MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài Người viết chọn đề tài thế giới nhân vật trong tiểu thuyết tập truyện “Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài để làm niên luận với những lí do sau đây: Thế giới nhân vật
Trang 14 Đối tượng nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái quát về nhân vât trong tác phẩm văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.1.2 Đặc điểm của nhân vật văn học
1.1.3 Vai trò của nhân vật văn học
1.1.4 Chức năng của nhân vật văn học
1.1.5 Phân loại nhân vật văn học
1.2.Đôi nét về nhà văn Tô Hoài và tập truyện Tây Bắc
1.2.1.Đôi nét về nhà văn Tô Hoài
Trang 22.1 Biểu hiện của nhân vật chính trong tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài
2.1.1 Nhân vât phản ánh hiện thực xã hội
2.1.2 Nhân vật thể hiện phẩm chất đạo đức của con người
2.2 Biểu hiện của nhân vật phụ trong tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài
2.2.1 Nhân vật có số phận bất hạnh trong cuộc sống
2.2.2 Nhân vật thể hiện sự tha hóa về mặt đạo đức và lối sống xã hội
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT VỀ NHÂN VÂT TRONG TẬP TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI
3.1 Miêu tả ngoại hình nhân vật
3.2 Miêu tả hành động nhân vật
3.3 Miêu tả nội tâm nhân vật
3.4 Miêu tả ngôn ngữ nhân vật
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Người viết chọn đề tài thế giới nhân vật trong tiểu thuyết tập truyện “Tây Bắc” của
nhà văn Tô Hoài để làm niên luận với những lí do sau đây:
Thế giới nhân vật không chỉ là một phần không thể thiếu mà nó còn rất quan trọng đốivới môt tác phẩm văn học Bởi vì nó giữ vai trò quyết định đến nội dung, tư tưởngcủa tácphẩm, không có nhân vật thì tác phẩm sẽ trở nên vô hồn, nó là phương tiện cơ bản để nhàvăn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo thế giới nhân vật để thểhiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó,một vấn đềnào đó của hiện thực.Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh độnghay rõ nét Do vậy, thế giới nhân vật sẽ là nguồn cảm hứng, sáng tạo để nhà văn tạo ramột tác phẩm, nó còn làm đa dạng phong phú, hành động, tư tưởng nhân vât mà nhà vănmong muốn Có thể nói, thế giới nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quáthiện thực, giúp người đọc, người viết cảm nhận sâu sắc, rõ nét,sinh động hơn về cuộcsống của con người trong xã hội
Trong dòng văn học Việt Nam Tô Hoài được đánh giá là một cây đại thụ, là cây bútvăn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốnhiểu biết phong phú của nhà văn về đời sống, đặc biệt là sinh hoạt và phong tục ở làngquê, miền núi Tây Bắc Thông qua cách miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú,đậm chất dân gian và giàu chất thơ giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ về số phậncủa các nhân vật trong tiểu thuyết Các tác phẩm của ông đều có những bước tiến về nhânvật, có nhiều nét đặc sắc nổi bật, đặc biệt là trong tiểu thuyết tập truyện Tây Bắc
Tập truyện “Tây Bắc”của Tô Hoài phản ánh thực trạng trong cuộc sống tủi nhục củađồng bào miền núi Tây Bắc dưới bóng đen phong kiến và thực dân, thể hiện số phận đaukhổ của người dân lao động và con đường giải phóng của họ trong cách mạng và khángchiến Nó được phơi bày bằng con mắt đầy trung thực và táo bạo, sự từng trải trên mảnhđất này của nhà văn nhằm nói lên sự thật về đời sống, phong tục, nỗi đau của họ nhưngkhông dám phân trần
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết có thêm được nhiều kiến thức chobản thân về việc xây dựng thế giới nhân vật trong một tác phẩm văn học Qua đó, chúngtôi có thể hiểu thêm về cuộc sống, xã hội, của những con người nơi đây khi chưa tìm rađược con đường giải phóng dân tộc và giải phóng cho chính mình.Do đó người viết chọn
đề tài thế giới nhân vật để làm niên luận
Trang 42 Lịch sử vấn đề
Tô Hoài là một trong những nhà văn có vai trò hết sức quan trọng cho nền văn xuôiViệt Nam hiện đại, ông được đánh giá là môt cây đại thụ, là nhà văn giàu chất chuyênnghiệp bậc nhất, là một trong những cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng Những tácphẩm của ông ra đời với nhiều giá trị sâu sắc đã thu hút được sự quan tâm sâu sắc củađông đảo bạn đọc và giới phê bình văn học
Qua tìm hiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu xoay quanh tác phẩm của ôngtrên nhiều bình diện, từ nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau, người viết nhìn thấy tiểuthuyết tập truyện “Tây Bắc ”của nhà văn Tô Hoài được quan tâm nghiên cứu và bàn luậnnhư sau :
Năm 1953, trong bài viết Tô Hoài và truyện Tây Bắc Hoàng Trung Thông đánh giá’’
Tô Hoài viết Mường Giơn với con mắt của một nhà thơ ”.[11;tr.228]
Năm 1982, Nguyễn Văn Long trong Giảng văn tập 2 đánh giá “Cũng như trong tập
truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ còn lôi cuốn người đọc bởi chất thơ đậm đà, trong sáng
“Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽ nên với sứcrung động thơ” Tô Hoài cũng nói về những ý thơ trong truyện của mình: “Ở mỗi nhânvật và trùm lên tất cả Miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước
và con người bay bổng lên hơn nữa, rồi bỏ được cái ám ảnh tùn mùn, lặt vặt thường làm
co quắp nhân vật và nhỏ bé vắn đề đi”.[7;tr.80]
Năm 1997, Đỗ Kim Hồi trong Giảng văn văn học Việt Nam có nhận xét: “Xét về vẻ
đẹp văn chương thì nửa Phiềng Sa nhất định phải chịu nhường nửa Hồng Ngài Chính cáinửa Hồng Ngài này mới thật sự là nơi tập trung anh hoa của ngòi bút Tô Hoài về TâyBắc Những trang viết về Hồng Ngài đẹp còn vì, và chủ yếu bởi vì nó kết đọng một tìnhcảm nhân đạo đậm đà, một khả năng phân tích tinh tế những diễn biến đầy mâu thuẫn nộitâm, và bao trùm lên tất cả là điều sau này Tô Hoài cảm thấy: một chất thơ vời vợi baylên từ cảnh vật và nhân vật “Nơi rừng núi tuyệt vời thơ mộng ấy”.[4;tr.521.522]
Năm 1999, Nguyễn Quang Trung trong Phân tích bình giảng tác phẩm Văn Học 12
có lời nhận xét “Tô Hoài quả là sành tả thiên nhiên Nhà văn chỉ chấm phá vài nét mà làmhiện lên một đoạn văn đầy màu sắc hội họa, như một mảnh hồn không thể thiếu của núirừng Tây Bắc: “[…]”Trong các làng H’mông đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơitrên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ Giữa không khí oi ngột của đau khổ, người đọcnhư được thư giãn trước những trang văn thoáng đãng ,bảng làng một màn sương thơ
Trang 5mộng như thế Nó như dấu lặng êm lắng trong một bản nhạc đầy những âm thanh sôiréo ,tuôn trào”.[12;tr.80].
Năm 2003, Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, Chân dung và Phong cách cũng có nhận định: “Thực ra, từ khoảng 1940-1945, những cây bút viết về
nông thôn thường cũng ít đụng đến đấu tranh giai cấp Nam Cao, Bùi Hiển, Mạnh Phú
Từ, Kim Lân,…thường chỉ xoay quanh những chuyện đời tư, đời thường sau lũy trexanh Nhưng sau cách mạng tháng 8 thì khác, cả nền văn học ta điều chuyển hẳn về đềtài lịch sử cách mạng, về cảm hứng sử thi Tô Hoài viết truyện Tây Bắc, Mười Năm,Miền Tây,…cũng là theo hướng ấy Nhưng cứ để ý mà xem nhân vật cách mạng, nhân vậtanh hùng của ông thường ít lí tưởng hóa Tô Hoài không thích che đậy phương diệnngười thường, đời thường của các chiến sĩ cách mạng Khuynh hướng này thể hiện rõ hơntrong các tác phẩm sau này như Tự Truyện, Cát Bụi Chân Ai, Chiều Chiều”…[8;tr.280]
Năm 2006, Vương Trí Nhàn trong Cánh bướm và hoa hướng dương có nhận xét “Một
người khá thâm trầm là Tế Hanh có lần nhận xét “Đọc truyện Tây Bắc, trong khi nhiềungười chỉ nhớ Vợ chồng A Phủ thì tôi (tức Tế Hanh ) lại rất thích Mường Giơn” Không
rõ liệu có nhiều người cùng chia sẻ nhận xét trên với Tế Hanh, song nếu có, cũng không
có gì là lạ.Trong khi Vợ chồng A Phủ nói được cái sự thực lớn lao rằng thời đại ta, là thờiđại của những sự quật khởi, những sự đổi đời, thì Mường Giơn lại là câu chuyện mà hìnhnhư thời nào cũng có, bởi thời nào mà cuộc sống chẳng bao gồm đủ cả những nồng nànsôi nổi lẫn những cay đắng mất mát, và khi ngĩ lại về nó, nhất là về một cái gì sẽ tàn phai
mà không sao cứu vãn nỗi, bao giờ trong con người chẳng thoáng qua một cảm giác buồnman mác.[9;tr.259]
Huỳnh Lý, trong truyện Tây Bắc của Tô Hoài nhận định “Đọc truyện Tây Bắc, chúng
ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng, vừa là một khúc tình ca đối với phong kiếnmiền núi và thực dân, tình ca ngợi khen cảnh đẹp, tập quán hay tinh thần cách mạng,quan hệ giữa người với người, giữa quần chúng với Đảng ở Tây Bắc, tình ca viết với mộtbút pháp trữ tình nồng đượm nên thơ”.[6;tr.79]
Vì vậy, người viết nhận thấy tiểu thuyết tập truyện Tây Bắc thực sự được người đọc,các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu quan tâm Những bài viết công trình nghiên cứutren giúp người viết người đọc hiểu rõ hơn và có thêm nhiều kiến thức
3.Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết tập truyện “Tây Bắc”của nhà văn
Tô Hoài làm niên luận, người viết thực hiện nhằm mục đích sau:
Trang 6Chúng tôi mong muốn cho người đọc thấy được thế giới nhân vật trong tiểu thuyếtqua cách nhìn của nhà văn nhằm tạo ra các nhân vật thể hiện rõ được cuộc sống cơ cực,khốn khổ của những con người miền núi, sự tủi nhục với những phong tục, tập quán lạchậu lúc bấy giờ, sự đấu tranh về tâm lý, tư tưởng qua suy nghĩ và tình cảm của các nhânvật trong tiểu thuyết
Đồng thời, đề tài còn giúp bản thân biết về dòng văn học hiện thực Đây là một kiếnthức quan trọng để người viết có thể phụ vụ trong công việc sau này
Người viết muốn thông qua đề tài này để hiểu thêm về nhà văn Tô Hoài với phongcách sáng tác độc đáo, lối văn chân thực, sinh động, phản ánh được cuộc sống đời tư củacon người và phản ánh xã hội thực dân lúc bấy giờ
Người viết hi vọng qua tiểu thuyết tập truyện “Tây Bắc”, ta có thể biết được và thấuhiểu được cuộc sống của người dân miền núi, với cách nhìn chân thực và cách thể hiệnchân thực sinh động rõ nét nhất về cuộc sống trong giai đoạn tìm ra con đường giải phóngdân tộc, từ đó vạch trần được tội ác của thực dân , của những tên quan lại ăn trên mồ hôi,xương máu của người dân miền núi, thể hiện tình cảm của con người đối với con người
và khát vọng được giải phóng dân tộc, thoát khỏi cảnh cơ cực, tủi nhục ấy của biết baocon người miền núi Tây Bắc
Cuối cùng, người viết muốn khẳng định những giá trị nhân đạo, chân chính của nghệthuật không phải rời xa thực tế mà nghệ thuật phải gắn liền với đời sống con người Đỉnhcao của một tác phẩm nghệ thuật là giúp người đọc cảm nhận và hiểu được tình ngườitrong mỗi tác phẩm Ngoài ra người viết còn muốn trau dồi kiến thức cho mình về cuộcsống con người nơi miền núi để phục vụ cho việc học tập sau này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này đối tượng và phạm vi nghiên cứu là:
Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài.Phạm vi nghiên cứu: Tập truyện “Tây Bắc” của Tô Hoài, giáo trình lí luận văn học 2,
Tô Hoài tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh quyển 2
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương phápnghiên cứu khác nhau như:
Trang 7Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu rõ hơn về sự nghiệp cuộc đời của nhà văn Tô Hoàicũng như khuynh hướng sáng tác của ông Nhờ vào phương pháp này mà người viết cóthể biết thêm về những công trình nghiên cứu nào đã từng đề cập đến nhà văn Tô Hoài vàtiểu thuyết tập truyện “Tây Bắc”.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu từ cá tài liệu về tác phẩm có thể giúp íchcho phần nghiên cứu lịch sử vấn đề,đọc tài liệu, chọn lọc dữ liệu cần thiết, liên quan đến
cơ sở lí luận nói về thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học, các tài liệu, tác phẩm liênquan đến nội dung của đề tài Đồng thời phương pháp này cũng giúp người viết nắmđược những thông tin, tư liệu để dựa vào đó có thể hoàn thiện được bài nghiên cứu củamình
Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp rất quan trọng với việc đưa ra
và phân tích dẫn chứng để làm nổi bật thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Trong khi thựchiện phân tích, người viết có kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận, làmnổi bật đề tài nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại và đưa ra kết luận chung Cuối cùng trìnhbày kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu, người viết kết hợp phương pháp diễn dịchhay quy nạp để hoàn thành
Trang 8CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Khái quát về nhân vật văn học trong tác phẩm
1.1.1 Khái niệm về nhân vật văn học
“Văn học là nhân học” (M.Gorki) Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của con
người Có thể nói: “Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực”.
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong văn học, chính vì vậy mà con người là điều
quan trọng để tạo nên nhân vật, cho nên “Nhân vật văn học là khái niệm dùng đẻ chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học –cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.[10;tr.73].
1.1.2 Đặc điểm của nhân vật văn học
Nhân vật trong tác phẩm văn học người ta thường hiểu đó là con người được xâydựng bằng các phương tiện của văn học Qua đó nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm đốivới đời sống Nhân vật trong tác phẩm không đơn giản là những bản sao của người thật
ngoài đời thật mà nhân vật là nột hình ảnh mang tính chất ước lệ: “Thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít hay nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người.[3;tr.126].
Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sựsao chép đầy mọi chi tiết biểu hiện của con người Nhân vật văn học được tạo nên bởinhiều thành tố gồm hạt nhân tinh thần của cá nhân như: ý chí, khát vọng, lý tưởng, cácbiểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích của đời sống, các hình thái ý thức và cá hànhđộng trong quá trình sống
Nhân vật trong tác phẩm văn học biểu hiện rất đa dạng Có nhân vật hiện ra khá đầyđặn nhưng cũng có nhân vật lại chỉ hiện ra qua ngôn ngữ như trong kịch bản văn học.Hay nhân vật được bộc lộ qua tình cảm, ý nghĩ nhân vật trong tác phẩm trữ tình Có nhânvật không được miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động nhưng người đọc vẫn nhận raqua giọng văn như nhân vật người kể chuyện
Để nhận diện được nhân vật ta cần phải căn cứ vào những đặc điểm của nó Đầu tiên
ta có thể căn cứ bằng tên gọi của nhân vật như: Trọng Thủy, Xuân Tóc Đỏ, Chí Phèo, LãoHạc,… Cũng có khi gọi tên theo dấu hiệu nghề nghiệp, đặc điểm giới tính, tiểu sử hay
Trang 9một đặc điểm đặc biệt nào đó như: thằng ngốc, lão nhà giàu, người đàn bà hàng chài, anhtrai cày,… Có khi tên nhân vật là tên gọi của những con vật, đồ vật, thực vật đã dượcnhân hóa như: hổ, trâu, cái bàn, bong hoa, cành cây,… Hoặc là tên gọi những nhân vậttưởng tượng hư cấu như: Ngọc Hoàng, Thần, Bụt,…
Nhân vật văn học là một hiên tượng nghệ thuật có dấu hiệu nhận biết, những dấuhiệu đó được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường sự phát triển về sau của nhân vậtgắn liền với những giới thiệu ban đầu đó, chẳng hạn như: Việc giới thiệu Tràng trong tácphẩm Vợ nhặt của Kim Lân dường như cũng báo trước về số phận của nhân vật sau này:
“Hắn vừa đi vừa mỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quaihai hàm bạnh ra, rung rung làm cho bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnhnhững ý nghĩ gì vừa lí thú, vừa dữ tợn Hắn có tật vừa đi vừa nói Hắn lảm nhảm than thởnhững điều hắn nghĩ”
Gắn với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau củanhân vật Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuậtkhác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhânvật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại mộtcon người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó
Số lượng nhân vật trong tác phẩm văn học không có giới hạn, đặc biệt trong tiểuthuyết, sử thi số lượng có thể lên đến hàng chục, hàng trăm Theo quan niệm của Lê TiếnDũng: “Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang cốtcách của con người được xây dựng bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ”.[2;tr.77].Như vậy nhân vật là công cụ để nhà văn phản ánh cuộc sống hiện thực trong xã hộiđưa vào tác phẩm để xây dựng nhân vật nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhà văn
1.1.3 Vai trò của nhân vật văn học
Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực Vai trò của nhânvật là khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể hiện những hiểu biết, nhữngước ao và kì vọng về con người Mặt khác, nhân vật là phương tiện khái quát tính cách,
số phận con người và các quan niệm về chúng Ví dụ, nhân vật người anh trong truyện cổ
tích Cây Khế là biểu hiện của loại người tham lam trong xã hội.
Nhân vật còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn Nó thể hiệnquan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Vì thế, nhân vậtluôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm Thông qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn bộc
lộ tư tưởng, tình cảm của mình đối với từng loại người trong xã hội, đồng thời dẫn dắt
Trang 10người đọc đi vào những thế giới riêng với đủ mọi khát vọng cùng với cảm xúc yêuthương hay lòng căm giận Qua việc mô tả các nhân vật như bà Phó Đoan, cụ Cố Hồngtrong tiểu thuyết Số đỏ, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ niềm căm gét lối sống suythoái về đạo đức đến cùng cực của giới thượng lưu trong xã hội thực dân phong kiến.Nhân vật văn học do nhà văn sáng tạo nên, trên cơ sở quan sát những con ngườitrong cuộc sống Chính vì vậy, khái niệm nhân vật văn học là một trong những khái niệmtrung tâm để xêm xét tài năng nghệ thuật của nhà văn Sức sống của nhân vật được thểhiện qua việc mô tả ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động của nhân vật, những cáilàm cho nhân vật có sức hấp dẫn kì lạ với người đọc Có những nhân vật đã bất tử vớithời gian: Võ Tòng, Khổng Minh, Trương Phi, Tào Tháo, Quan Công, Thúy Kiều, LụcVân Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh,… Sức hấp dẫn đối với người đọc của một nhân vật cónhiều lí do Nhưng một lí do cơ bản là họ rất độc đáo, không hề giống ai như Heeghentừng nói Chí Phèo được nhớ mãi bởi những lời lẽ chửi rủa độc đáo, bởi cách đến nhà BáKiến xin được đi ở tù lại, bởi cách trêu ghẹo Thị Nở, thấy Thị Nở kêu, Chí kêu to hơn…Nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng trong tác phẩm, vì vậynhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc họa nhân vật chính vì thế
mà chúng ta thấy có nhiều người không nhớ tên tác giả nhưng rất nhớ tên các nhân vậttác giả tạo dựng nên.[13;tr.35-36] Do nhân vật có vai trò khái những tính cách, hiện thựccuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời, cho nên trong quá trình mô tảnhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ đượcquan niệm về cuộc sống và con người
1.1.4 Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có đượcchiều sâu và tính hình tượng Một số tác phẩm cá biệt có thể vắng mặt nhân vật, nhưngvăn học nói chung thì không thể thiếu nó
Trước tiên, nhân vật có chức năng cơ bản là miêu tả các loại tính cáh xã hội Trongđời sống, ta được tiếp xúc với nhiều loại tính cách khác nhau Đây chính là một hiệntượng thú vị của thực tế khách quan, đòi hỏi được văn học nghiên cứu và thể hiện Mộtnhân vật được xây dựng thành công sẽ giúp ta gợi lên cảm tưởng như vừa gặp lại nhữngcon người của ngoài đời thực, rất rõ nét, sau nữa ta nhận thấy nhiều mối tương quan cơbản và có tính lịch sử của thực tại được tái hiện sinh động trong đó
Ngoài việc thể hiện tính cách nhân vật còn có chức năng khái quát những quy luậtcủa cuộc sống và của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kỳ vọng về đời
Trang 11sống Cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể hiện những cá nhân nhất định và quanniệm đánh giá về cá nhân đó.
Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận của con người (tính cách nhânvật là một hành động xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan trong câuchuyện thần thoại) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đi đến với đời sống xã hội
Ví dụ: Nhân vật Chí Phèo cho ta thấy được bộ mặt bỉ ổi của xã hội phong kiến đươngthời…
Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt ngườiđọc vào các môi trường khác nhau của đời sống
Bên cạnh đó, nhân vật còn có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhàvăn về thế giới, con người Nó không chỉ được biểu hiện qua nhân vật, mà qua tổng gộptoàn bộ các yếu tố hợp thành tác phẩm hay một sự nghiệp sáng tác Nhưng phải thừanhận rằng với các nhân vật cụ thể, thái độ đánh giá về các tính cách, về các vấn đề xã hộicủa nhà văn có điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung hơn
Ngoài ra nhân vật văn học còn có chức năng tương tự chức năng của một chiếc chìakhóa, giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn tiếp cận những đề tài, chue
đề mới mẻ như đề tài miền núi trong văn học cách mạng Việt Nam Từ đó, giúp nhà văn
đi vào khai phá đề tài cuộc sống của các dân tộc vùng cao
Sau cùng, ta nói đến chức năng của nhân vật trong việc tạo mối liên kết giữa các sựkiện trong tác phẩm và cái vẵn thường được gọi là cốt truyện Nhân vật góp phần lớn choviệc tạo nên kết cấu của nhiều tác phẩm nhằm đạt được sự thống nhất hoàn chỉnh, chặtchẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn từ, để rồi chúng trở thànhnhững phương diện nghệ thuật độc lập, có thể được nghiên cứu như một đối tượngchuyên biệt [10;tr.77-79]
1.1.5 Phân loại nhân vật văn học
Thế giới nhân vật do nhà văn sáng tạo là một hiện tượng hết sức đa dạng và phongphú Những nhân vật được sử dụng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là nhữngsáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chấtliệu miêu tả, có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các nhân vật khác nhau
Để nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng
ở nhiều góc độ khác nhau
Trang 12Xét từ góc độ hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng, có thể chia nhân vật làm hai loạinhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện là nhân vật là loại nhân vật đại diện cho cái tốt, cái thiện, cáitiến bộ, lực lượng chính nghĩa cho xã hội và những phẩm chất cao đẹp của con người.Thường được tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lí tưởng, quan điểm tưtưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả của thời đại
Nhân vật phản diện là nhân vật nằm trong sự phê phán, phue định của tác giả, đó lànhững nhân vật mang phẩm chất xấu xa, cái xấu, cái ác, trái với đạo lí và lí tưởng, đối lập
về tính cách với nhân vật chính diện Ví dụ, trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn ĐìnhChiểu, đó là nhân vật cha con Võ Thể Loan, Trịnh Kiệm, Trịnh Hâm,…
Việc phân loại nhân vật chính diện và nhân vật phản diện cũng có khi khó phân biệt,bởi vì nó mang tính lịch sử Văn học các thời đại khác nhau luôn có những nhân vậtchính diện và nhân vật phản diện của mình Nhưng như thế mới làm tính cách nhân vậttrở nên đa dạng, trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, thường là nhữngngười lao động nghèo khó bị xã hội chà đạp, áp bức nhưng vẫn mang những phẩm chấttốt đẹp, lương thiện, nhân ái như chị Dậu (Tắt đèn), lão Hạc (Lão Hạc ), Thứ (Sống mòn),Quế (Tắt đèn), Nghị Hách (Giông tố) Cho nên sự phân biệt nhân vật chính diện –phảndiện chỉ có ý nghĩa tương đối
Xét về góc độ kết cấu: xem xét tầm quan trọng, chức năng và vị trí của nhân vậttrong tác phẩm, có thể chia nhân vật thành các loại nhân vật như nhân vật chính,nhân vậttrung tâm và nhân vật phụ
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng của cốt truyện Các nhân vật nàyđược nhà văn miêu tả tỉ mỉ, có lai lịch, có nguồn gốc, có mối quan hệ với các sự kiệnchính trong cốt truyện và các nhân vật khác Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiềuhơn trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và
tư tưởng của tác phẩm
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn
đề đặt ra trong tác phẩm Trong các tác phẩm tưh sự cỡ lớn xuất hiện hàng loạt nhân vậtchính được nhà văn miêu tả có tính cách có số phận, thường nổi lên những nhân vật gắnvới cốt truyện từ đầu tới cuối và có liên quan với hầu hết các nhân vật chính, đó là nhânvật trung tâm.Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt têncho tác phẩm Ví dụ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Đông Kisốt của Xecvantec, A.Q chínhtruyện của Lỗ Tấn,…
Trang 13Nhân vật phụ là nhân vật giữ vai trò kết nối, liên quan đến diễn biến truyện, giữ vaitrò phụ chứ không phải không quan trọng, có tính chất bổ sung, không thể thiếu Ví dụ,nhân vật thằng bán tơ trong Truyện Kiều chỉ với một hành động vu oan mà đã đẩy giađình Thúy Kiều đến tân nát và nàng chịu mười lăm năm lưu lạc Nhân vật Từ và nhữngđứa con trong Đời Thừa của Nam cao đã góp phần quan trọng vào việc bộc lộ tính cách
và tâm trạng của Hộ và họ cũng là cái cớ trực tiếp đẩy Hộ vào những tấn bi kịch
Xét từ góc độ thể loại: có thể chia nhân vật làm ba loại nhân vật trữ tình, nhân vật tự
sự và nhân vật kịch
Nhân vật trữ tình là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạngtrong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động lời nói, quan hệ cụ thểnhư nhân vật tự sự và kịch, mà được thể hiện cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trongcách cảm, cách nghĩ Qua những trang thơ, ta như gặp tâm hồn người, lòng người, đó lànhân vật trữ tình
Nhân vật tự sự có thể được miêu tả bên trong lẫn bên ngoài, cả điều nói ra và điềukhông nói ra, cả ý nghĩ và cái nhìn, cả tình cảm, cảm xúc, ý thức và vô thức, cả quá khứ,hiện tạivà tương lai Chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm tự sự, truyện ngắn, truyện thơ,tiểu thuyết Đây là nhân vật có thể được miêu tả đầy đủ nhất, phong phú nhất
Nhân vật kịch không thể được khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ Hơn nữa nhữngtính cách ưa phức tạp như trong tiểu thuyết không thể nào phù hợp với việc thưởng thứcliền mạch của một tập thể khán giả trong cùng một thời gian ngắn ngủi Nhân vật trongkịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm DĨ nhiên, nhân vật trong các thểloại văn học khác cũng vậy nhưng trong kịch phổ biến hơn
Xét từ góc độ chất lượng miêu tả, có thể chia ra làm ba loại nhân vật, tích cách vàtính cách điển hình
Nhân vật là hình ảnh về con người, đối tượng được phổ biến, nhân vật là chỉ đốitượng được nói đến, được miêu tả trong tác phẩm mà nhà văn có thể nêu lên vài chi tiết
về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động,…cũng có thể được miêu tả rõ và đậm nét
Tính cách là những nhân vật được khắc họa có chiều sâu bên trong, nó được quy tụlại để giải thích cái muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài nhân vật Tính cách có mộtvvai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học Lànhân tố chủ yếu tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quá trình phát triển cốt truyện
Trang 14Tính cách điiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sâu sắc, là sự thống nhất giữacái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt thuật ngữnày chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau
1.2 Đôi nét về nhà văn Tô Hoài và tập truyện Tây Bắc
1.2.1 Đôi nét về nhà văn Tô Hoài
1.2.1.1 Cuộc đời
Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen
Ông sinh ngày 10/8/1920, ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, ven sông Tô Lịch, thuộc phủHoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội), trongmột gia đình làm nghề thủ công Quê nội của ông ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai,tỉnh Hà Tây
Bút danh của ông gắn liền với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức
Ông chỉ học hết bậc tiểu học (ở trường tiểu học Yên Phụ), sau đó vừa tự học vừa đilàm để kiếm sống
Từ năm 1936-1940, ông phải làm nhiều nghề khác nhau như: bán hàng giày Bata, kếtoán hiệu buôn, thợ thủ công, dạy học,…
Năm 1941, ông chuyển sang nghề viết báo với các bút danh: Mắt Biển, Mai Trang,Duy Phương, Hồng Hoa Những sáng tác đầu tiên của ông được đăng trên Hà Nội tân văn
và tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm 30
Từ năm 1937-1942, ông tham gia hoạt động phong trào cách mạng thời kì Mặt trậnbình dân Thư kí ái hữu thợ dệt Hà Đông, Thanh niên phản đế, dạy học truyền bá quốcngữ
Năm 1943, ông gia nhập tổ chức văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập.Trong kháng chiến chống thực dân pháp, làm báo (Cứu Quốc Việt Bắc) và hoạt động vănnghệ ở Việt Bắc
Năm 1957, khi Hội Nhà văn thành lập, ông làm Tổng thư kí, rồi phó Tổng thư kítrong nhiều năm Nhà văn còn là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội (1986-1996) Hiện nayông là Chủ tịch danh dự Hội Nhà văn Hà Nội Ngoài ra ông còn tham gia nhiều công tác
xã hội khác như: Uỷ ban đoàn kết Á-Phi, phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Ấn, Ủy viênban chấp hành Hội hữu nghị Việt Xô.[1;tr.18]
Trang 151.2.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Quan điểm sáng tác của ông “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật.
Đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ nhiều thần tượng trong lòng người đọc”.
Từ trước cách mạng tháng tám năm 1975, nhà văn Tô Hoài đã viết nhiều tác phẩmvới hai đề tài chính: truyện các loài vật và truyện về cuộc sống của những người dânnghèo, thợ thủ công ở vùng quê ngoại thành Hà Nội –hiện tại và lịch sử
Những tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (đồng thoại,1941), Quê người (tiểuthuyết,1941), O chuột (tập truyện về loài vật, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn,1944),Xóm giếng ngày xưa (tiểu thuyết,1943)
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, ngòi bút của nhà văn càng sung sức Nhữngtrang viết của ông xoay quanh các đề tài: miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng,kháng chiến xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, sáng tác cho thiếu nhi, viết chân dung và hồi
ức Những tác phẩm chính: Vào vùng Mường (tập kí,1947), Truyện Tây Bắc (tậptruyện,1953), Mười năm (tiểu thuyết,1957), Miền tây (tiểu thuyết,1967), Mùa thu LuangPhabang (tập kí,1984), Chuyện cũ Hà Nội (tập kí,1986), Cát bụi chân ai (hồi kí,1992),Chiều chiều (1999)
Tô Hoài là nhà văn viết điều và nhiều, tác phẩm của ông đa dạng về đề tài và thểloại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, kinh nghiệm sáng tác, truyện và kịch chothiếu nhi, kịch bản bản phim ,…Ông đã viết trên 150 tác phẩm, trong đó có hơn 60 tácphẩm viết cho thiếu nhi.Tô Hoài được nhà văn trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về vănhọc và nghệ thuật năm 1996
Nhà văn Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam,sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú của nhà văn về đời sống, đặcbiệt là sinh hoạt và phong tục ở làng quê và miền núi Tây Bắc Nghệ thuật văn xuôi của
Tô Hoài có nhiều đặc sắc, nổi bật ở lối kể chuyện tự nhgieen, sinh động Cách miêu tảgiàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú, đậm tính khẩu ngữ, đậm chất dân gian và giàuchất thơ.[1;tr.19]
Trang 161.2.2 Đôi nét về tập truyện Tây Bắc
1.2.2.1 Hoàn cảnh sáng tác
Mùa xuân năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc Trong chuyến
đi dài tám tháng này, nhà văn đã sống hòa đồng thân thiết với đồng bào các dân tộcMông, Dao, Thái, Mường ở nhiều vùng, từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bảnlàng mới giải phóng Đó là khu du bản Thái và vùng núi H’mông 99 Phú Yên, khu dukích Mường La, Tú Lệ, Thuận Châu (Sơn La), các khu du kích Pú Nhung, Tuần Giáo,Điện Biên (Lai Châu) Chuyến đi đã giúp cho Tô Hoài hiểu biết sâu sắc thêm về cuộcsống và con người nơi miền núi, đã để lại cho nhà văn những kỉ niệm khó quên, tình cảmthắm thiết với con người và thiên nhiên tạo vật Tây Bắc
Truyện Tây Bắc (1953) – Kết quả của chuyến đi ấy- là một trong những tác phẩmvăn xuôi tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống thực dân pháp Tác phẩm gồm
ba truyện: Cứu đất cứu mường; Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ
1.2.2.2 Đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng
Đề tài: Tập truyện Tây Bắc nói về cuộc sống của con người trong xã hội, đặc biệt làngười dân miền núi Tây Bắc, những phong tục tập quán lạc hậu, lối sống xấu xa của bọnthực dân Bộc lộ cảm xúc đối với những con người nơi đây, đặc biệt là thân phận ngườiphụ nữ trong xã hội dưới sự cai trị của thực dân phong kiến
Chủ đề: Bằng ngòi bút của một nhà văn, ông đã nổi đau, sự nghèo khổ của cconngười nơi đây Nhà văn đã chọn đúng thời điểm để bộc lộ cảm xúc của mình, đau xót cho
số phận của họ dưới sự thống trị của thực dân
Tác phẩm còn phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thật nhất, không ngầnngại phơi bày những cái xấu, thiếu đaoh đức mất nhân cách con người của thực dânphong kiến Phản ánh lên được bức tranh hiện thực về cuộc sống, thân phận đau khổ, bịbóc lột đồng thời khẳng định được khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt và tấm lònghướng về cách mạng của đồng bào, lí giải được sự thành công về con đường giải phóngdân tộc và quá trinh vùng lên tự giải phóng và xây dựng lại cuộc đời của người dân miềnnúi Tây Bắc
Nội dung tư tưởng: Truyện Tây Bắc nhằm phê phán và lên án xã hội đen tối phongkiến, những lối sống xưa cũ, tàn bạo, đạo đức bị ảnh hưởng bởi lối sống cũ, phong tụcvẫn chưa thay đổi Nói lên ươc mơ nguyện vọng của những con người nơi miền núi
Trang 17Thấu hiểu được nỗi lo, niềm trăn trở, sự tủi nhục của bao nhiêu con người nơi miềnnúi, sự hoài nghi về phẩm chất đạo đức Qua đó thấy được bộ mặt xã hội lúc bấy giờ, một
xã hội dưới bóng đen của thực dân phong kiến
Tác phẩm còn ca ngợi tinh thần đấu tranh của con người với con người, lòng yêuthương nước, yêu quê hương, sống vì mọi người Họ còn biết cảm thông cho nhau trướcnhững nỗi đau và số phận bất hạnh về cuộc sống đắng cay, tủi nhục vủa người phụ nữdưới sự đè nén của thực dân
Hay thân phận người phụ nữ trong “Cứu đất cứu mường”, thân phận của cô Ảng từmột cô gái có vẻ đẹp nổi tiếng nhất ở Mường Cơi bị xem nhu một món đồ chơi qua taynhiều quan châu, quan lay, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành một bà lão ăn mày …,Sau đó bà tìm về quê hương để tìm đứa con trai là Nhấn mà bà cũng không biết cha củaNhấn là ai, tiếp tục dùng sức già của mình để bảo vệ quê hương với mong mỏi bảo vệđược vùng đát mà mình đã sinh ra, nhưng cuối cùng bà đã chết giữa nương lúa bởi mộttên quan châu
Mường Giơn cũng nói lên được thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ.Truyện nói về nỗi lòng của những người con nơi miền núi, sự quyết tâm bảo vệ và khôngrời xa cái mảnh đất của mình, nơi đã từng sinh ra và lớn lên điển hình là ông Mờng, tìnhcảm của ông đối với gia đình, hết lần này đến lần khác ông phải cắn răng rời xa quêhương để bảo vệ các con của mình, đặc biệt là số phận đáng thương của Mát con gái lớncủa ông Mờng Khi tưởng chồng mình là Sạ đã bỏ mạng nơi nhà, Mát bị một tên quan bắt
về để hầu hạ và không thấy quay trở lại nữa Nỗi đau đó được hiện rõ qua suy nghĩ củaông Mờng “Ông nghĩ đến con gái đầu lòng chắc đã chết ở Mường xa,…”