ấn tượng bất ngờ 2.1 Thiên nhiên vừa mang vẻ hoang sơ, bí ẩn nhƣng vừa thơ mộng, trữ tình 2.1.1 Thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, bí ẩn Đã từng sống và gắn bó với Tây Bắc, ... Tuy nhiên, với Tô Hoài, thiên nhiên được nhìn với một cảm quan hiện thực đời thường, nên thiên nhiên ấy không phải là kết quả của sự tưởng tượng mà ngược lại là một thiên nhiên tự nhiên trong dáng vẻ của nó, một thiên nhiên đậm đà bản sắc dân tộc Đúng như tác giả Mai Thị Nhung từng nhận xét: Trong sáng tác của Tô Hoài, yếu tố chi phối có tính chất quyết định làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn là... rỡ… và nếu đặc điểm của thiên nhiên trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng là khốc liệt, quay cuồng trong giông tố, luôn báo hiệu sự bấp bênh trong cuộc đời thì ở sáng tác của Tô Hoài, thiên nhiên vừa mang những yếu tố bí ẩn, hoang dại, vừa mang vẻ thơ mộng, trữ tình, độc đáo Bởi vậy, khi tìm hiểu về thiên nhiên Tây Bắc trong sáng tác Tô Hoài, chúng ta cần chú ý cả hai đặc điểm trên 2.2 Thiên nhiên gắn với cuộc... tám tháng ấy theo Tô Hoài là “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên” [9, 231] và hình ảnh Tây Bắc “đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người , thành việc trong tâm trí tôi” Đó chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy Tô Hoài viết Truyện Tây Bắc Cuối năm 1953, Truyện Tây Bắc ra đời đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài cả về mặt tư... mỗi yếu tố không thể tách rời của bức tranh đó Trong những sáng tác của mình, Tô Hoài chú ý tới quy luật chuyển mùa của thiên nhiên, qua mùa đông lạnh giá là mùa xuân của hoa cỏ, của lòng người, của tình yêu và tuổi trẻ Là một người con của Tây Bắc, Tô Hoài cũng thực sự bị cuốn hút, bị chinh phục và say sưa với cảnh xuân, tình xuân Tây Bắc Bức tranh ngày xuân được Tô Hoài khám phá theo cảm nhận về... tình cảm gắn bó với thiên nhiên nơi đây thì không thể có được bức họa ấn tượng như vậy Khai thác thiên nhiên cả trong bề sâu tâm trạng hay nói cách khác là thế giới tinh thần bí ẩn, Tô Hoài đã gặt hái kết quả cao trong việc phản ánh một thiên nhiên Tây Bắc tràn đầy sự sống, tràn đầy thơ mộng Tô Hoài đã tạo một khung cảnh thiên nhiên đầy hương sắc, mùi vị Có thể nói văn xuôi Tô Hoài có sự kết hợp hài... phẩm của sự bịa đặt, hay tưởng tượng Để có được thành công này thì bản thân Tô Hoài phải là người tận mắt chứng kiến và cảm nhận một cách tinh tế sâu sắc tính chất đặc biệt của thiên nhiên Tây Bắc 2.1.2 Thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình Bên cạnh một thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn của Tây Bắc là một thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình Đó mới chính là bức tranh hoàn chỉnh và toàn diện về thiên nhiên . giảng dạy các tác phẩm văn học của Tô Hoài trong nhà trường phổ thông, khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài: Thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài chúng tôi mong muốn được khám. sư Huỳnh Lý trong bài Truyện Tây Bắc của Tô Hoài nhận định: Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước,. ĐIỂM THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI 21 2.1. Thiên nhiên vừa mang vẻ hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng, trữ tình 21 2.1.1. Thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, bí ẩn 21 2.1.2. Thiên nhiên