Lí do chọn đề tài Người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn Tô Hoài làm niên luận với những lí do sau đây: Có thể nói nhân vật là một phần không t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn
Tô Hoài làm niên luận với những lí do sau đây:
Có thể nói nhân vật là một phần không thể thiếu mà nó còn rất quan trọng đối vớimột tác phẩm văn học Bởi nhân vật không có thì tác phẩm sẽ trở nên vô hồn, thiếusức sống, thậm chí không còn được coi là một tác phẩm văn học nữa Nhà văn Tô Hoài
cho rằng “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” Cho nên, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng chủ đề tác mà còn là nơi
tập trung các vai trò nghệ thuật của một tác phẩm, thế giới nhân vật sẽ là nguồn cảmhứng, sáng tạo để nhà văn tạo nên một tác phẩm văn học
Sau 1975, nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ngày càng sâu sắc,toàn diện, sự đổi mới văn học diễn ra trên nhiều phương diện và thể loại, trong đó phải
kể đến những thay đổi lớn của tiểu thuyết đã đóng góp tích cực, phát huy sức mạnhlàm thay đổi nên văn học Việt Nam Lịch sử là thể loại được chú ý trong văn xuôi ViệtNam thế kỉ XX Trải qua nhiều biến động, có thời kỳ phát triển rầm rộ, có giai đoạntạm thời lắng xuống nhưng truyện lịch sử vẫn không ngừng tìm tòi và thử nghiệmtrong một quá trình Nằm trong cuộc vận động đổi mới của văn học, nhà văn Tô Hoàicũng có những cách tân, đổi mới trong sáng tác để thích ứng trước những biến đổitrong thời đại Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nên văn học Việt Namhiện đại Thông qua những sáng tác của mình, nhà văn đã góp phần đổi mới nền vănhọc Việt Nam Tiểu thuyết của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lời kể hóm hỉnh, tàiquan sát và miêu tả, cách thể hiện nhân vật sinh động
Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài, có một mảng quan trọng dànhcho thiếu nhi Ngoài những truyện viết về đồ vật, về tấm gương anh hùng và cuộc sốngcon người Bên cạnh đó vào gần những năm 80 của thế kỉ XX, Tô Hoài còn cho ra mắt
bộ ba truyện lịch sử dựa trên cốt truyện dân gian đó là Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Chử Bằng trí tưởng tượng phong phú, sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử và ngôn từ điêu luyện, tiểu thuyết Đảo hoang đã làm sống buổi đầu dựng nước của dân tộc với những
phong tục tập quán, những cuộc vật lộn với thiên nhiên và đấu tranh giữa sự sống vàcái chết của con người Tiểu thuyết còn nói đến cuộc sống thế sự con người trong xãhội, mối quan hệ con người được tuyệt đối hóa Câu chuyện vừa là một quá trình giankhổ, kiên cường cùng gia đình chống chọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, lòng yêunước, sự quyết tâm trong cuộc sống, vừa tái hiện cuộc sống sinh động và những tìnhcảm của con người trên đảo
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết có thể hiểu hơn về nhà văn TôHoài cũng như những tác phẩm của ông Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còngiúp cho người viết có thêm kiến thức về xây dựng thế giới nhân vật trong một tác
phẩm văn học Vì vậy, người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo
hoang của nhà văn Tô Hoài để hoàn thành bài niên luận của mình.
2 Lịch sử vấn đề
Nhà văn Tô Hoài là một trong những cây bút tiêu biểu của tiểu thuyết đương đạiViệt Nam Tô Hoài viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, những sáng tác của ôngkhông chỉ gây ấn tượng đặc biệt với bạn đọc mà còn trở thành đối tượng quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu, phê bình Qua tìm hiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứuxoay quanh tác phẩm và về ông trên nhiều bình diện khác nhau Thông qua đó, người
Trang 2viết nhận thấy tiểu thuyết Đảo hoang cũng như về Tô Hoài được quan tâm và bàn luận
một số công trình sau:
Năm 1977, Phan Cự Đệ trong cuốn Kỷ yếu 20 năm đã nhận định về tiểu thuyết Đảo hoang: “Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài muốn thông qua câu chuyện Mai An Tiêm nêu lên sức mạnh ý chí và nghị lực con người gắn chặc với thuyền thuyết chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm của dân tộc” [2; tr.494].
Năm 1977, Phan Cự Đệ có Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài Ông đánh giá cao
về giá trị nội dung tác phẩm: “Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sức mạnh
ý chí nghị lực của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên qua nhân vật tiêu biểu Mai An Tiêm Tác giả bài viết cũng phát hiện nhà văn Tô Hoài đã khai thác những đặc điểm của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc miêu tả thế giới cây cỏ, chim muôn khơi dậy ước mơ khám phá thiên nhiên của các em thiếu nhi và khẳng định Đảo hoang đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết là một công trình quan trọng của Tô Hoài” [10; tr.92].
Năm 1981, Ac-ca-đi Xtơ-ru-ga-xki trong Đảo hoang ở Liên xô đã cho rằng Đảo hoang là cuốn sách tuyệt vời, những nhân vật hết sức sinh động và trí tưởng tượng phong phú của Tô Hoài Tác giả bài viết bài tỏ: “Nhà văn hoạt động xã hội nổi tiếng, con người khiêm nhường, chân thành, thủy chung, một người tốt không bị vinh quang làm hỏng” [16; tr.21].
Năm 1982, Văn Thanh trong cuốn Truyện viết cho các em dưới chế độ mới đã viết:
“Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết điều tay nhanh nhất cho thiếu nhi Ông viết nhiều loại truyện, về nhiều đề tài, lứa tuổi Điều quan trọng là có nhiều tác phẩm hay được các em yêu thích Làm đọng lại trong tâm trí tình cảm với những ấn tượng sâu sắc” [15; tr.140].
Năm 1987, Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài có một bài viết
công phu, đánh giá cao sự đóng góp của Tô Hoài cho nền văn học Vệt Nam Tô Hoàirất tài tình trong các phương diện miêu tả phong tục tập quán, khung cảnh thiên nhiên,tính cách nhân vật, tìm tòi sáng tạo ngôn từ và cấu trúc câu văn Với giáo sư Hà Minh
Đức, Tô Hoài là “Cây bút văn xuôi sắc xảo và đa dạng là một ngòi bút tươi mới không
bị cũ đi với tác giả” [10; tr.89].
Năm 1987, Hà Minh Đức trong Tuyển tập Tô Hoài có viết: “Đặc điểm đầu tiên để nhận thấy qua những sáng tác của Tô Hoài là tinh thần dân tộc, rõ nét và đậm sắc thái Có thể nói rằng tất cả những cái ông viết ra điều thuộc về phần bản chất và tiêu biểu của đời sống dân tộc Ông muốn trở về ngọn nguồn của truyền thuyết, thần thoại, những câu truyện cổ, để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thế kỉ xa xưa và những cảm nghĩ, hình thái tư duy với những hoạt động, sáng tạo của người lao động trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước Tô Hoài với lòng mến yêu sâu sắc truyền thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo qua những trang viết” [11;
tr.128]
Năm 1994, Vũ Quần Phương trong Tạp chí văn học - số 8 có ý kiến: “Trong văn xuôi của Tô Hoài có lối đi riêng, ông nhảy qua các chuyện thời sự mà quay về xa xưa Ông viết về Mai An Tiêm, về loa thành về quân cờ đen đánh pháp Nhiều huyền thoại lịch sử được ông viết lại thành chuyện cho nhi đồng Đọc ông, người ta được tấm tâm hồn mình vào không khí Việt Nam truyền thống Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa mà không xa vào hoài cổ” [14; tr.162].
Năm 2014, Nguyễn Đăng Diệp có bài viết Tô Hoài sinh ra là để viết đã đánh giá
cao về những sáng tác và sự đóng góp tích cực của Tô Hoài với những ý kiến sau:
“Không hiểu ông đã làm đầy cái bồ chữ của mình từ bao giờ để có được sự trường sức
Trang 3đáng nể ấy Mà nhìn ông cảm thấy cái vẻ ta đây đang suy nghĩ về những vấn đề lớn lao vĩ đại hay đăm chiêu như thể đang ấp ủ một sự nghiệp văn chương khiến thiên hạ phải lác mắt Đơn giản, viết với ông như hít thở khí trời như một hình thức dưỡng sinh Bởi thế, bề ngoài ông vẫn nhỏ nhẹ, nụ cười vẫn tủm tỉm” [8; tr.68].
Vì vậy, người viết nhận thấy tiểu thuyết Đảo hoang cũng như về nhà văn Tô Hoài
thực sự được người đọc, các nhà phê bình quan tâm
3 Mục đích nghiên cứu
Người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn
Tô Hoài làm niên luận nhằm mục đích sau:
Để người viết hiểu rõ hơn về cuộc đời sự nghiệp, về những sáng tác của nhà văn
Tô Hoài, cũng như biết thêm về phong cách sáng tạo độc đáo và tài năng xây dựngnhân vật của nhà văn Để hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cũng nhưhiểu rõ hơn về sức mạnh của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt nhưng với sựkiên tâm, kiên cường, ý chí dũng cảm và bằng nghị lực của mình họ đã chinh phụcđược
Đồng thời, sẽ giúp cho người viết hiểu thêm về Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang và biết thêm về dòng văn học hiện thực sau 1975 Qua đề tài này,
người viết sẽ có một kiến thức quan trọng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng.Đây cũng chính là vốn kiến thức chuyên ngành giúp cho người viết có một cách nhìnnhận khoa học và sâu sắc hơn khi hoàn thành việc nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài, người viết
xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn Tô Hoài, NXB Kim
Đồng, năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phươngpháp nghiêm cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu rõ hơn về sự nghiệp, cuộc đời của nhà văn Tô Hoàicũng như những khuynh hướng sáng tác của ông Nhờ vào những phương pháp này
mà người viết có thể biết thêm về những công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhà văn
Tô Hoài và tiểu thuyết Đảo hoang.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu,sắp xếp theo hệ thống để giúp ích cho phần nghiên cứu lịch sử vấn đề, tài liệu liênquan đến nội dung của đề tài và phần nghệ thuật, tài liệu nói về thế giới nhân vật củatác phẩm văn học Đồng thời, phương pháp này giúp người viết nắm được nhữngthông tin, tư liệu để dựa vào đó có thể hoàn thành được bài nghiên cứu của mình.Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này rất quan trọng với việc đưa
ra và phân tích dẫn chứng để làm nổi bật thế giới nhân vật trong tiểu thuyết tìm hiểubiểu hiện cụ thể được thể hiện trong tiểu thuyết Trong khi thực hiện phân tích, ngườiviết có kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận…làm nổi bật đề tàinghiên cứu, sau đó tổng hợp lại và đưa ra kết luận chung, rút ra những nhận định kếtluận mang tính khái quát tổng hợp, làm cho bài viết trở nên sinh động và có tính thuyết
Trang 4phục Cuối cùng, trình bài kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu, người viết kếthợp phương pháp diễn dịch và quy nạp để hoàn thành.
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái quát về nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là chỉ hình tượng cá thể người trong tác phẩm văn học, cá thểđược nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện ở các phương diện riêng
Khi nói đến văn học thì không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật là phương diện cơbản mà nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật
để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về loại người nào đó, về mộtvấn đề nào đó của hiện thực Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơlược, sinh động hay rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc,
giữ vai trò quan trọng Có thể nói “Nhân vật là phương diện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực Nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về cuộc sống” Nhà văn sáng
tạo nên nhân vật là thể hiện những cá nhân, xã hội nhất định và quan niệm các cá nhân
đó Nhân vật được tạo nên bởi nhiều thành tố gồm hạt nhân tinh thần của các cá nhânnhư: Ý chí, khác vọng, lí tưởng, các biểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích đờisống, các hình thái ý thức, các hành động trong cuộc sống Gắn liền với nhưng suynghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật Nhân vật vănhọc không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vậtvăn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ, vậy nhân vật văn học đòi hỏingười đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàichỉnh trong tất cả các một quan hệ của nó [7; tr.33-34]
1.1.2 Đặc điểm của nhân vật văn học
Nhân vật trong tác phẩn văn học người ta thường hiểu đó là con người được xâydựng bằng các phương tiện của văn học Qua đó nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảmđối với đời sống Nhân vật trong tác phẩm văn học không đơn giản là những bản saucủa người thật ngoài đời thật mà nhân vật là một hình ảnh mang tính ước lệ Nhân vậttrong tác phẩm văn học được biểu hiện rất đa dạng Có nhân vật hiện ra khá đầy đặngnhưng cũng có nhân vật chỉ hiện ra qua ngôn ngữ như trong kịch bản văn học haynhân vật được bộc lộ qua tình cảm, ý nghĩ như nhân vật trong tác phẩm trữ trình Cónhân vật được miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động nhưng người đọc vẫn nhận raqua giọng văn như nhân vật người kể chuyện
Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống con người Khi nói đến nhân vật văn học
là nói đến con người được nhà văn miêu tả và thể hiện trong tác phẩm bằng phươngdiện văn học Để nhận diện nhân vật người ta cần phải căn cứ vào những đặc điểm của
nó Nhân vật văn học có khi là những con người có tên gọi như: Thúy Kiều, Chị Dậu,Trọng Thủy,…Cũng có những người không họ tên như: Tên lính lệ, người hầu gái,
một số nhân vật xưng “tôi” trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại và cũng có khi
tên gọi theo dấu hiệu nghề nghiệp, đặc điểm giới tính, tiểu sử hay một đặc điểm đặcbiệt nào đó như trai cày, thằng ngốc, chàng mồ côi, được nhân hóa như hổ, trâu, cáibàn, cành cây,…
Trang 5Vì vậy, cần hiểu một cách rộng rãi trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng.
Ở số lượng hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tậpchung miêu tả số phận con người Về chất lượng, dù nhà văn miêu tả thần linh, maquỷ, đồ vật,… nhưng lại gán cho những phẩm chất của con người Nhân vật trong vănhọc có khi là một loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó trong thế giới tựnhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, cho tư tưởng, tình cảm của con người Cóthể nói nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực
Ở đây, cần chú ý rằng nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tínhước lệ, đó không là sao chép mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiệncon người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp tính cách Bởi nóiđến văn học thì không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà vănkhái quát hiện thực một cách hình tượng
Nhân vật văn học cũng có những đặc điểm khác với nhân vật của các loại hình
nghệ thuật khác Trước hết do hình tượng văn học là hình tượng “phi vật thể” cho nên
nhân vật văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng, chủ yếu là do sự tiếp nhâncủa con người Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, tính cách nhân vật đượcbộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính chất quá trình Bởi vì, nhà vănkhai thác những bình diện mới trong chỉnh thể nhân cách con người để tìm hiểu quy
luật đời sống, thể hiện “những ước ao, kì vọng của con người” [5; tr.279].
Như vậy, nhân vật là công cụ để nhà văn phản ánh cuộc sống hiện thực trong xãhội để đưa vào tác phẩm xây dựng nhân vật nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhàvăn
1.1.3 Vai trò của nhân vật văn học
Nhân vật văn học là phương diện để phản ánh đời sống khái quát hiện thực Vaitrò của nhân vật khái quát những quy luật của cuộc sống con người Mặc khác, nhânvật là phường diện khái quát tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng
Ví dụ, nhân vật người anh trong truyện cổ tích Cây khế là biểu hiện của loại người
tham lam trong xã hội
Nhân vật là phương diện thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn Nó thể hiện quanniệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Nhân vật luôn gắn chặtvới chủ đề tác phẩm Qua việc xây dựng nhân vật nhà văn bộc lộ tư tưởng tình cảmcủa mình đối với từng loại người trong xã hội, đồng thời dẫn dắt người đọc đi vàonhững thế giới riêng mà nhà văn văn tạo ra Ví dụ, qua việc mô tả các nhân vật như:
Bà phó Đoan, cụ Cố Hồng trong tiểu thuyết Số Đỏ, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ
niềm căm ghét, lối sống suy thoái về đạo đức đến cùng cực của giới thượng lưu trong
xã hội phong kiến, giúp người đọc biết được phong cách của nhà văn
Nhà văn sáng tạo nên những nhân vật trên cơ sở quan sát những con người trongcuộc sống mà nhà văn đã tạo nên những nhân vật của riêng mình nhằm thể hiện tàinăng nghệ thuật Sức sống của nhân vật được thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình, nộitâm, ngôn ngữ hành động của nhân vật, những cái làm cho nhân vật có sức hấp, dẫncuốn húc kì lạ cho người đọc Có những nhân vật bất tử với thời gian như: Võ Tòng,
Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Lục Văn Tiên, Sơn Tinh, ThúyKiều,…Sứ hấp dẫn đối với người đọc của một nhân vật cũng có nhiều lí do, nhưng cơ
bản nhất là họ rất độc đáo, đa dạng về nhiều mặt Ví dụ, như tác phẩm Chí Phèo được
nhớ mãi với những lời chửi rủa độc đáo, bởi cách đến nhà Bá Kiến xin được đi ở tù lại,bởi cách triêu ghẹo Thị Nở của Chí Phèo
Trang 6Nhân vật văn học luôn giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng trong tác phẩm, vìvậy nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc họa nhân vật Dovai trò khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhàvăn về cuộc đời, cho nên trong quá trình mô tả nhân vật nhà văn có quyền lụa chọnnhững chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về conngười và cuộc sống [7; tr 35-36].
1.1.4 Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học cóđược chiều sâu và tính hình tượng Một tác phẩm cá biệt có thể vắng nhân vật, nhưngvăn học nói chung thì không thể thiếu nó
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống vàthể hiện quan niệm của nhà văn và cuộc đời Trong cuộc sống ta được tiếp xúc vớinhiều loại tính cách khác nhau Đây chính là một hiện tượng thú vị của thực tế kháchquan, đòi hỏi được văn học nghiên cứu và thể hiện Một nhân vật được xây dựng thànhcông sẽ giúp ta gợi lên cảm tưởng như vừa gặp lại những con người của đời sống hiệnthực rất rỏ nét, ta nhận thấy nhiều mối tương quan cơ bản và có tính lịch sử của thựctại được tái hiện sinh động trong đó Khi xây dựng nhân vật nhà văn có mục đích gắnliền với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cặp đến trong tác phẩm Vì vậy, tìm hiểunhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những tính cách của nó, cần nhận ranhững vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhân vật mà nhà văn muốn thể hiện Donhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiệnquan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn cóquyền lựa chọn những chi tiết hay những yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ quanniệm của mình về con người và cuộc sống Ngoài việc thể hiện tính cách, nhân vật vănhọc còn có chức năng tương tự chức năng của chiếc chìa khóa, giúp nhà văn mở cánhcủa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài và chủ đề mới mẻ, từ đó giúpnhà văn đi vào khai thác về đề tài cuộc sống của dân tộc
Nhân vật còn có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giớicon người Nó không chỉ được thể hiện qua nhân vật mà qua tổng hợp toàn bộ yếu tốhộp thành tác phẩm hay một sự nghiệp sáng tác Nhưng phải thừa nhận rằng với cácnhân vật cự thể, thái độ đánh giá về các tính cách về các vấn đề xã hội của nhà văn cóđược điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung hơn Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhânvật văn học với con người trong cuộc đời, khi phân tích hay nghiên cứu nhân vật việcđối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật
có nguyên mẩu ngoài đời, nhưng cũng cần nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạonghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên nhữngvấn đề của hiện thực
Sau cùng, ta nói đến chức năng của nhân vật trong việc tạo nên mối liên kết giữacác sự kiện trong tác phẩm và các thường được gọi là cốc truyện Nhân vật góp phầnlớn cho việc tạo nên kết cấu của nhiều tác phẩm nhằm đạt được sự thống nhất, hoànchỉnh chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương diện ngôn từ để cho chúngtrở thành những phương diện nghệ thuật [6; tr.77-78]
1.1.5 Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Những nhân vật được xâydựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặplại Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả, có thể thấynhững hiện tượng lặp đi lặp lại, tạo thành các loại nhân vật khác nhau Thế giới nhân
Trang 7vật do nhà văn sáng tạo ra thật phong phú, để có cái nhìn khách quan hơn thì ta đi vàophân loại nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau như sau:
Xét từ góc độ hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng hay phẩm chất của nhân vật
có thể chia làm hai loại như: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
Ở nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và khẳng định đó là nhân vậtmang lý tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại Nhânvật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cáithiện, cái tiến bộ, những phẩm chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dântộc, một thời đại, manh những mầm móng lý tưởng với lý tưởng trong cuộc sống,…Nhân vật chính diện là nhân vật được coi là nhân vật lý tưởng trong một tác phẩm vănhọc
Nhân vật phản diện là nhân vật nằm trong sự phê phán, đại diện cho cái xấu, cái
ác, mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí, lý tưởng, đối lập về tính cách vớinhân vật chính diện Ví dụ như, trong truyện lục Lục Vân Tiên của Nguyễn ĐìnhChiểu, đó là nhân vật Bùi Kiệm, Trịnh Hâm,…
Với việc phân loại nhân vật chính diện và phản diện mang tính lịch sử Văn họccác thời đại khác nhau luôn có những nhân vật chính diện nhân vật phản diện củamình Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,việc xây dựng các nhân vật trên cũng khác nhau Nếu trong thần thoại chưa có sự phânbiệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích,các truyện thơ Nôm các nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt Nhânvật chính diện thì thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thìhoàn toàn ngược lại Với văn học hiện đại, nhất là trong tiểu thuyết theo ý kiến của
Bakhtin, nhân vật tiểu thuyết: “Cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc” Không nên tuyệt đói ý kiến đó thành một công thức
cứng nhắc, giản đơn, nhưng quả là nhân vật chính diện trong văn học hiện đại khôngmang tính chất thuần túy Khi liệt nhân vật vào một phạm trù nào, chủ yếu là xét cáikhuynh hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó
Xét từ góc độ kết cấu: Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, cóthể chia ra làm ba loại là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng, then chốt xuất hiện nhiều trongtác phẩm Các nhân vật chính là nhân vật liên quan đến cái sự kiện, hoạt động chínhcủa tác phẩm Nhân vật chính thường được khắc họa tương đối đầy đủ trên các mặtngoại hình, nội tâm tính cách, có lai lịch, có nguồn góc, có mối quan hệ, quá trình pháttriển với các sự kiện chính trong cốt truyện với các nhân vật khác Nhân vật chính lànhân vật xuất hiện nhiều hơn trong tác phẩm, đóng vai trò quan trong trong việc thểhiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm Nhân vật chính có thể xuất hiệnnhiều hoặc ít tùy theo từng dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tácphẩm Trong các tác phẩm tự sự cỡ lớn xuất hiện hàng loạt nhân vật chính được nhàvăn mô tả tính cách, số phận, thường nổi lên những nhân vật gắn với cốt truyện từ đầuđến cuối và có liên quan với hầu hết các nhân vật chính, đó là nhân vật trung tâm.Trong nhiều trường hợp người ta lấy tên nhân vật chính có ý nghĩa trung tâm đặt têncho tác phẩm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Đông Kísốt của Cervantes, Karêninacủa L Tônxtôi,…
Nhân vật phụ là nhân vật giữ vai trò phụ trợ trong truyện, giữ vai trò kết nối, liênquan đến diển biến của truyện Ví dụ như trong Đời Thừa của Nam Cao nhân vật Từ
đã góp phần quan trọng vào việc bộc lộ tính cách và tâm trạng của Hộ và họ cũng là
Trang 8cái cớ trực tiếp đẩy Hộ vào những bi kịch Tuy tính chất không quan trọng nhưngkhông thể xem nhẹ nhân vật phụ Nó là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ tácphẩm Nhân vật phụ góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không đượclàm mờ nhạt nhân vật chính.
Xét từ góc độ thể loại: Với góc độ này có thể chia làm ba loại nhân vật, nhân vật
tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch
Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả bên trong lẫn bên ngoài, ý ngĩ, cái nhìn,cảm xúc, tình cảm, ý thức hay vô ý thức, quá khứ, hiện tại, tương lai Ta thấy được chitiết về chân dung ngoại hình, về tâm lí, sinh lí, phong cảnh, phong tục, liên tưởng.Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu được xuấthiện trong tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ.Đây là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất phong phú nhất
Nhân vật trữ tình là nhân vật hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc,tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói,quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch, mà được thể hiện cụ thể trong giọng điệu,cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ Qua những trang thơ, ta như gặp tâm hồn người,lòng người, đó là nhân vật trữ tình
Nhân vật kịch là nhân vật không thể được khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ.Nhân vật chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm, dĩ nhiên nhân vật trong các thể loạivăn học khác cũng vậy nhưng trong kịch thì phổ biến hơn Vì kịch viết là để diễnthường bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kích chỉ được miêu tả ởnhững khâu xung đột căng thẳng Do đó, nhân vật kịch giàu tính kịch của một vở kích.Xét về góc độ chất lượng miệu tả có thể chia ba loại nhân vật, tính cách, điển hình.Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm mà nhà văn
có thể nêu lên một vài chi tiết về ngô ngữ, cử chỉ, hành động, cũng có thể rõ nét vàđậm nét
Tính cách là những nhân vật được khắc họa có chiều sâu bên trong Nó được tụ lại
để giải thích cái muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật Tính cách cónhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của đề tài, tử tưởng tác phẩm Thông qua hành động
và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặtnhận thức tử tưởng Tính cách cũng là nhân tố chủ yếu tạo nên diễn biến của các sựkiện trong quá trình phát triển của cốt truyện ở những mức độ khác nhau về chất lượng
tư tưởng, nghệ thuật của sự thể hiện con người trong tác phẩm văn học
Điển hình là những gì đạt đến độ thực sự sâu sắc và là sự thống nhất giữa cáichung và cái riêng, khái quát và cá thể Nói một cách nghiêm ngặt thuật ngữ này chỉđược áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau
Ngoài những loại nhân vật trên ta còn một số khái niệm khác về nhân vật nhưkhái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán; nhân vật, phi nhân vậttrong trào lưu văn học hiện thực thực chủ nghĩa ở Liên Xô [7; tr.36-40]
1.2 Đôi nét về nhà văn Tô Hoài và tiểu thuyết Đảo hoang
1.2.1 Đôi nét về nhà văn Tô Hoài
1.2.1.1 Cuộc đời
Nhà văn Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn, cũng như là một cây đại thụcủa nền văn học Việt Nam Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, ông sinh ngày 27 tháng 09năm 1920, mất ngày 06 tháng 07 năm 2014 Tô Hoài có các bút danh khác như: MaiTrang, Thái Yên, Mắt Biển, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa, Phạm Hòa
Trang 9Ông sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai,tỉnh Hà Đông Cũ, trong một gia đình thợ thủ công Nhưng ông lớn lên ở quê ngoại làlàng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phườngNghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Ở tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sốngnhư: Dạy học tư, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,…Nhưng có thời gian ông khôngthể tìm được việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp Khi đến với văn chương ông nhanhchóng được bạn đọc chú ý, cuộc đời của ông được thăng hoa khi ông viết tác phẩm DếMèn phiêu lưu kí Sau khi tác phẩm ra đời dù chưa hoàn thành toàn bộ nhưng đượcđộc giả chú ý đến rất nhiều
Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động tổchức Hội ái hữu thợ dệt và thanh niên dân chủ Hà Nội
Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báocứu quốc, cờ giải phóng, nhưng vẫn có một số thành tựu như Truyện Tây Bắc
Năm 1950, ông về công tác cho Hội văn nghệ Việt Nam
Năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trongHội nhà văn như: Uỷ viên Đảng Đoàn, Phó tổng thư kí, chủ tịch Hội văn Nghệ Hà Nội,Giám Đốc Nxb Thiếu Nhi
Năm 1996, ông được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệthuật [12; tr.10-11]
1.2.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Trước cách mạng tháng Tám: Tô Hoài đã có khi bế tắc trước cuộc đời nhưng cuốicùng nhà văn vẫn đứng vững vị trí của một nhà văn hiện thực Tâm hồn của Tô Hoàibao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng tác, đáng trân trọng trong cảnh đời đen tối, Tô Hoàitrước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về một
quãng đời của ông Ông quan niệm “những sáng tác điều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của quanh mình Những nghèo đói, cùng túng, đau đợn Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay nghịch ngợm và đá trúc khinh bạc là phần nào con người tư tưởng tiểu tư sản của tôi” (một quãng đường) Những tác phẩm của ông trước Cách mạng như: Dế mèn (1941), Quê người (1941), Ô chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944),Cỏ dại (1977),…
Sau cách mạng tháng Tám: Đã khẳng định vị trí và tài năng nghệ thuật của ôngtrước hiện thực của cuộc đời Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng, trong laođộng nghệ thuật để góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc Tô Hoài có sự chuyển biếnmạnh mẽ về tư tưỡng và sáng tác Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng khôngdừng lại quá lâu ở Tô Hoài Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống vàsáng tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại khác nhau
Trong đời nhà văn Tô Hoài cũng “ôn chuyện cũ”, ngòi bút của ông hướng về xã
hội trước cách mạng tháng Tám, từ cách nhìn suy ngẫm sâu sắt hơn theo thời gian vànhững trải nghiệm trong cuộc sống
Ở giai đoạn này, nhà văn Tô Hoài tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị ở các
thể loại khác nhau Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này bao gồm: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện tây bắc (1953), Mười năm (1957), Vở tỉnh (1962), Miền Tây (1967), Nhật kí vùng cao (1969), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Trai đất tên người (1978), Phố (1980), Quê nhà (1981), Các bụi chân ai (1992),…
Bên cạnh những mảng sáng tác trên Tô Hoài còn tiếp tục viết nhiều tác phẩm cho thiếu
nhi như: Con mèo lười, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà chử,…Ở mảng sáng tác này
Trang 10ngày cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô Hoài vẫn có được cảm nhận và thể hiện đời sốngqua trang văn phù hợp với một thế giời biết bao điều kì thú [12; tr.11-12].
1.2.2 Đôi nét về tiểu thuyết Đảo hoang
1.2.2.1 Hoàn cảnh sáng tác
Nhà văn cho ra cuốn tiểu thuyết Đảo hoang năm 1976, nhưng đến năm 2015 Đảo hoang đã có chín lần tái bản, điều này đã chứng tỏ tác phẩm vẫn đứng vững trong lòng
người đọc
Tô Hoài đã chứng minh cho độc giả thấy rằng một lối viết văn mới, lối viết tiểu
thuyết của riêng ông, Đảo hoang được thể hiện rõ nhất trong cách kể, cách dẫn
chuyện, nghệ thuật mê hoặc đã khiến tác phẩm của ông có giá trị hơn
Ở tiểu thuyết Đảo hoang tuy cốt truyện không mang độ căng của những mâu
thuẫn, xung đột xã hội gay gắt những vẫn có sức hấp dẫn, vẫn đầy kịch tính nhờ các sựkiện và những biến cố Tiểu thuyết có nhiều thiết lập thành một chu trình khá hoàn hảonhưng không phải để lí giải về giống dưa hấu như truyện cổ tích, mà ca ngợi ý trí nghịlực, lòng dũng cảm, tính yêu lao động, yêu động vật
1.2.2.2 Đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng
Đề tài: Là một câu chuyện trải qua quá trình gian khổ và kiên cường, chống chọivới sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà con người phải gánh chịu Câu chuyện còn tái
hiện sinh động cuộc sống và tình cảm của những con người ở Đảo hoang.
Chủ đề: Tiểu thuyết Đảo hoang thể hiện sức mạnh lớn lao của dân tộc, là truyền
thống chiến đâu chống thiên nhiên, dành quyền sống và phát triển qua tất cả các đời.Đất nước và con người Việt Nam là một bản hùng ca sôi nổi từ nghìn năm dựng nướcđến nay trên bờ biển
Nội dung tư tưởng: Tiểu thuyết Đảo hoang là một tác phẩm nói về cuộc sống của
con người lúc bấy giờ Bằng ngòi bút của mình, Tô Hoài đã viết về thời dựng nước xaxưa, tạo dựng được không khí và màu sắc huyền sử bằng những chi tiết cụ thể sốngđộng về phong tục, sinh hoạt, lao động của thời xưa cùng với những bức tranh thiênnhiên trong thời kì mà bước chân và bàn tay khai phá của con người đang lấn dần từvùng núi xuống vùng châu thổ còn hoang sơ Tác phẩm còn ca ngợi những con người
có phẩm hạnh, sống vì mọi người, biết quan tâm và chăm sóc người khác Nhà văn cònnói lên niềm tin và khát vọng, hoài bảo và nghị lực của con người để nói lên cuộc sống
là đáng quý đáng trân trọng
1.2.2.3 Tóm tắt tác phẩm.
Câu chuyện nói về gia đình Mai An Tiêm thời vua Hùng Năm đó, An Tiêm xin đitrị đàn trâu nước dưới sự đồng ý của nhà vua Nhiều năm trôi qua, An Tiêm cùng dânlàng Bãi Lở chiến đấu với đàn trâu nước hung tợn ở con sông Cái khiến dòng sôngphải đổi tính nết, đổi chiều trả lại sự bình yên Lúc ấy, gia đình An Tiêm cùng dân làngBãi Lở được vua cho về kinh đô dự hội, trải qua bao nhiêu trận đấu dân Bãi Lở đềuđoạt giải khiến cho cái cõi phải ganh tị Đến hôm tan hội, nhà vua mở tiệc thiết đãi cáiquan và các cõi về hội được giải Trong buổi tiệc An Tiêm đã nói với nhà vua rằng:
“Vật trên trời đất và mọi của quý không gì bằng gạo, cho nên chúng tôi càng cố gắng khéo tay làm đấy thôi Chỉ có một lòng tin và hai chữ kiên tâm mà Bãi Lở mở mang lên được” [4; tr.50] Nghe An Tiêm nói vậy nhà vua đã đùng đùng nổi giận Sau đó,
nghe lời ngon ngọt và những âm mưu của Mưu sĩ, mà nhà vua đã đày gia đình AnTiêm ra hoang đảo, một nơi không có người Từ đó, gia đình An Tiêm đã qua trang
Trang 11mới Sống trên đảo ngày ngày đi tìm cái ăn, đến một ngày cơn lũ diễn ra đã khiến giađình An Tiêm phải chia li.
Mon bị thất lạc một nơi xa lại thiu thỉu một mình và rồi Mon tìm được nhữngngười bạn tốt bụng là hai anh em nhà gấu Từ đó, quả dưa lạ xuất hiện trên đảo Trảiqua bao nhiêu khó khăn, trời đã cho họ gặp lại có thêm thành viên mới tên là Ma Li
Cả gia đình cùng trồng dưa, cùng nhau thả dưa xuống bể để cầu mong trong đất liền cóngười vớt được rồi nhớ đến gia đình An Tiêm năm nào bị đày ra đảo hoang Họ cắtngôi nhà khang trang hơn còn tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống Vềsau, vua cho thuyền ra đảo đón gia đình An Tiêm về đất liền Dưới sự mong ước củamình Mon đã trở lại đảo hoang mà ngày đó bị lưu đày Mon đi với một đoàn hơn bamươi chiếc thuyền, họ ra đảo cùng nhau gìn giữ bờ cõi, lập nghiệp, lập trại, lập làng ở
bờ biển quanh chân núi Từ đó, thuyền bè các nơi đi đến tấp nập, nhất là tới mùa trẩydưa đỏ
Trang 12CHƯƠNG 2:
NHỮNG BIỂU HIỆN VỂ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
ĐẢO HOANG CỦA TÔ HOÀI 2.1 Biểu hiện của nhân vật chính trong tiểu thuyết Đảo hoang của Tô
Hoài
2.1.1 Nhân vật phản ánh sức mạnh của con người trước thiên nhiên
Trong tiểu thuyết Đảo hoang là hướng đi khai thác, mới của Tô Hoài với phong
cách riêng, đi sâu thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình chinh phục thiênnhiên Nói lên tinh thần chống thiên tai, vượt qua gian khổ để khai hoang, lập nghiệptrên vùng đất mới cùng với một thiên nhiên dữ tợn và thơ mộng
Với nhân vật Mai An Tiêm có lẽ là một trong nhân vật đặt biệt nhất trong tiểu
thuyết Đảo hoang của Tô Hoài.
Năm ấy, con sông Cái đỏ ngầu vùng lên Con sông được xói nghiêng về một phía
lở ầm ầm, đến mùa nước nó lại khủng khiếp đổi dòng Là một con sông dữ tợn, nó nhưmột con trăn vùng lên rồi cuốn vào lòng những xóm làng, đồi nương, cánh rừng, cảtrâu, cả người Dòng nước như vậy mỗi năm một hung hăn hơn Lúc đó, An Tiêm làngười dũng cảm xin đi để trấn giữ con nước ấy An Tiêm ngược nước lên Bãi Lở để
chống lũ: “Con sông lớn vẫn đương vùng lên đổi dòng Đất lở đất bồi lớp lớp đỏ rực như những vạt máu trên chiến trường Nước thúc đất xuống ầm ầm vang động suốt mùa nắng, không lúc nào ngớt Người ở xa hàng trăm dặm cũng nháo nhác chạy” [4;
tr.13]
Cảnh tượng thiên nhiên giận dữ đến nỗi kinh ngạc, nhưng An Tiêm không sợ điều
đó, mà đã xung phong đi để chắn giữ vùng đất ấy Lòng quả quyết của An Tiêm làmcho dân làng lo sợ, rụt rè thêm Vì bấy lâu nay, mùa nước đến mọi người chỉ biết chạytrốn để tránh lũ đâu dám đương đầu với nước, mà nay lại có người xưng phong An
Tiêm gọi dân làng đến để khẳng định một lần: “Nay tôi đến đây để cùng các người quyết một còn một mất với đàn trâu nước kia” [4; tr.14]
Sau đó, Mai An Tiêm chỉ huy khẩn hoang và trị thủy vùng lở, cùng dân làng đivào chân núi Tản Viên và sang núi Tam Đảo Cứ khúc sông nào lở thì mọi người ném
đá xuống để chắn giữ: “Dòng sông cuộn nước như nghìn vạn con thú nhe nanh vuốt lên dọa” Nhưng với những nỗi sợ không còn nữa mà chỉ còn sự dũng cảm của con người nhỏ nhoi chống lại thiên nhiên dữ tợn: “Lăng những hòn đá tảng rào rào lăn xuống quãng sông đương giận dữ sùi bọt mép” [4; tr.15].
Có thể thấy, dòng sông đó hung tợn đến nhường nào, mà nhân vật tạo nên chí khíhào hùng, tìm cách dựng và gìn giữ non sông, đó là bản tính tốt đẹp của dân tộc ViệtNam ta Dùng sức người để di dời những tản đá to lớn suốt năm tháng chặn nước
Nhưng mùa nước tiếp tục kéo đến không ngường: “Những con thủy quáy trâu nước lại rồng lên, vượt qua những mô đá mà hàng nghìn người đã công phu đắp suốt năm” [4;
tr.15]
Với chí khí không khuất phục, không chịu thua thiên nhiên hung dữ An Tiêmmuốn chinh phục cho bằng được đàn trâu nước hung tợn, để dân làng có một cuộcsống no ấm trên vùng đất Bãi Lở Khi mùa nước đến thì An Tiêm lại tiếp tục kêu gọidân làng xong ra đấp những đoạn sông lở Năm nào đàn trâu nước tới, người và nướcvật lộn quyết liệt để một ngày nào đó, đàn trâu nước rút khỏi trả lại bình yên cho dânlàng Bao năm qua, An Tiêm chỉ huy, cùng dân làng chuyển cả dãy núi Tam Đảo và
Trang 13Tản Viên thành vách chênh vênh trên bờ sông Chí khí là thế, nhưng cũng đến ngàymong đợi của An Tiêm và dân làng được diễn ra Dòng sông có lớn mấy cũng bịnhững bàn tay nhỏ bé của con người làm thay đổi tính nết, đổi chiều Bây giờ khi mưatới con sông Cái chỉ vùng vãy vu vơ, không ai thấy đàn trâu nước đâu nữa Nhà văn đãmiêu tả đủ độ lớn cho cuộc chiến trâu nước của người dân Bãi Lở và thủ lĩnh Mai AnTiêm Cuộc chiến giữa người và thiên nhiên dữ tợn của cơn nước lũ, thể hiện sứcmạnh lớn lao của những con người vĩ đại An Tiêm xung phong đánh trâu nước là chothấy sự dũng cảm, yêu đất nước, yêu con người của nhân vật trong tiểu thuyết Thành
công trong trong việt chắn an con lũ, cho dân làng cuộc sống mới: “Đâu đâu cũng nức lời đồn quan lạc tướng An Tiêm tài giỏi trị được đàn trâu nước, trâu thần, lập nên cõi Bãi Lở Đất lành chim đậu, người các nơi kéo đến lập nghiệp mỗi ngày một đông và mỗi năm Bãi Lở một khang trang, tốt tươi hơn” [4; tr.16]
Sau khi trấn cơn lũ xong, An Tiêm bị vua đày ra hoang đảo Biến cố ấy là bướcngoặt khiến gia đình An Tiêm rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là cái chết có thểđến bất cứ lúc nào Nó là một khởi đầu cho cuộc sống mới, một cuộc chiến giành sựsống Một bài ca về lòng dũng cảm, nghị lực phi thường và tình yêu vô bờ bến của giađình An Tiêm
Vừa đặt chân đến đảo hoang, cả nhà bất ngờ, từ các đỉnh núi như cùng lúc khạc ratiếng gầm gầm chuyển động cơn giông kéo đến tràn luồn qua khe đá, đá đập vào phát
ra những tiếng kinh rợn mà nơi đảo hoang này đang chứa đựng Đến ngọn lửa AnTiêm được lính cho cũng xoáy và tắt đi mất, một cảnh tượng tối bưng, nhưng An Tiêmvẫn giữ bình tỉnh để trấn an vợ con mình Cơn giông ập đến những tiếng thét vang lên:
“Bíu lấy đá, bíu lấy đá mình ơi, các con ơi” [4; tr.88].
Vừa đến đảo mà cả nhà đã đối mặt với cơn giông lớn An Tiêm nằm xuống gạtMon, Gái và Nàng Hoa vào giữa gò đá Cơn giông cứ ầm ầm trêu ghẹo, đánh đỗnhững tảng đá xuống biển Nếu cả nhà không bíu kịp vào khe đá, chắc bị quăng theonhững hòn đá ấy Dù thiên nhiên dữ dội nhưng họ vẫn cố níu giữ, An Tiêm còn nói
rằng:“Con sóng này mà lên đến đây nữa thì, phải cố trèo lên cao nữa mới được” Những con sóng lên cao lưng chừng trời ngã vào nhau thật gê tợn: “An Tiêm giơ tay, cánh tay bị gió hắt loạng quạng vào đá” [4; tr 88-89].
Phát hiện ra, giông bão lúc nãy đã để quên tay nải Dù cho ngoài kia giông, gió,
An Tiêm cũng quyết đi xuống lấy cho bằng được An Tiêm có trí nhớ lạ lùng, giỏi nhưngựa đi đêm, thiên nhiên hiện tại không thể làm khó được một người gan góc như AnTiêm, trời tối mịt mà hai tay bíu đá, chan thì đương bước Nhưng cơn giông chưa
nguôi giận, nó vùng vẫy mặc kệ cho gia đình An Tiêm đảo này: “Một lưỡi sóng đùng đùng đột lên, tưởng sắp úp xuống kín núi ngay trên đầu An Tiêm vội nằm xuống Nhưng những con sóng đâm vào nhau trên cao rồi cũng ngã vật xuống, tiếng nước xiết ghê hai mang tai” [4; tr.89] Lấy được tay nải ướt sũng, dù mệt lắm nhưng không
thể trù trừ ở lại nơi này, phải di chuyển trở lại chổ đá lúc nãy Cơn gió càng ngày càng
dữ tợn hơn Nhưng với dũng khí và sức mạnh của mình An Tiêm vẩn được an toàn.Hoang đảo, nơi xa lạ này không một bóng người ở, chỉ một cảnh thiên nhiên ghê
rợn, lạnh lẽo: “An Tiêm nhìn hai cánh núi, không thấy đâu một bóng cây Trèo lên cao, đầu tiên ùa đến một nổi bàng hoàng, Hai bên cánh núi chỉ thấy dài một màu xám, nhìn
đế rợn mắt” [4; tr.97].
Giông gió gì cả nhà cũng vượt qua, nhưng khát nước sẽ khiến cho cả nhà yếu dần
Vì vậy mà An Tiêm và Mon đi tìm nước với hi vọng thiên nhiên nơi đây sẽ ban tặngcho họ nguồn nước Tìm đến chỗ đất có cọ mọc, mà không thể hi vọng khe sẽ có mạch
Trang 14nước Nhưng may cho mùa cọ đương trổ lá mới: “An Tiêm cầm dao, vạch vào giữa bẹ
cọ Một làn nước bềnh bệch đột ngột phun ra” [4; tr.101].
Trên đảo giông gió dường như diễn ra hằng ngày, các mỏn đá ánh lên vàng chóe,
báo hiệu cho cơn bão đến: “Cả nhà không ai có vẽ lo sợ Người đã về đủ Gió to thì cũng đến như hôm qua Sóng biển có đến đổ câu nước cũng không ập được lên đây”
[9; tr.105] Tinh thần chống lại thiên nhiên, dù thiên nhiên đang đàn áp họ nhưng với
sự sống họ quyết tâm vươn lên trong gian khó: “Dù ở hang hố thì mình cũng là người , con người phải có chổ ăn chỗ nằm tử tế” [4; tr.113].
Trong các sự kiện mà nhân vật đã trải qua vô cùng khó khăn, cho tới khi biến cốlớn xảy đến làm thay đổi cuộc sống của gia đình An Tiêm Đó là rồng cuốn nước phá
tan hoang ngôi nhà trong rừng, khiến gia đình li tán mổi người một nơi: “Trời ơi! Rồng cuốn nước đến đây rồi Nói thế rồi An Tiêm đạp toang gỗ chắn vách để nhìn bên ngoài Trời cứ tối như mực, tiếng cây đổ khủng khiếp” và “Một con nước xô lên quá nóc lều rồi những con nước ập xuống, cả bóng tối khoảng rừng ngụp vào Mon lật đật quàng tay ôm cây thang Nước đánh dụng lên rồi ngã xuống Mon ngã theo Nhưng vẫn giữ chắc thang gỗ” [4; tr.161]
Ở nhân vật Mon luôn thể hiện sức mạnh của một đứa bé đương đầu trước thiênnhiên dữ tợn kia
Biến cố đầu tiên là bị đày ra hoang đảo, biến cố lớn hơn là khiến cả nhà phải li tán,
xa nhau trong cơn bão Làm cho khó khăn chồng chất mà các thành viên trong gia đìnhgập phải Mặt khác nó đánh dấu sự trưởng thành của Mon khi lưu lạc trước thiênnhiên, một nơi xa lạ, không biết cha, mẹ, em mình ở đâu mà chỉ một thân một mình ở
nơi hoang vu Khi tỉnh lại Mon bỏng dưng thấy mình đơn độc, tỉnh lại chỉ thấy: “Một lần xanh sống biển lồng lộng trước mặt Phía sau, còn một khu rừng lớn, cây cối đã rạp cả hai quãng xuống mặt đất Gió hây hẩy, nắng càng rực rở, mặt nước xanh đén biết” [4; tr.174] Từ lúc đó Mon một mình nơi đây, vượt lên tất cả bằng nghị lực phi
thường Sau bao nhiêu lần đi tìm Mon không thành công Đến một ngày kia An Tiêmquyết định đi một lần quyêt chiến sinh tử để tìm con Suốt ngày đêm lên đên trên biển,
dù có gian khổ nhưng An Tiêm vẫn đương đầu với nó, dù thiên nhiên có dữ tợn đếnmấy cũng sẽ chinh phục bằng sức lực, bằng chí tuệ của mình Bởi từ bé đã sống tronggian khó nên đã niếm đủ mùi vị, thiên nhiên ở đảo hoang này dù khắt nghiệt đến mấytâm hồn họ vẫn hứng về điều tốt đẹp
Qua đó, nhân vật An Tiêm và Mon đã phán ánh lên sức mạnh của con người trướcthiên nhiên hung tợn mà thơ mộng ấy Nói lên ý chí, nghị lực của con người trướcthiên nhiên
2.1.2 Nhân vật phản ánh tài năng, trí tuệ của con người.
Điều đặt biệt ở tiểu thuyết Đảo hoang, nhà văn tạo cho nhân vật với những tài
năng, trí tuệ của con người với những điều kì diệu trong cuộc sống của nhân vật
Bé Mon với tài năng trị tuệ của mình Sau nhiều năm tháng, chống chọi với lũ ởBãi Lở được vua triệu hồi về để tham gia các cuộc thi gành giải Toán cơm thi Bãi Lở
là một chàng trẻ tuổi và bé Mon Dù bé nhất nhưng Mon được tham gia mọi người
xung quanh thấy lại nên cứ cười nhạo: “Hết người hay sau mà phải cho trẻ thò lò mũi
ra thế kia! Cánh Bãi Lở phen này đến trôi ra sông Cái về Bãi Lở mất thôi” [4; 24] Tuy còn nhỏ nhưng Mon rất giỏi, thành thạo trong mọi việc: “Mon bưng lon nước
tr.23-để vo gạo, lại kẹp thêm dưới tay cái nhỏ Mon chạy theo những ống gian Anh trai nhặt một ống Mon cúi lấy hòn cuội Tay cắp hòn cuội Tay cắp thêm mấy thứ mà không cần đặt niêu” [4; tr.24].
Trang 15Khi ra đảo chỉ được một ít lương thực, ăn dần cũng hết vậy là Mon và An Tiêm đitìm cái ăn để không phải bị chết đói Ý định sẽ bắt được hươu về cho Nàng Hòa và CáiGái ăn nhưng bất thành Lúc ấy tình cờ Mon phát hiện đảo hoang này có cây ngót:
“Cây rau ngót như ở bờ sông nhà mình vẫn hay nhặt ăn” [4; tr.133] Hai bố con hái
thật nhiều rau ngót, rồi đem về thế là có cái ăn không sợ phải chết đói nữa Có hôm AnTiếm bắt thấy với những con mắt chấm đỏ An Tiêm rất giỏi trong việc phân loại động
vật vào ban đêm: “Mắt hổ thì xanh hơn, to hơn, sáng hơn Mắt cáo, mắt cày, mắt gấu xanh mờ” [4; tr.140] Rất giỏi trong việc bắt thù rừng từ nhỏ nên với việc bắt hươu này đối với An Tiêm dễ dàng: “An Tiêm cầm cây lao trúc vừa mới vót xong, cúi rạp người bước ra Càng hiện rỏ nhiều đóm đỏ, giởn chập chờn…Tất cả im phắc, người và rừng điều im Bóng An Tiêm từ từ rướn cao, ngọn lao phóng vút vào bóng tối Đằng kia, nghe tiếng như tiếng ống nứa nứt đêm mùa hanh” [4; tr140].
Rồi lúc ấy, cơn giông diễn ra, làm cho cả nhà phải chia li, Mon một mình ở nơihoang vắng xa lạ Nhưng Mon biết cách để mình sống tốt hơn trong một hoàn cảnh éo
le ấy Có lẽ Mon thừa hưởng bản tính siêng năng, giỏi giắn của mình từ cha Khi xa rờigia đình một mình nhưng Mon vẫn sống tốt, cậu bé biết làm cho mình một cái khố
nữa: “Mon lấy hai tàu dứa khô, bẻ hết gay cạnh rồi buộc úp làm một Thế là Mon đã
có cái khố vừa vặn, có hai múi bảnh chọe bỏ trước và sau” [4; tr.178] Với sự tài năng
của mình Mon đang định sẽ tìm nơi cao ráo để xây nhà vì con người cần phải có nhà:
“Con người khác với con vật, trú ngụ đâu cũng phải có cái nhà ở” [4; tr.179].
Những năm trước ở Bãi Lở, Mon thấy các cụ già mài dao đá khéo, mà sắc nữa
Vậy là cậu bé nhớ lại chuyện cũ rồi bắt trước mài dao đá:“Mon cứ chọn những hòn cuội tựa hình dao và hì hục mài, Mon đã mài được mấy chục con dao đá sắc” [4;
tr.181]
Khi ở gốc thông, quyết tâm, cặm cụi làm lều ở Bắt trước bố làm nhà lúc còn ở Bãi
Lở, Mon rất chăm chỉ và chiu khó, dùng sức mình để xây nhà: “Mon xếp đá cao lên, đến tận gần chỗ chui vào hốc thân cây thông Mon đẳn về một đóng tre, trúc Rồi dựng cái cột sàn to Tre bắt làm sàn Mây và song đan liếp” [4; tr.184].
Với cậu bé Mon chỉ khoảng mười mấy tuổi đầu, phải xa cha, mẹ, nhưng nhân vậtnày với kết tinh trí tuệ bản thân, đã làm cho cuộc sống của cậu đở đi sự cô đơn.Monmài mò tạo ra cho mình những dụng cụ, như bây giờ Mon có nhà và rất nhiều dao Có
một ngày, Mon thấy suối chảy ra hạt cát vàng, liền nghĩ đến việc làm dao vàng: “Mon dao đá đập dẹt lại thành một cục vàng chóe, không bao lâu Mon đánh được con dao vàng.Mon nảy ra ý định đặt tên cho dòng suối đó là Suối Vàng” và muốn khi gặp lại gia đình “Sẽ làm cho Cái Gái những chiếc vòng khuyên vàng, làng vòng cho mẹ” [4;
tr.189]
Có hôm đi rừng, Mon ra tay cứu giúp gia đình gấu, hành động như một anh hùng
vĩ đại nhưng không cứu được gấu mẹ.Từ khi, đem hai chú gấu về nuôi, cuộc sốngngày càng vui tươi hơn Không phải chịu cô đơn, cô độc một mình nữa Có gấu để làmbạn chứ không lầm lầm lì lì như trước nữa Mon còn giỏi hơn nữa cách để dạy sau cho
hai chú gấu nghe lời: “Mon cuối xuống, bấm ngón tay, bứt một nắm lá Rồi quay lại xem Hai con gấu cũng lúi húi quơ chân trước lên, rút lá ngót không đợi Mon phải bảo” [4; tr.194].
Ngôi nhà dưới góc thông mà Mon đã làm nên đã bị trăn làm sập Lần này Mon
quyết sẽ là chắc chắn hơn: “Xếp thành nền đá cao có cái trụ đá ở giữa, trăn hay hở cũng không hút đổ được” và “Mon đem những cây tre làm hai mảnh Mảnh úp, mảnh ngửa xen nhau, thế là được cái mái nhà chắc chắn, không dột, không tốc” [4; tr.201].
Trang 16Ngày trước, ở với bố mẹ, không biết lo Từ ngày cơn lũ cuốn đi phải một mình nên
bây giờ tính tháo vát bùng ra: “Mon đã thạo Mon trông luồng cây, biết hướng có suối Mon phân biệt vết chân các loài thú Cả con thú đi chỉ quệt vào lá, chỉ gãy lá chỗ nó ngồi và nó mới ngồi hay bỏ đi đã lâu, đi phía nào, Mon ngắm hướng, xem cứt mới cứt
cũ, biết cả Mon lại biết tìm lá dấu, lá cầm máu, lá chữa rắn cắn” [9; tr.208] Mỗi khi mùa lạnh đến Mon còn biết dùng da thú để giữ ấm cho mình: “Mỗi lần lao được con hươu, con nai to, Mon lột da nhúng nước biển rồi phơi nắng đến khô cong, đem vào gác lên bếp Tấm da nai, tấm da hươu trải ra thành cái đệm như ổ rơm, ổ lá chuối khô, gió gầm sàn không lọt lên được” [4; tr.208].
Có lần, Mon cũng tìm được hạt giống kì lại rồi đem trồng thử Không ngờ có ngày
nó ra quả căng tròn, Mon không nghĩ rằng mình sẽ ăn được nhưng vì thấy chim bay
đến ăn lúc đó mới bổ ra xem thử: “Mon nhấc con dao, cho một nhát bổ xuống, quả nứt căng, tách đôi ra có màu đỏ rực, mùi thơm ngọt mát kề trước môi” [4; tr.233-234].
Lần quyết định lớn lao cuối cùng quyết đi tìm Mon một lần cho đến khi nào gặpmới quay về Mon biết là có người đến đảo nên đã nghĩ ra sẽ đốt lửa lên, để người đó
biết trên đảo này có người mà đến: “Lấy hai hòn cuội đánh lửa châm vào đống củi, bùng cháy lên” [4; tr.286] Hình ảnh ngọn lữa trên đato hoang chính là sự ấm áp trước
thiên nhiên hoang vu, sưởi ấm tình người, của tia hi vọng sự sống, ánh sáng len lõi xuatan những đêm tối, để thấp sáng tương lai
Càng lâu, lòng mơ ước trở về Bãi Lở ngày càng nung nấu, những năm trước hivọng gặp lại Mon, bây giờ tất cả mọi người lo lắng, mong mỏi lại dồn về ý nghĩ trở về
An Tiêm lại đưa ra sáng kiến, gió mùa nồm cũng là mùa dưa, ta thả dưa xuống bể đểtrôi vào bờ lúc người trong bờ vớt được sẽ đoán được nguồn góc của dưa rồi sẽ có
người nhớ đến gia đình An Tiêm, nghĩ ra như vậy rồi cả nhà cùng bắt tay vào làm:
“Mê mải suốt mùa dưa,ở luôn bãi, cắt dưa ăn rồi hái dưa thả xuống biển Đêm đến, tìm một tảng đá, đốt lửa lên, ngủ lại trên bãi Hôm sau, lại ăn dưa, lại hái dưa, lại thả dưa xuống biển” [4; tr.346].
Về sau, có đoàn tàu ra đảo, gập được gia đình An Tiêm, họ vui mừng vang nhữngtiếng trống, không lúc nào dứt Tiếng trống làm cho các đô vật, bọn trai trẻ sôi lên.Mọi người cùng chơi đấu vật với nhau, với Mon vì trong rừng đã lâu nên Mon rất khỏemạnh, tài giỏi của mình nữa nên không ai vật lại Mon cả Đâu ai biết rằng cánh tay
Mon ghê gớm như thế nào, bởi các cuộc vật lộn với anh em nhà Gấu: “Không người nào chịu được một cái khóa tay của Mon, thế là cả người bị hất ngửa tênh hênh bụng.
Ai nấy trầm trồ sức khỏe hai cánh tay như trăn núc của tiểu chủ tướng” [4; tr.379].
Khi trở về đất liền, Mon nhìn những con sóng, nhớ đến hoang đảo mà gia đình bịđày ra ấy Mon muốn một ngày kia mình được trở lại tự tay mình xây dựng được nhưBãi Lở, đất ấy sẽ có người hiên ngang như những trai tráng đội thuyền phường chài
Bãi Lở Mon còn muốn khi ra đã sẽ có ngày trở lại đất liền để tham gia lễ hội: “ Năm năm, người cái cõi ở đảo sẽ về kinh đô dự hội cơm thi, cơm nén, hội vật, hội bơi chải”
[4; tr.403]
Từ một cậu bé nhỏ nhắn, bị một cơn bão đánh tan, thất lạc gia đình đến một nơihoang vắng, đó là cơ hội để Mon tự lập, rèn luyện chí hướng,tinh thần quả cảm giốngnhư An Tiêm, để Mon trưởng thành, đủ điều kiện nối chí cha mình, ra lập vùng đất ở
phía nam Tổ quốc Về sau: “Mon cho ra lập trại, lập làng ở bờ biển quanh chân núi, chỗ dùi đá hình mõm gấu vươn dài uống nước, thành bến để thuyền bè các nơi đi đến tấp nập, mỏi khi tới mùa trẩy dưa đỏ” [4; tr.415].
Nhân vật Mai An Tiêm với tài năng trí tuệ của mình Ở cuộc thi vật tài giỏi bậtnhất diễn ra, người ta nao nức, đồn năm nay có lò vật Bãi Lở mới về hội mà nổi lắm