1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất dân gian trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài

80 578 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 115,05 KB

Nội dung

1.1. Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài được coi là một cây đại thụ. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét: “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bấc nhất. Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hằng ngày”. Quả thật, chúng ta có thể thấy Tô Hoài đã miệt mài sáng tác suốt hơn 70 năm nay và đã cho ra đời hơn 170 tác phẩm lớn nhỏ. Ông thành công ở nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, truyện đồng thoại, kịch, hồi kí, tiểu luận, phê bình. Nghiên cứu nghệ thuật văn chương Tô Hoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đóng góp của ông với nền văn học nước nhà. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài có một bộ phận sáng tác dành cho thiếu nhi. Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp luôn quan tâm đến bạn đọc nhỏ tuổi và được coi là người có công đặt viên gạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. 1.2. Truyện đồng thoại được coi là thể loại đặc biệt của văn học thiếu nhi đã có quá trình phát triển lâu dài và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là những câu chuyện viết về các nhân vật là các loài vật sống động hay cả những đồ vật vô tri vô giác đã được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại khi nói đến truyện đồng thoại không thể không nhắc tới nhà văn Tô Hoài. Ông là một trong những nhà văn đầu tiên viết truyện đồng thoại ở Việt Nam. Trong các sự nghiệp văn chương của Tô Hoài, truyện đồng thoại là một mảng sáng tác đặc sắc không chỉ hấp dẫn đối với trẻ em mà ngay những người lớn tuổi, những người đã làm cha làm mẹ cũng thích đọc những câu chuyện của ông. Với tài năng thiên phú, Tô Hoài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm sinh động hấp dẫn đối với bao thế hệ bạn đọc như: Dế Mèn phiều lưu ký, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÂM THỊ LỊCH

CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN

ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI- 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÂM THỊ LỊCH

CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN

ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học

TH.S ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI- 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong qua trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được

sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo - Th.S Đỗ Thị HuyềnTrang, các thấy cô giảng dạy trong bộ môn văn học thiếu nhi,các thầy cô khoa giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm

và các bạn để đề tài của em thực sự hoàn chỉnh và hữu ích

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017 Sinh viên

Lâm

Thị Lịch

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bảnthân, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của côgiáo - Th.S Đỗ Thị Huyền Trang

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

em Những kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả củatác giả nào

Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017 Sinh viên

Lâm Thị Lịch

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9

1.1 Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại của Tô Hoài 9

1.1.1 Sơ lược về tiểu sử của nhà văn Tô Hoài 9

1.1.2 Quan niệm của nhà văn Tô Hoài về truyện đồng thoại 10

1.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam 15

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI 19

2.1 Vay mượn và sáng tạo lại cốt truyện dân gian 19

2.2 Sáng tạo dựa theo phong cách dân gian 33

2.3 Kế thừa và sáng tạo các mô típ dân gian .38

2.3.1 Mô típ sinh nở thần kì 38

2.3.2 Một số mô típ dân gian khác 40

2.4 Sử dụng ngôn ngữ dân gian 42

Trang 6

2.4.1 Sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ 43

2.4.2 Sử dụng vốn từ dân gian, phương ngữ 50

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài được coi

là một cây đại thụ Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đãtừng nhận xét: “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ lànhà văn giàu chất chuyên nghiệp bấc nhất Sống đến đâu viếtđến đấy Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hằngngày” Quả thật, chúng ta có thể thấy Tô Hoài đã miệt màisáng tác suốt hơn 70 năm nay và đã cho ra đời hơn 170 tácphẩm lớn nhỏ Ông thành công ở nhiều thể loại như: truyệnngắn, truyện dài, tiểu thuyết, truyện đồng thoại, kịch, hồi kí,tiểu luận, phê bình Nghiên cứu nghệ thuật văn chương TôHoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đónggóp của ông với nền văn học nước nhà Trong sự nghiệp sángtác của Tô Hoài có một bộ phận sáng tác dành cho thiếu nhi.Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp luôn quan tâmđến bạn đọc nhỏ tuổi và được coi là người có công đặt viêngạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại

1.2 Truyện đồng thoại được coi là thể loại đặc biệt của văn

học thiếu nhi đã có quá trình phát triển lâu dài và đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng Đó là những câu chuyện viết vềcác nhân vật là các loài vật sống động hay cả những đồ vật

vô tri vô giác đã được nhân cách hóa để tạo nên một thế giớivừa hư vừa thực Trong nền văn học Việt Nam hiện đại khi nóiđến truyện đồng thoại không thể không nhắc tới nhà văn TôHoài Ông là một trong những nhà văn đầu tiên viết truyện

Trang 8

đồng thoại ở Việt Nam Trong các sự nghiệp văn chương của

Tô Hoài, truyện đồng thoại là một mảng sáng tác đặc sắckhông chỉ hấp dẫn đối với trẻ em mà ngay những người lớntuổi, những người đã làm cha làm mẹ cũng thích đọc nhữngcâu chuyện của ông Với tài năng thiên phú, Tô Hoài đã sángtạo nên nhiều tác phẩm sinh động hấp dẫn đối với bao thế hệ

bạn đọc như: Dế Mèn phiều lưu ký, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới

chuột, Chim chích lạc rừng Chính vì vậy Tô Hoài được xem là

người đi tiên phong và tạo được đỉnh cao trong thể loại truyệnđồng thoại

1.3 Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một

dân tộc, các sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng, vữngchắc của văn học viết Các nhà văn xuất sắc đã hấp thụ tinhhoa nghệ thuật truyền thống của nhân dân và đã sáng tạo racác tác phẩm ưu tú của chính mình dựa trên nền văn hóa ấy.Trong nền văn học Việt Nam hiện đại có rất nhiều tác giả têntuổi đã vận dụng sáng tạo các chất liệu sẵn có của văn họcdân gian để sáng tác ra những tác phẩm đặc sắc của riêngmình, trong đó phải kể đến các nhà văn như Vũ Tú Nam, Phạm

Hổ, Võ Quảng và đặc biệt là Tô Hoài Tô Hoài là người đi nhiều,biết nhiều nên có thể nói ông thông thạo văn hóa dân giancủa các dân tộc, các địa phương nơi ông đã từng đặt chân đếnnên các sáng tác của ông luôn mang đậm chất dân gian, đặcbiệt là mảng sáng tác về truyện đồng thoại dành cho thiếunhi của ông Có thể nói có một đặc điểm rất quan trọng trongcác truyện đồng thoại của Tô Hoài đó là các tác phẩm thuộc

Trang 9

thể loại này của ông chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dângian

Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu,

nghiên cứu đề tài: Chất dân gian trong truyện đồng thoại

của Tô Hoài Qua đó góp phần nào để khẳng định tài năng

và những đóng góp to lớn của nhà văn Tô Hoài cho nền vănhọc nước nhà

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài rất phong phú vàđặc sắc Trong đó truyện đồng thoại là mảng sáng tác kháthành công của ông Nét nổi bật trong các sáng tác của TôHoài là năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, vốn hiểu biết vềđời sống của các loài vật phong phú, đa dạng, đặc biệt có khánhiều tác phẩm thuộc thể loại này của ông luôn mang đậmchất dân gian, từ cốt truyện cho đến việc sử dụng ngôn từtrong từng câu chuyện… Trải qua các giai đoạn phát triển củavăn học Việt Nam Tô Hoài đã khẳng định được vị trí của mìnhtrong nền văn học nước nhà

Cũng như nhiều thể loại sáng tác khác, truyện đồngthoại của Tô Hoài luôn được nhiều thế hệ bạn đọc đón nhận,yêu thích và được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đãquan tâm, tìm hiểu

Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn

Việt Nam hiện đại (quyển IV, Nxb Tân Dân, H.1994) đã viết:

“Truyện của ông có tính chất nửa tâm lí, nửa triết lí, mà cácnhân vật lại là loài vật Mới nghe tưởng như những truyện ngụ

Trang 10

ngôn, nhưng thật không có tính ngụ ngôn chút nào: ôngkhông phải một nhà tâm lí, truyện của ông không để răn đời.

Nó là truyện tản chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật,tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ, nhưng bên trong có lắm cái “ồnào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [25, tr 59]

Trong một bài viết khác, Vũ Ngọc Phan lại tiếp tục khẳng

định: “O chuột là tập truyện ngắn đầu tay của Tô Hoài và

cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông,một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắcthôn quê… Truyện loài vật của ông là những truyện tâm tìnhloài vật, của những loài vật thấp hơn loài người… Nhữngtruyện loài vật của Tô Hoài thường phản chiếu cảnh sống củadân nghèo thôn quê… Những tâm hồn giản dị ấy, cả tâm hồnvật lẫn tâm hồn người Tô Hoài đã mượn để diễn tả những nỗi

thương tâm của cảnh ngây dại nghèo nàn, tập O chuột này ta

nên đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người vớivật, vì ở đó, vật cũng là người, có người, thì người cũng gầnnhư vật… Tô Hoài còn viết nhiều truyện nhi đồng, nhữngtruyện nhi đồng của ông có cái đặc sắc là rất sinh động và dídỏm…” [26, tr 34]

Trần Đình Nam đã nêu những nhận xét rất xác đáng vềmảng truyện loài vật của Tô Hoài “Ông là một nhà văn xuôibẩm sinh Chỉ có một nhà văn xuôi bẩm sinh mới viết được

một cuốn sách như Dế Mèn phiêu lưu ký ở độ tuổi 20… Tô

Hoài có một xê - ri sách viết về các con vật: dế, chuột, chim,mèo, cá… được gọi là truyện loài vật Truyện loài vật của TôHoài là một cống hiến độc đáo vào văn học Việt Nam hiện đại

Trang 11

nói chung và văn học dành cho thiếu nhi nói riêng.” [22, tr.66]

- Giáo sư Hà Minh Đức trong Đi tìm chân lý nghệ thuật

(NXB Hội nhà văn, 2014) có nhận xét: “Tô Hoài rất thuộc tínhnết của mỗi loài, những động tác của chúng lúc kiếm ăn, khicặp kè đôi lứa, khi nhớn nhác lo sợ, lúc hả hê sung sướng…ông cũng quan sát giỏi, kĩ đến từng chi tiết, phân biệt chínhxác tiếng kêu, màu sắc, hình dáng với những sắc độ khácnhau của từng loài.” [6, tr.332]

Trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, ông đã đi đến

những phát hiện độc đáo trong việc miêu tả thế giới loài vậtcủa Tô Hoài: “Viết về loài vật, Tô Hoài muốn nói đến cuộc sốngcủa con người Ông không viết những loài vật xa xôi mà người

ta thường gặp trong thế giới loài vật của một số nhà văn, nhàthơ như Chó Sói, Cáo, Thỏ rừng, Voi, Hổ… Ông chú ý đếnnhững con vật quanh quẩn và gần gũi với cuộc sống của conngười như chú Mèo, chú Gà, con Chuột và cả những con vậtnhỏ bé như Bọ Ngựa, Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc Có thể ởnhững con vật này tác giả tạo được sự gần gũi hơn với thế giớicủa con người.” [5, tr 43]

Hà Minh Đức cũng bộc lộ lòng mến phục đối vơi nhà văn

có nhiều đóng góp cho nền văn học thiếu nhi nước nhà: “Ôngcũng là nhà văn lớn của thiếu nhi Ông đến với các em bằngtâm hồn người nghệ sĩ Ông đem đến cho các em một niềmvui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn Với các em lúc nào ngòibút của ông cũng đầm ấm tươi trẻ Thời gian không mệt mỏi,không hằn vết trên trang viết cho các em Có biết bao câu

Trang 12

chuyện bổ ích và đẹp trong cuộc đời sẽ còn dành cho tuổi thơ,ông còn là người kể chuyện hứng thú và sáng tạo”

- Vân Thanh đã từng có ý kiến nhận xét về ngôn ngữtrong văn xuôi của Tô Hoài: “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắngọn và rất gần gũi với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [20,tr.64] Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ củaquần chúng đã được nâng cao và nghệ thuật hóa

- Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Tô Hoài, người sinh ra đểviết” (Tạp chí văn học số 9 năm 2004) đã có những nhận địnhhết sức sắc nét: “Có một lĩnh vực mà mỗi khi nhắc đến TôHoài ta không thể không nhắc đến là những truyện ông viếtcho con trẻ Thực ra, nếu chỉ cần nêu ra những tên sách về đềtài này, Tô Hoài đã đủ tồn tại với tư cách là một tác giả đáng

nể Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Con mèo lười, Chuyện

ông Gióng, Đảo hoang… Yếu tố quan trọng nhất là Tô Hoài

không giả giọng trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều câybút khác từng làm Ông rất hiểu tâm lí trẻ thơ, kể với chúngtheo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo logic của trẻ.Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, Tô Hoài dựng lên một thếgiới gần gũi với trẻ thơ Khi cần, ông biết đem vào chất du kíkhiến bạn đọc nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thúkhám phá ” [2, tr 162]

- Trong cuốn Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, tác giả Mai

Thị Nhung đã đưa ra nhận xét về thế giới loài vật trong truyệncủa Tô Hoài “Trong con mắt của Tô Hoài, thế giới loài vậtkhông những có “đời sống nội tâm” phong phú mà còn rất

Trang 13

“hoạt bát”, “năng động” Chúng cũng có “suy tính” và “hànhđộng”, có “phong tục” và “tập quán” như con người Vậy nênviết về loài vật, truyện của Tô Hoài không phải là truyện ngụngôn mà là truyện đồng thoại.” [24, tr 33]

- Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi

pháp - chân dung do nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã

viết về quá trình ra đời, phát triển của truyện ngắn Việt Namcùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu Trong đó, TôHoài được nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như NguyễnCông Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao Người viết đã nhấnmạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như:

“lối viết thông minh, hóm hỉnh, thậm trí tinh quái, một đôi néttâm lí và triết lí đượm sắc thái buồn pha chút mùi vị chua chátkiểu Nam Cao”; “Những con vật trong tác phẩm Tô Hoài cónét gì đó giống người, quen thuộc với người Tô Hoài bắt rấtnhanh những nét đặc trưng trong tính cách của chúng”

“Truyện ngắn Tô Hoài chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dângian Nhưng lối dẫn truyện, kết cấu truyện, giọng điệu trầnthuật cũng như các thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật đãthuộc về truyện ngắn hiện đại” “Trong một số truyện, cũnggiống như Nam Cao trong Chí Phèo, Tô Hoài đã sử dụng ngônngữ văn xuôi đa thanh, giọng điệu của người kể hòa lẫn giọngđiệu của nhân vật.” [3, tr 232]

Có thể thấy, khi nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi,trong đó có thể loại truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài,chúng ta nhận thấy các tác giả đã đề cập đến đến nhiều khíacạnh khác nhau, song vẫn còn những vấn đề chưa được

Trang 14

nghiên cứu sâu Đặc biệt là việc tìm hiểu biểu hiện của chấtdân gian trong các truyện đồng thoại của nhà văn viết cho

thiếu nhi, qua một số tác phẩm tiêu biểu như: Dế Mèn phiêu

lưu ký, Ông trạng chuối, Trê và Cóc và qua các truyện trong

hai tuyển tập là Tuyển tập Văn học thiếu nhi (2001) và Những

truyện hay viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chưa có một khóa

luận hay luận văn nào nghiên cứu sâu về vấn đề này Dù đây

là lần đầu tiên ngiên cứu khoa học, tuy khả năng còn hạn chế,tác giả khóa luận đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu, kế thừanhững nghiên cứu trước đó để góp phần làm rõ vấn đề này Hivọng đây sẽ là đề tài có ý nghĩa với những ai quan tâm đếnnhà văn Tô Hoài nói chung và thể loại truyện đồng thoại củaông nói riêng

3 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu chất dân gian qua một số truyện đồng thoạicủa Tô Hoài viết cho thiếu nhi

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu những biểu hiện của chất dân gian trongtruyện đồng thoại của Tô Hoài

5 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Biểu hiện của yếu

tố dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát qua một số truyệnđồng thoại của Tô Hoài như:

+) Ông trạng chuối, Nxb Kim Đồng (1986)

+) Truyện Trê và Cóc, Nxb Kim Đồng (1986)

Trang 15

+) Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Thời đại (tái bản 2011)

+) Cái Cò cái Vạc (Truyện đọc lớp 2), Nxb Giáo dục (2009) +) Một số truyện trong Tuyển tập văn học thiếu nhi như:

Cái kiện của lão Trê, Gấu ăn trăng, Nxb Hà Nội (1994)

+) Một số truyện trong cuốn Những truyện hay viết cho

thiếu nhi của Tô Hoài như: Đám cưới chuột, O chuột, Đôi ri đá,

Mụ ngan., Nxb Kim Đồng (tái bản 2015)

6 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu nhưsau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo,khóa luận triển khai gồm hai chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề chung

Chương 2 Biểu hiện của chất dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại của Tô Hoài

1.1.1 Sơ lược về tiểu sử của nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 mất ngày 6tháng 7 năm 2014, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng Tênkhai sinh của ông là Nguyễn Sen, ông sinh ra tại quê nội ởthôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh HàĐông (nay là Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công nghèo,tuy nhiên ông lại lớn lên và thực sự gắn bó với quê ngoại ởlàng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộcphường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) Ông có nhiều bútdanh khác nhau như: Tô Hoài, Mai Trung, Duy Phương, Mắt

Trang 17

Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích nhưng bút danh Tô Hoài đượcdùng nhiều nhất (đây là tên ghép của hai địa danh của quêhương ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.)

Nhà văn Tô Hoài không đi học nhiều, ông chỉ học hết bậcTiểu học sau đó ông lăn lộn kiếm sống và học trong trườngđời Bước vào tuổi thanh niên ông đã phải bươn chải với rấtnhiều nghề để kiếm sống như: Dạy trẻ, bán hàng, kế toánhiệu buôn… cũng có những lúc thất nghiệp, cuộc sống vôcùng khó khăn, vất vả Khi đến với văn chương, ông nhanh

chóng được người đọc chú ý, đặc biệt là qua truyện Dế Mèn

phiêu lưu ký.

Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã tham gia cácphong trào do mặt trận Dân chủ khởi xướng ngay ở quêhương ông Cũng trong thời gian này ông đã cho ra đời tácphẩm đầu tay của mình Năm 1943, Tô Hoài ra nhập Hội vănhóa cứu quốc

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm chủ nhiệm báoCứu quốc Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên thamgia phong trào Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặttrận phía Nam (Tây Nguyên, Nha Trang…) Năm 1946, ôngđược kết nạp vào Đảng Ông từng có khoảng thời gian dài lênsống ở Việt Bắc và giữ nhiều vị trí khác nhau như: làm phóngviên báo Cứu quốc trung ương, thư kí tòa soạn Tạp chí Cứuquốc Ông là một người từng trải, đi công tác nhiều nơi vàtham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở Việt Bắc, Tây Bắcchính vì vậy mà ông có những tác phẩm hết sức đặc sắc vềcông cuộc chiến đấu và cuộc sống của những người dân khu

Trang 18

vực miền núi phía Bắc Từ năm 1950, ông về công tác tại Hộinhà văn Việt Nam Trong Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam năm

1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của Hội Từ năm 1958đến năm 1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, PhóTổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam Từ Năm 1966 đến năm

1996 ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội Ngoài ra Tô Hoàicòn tham gia và giữ nhiều cương vị khác nhau trong các hoạtđộng xã hội khác như: Đại biểu Quốc hội khóa VII, phó chủtịch Ủy ban đoàn kết Á- Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt-

Ấn, ủy viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Xô (cũ), giámđốc nhà xuất bản Kim Đồng Đến với con đường nghệ thuật từcuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tácđược một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn 170 đầu sách) ởnhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí,hồi kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Với những đóng góp

to lớn cho nền Văn học nước nhà, vào năm 1996, ông đượcnhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học -Nghệ thuật (đợt 1 năm 1996)

Nhìn chung, Tô Hoài là một người từng trải, sớm bước vàođời, vào nghề văn và sớm tham gia các hoạt động cách mạng.Ông viết nhiều thể loại và thể loại nào cũng có những thànhcông nhất định

1.1.2 Quan niệm của nhà văn Tô Hoài về truyện

đồng thoại

Tô Hoài chính thức vào nghề năm 1940 với truyện ngắn

Nước lên Kể từ đó đến khi dừng bút, ông đã có một khối

lượng tác phẩm lớn, với nhiều thể loại khác nhau như: tiểu

Trang 19

thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Các tác phẩm của ông dành cho nhiều đối tượng độcgiả từ trẻ em cho đến người lớn

Viết và thành công trên nhiều thể loại khác nhau, nhưngtruyện đồng thoại là mảng sáng tác đặc biệt của nhà văn TôHoài dành cho thiếu nhi Ông là người luôn quan tâm đến cácđộc giả nhỏ tuổi và cũng là cây bút đầu tiên viết về thể loạitruyện đồng thoại

Dưới dạng trao đổi kinh nghiệm, Tô Hoài đôi lần phát biểu

ý kiến về truyện đồng thoại Theo ông, truyện đồng thoại làmột thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhânvật, lúc nào cũng thích hợp Nhân vật trong truyện đồng thoạiđược nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinhhoạt có thật của loài vật”, đồng thời không xa rời cái nhìntheo thói quen của các em Hình thức nhân hóa loài vật nàyđem lại cho thể loại khả năng diễn đạt những vấn đề của đờisống một cách hình tượng, ý vị Trong tôi viết đồng thoại: DếMèn, Chim Gáy, Bồ Nông, nhà văn cho biết lí do ông xây dựnghình ảnh chim gáy chưa đến tháng mười đã rủ nhau đi ăn đàn.Ông muốn qua hiện tượng “đổi tính” đó để “ngầm” nói đếncông cuộc làm ăn mới đã tạo nên những thay đổi kì diệu chonông thôn và đồng ruộng ở miền Bắc những năm 60 của thế

kỉ trước Như vậy, chủ đề của Đàn chim gáy là thành tựu cuộcsống mới đã được Tô Hoài diễn tả qua hình thức đồng thoại,

kể chuyện loài vật mà nói chuyện con người Ông bảo, đó làcách biểu hiện có việc, có ý nghĩ, phù hợp với khả năng tiếpnhận của các em Khi phát biểu điều này Tô Hoài đã có sự

Trang 20

quan sát, nắm bắt kĩ đặc điểm tâm lí của các bạn đọc nhỏtuổi Theo ông, lứa tuổi các em là lứu tuổi “ngồi trò chuyện vớicái gốc cây, với con mèo, với nhành hoa cũng thích như vớibạn.”

Thực ra, theo Tô Hoài, hình thức nhân hóa với sự vậttrong nghệ thuật có tác dụng rộng rãi tới nhiều đối tượngkhác nhau Vấn đề là, nghệ thuật nhân hóa phải đạt tới trình

độ điêu luyện thì chuyện cái ghế biết cười, con mèo thủ thỉ tròchuyện, ông trăng biết nói,… đều gợi được những điều nghĩngợi, đúng đắn sâu xa cho bất cứ người đọc nào

Trong suy nghĩ của Tô Hoài, truyện đồng thoại là thể loạidành cho các em Nhưng điều đó không có nghĩa là truyệnđồng thoại xa lạ với bạn đọc người lớn Mỗi lứa tuổi đều tìmthấy ở đồng thoại những lợi ích tinh thần khác nhau Chúngtôi nghĩ, quan điểm này của Tô Hoài là có cơ sở, cho thấy nhàvăn đã thấu được cái lẽ tồn tại của văn chương Rõ ràng,không thể tạo ra những giới hạn nhằm buộc tác phẩm xoayvần trong không gian đã định sẵn Những tác phẩm hay baogiờ cũng là tài sản chung của mọi người Nó vượt lên nhữnggiới hạn để vươn tới giá trị phổ quát Tô Hoài coi trọng điềunày nên trong quá trình sáng tác truyện đồng thoại, ông đãtìm cách xử lí tốt vấn đề độc giả của thể loại Ông viết nhưsau: “Đã đành, tác phẩm hay sẽ trở nên tác phẩm của chungmọi người Nhưng viết cho các em, trước nhất phải là của cácem” Trên tinh thần đó, ông chỉ ra những yêu cầu mà một tácphẩm dành cho các em phải đạt được, đó là: nội dung giáodục, nghệ thuật đẹp và vui, giàu tưởng tượng, giàu chất thơ,

Trang 21

Tô Hoài kết luận: “Như vậy, đồng thoại là loại truyện có cơ hội

tung hoành nhất về những mặt đó.” (Tôi viết đồng thoại: Dế

Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông).

Trong bài viết của mình Tô Hoài đã nói rõ quan điểm viếttruyên đồng thoại của ông Tựu trung có ba khía cạnh cần lưuý:

Thứ nhất, về nhân vật, ông “không thích viết cái ghế, cáibàn, đôi giày, những con vật vô tri thành đồng thoại Đốitượng yêu thích nhất của Tô Hoài là các con vật gần gũi trongcuộc sống thường ngày Khi viết về chúng, ông luôn “dựa vàotâm lí thiếu nhi và sự quen biết thông thường xưa nay của các

em về loài vật”, “không đặt một con vật cốt để bạn đọc hiểungầm đấy là một con người, một giai cấp Khi miêu tả, ông cốgắng để cho nhân vật hiện ra một cách tự nhiên và dựa vàothói quen, phong tục để nhận xét chúng

- Thứ hai, về nội dung, ông không viết vì bâng quơ, vìmuốn làm cho lạ, mà “muốn đem vào đồng thoại một nộidung xã hội” Ý kiến này cho thấy, ngay từ khi mới vào nghề,ngòi bút Tô Hoài đã có thiên hướng đi về phía hiện thực, xa lạvới lối viết viển vông giang hồ kì hiệp vốn khá phổ biến thờibấy giờ Vấn đề là, ông quan tâm tới hiện thực nào trong biển

đời mênh mông này? Câu trả lời có trong Tự truyện: “Đời sống

xã hội trong xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh củachính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi Ý nghĩ tựnhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, tronglàng quanh mình” Sau này, khi đã trở thành nhà văn cáchmạng, ngòi bút Tô Hoài càng có điều kiện hơn để gắn bó với

Trang 22

hiện thực đời sống Từ những gì đã trải nghiệm, đã thân thiết,ông tái hiện lên trang viết của mình; hình thức dù có vẻ hoangđường (như đồng thoại) vẫn lấp lánh hình bóng cuộc đời vớitất cả mọi buồn vui, được mất của cõi nhân sinh.

- Thứ ba, trước năm 1945, Tô Hoài sử dụng hình thứcđồng thoại là nhằm tránh lưỡi kéo kiểm duyệt của chế độđương thời, bóng gió gửi gắm những tư tưởng yêu nước, yêu

tự do Về điều này, ông viết như sau: “Trước kia, vì đế quốccấm những sáng tác có những tư tưởng yêu nước – tư tưởngchính trị, chống đối, cho nên có truyện tôi viết lối bóng gió,

ám chỉ, như truyện Đám cưới chuột,…

Tóm lại, quan niệm về truyện đồng thoại nằm trong hệthống quan niệm văn chương của Tô Hoài Từ những gì đã mô

tả, chúng ta nhận thấy, Tô Hoài có một quan niệm sáng rõ,đồng thời biết chủ động một lối viết mà qua đó vừa đáp ứngđược nhu cầu của bạn đọc nhỏ tuổi, vừa vươn tới được một đờisống văn hóa tinh thần cộng đồng Giá trị của quan niệm, suycho cùng chính là đã góp phần tạo nên những tác phẩm haylàm rạng danh tên tuổi Tô Hoài, làm say mê độc giả xưa nay

Tô Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn tâm huyết với

sự nghiệp sáng tác văn học Ông cũng là một trong nhữngngười có công đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền văn họcthiếu nhi Việt Nam; là người mở đầu cho sự hình thành vàphát triển thể loại truyện đồng thoại ở Việt Nam Nghe nhữngchia sẻ về quan niệm viết truyện đồng thoại của ông, chúng

ta có thể khẳng định thể loại truyện đồng thoại có vai trò và

Trang 23

vị trí đặc biệt quan trọng trong các sáng tác cho thiếu nhi của

Tô Hoài

Trong thể loại này tác phẩm đầu tiên phải kể đến là Dế

Mèn phiêu lưu ký Khi đến với tác phẩm người đọc được tiếp

xúc với một thế giới côn trùng vô cùng phong phú với muônhình muôn vẻ và những tính cách khác nhau Có thể nói quathiên truyện này tài năng nghệ thuật của Tô Hoài được bộc lộtrên nhiều phương diện Bằng cách quan sát tinh tế về loàivật, kết hợp với những nhận xét thông minh hóm hỉnh, nhàvăn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật nhỏ bé, gần gũi

và hấp dẫn qua hình ảnh của: Hai anh em kết nghĩa sống chết

có nhau là Mèn và Trũi Bác xiến tóc trầm lặng lúc thì yêu đời,

vì nghĩa lớn lúc lại chán đời bỏ mặc tất cả Chú Bọ Ngựa kiêucăng, ngạo mạn Chị Cào Cào duyên dáng, xinh đẹp Cóchuênh hoang, dở hơi Cậu chim Trả non có mẽ mà đầu óc lạirỗng tuếch Từ đời sống và tính cách của từng nhân vật, nhàvăn bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọngchính đáng của người dân lao động, về cuộc sống bình yên, vềlòng thương và sự đoàn kết Bởi thế câu chuyện về chú DếMèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả chongười lớn và cho cả xã hội

Nhìn chung các sáng tác của Tô Hoài thuộc thể loại này

có thể chia làm hai giai đoạn:

Trước Cách mạng Tháng Tám:

Các tác phẩm tiêu biểu của ông trong thời gian này phải

kể đến: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đám cưới chuột, Trê và Cóc, O

chuột, Võ sĩ bọ ngựa, Một cuộc bể dâu, Mụ Ngan, Mèo già hóa

Trang 24

cáo, Hai con ngỗng, Ba anh em, Bốn con gà, Dê và Lợn, Ông trạng chuối Khi đọc các tác phẩm này chúng ta có thể nhận

thấy tác giả thường viết về cái tốt đẹp, cái hay, cái thiện trongcuộc sống và bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc,bình yên cho tất cả mọi người

Sau Cách mạng Tháng Tám:

Tiếp nối những thành công đã đạt được ở giai đoạn trước,

Tô Hoài tiếp tục phát triển mảng đề tài này nhưng với mộtquan niệm mới, một cách nhìn mới về sự đổi thay, tươi sángcủa tương lai đất nước Những truyện đồng thoại tiêu biểu

như: Cá đi ăn thề, Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Chẻo

bẻo đánh Quạ, Vện ơi là Vện, Những chuyện xa lạ, Ghi chép một ngày của Gà Nhép, Con mèo lười đã tái hiện bức tranh

sinh động và bộc lộ được cái nhìn ngỡ ngàng của tác giả trướccuộc sống mới

1.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam

Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của mộtdân tộc, văn hóa dân gian đóng vai trò rất quan trọng Nhậnxét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn họcthành văn Việt Nam, từng có ý kiến nhận định như sau: “Vănhọc dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền vănhọc dân tộc Việt Nam Nhiều thể loại văn học viết được xâydựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn họcdân gian Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dângian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của vănhọc viết Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như Nguyễn

Trang 25

Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, PhanBội Châu, Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy… đã tiếpthu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tácphẩm văn chương ưu tú.”

dân gian chính là nền tảng của văn học viết, là nguồn tư liệu

và nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn cho các nhà văn, nhàthơ

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian vềnhiều phương diện từ nội dung tư tưởng cho đến hình thứcnghệ thuật

Về phương diện nội dung: Văn học dân gian cung cấpcho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội,đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc Ngoài ra, nócòn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên, xã hội, gópphần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người Nóbảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộcnhư: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọngnhân nghĩa, giàu tình thương…

Về phương diện nghệ thuật: Văn học dân gian cung cấpcho các nhà văn một kho tàng các truyền thống nghệ thuậtdân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phươngpháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu

từ, thể loại, chất liệu dân gian…

Chúng ta có thể nhận thấy sự tác động to lớn của vănhọc dân gian đối với văn học thành văn trong suốt quá trình

từ khi văn học hình thành cho đến nay trên nhiều phương diện

Trang 26

khác nhau Thời kì đầu văn học dân gian là chất liệu chủ yếu

và là nguồn cảm hứng tự nhiên của các nhà văn, nhà thơ.Nhưng dần về sau đó các tác giả không còn phụ thuộc quánhiều vào các sáng tác dân gian mà họ đã tìm tòi, chắt lọcnhững kinh nghiệm, nghệ thuật phong phú của văn học dângian để sử dụng vào mục đích và ý đồ nghệ thuật riêng củamình để sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc có giá trị vềnội dung, nghệ thuật và mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả

Những ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viếtđôi khi được thể hiện khá rõ trong các tác phẩm Những dấuhiệu đó chúng ta có thể nhìn thấy được, cảm nhận được,chẳng hạn các yếu tố hình thức, tư tưởng xã hội và quan điểmthẩm mĩ hoặc nguồn ca dao, tục ngữ, hay mô phỏng các âmđiệu truyện cổ, sử dụng cấu trúc, mô típ của các thể loạitruyện kể dân gian để sáng tạo ra các tác phẩm mới, hoặc bắttrước phong cách dân gian

Trong suốt tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam,

từ khi mới hình thành chúng ta đã nhận thấy sự ảnh hưởng củavăn học dân gian đối với các tác phẩm văn học của các nhàvăn, nhà thơ lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn BỉnhKhiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu Họ đã vận dụngnguồn ca dao, tục ngữ và thi pháp của văn học dân gian đểsáng tác nên những bài thơ đậm đà chất dân gian Còn trongvăn học Việt Nam hiện đại, các tác giả là những nhà văn têntuổi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng,Nguyên Ngọc, Đào Vũ, Nguyễn Thi cũng luôn khẳng định vaitrò to lớn của văn học dân gian đối với các sáng tác văn học Họ

Trang 27

luôn tìm tòi, khám phá và đưa những chất liệu dân gian vàotrong các tác phẩm của mình.

Tóm lại, trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển,

bộ phận văn học thành văn Việt Nam đã gắn bó, song hành vàchịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian Việt Nam trênnhiều cấp độ và phương diện khác nhau Đồng thời chính cácnhà văn nhà thơ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng caochất lượng của các sáng tác dân gian Như vậy chúng ta cóthể nhận thấy mối quan hệ và tác động qua lại giữa hai bộphận văn học là mối quan hệ rất khăng khít và bền lâu

Tiểu kết chương 1:

Với hơn 70 năm trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, TôHoài đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học ViệtNam hiện đại Sáng tác của ông ở cả hai thời kì trước và sauCách mạng tháng Tám đã phản ánh được nhiều sự kiện lịch sửquan trọng của đất nước, đi sâu vào nhiều vấn đề của cuộcsống và tạo được nhiều giá trị thẩm mĩ Văn xuôi Tô Hoài hấpdẫn người đọc ở nhiều thế hệ không chỉ trong nước mà cả cácđộc giả nước ngoài cũng yêu thích các sáng tác của ông bởimột bản sắc dân tộc rõ nét và đậm sắc thái

Đồng thoại là truyện cho trẻ em, trong đó các loài vật vàcác vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giớithần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em Tô Hoài làmột trong số những nhà văn thực sự tâm huyết khi viết truyệnphục vụ các bạn đọc nhỏ tuổi Ông là nhà văn có sở trườngkhi viết về thế giới loài vật Những loài vật gần gũi với cuộcsống của con người như: chó, mèo, lợn, ngan, chuột, dế

Trang 28

mèn… trong sáng tác của Tô Hoài đều hiện lên chân thực,sinh động vô cùng Truyện đồng thoại của Tô Hoài thường gợicho người đọc những liên tưởng kín đáo mà sâu sắc về nhiềuvấn đề của thế giới con người Các tác phẩm của ông thuộcthể loại này luôn có giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị giáodục thấm thía đã tạo nên sức hấp dẫn đối với bao thế hệ độcgiả.

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA CHẤT DÂN GIAN

TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI.

2.1 Vay mượn và sáng tạo lại cốt truyện dân gian

Theo Lê Tiến Dũng: “Cốt truyện là hình thức tổ chức cơbản nhất của truyện bao gồm các giai đoạn phát triển chính,các sự kiện chính và hành động chính trong tác phẩm.” [1,tr.30] Hay chúng ta có thể hiểu cốt truyện chính là toàn bộnhững sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự mà người

Trang 29

đọc có thể kể lại Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất,không thể thiếu trong bất kì loại hình tự sự nào.

Các nhà văn khi sáng tạo các tác phẩm của mình thường

sẽ tự tạo ra những cốt truyện mới Dựa vào vốn hiểu biết lýluận và đời sống kết hợp với sự tưởng tượng, hư cấu nhà văn

sẽ xây dựng nên một cốt truyện mới theo quan niệm củamình Tuy vậy vẫn có những nhà văn sẽ dựa vào những cốttruyện, hình tượng nhân vật có sẵn trong các sáng tác dângian để phát triển lên và tái tạo lại, bổ sung thêm viết thànhnhững tác phẩm mới cho phù hợp với thị hiếu độc giả của thờiđại ngày nay Có thể nói đây là một hoạt động sáng tạo đầykhó khăn và thử thách, bởi những truyện dân gian mà đượccác nhà văn lựa chọn khai thác để viết lại bao giờ cũng hay,cũng đặc sắc, nhà văn phải khéo léo lựa chọn và sáng tạo lạitác phẩm một cách hoàn hảo hơn

Trong lịch sử văn học Việt Nam, việc viết lại truyện dân

gian đã diễn ra từ thời trung đại Truyện Người con gái Nam

Xương của Nguyễn Dữ hay các truyện thơ nôm như: Trê Cóc, Thạch Sanh, Chàng Chuối chúng ta đều nhận thấy có nguồn

gốc từ dân gian Đến thời hiện đại, hoạt động này diễn ra tíchcực hơn, có rất nhiều nhà văn đi theo phong cách sáng tácnày, trong đó phải kể đến các tác giả tên tuổi như: Tô Hoài, Vũ

Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng…

Nói riêng về truyện đồng thoại, những tác phẩm đượcviết trên cơ sở cốt truyện dân gian chiếm số lượng khôngnhiều, nhưng đây là những tác phẩm có giá trị Nhà văn Võ

Quảng viết 21 truyện đồng thoại được in trong hai tập Những

Trang 30

chiếc áo ấm và Bài học tốt Trong 21 truyện đó có đến một

nửa số truyện dựa vào cốt truyện dân gian (lấy từ nguồntruyện cổ tích loài vật) Nhà văn Võ Quảng cũng đi vào giảithích đặc điểm của loài vật như: vết rạn trên mai rùa, nhữngvết vằn trên lưng hổ, mèo tắm khô, mắt cá giếc đỏ hoe, quátrình tiến hóa từ nòng nọc thành con nhái bén… Mặc dù mượncốt truyện dân gian nhưng nhà văn đã sáng tạo lại các câuchuyện, làm cho các nhân vật trong truyện đồng thoại hiện

lên có tính cách Chẳng hạn như tác phẩm Bài học tốt lấy cốt truyện từ Sự tích vết rạn trên mai rùa, kể về nhân vật Rùa đến

nhà Khỉ ăn giỗ, bị tai nạn Do nhà Khỉ ở trên cao nên Rùa phảingậm vào đuôi Khỉ, để Khỉ kéo lên Nhưng khi gần lên đến nơi,thấy họ hàng nhà Khỉ ra chào, Rùa liền mở miệng ra để đáplại nên bị rơi xuống đất, kết quả là Rùa bị vỡ mai Còn truyệncủa Võ Quảng, tuy vẫn dựa vào cốt truyện dân gian nhưngông đã xây dựng một tình huống khác, một hình ảnh khác vềRùa Theo truyện của nhà văn, chú Rùa thích đi đây đi đó đểngắm xem phong cảnh đất nước, nhưng do cái tính ngại đi,nên cậu ta viện hết lí do này đến lí do nọ, nào là mùa hè thìnóng bức, mùa đông thì lạnh lẽo… không thể đi được Nhưngkhi tới mùa thu, trời xanh gió mát, Rùa không còn lí do gì nữanên đành phải lên đường Sau năm ngày hăng hái như có ai

xô đẩy, Rùa lại cảm thấy mệt mỏi nên nhờ Ngựa đi hộ Nhưngthật không may cho Rùa, Ngựa chạy nhanh quá nên Rùa bịcành cây quăng quật ra xa, làm cho mai bị vỡ… Về nội dung,

cả hai truyện đều giải thích nguồn gốc những vết dọc ngangtrên mai rùa, đều giải thích rằng đó là dấu vết của tai nạn

Trang 31

Nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật Rùa có cá tính, có nộitâm và đặc biệt là nó còn có dáng dấp của một đứa trẻ hiếuđộng, thích đi đây đi đó, nhưng lại có tính hay ngại đi Haynhư nhà văn Vũ Tú Nam cũng có nhiều tác phẩm dựa vào cốt

truyện dân gian để sáng tạo nên như truyện Gấu ăn trăng.

Nhưng trong số những tác giả viết theo xu hướng này đángchú ý nhất phải kể đến nhà văn Tô Hoài Đối với ông các tácphẩm văn học dân gian không chỉ đọc để thưởng thức màbằng kinh nghiệm và tài năng của mình ông đã khai thác cácgiá trị dân gian trong đó để viết những tác phẩm mới mangdấu ấn của riêng mình Các tác phẩm của ông được viết theo

cốt truyện dân gian như: Ông Trạng Chuối, Trê và Cóc, Cái

kiện của lão Trê, Cái Cò cái Vạc…

Trước hết là tác phẩm Ông trạng Chuối, Tô Hoài viết truyện này vào khoảng năm 1940 - 1941 Viết Ông trạng

Chuối, nhà văn đã sử dụng kết hợp nội dung của hai truyện

dân gian nổi tiếng là truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

và truyện thơ nôm khuyết danh Chàng Chuối Ngoài các sự

kiện và diễn biến quen thuộc của câu chuyện Sơn Tinh chiếnthắng Thủy Tinh đã có từ rất xa xưa trong dân gian, Tô Hoàicòn dựa vào cốt truyện của truyện Chàng Chuối viết tiếp mộtcâu chuyện li kì hấp dẫn về con trai Thủy Tinh

Khi nghe tin vua Hùng kén rể, Sơn Tinh và Thủy Tinh đềuđến xin được hỏi Mị Nương về làm vợ Vì đến trước với đầy đủ

lễ vật nên Sơn Tinh đã giành phần thắng cưới được Mị Nương,còn Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên đã đem lòngcăm hận Sơn Tinh Thủy Tinh nên kế hoạch trả thù nhưng lại

Trang 32

bị thất bại thảm hại Sau khi bại trận trước Sơn Tinh, ThủyTinh bị Sơn Tinh cho các thần sấm, thần sét rượt đuổi kì được

vị vua của Thủy cung này Thủy Tinh trên đường chạy trốnThiên Lôi, đã bị lạc vào cánh đồng xa và gặp được một cô gái.Thủy Tinh đẩy cửa chạy vào ôm chặt lấy nàng để cho ThiênLôi sợ đánh nhầm người mà tha cho Nhờ sự cưu mang chechở của cô gái ấy mà Thủy Tinh đã thoát nạn, chàng đền ơnbằng cách tặng nàng một viên ngọc quý Nhưng cũng từ sauđêm mưa gió ấy, nàng mang thai và hạ sinh được một con cáChuối xinh xắn, biết nói tiếng người

Lúc đầu tuy có sợ hãi, nhưng về sau nghĩ đây là conmình nên nàng không còn thấy sợ nữa, nàng đưa cá chuối vàochậu nước và nuôi Chuối khôn lớn “Chuối ngày một lớn, mộtđẹp Đầu chuối nổi vân hoa lên Khắp mình vảy vờn như mâybay Cái đuôi tròn xòe ra, to như chiếc lá vả, in hình từng nanxương nhỏ tựa cái quạt điều vậy.”

Bà mẹ luôn giữ kín chuyện về đứa con kì lạ của mình.Nhưng chẳng bao lâu, tin tức về con cá Chuối biết nói, khônngoan, lan truyền đi khắp nơi Người hiếu kì khắp chốn đổ về

để xem, trong đó có ba chị em gái xinh đẹp con nhà ông quan

tể tướng họ Triệu Sau cuộc gặp gỡ, chàng cá Chuối phải lòngngười em út xinh đẹp hiền lành tên Hoa, chàng đêm ngàytương tư nhung nhớ và đã quyết tâm nhờ mẹ sang nhà nàngxin hỏi cưới Ông Triệu nghe xong lấy làm lạ, nhưng vì thương

bà cụ lặn lội đường xá xa xôi nên vẫn gọi ba người con đếnhỏi ý Hai cô chị đều tỏ ý dè bỉu, chê bai, riêng chỉ có cô em útgật đầu ưng thuận Mặc dù rất giận con, nhưng ông Triệu vẫn

Trang 33

không muốn ép buộc con, ông ra điều kiện: “Phải đem đếnđầy đủ đồ sính lễ, ba mươi lạng vàng cực tốt cùng với nămmươi viên ngọc trai mò ở rốn bể Đông”.

Người mẹ thì lo sợ vì nhà nghèo tìm đâu ra những thứquý giá ấy, nhưng về phần Chuối thì lại hết sức bình thản và

đã bảo mẹ lấy viên ngọc năm xưa cha tặng ra, nhờ nó đưađường về Thủy cung Chỉ một ngày sau, Chuối đã có đủ sính lễtheo yêu cầu của quan tể tướng và đón nàng Hoa về làm vợ.Chính đêm hôm cưới, Chuối đã hóa thân thành một chàng traikhôi ngô tuấn tú trước sự ngỡ ngàng và vui mừng khôn xiếtcủa mẹ và vợ Chuối Đến ngày giỗ mẹ vợ, Chuối dặn vợ cứ vềnhà một mình rồi chàng sẽ theo về sau và không được nói với

ai về chuyện chàng đã trút lốt cá chuối và trở thành người.Khi quan khách đến tề tựu đông đủ, Chuối bước vào “mìnhvận áo lam, đầu đọi mũ đính từng tràng hạt ngọc quý, nétmặt tuấn tú, rõ ra đại gia công tử.” Triệu tể tướng vô cùngngạc nhiên và mừng rỡ, sau đó ông mời thầy đồ về dạy họccho Chuối Với sự thông minh trời phú, chẳng bao lâu sauChuối thi đỗ trạng nguyên Về phần hai cô chị đã không mừngcho hạnh phúc của em gái mà lại đem lòng ghen tị với em,nhân lúc Chuối đi đánh giặc đã hòng lập mưu hãm hại nàngHoa Bọn họ rủ nàng đi đón Chuối trở về, khi qua sông, nhânlúc Hoa không để ý hai ả đã rắp tâm đẩy em xuống giữa dòngsông chảy siết Về nhà họ bảo rằng nàng bị nạn mà chết.Trạng Chuối trở về thoạt đầu vô cùng choáng váng, hoảnghốt, nhưng thấy điệu bộ hai chị có phần khả nghi, chàng đãkín đáo điều tra Chàng Chuối nuốt ngọc, rẽ nước, bước xuống

Trang 34

lòng sông Gặp lại vợ ở Thủy cung, Chuối nhận ra dã tâm củahai chị vợ, liền đặt vợ vào trong chiếc rương lớn đem về tặnghai con người gian ác kia Hai người chị vừa mừng rỡ, hí hửng

mở rương ra, nàng Hoa liền bước ra, tươi cười chào hỏi Haingười chị độc ác vừa nhìn thấy em đã “bủn rủn, cúi gầm mặt,rồi ngã sụp xuống.” Được vợ chồng Chuối nhân hậu giúp đỡnên họ đã thoát được tội chết, họ hối hận nhưng đã quá muộn

“Hối hận đêm ngày đã dày vò con người nham hiểm Rồichẳng bao lâu, cả hai cùng chết.”

Truyện Ông trạng chuối được xây dựng chủ yếu từ cốt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh Với cốt truyện cơ bản của truyền

thuyết là cuộc tranh tài kén rể của Sơn Tinh và Thủy Tinh vốn

đã rất quen thuộc với mọi người vì thế Tô Hoài không đề cậpnhiều để không làm mất đi những hình ảnh đẹp trong tâmthức của người đọc Những chỗ ai cũng biết rồi thì không cầnthiết phải viết lại nữa Ở đây, Tô Hoài đã sáng tạo bằng cáchthay đổi và thêm vào các tình tiết mới, hơn nữa tác giả cònkéo dài cốt truyện đến đời con trai của Thủy Tinh Tác giảcũng xây dựng thêm các nhân vật mới là mẹ con Chuối, ôngquan tể tướng họ Triệu và ba cô con gái xinh đẹp Khi nghiêncứu tác phẩm ta thấy có rất nhiêu chi tiết, tình tiết mới.Chẳng hạn các lễ vật mà Vua Hùng yêu cầu hai chàng trai đã

có sự thay đổi không còn là “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựachín hồng mao”, mà là những ngọc ngà, châu báu cả hai vịthần đều dễ dàng có được Nếu trước đây các lễ vật tháchcưới của nhà vua đều là các sản vật của rừng núi, ý nhà vua

đã ưu ái Sơn Tinh hơn, nhưng ở trong tác phẩm này chi tiết

Trang 35

này đã được thay đổi, nó đã thể hiện sự công bằng với cả đôibên Nhưng Thủy Tinh vẫn đến chậm, vẫn ôm hận và tiếnhành giao chiến với Sơn Tinh để trả thù Nếu như trong truyềnthuyết cuộc chiến giữa hai vị thần là sự hô phong hoán vũbằng những phép thuật phi thường, thì ở đây tác giả đã miêu

tả khá chi tiết về cuộc chiến và sáng tạo thêm những tình tiếtmới Thủy Tinh ngoài việc hóa phép dâng nước lên cao cònhuy động cả đội quân tinh nhuệ của Thủy cung nào là cá sấu,

cá voi, rùa, lươn, chạch… đủ các vị anh hùng dũng tướngnhưng tất cả đều bị Sơn Tinh đánh bại Và điều đặc biệt ở đây

là khi cả đoàn quân bị đánh tan tác thì chính vị thủ lĩnh ThủyTinh lại bị kẹt lại trên đất liền đến cơ sự bị Sơn Tinh sai thầnsấm, thần sét truy lùng để diệt hậu họa Và rồi trong lúc tínhmạng bị đe dọa, tưởng trừng như không thoát khỏi lưỡi búacủa Thiên Lôi thì Thủy Tinh đã gặp được cô gái nghèo và được

cô giúp đỡ nên đã tai qua nạn khỏi Đây chính là điểm mấuchốt trong sự sáng tạo của Tô Hoài, nếu như trong truyềnthuyết chỉ có chuyện Thủy Tinh thua cuộc rút chạy, thì ở đâytác giả đã tạo ra một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ thú vị và đâycũng chính là nguyên do để tác giả tiếp tục sáng tạo kéo dàicâu chuyện mãi về sau Ở phần sau của tác phẩm lại không

hề nhắc đến câu chuyện thù hận của đời trước mà là một câuchuyện hoàn toàn mới về cuộc đời của con trai Thủy Tinh vàcũng là phần trọng tâm trong tác phẩm của nhà văn Như vậy,

ta có thể thấy được hàng loạt sự kiện được tô đậm, được miêu

tả kĩ lưỡng, hàng loạt sự kiện mới được đưa vào làm cho nộidung tác phẩm phong phú, sinh động hơn hẳn so với nguồn

Trang 36

gốc ban đầu của nó Cốt truyện, dung lượng tác phẩm phình

ra đồ sộ

Còn khi viết truyện Trê và Cóc, ông lại dựa vào nội dung

của truyện nôm cùng tên vốn lưu hành phổ biến trong dân

gian mà viết lại Kế thừa truyện thơ nôm khuyết danh Trê và

Cóc, vốn ra đời từ trong dân gian xa xưa, nhà văn Tô Hoài đã

diễn đạt lại câu chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi giản dị, dễhiểu, gần gũi với cuộc sống hiện đại ngày nay của các em

nhỏ Từ truyện Trê và Cóc đã quá quen thuộc với các em,

bằng vốn sống phong phú và trí liên tưởng thông minh củamình, Tô Hoài đã lí giải một cách hết sức tài tình, khéo léo vềvấn đề tưởng trừng như khô khan này Ông giải thích lại câuchuyện này như sau: Vợ chồng nhà Cóc hiếm muộn, sau baonăm cầu tự mới có con, hai vợ chồng vô cùng vui sướng vàmong ngóng từng ngày những đứa con yêu quý của họ chàođời Đến ngày trở dạ, vợ Cóc sinh được một bọc trứng, “đượcnăm hôm sau trứng nở ra một đàn nòng nọc” Giữa lúc hai vợchồng nhà Cóc đang sống trong sự vui mừng khôn xiết thìbỗng một hôm ra thăm con thì “chẳng thấy một mống nào”.Thì ra vợ chồng nhà cá Trê sống ngay ở hồ ấy cũng hiếmmuộn con cái, tình cờ trông thấy đàn nòng nọc con bé tí tẹo

và “giống hệt những con trê nhỏ” đã động lòng tham, muốnchiếm lấy đàn nòng nọc mang về làm con của mình Thế làkhông ai bảo ai, chồng trước, vợ sau, hai vợ chồng nhà Trêdồn cả bọn “Trê con” quý giá ấy về nhà mình Trê càng ngắmcàng thích vì “Hệt quá đi mất Cũng cái đầu to mà bèn bẹt.Cũng cái đầu thon thon và chiếc đuôi nhỏ xíu Cũng hai ngạnh

Trang 37

nhọn nhọn ở hai bên sườn Và cái này mới càng đúng nòi Trê:làn da bồ hóng đen nhẫy Thật quả da Trê, mà lại da hắc Trêchính tông” Về phần gia đình nhà Cóc, Cóc biết Trê bắt trộmmất con mình liền hí hoáy làm đơn đi kiện Nhưng nha huyệnChạch lúc bấy giờ lại nhận hối lộ của vợ chồng nhà Trê nênchẳng những không minh xét mà còn lôi Cóc vào ngục cùmhai chân lại Mãi đến khi vợ Cóc nhờ ông trạng Chuối xử kiệnthì gia đình nhà Cóc mới được đoàn tụ.

Trong tác phẩm này, Tô Hoài vẫn giữ lại những sự kiện,chi tiết then chốt của truyện dân gian Nhà văn đã viết lạitruyện nôm này dưới một ánh sáng mới bằng cách gia tăngnhững chi tiết miêu tả đặc điểm và lời thoại của nhân vậtnhằm mục đích xây dựng tính cách, những kiểu người khácnhau trong xã hội Cùng với đó, nhà văn xây dựng thêm cácnhân vật mới và sáng tạo ra các tình tiết mới cho câu chuyện

Mở đầu tác phẩm, tác giả xây dựng khung cảnh làng quêyên bình trong một đêm mưa đầu mùa hạ, mấy bà cháu đangngồi quây quần trò chuyện Từ việc nghe thấy tiếng ễnh ươngkêu ngoài bờ ao, bà kể cho các cháu nghe chuyện con nòngnọc đứt đuôi Từ đây tác giả mới dẫn vào nội dung chính củacâu chuyện Các nhân vật chính trong truyện vẫn được giữnguyên, bên cạnh đó hàng loạt những cái tên mới được xuấthiện như: Ễnh Ương, cá Kình, ông trạng Chuối, vua Thủy Không chỉ vậy các nhân vật ở đây được tác giả quan sát tỉ mỉ

và miêu tả kĩ lưỡng trên cả hai phương diện là miêu tả từngoại hình đến miêu tả hành động nhân vật giúp các nhân vậtcủa ông hiện lên thật sinh động có tâm lí, tính cách rõ ràng

Trang 38

Đây có thể coi là điểm khác biệt lớn nhất giữa tác phẩm củanhà văn với các sáng tác dân gian Trước tiên việc vợ chồngCóc có con, đây không phải là một việc ngẫu nhiên mà nhờ sựthành tâm cầu cúng và chạy chữa khắp nơi của hai vợ chồng,hay như nhà Trê tuổi đã cao mà cũng hiếm hoi là vì vợ chồngnhà này xưa nay có thói hống hách, ích kỉ, nên “bây giờ trẻcon không dám về nhà ấy nữa” Trong tác phẩm, tác giả xâydựng nhiều đoạn hội thoại khác nhau nhằm mục đích để cácnhân vật thể hiện rõ đặc điểm tính cách của riêng mình Anhchàng Cóc là người biết yêu thương chăm lo cho vợ con, vợ đixuống ao đợi ngày sinh nở, khi sinh xong đang tính lên bờđịnh về nhà báo tin cho chồng thì anh chàng Cóc vì sốt ruột locho vợ con đã đứng đợi vợ trên bờ từ bao giờ Hay khi biết tinmất con “chồng Cóc xắn cao ống quần, lội quanh khắp bờ ao.Bụi nào cũng dò, mô nào cũng tới… Chồng Cóc vừa lội bì bõmvừa rao: Chiềng làng chiềng nước,

có ai bắt được lũ con tôi lác thì cho tôi xin… Chiềng làngchiềng nước…”

Khi phát hiện ra lũ con mình đã rơi vào tay vợ chồng lãoTrê, chồng Cóc cương quyết cãi nhau tay đôi với lão Trê độc ác

để đòi lại con “Cóc cứ tru lăn, tréo lộn ở đấy Cóc gọi con ầmĩ” Nhưng anh ta là một người khôn khéo, liệu được tình hìnhnếu cứ ở đây ăn vạ thì chỉ bất lợi cho mình nên đã về làm đơnkiện nhà Trê lên quan huyện Lại nói đến quan huyện, nếu nhưtrong truyện dân gian là một ông quan huyện chung chung thì

ở đây ta thấy quan huyện có tên tuổi rõ ràng đó là quanhuyện Chạch Các nhân vật tham gia vào vụ kiện tụng này

Trang 39

cũng có sự thay đổi đáng kể Trước tiên về phần nhà Trê, nếunhư trong dân gian Trê bà phải đi chạy chọt đút lót qua nhiềucửa ải khác nhau mới đến được tay quan: bao nhiêu bánh kẹo,rượu ngon cho lão Chánh Quả, rồi lại đến lão Lý Ngạnh lại phảiđôi con gà thì bọn chúng mới dẫn Trê bà lên biếu quan huyện

cả mâm lễ hậu hĩnh Còn trong sáng tác của Tô Hoài, lão Trêsai vợ đến ngay nhà cá Kình để cầu cứu Lễ vật ở đây khôngcòn là rượu, bánh, xôi gà gì nữa mà là những thức ăn quenthuộc của những loài vật sống dưới nước đó là năm lạng giunđất Cá Kình là một tay khôn lõi đời, hắn đòi nhà Trê năm lạnggiun để lão đút lót quan trên cho nhưng thực chất lão đã tựthưởng cho mình đến qúa nửa chỗ lộc đó, chỉ mang biếu quantrên phần còn thừa lại, vậy mà lão quan tham đã vội lóa mắt

vì món lễ hậu Vậy là ở đây không còn Chánh Quả với LýNgạnh nữa mà thay vào đó là cá Kình một nhân vật khônngoan, giỏi luồn lách cửa quan Còn về phần nhà Cóc, tác giảxây dựng lên hình ảnh một chị Cóc đảm đang tháo vát vàkhông kém phần thông minh Trong cảnh nhà cửa tan nát, conmất chồng bị lũ tham quan giam hãm, chị vợ không chịu đểyên mọi chuyện “Vợ Cóc giậm chân xuống đất, rồi kêu khóc,nghiến răng kèn kẹt”, rồi vợ Cóc quả quyết đứng dậy ra vềxoay sở, lo toan mọi việc Chị ta thực không phải là một ngườiđàn bà tầm thường, nếu như vợ Cóc trong dân gian chỉ biếtkhăn gói đi khắp nơi kêu khóc mong người thương tình giúp

đỡ, thì chị Cóc của nhà văn Tô Hoài là người có đầu óc, có sựtính toán, chị ta “đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, chỗ nào có

họ nhà “hai chân hai tay mà nhảy chồm chồm” là chị cũng mò

Trang 40

vào” Gặp Chẫu Chuộc và Ếnh Ương chị đánh giá ngay “bọnnày vô tích sự, chỉ được cái ăn lo rồi kêu la thì to mồm lắm”không giúp ích được gì cho mình, rồi chị gặp được bác Ếch,tuy tự nhận mình không có tài cán gì giúp được nhà Cóc,nhưng Ếch đã chỉ giúp chị Cóc tìm đến nhờ vả anh Nhái Bén.Nếu như trong truyện dân gian Cóc vợ gặp Ếch, được Ếchmách cho đến nhờ cậy ông cử Nhái Bén, vậy là ông cử Bén đãgiúp vợ chồng nhà Cóc giải được nỗi oan, thì ở đây tác giả xâydựng một loạt các đoạn hội thoại giữa Cóc vợ với Ếch và NháiBén giúp người đọc hình dung rõ ràng đặc điểm của từngnhân vật Anh chàng Nhái Bén của Tô Hoài “cũng đã nổi tiếnggiỏi tay thầy cò thầy kiện” nhưng tác giả không để Nhái Béngiải quyết luôn mọi chuyện như trong truyện dân gian, NháiBén chỉ đường cho chị Cóc đến tìm ông trạng Chuối “Ôngtrạng Chuối là một người danh tiếng Ông là một vị quan minhmẫn, công bằng và giỏi xử kiện” Chính ông trạng Chuối đãtrả lại sự công bằng cho gia đình nhà Cóc được đoàn tụ vàgiúp chị Cóc hiểu rõ quy luật của cuộc sống, làm tất cả mọingười đều phải trầm trồ thán phục: “Nhà chị kia! Chị cũngquên cả luật lệ xưa nay ở họ nhà chị, khi sinh nở phải xuống

đẻ dưới nước, mà trứng cóc nở ra con nòng nọc à.”

Tham gia vào việc làm mới các truyện cổ bằng cáchthay đổi các tình tiết, Tô Hoài còn đưa ra cách kết thúc truyệnmới Người vô tội sẽ được trả lại sự công bằng, được hưởngcuộc sống ấm no, hạnh phúc bên nhau Còn những kẻ thamlam, gian xảo, dối trá, độc ác sẽ bị trừng trị nghiêm minh Ởđây không chỉ có vợ chồng nhà Trê đáng bị xử tội mà cả một

Ngày đăng: 03/02/2019, 21:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình Lý luận văn học, phần tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học, phần tácphẩm văn học
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM
Năm: 2003
2. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Tô Hoài người sinh ra để viết, Tạp chí văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài người sinh ra để viết
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 2004
3. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam lịch sử- thi pháp- chân dung, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Việt Nam lịch sử- thipháp- chân dung
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
4. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài đời văn và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Vănhọc
Năm: 2007
5. Hà Minh Đức (1994), Tuyển tập Tô Hoài, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1994
6. Hà Minh Đức (2014), Đi tìm chân lí nghệ thuật (tiểu luận, phê bình), Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm chân lí nghệ thuật
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2014
7. Nguyễn Bích Hà (2002), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm
Năm: 2002
8. Tô Hoài (1994), Tuyển tập văn học thiếu nhi (tập I), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học thiếu nhi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb HàNội
Năm: 1994
9. Tô Hoài (1997), Tuyển tập văn học thiếu nhi (tập II), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học thiếu nhi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb HàNội
Năm: 1997
10.Tô Hoài (2011), Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dế Mèn phiêu lưu ký
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2011
11. Tô Hoài (2015), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những truyện hay viết cho thiếu nhi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NxbKim Đồng
Năm: 2015
12. Tô Hoài (1986), Ông trạng chuối, Nxb Hội văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ông trạng chuối
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hội văn nghệ
Năm: 1986
13. Tô Hoài (1986), Trê và Cóc, Nxb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trê và Cóc
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 1986
14. Tô Hoài (2016), Sổ tay viết văn, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2016
15. Tô Hoài (1998), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và phương pháp viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1998
16. Tô Hoài (1968), Tôi viết đồng thoại “Dế Mèn, chim gáy, bồ nông”, Tạp chí văn học số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi viết đồng thoại “Dế Mèn, chim gáy, bồnông”
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 1968
17. Tô Hoài (1984), Tự truyện, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự truyện
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1984
18. Lê Nhật Ký (2016), Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện đồng thoại trong văn học ViệtNam hiện đại
Tác giả: Lê Nhật Ký
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
19. Lê Nhật Ký (2011), Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận án tiến sỹ ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại truyện đồng thoại trong vănhọc Việt Nam hiện đại
Tác giả: Lê Nhật Ký
Năm: 2011
20. Phong Lê, Vân Thanh (2003), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài về tác gia và tácphẩm
Tác giả: Phong Lê, Vân Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w