Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 50)

- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp

2.3.2. Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc

khi nhân vật đó có cuộc đời và hoạt động gắn liền với công cuộc cách mạng của dân tộc, là đại diện tiêu biểu cho dân tộc trong công cuộc lãnh đạo, đấu tranh kháng chiến của nhân dân. Ví như, những công cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã tự động nổ ra khi Pháp xâm lược Nam Kì và Bắc Kì. Trương Định và Trương Quyền đã trở thành những thủ lĩnh của nghĩa quân Nam Kì từng làm quân giặc phải kinh sợ. Tên tuổi của Nguyễn Trung Trực đã vang lừng với những chiến công mưu trí đốt tàu giặc trên sông và lời thề khảng khái trước lúc hi sinh. Nhiều trí thức nho sĩ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí tố cáo quân cướp nước và bán nước. Như người thầy giáo “đui mắt sáng lòng” Nguyễn Đình Chiểu với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” rung cảm thiết tha.

Hiệu quả của việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, sử dụng tài liệu không chỉ đòi hỏi những nội dung trong SGK mà còn phải sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo khác. Nguồn tài liệu tham khảo hiện nay rất phong phú, đa dạng. Người giáo viên cần biết nên sử dụng loại tài liệu nào cho từng bài học cụ thể để toát lên hình ảnh về các nhân vật là những đại diện tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.

2.3.2. Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc dân tộc

Trong lịch sử dân tộc, một yếu tố khiến cho bất kỳ các nước khi xâm lược nước ta phải nể phục đó chính là sự đoàn kết toàn dân. Sự đoàn kết ấy

luôn được biểu hiện và thử thách qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta. Cá nhân là những người lãnh đạo cách mạng, quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng. Nhân vật trong DHLS bao gồm cả quần chúng nhân dân và cá nhân tiêu biểu, thông thường cá nhân có thực hiện được yêu cầu lịch sử đặt ra hay không, thể hiện vai trò đối với lịch sử hay không đều dựa vào động lực chính đó là người lao động. Do vậy, cá nhân và quần chúng không tách rời nhau trong từng sự kiện, trong từng thời kỳ lịch sử. Cá nhân là đại diện tiêu biểu nhất của một bộ phận quần chúng nhân dân, có tài xuất chúng đứng ra tổ chức, lãnh đạo quần chúng dân nhân thực hiện các yêu cầu của lịch sử đặt ra. Mức độ tham gia của quần chúng càng lớn, càng đông đảo thì khả năng hoạt động của cá nhân thành công càng cao. Muốn vậy, hoạt động đó phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng lớn nhất, cấp thiết nhất của người dân thì càng tham gia hăng hái. Ngược lại, quần chúng nhân dân tham gia ít thì thành công của cá nhân khó khăn hơn. Như thế, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được hình thành từ những buổi đầu chống xâm lược.

Sử dụng tiểu sử về nhân vật trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh là những kiến thức về hoàn cảnh gia đình và hoạt động của bản thân. Những điều này giáo viên cần chọn lọc tài liệu một cách khoa học, sống động để học sinh có biểu tượng hoàn chỉnh về một nhân vật lịch sử. Thông thường cuộc đời và hoạt động của nhân vật rất dài, vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn những nét chính nhất, cơ bản nhất cho ta cái nhìn toàn diện về nhân vật, đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian và mối tương quan giữa các kiến thức lịch sử cơ bản khác trong bài.

Thực tế DHLS nói chung và việc sử dụng tài liệu nhân vật trong việc giáo dục truyền thống yêu nước ở trường phổ thông cho thấy để học sinh có được biểu tượng về nhân vật, phân biệt được các nhân vật với nhau và đánh giá đúng về nhân vật đó đối với lịch sử qua đó giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh thì nó phụ thuộc vào phương pháp sử dụng tài liệu về các nhân vật có đạt hiệu quả tốt hay không. Làm thế nào để sử dụng nguồn tài liệu về nhân

vật một cách hiệu quả không chỉ về mặt nội dung mà quan trọng hơn là về thái độ của các em.

Nhóm nhân vật trên lĩnh vực cách mạng – quân sự rất đông đảo, vì vậy, giáo viên cần lựa chọn nhân vật tiêu biểu để giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh. Những nhân vật tiêu biểu thuộc lĩnh vực cách mạng - quân sự là Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực… những nhân vật này trong từng bài học cụ thể có tầm ảnh hướng rất lớn mà trong quá trình DHLS giáo viên không thể không nhắc tới. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài liệu về các nhân vật này phải được chọn lọc kĩ lưỡng, chủ yếu chúng ta khai thác ở khía cạnh về cuộc đời và hoạt động của các nhân vật. Ví dụ, như khi dạy Bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước 1873)” trong mục III, Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kỳ sau hiệp ước 1862. Trong mục này, sau khi giáo viên cung cấp cho phong trào kháng chiến của nhân dân sau hiệp ước 1862 ở các tỉnh miền Đông Nam kỳ vẫn diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ. Trong cuộc đấu tranh này không thể không nhắc tới nhân vật đó là Trương Định – tướng lĩnh của nhân dân chống Pháp. Bên cạnh những kiến thức mà SGK cung cấp trong phần chữ nhỏ, giáo viên còn phải sử dụng tới hình 51. Bức tranh về Trương Định nhận phong soái. Giáo viên cần phải tập trung khai thác sâu về bức hình này để khắc họa về biểu tượng nhân vật cho học sinh. Việc khai thác và sử dụng hình ảnh trong SGK đã được hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể trong cuốn “Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lớp 11” của cô Nguyễn Thị Côi, vì thế, tôi xin phép không đề cập tới ở đây. Với bức hình này, giáo viên trước hết cần cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức về Trương Định, sau khi đã có những hiểu biết nhất định, giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bức hình trong SGK, yêu cầu học sinh phân tích và bình luận về bức ảnh. “Trong bức tranh này các em nhìn thấy những gì? Khi đứng trước hai con đường lựa chọn, một là nhận sắc phong của triều đình ra làm quan, ăn bổng lộc giàu sang phú quý; hai là nhận sắc phong của quần chúng nhân

dân yêu nước, đứng lên lãnh đạo công cuộc đấu tranh chống lại Pháp, Trương Định đã chọn con đường nào? Em đánh giá như thế nào về sự lựa chọn ấy?”. Trên cơ sở đó, học sinh quan sát bức tranh, nêu lên cảm nhận của mình và đánh giá được hành động yêu nước của nhân vật Trương Định, qua đó, tự các em ý thức được về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam thời kỳ này như thế nào đồng thời suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay.

Khi khắc họa biểu tượng cho học sinh về nhân vật Trương Định giáo viên cần tìm hiểu về nét nổi bật của nhân vật này thông qua tiểu sử và hoạt động chính của ông. Ông là một con người yêu nước thương dân, có tài chỉ huy quân sự vì thế giáo viên sử dụng nguồn tài liệu khác để cung cấp thêm: “Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Trương Định đã tập hợp nghĩa quân để đứng lên chống giặc, đông đảo nhân dân và các nhà Nho sỹ yêu nước tham gia ủng hộ ông khiến giặc Pháp phải thốt lên rằng “Dọc song Vàm Cỏ đâu đâu cũng thấy nghĩa quân của Trương Định”. Khi hiệp ước đầu tiên giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp đươc ký kết, triều đình ra lệnh bãi binh , vâng lệnh triều đình thì từ bỏ kháng chiến ư? Sau một phút giây nao núng, ông đã quyết định ở lại cùng nhân dân đánh giặc, được nhân dân suy tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”, nghĩa quân của ông đã gây cho thực dân Pháp rất nhiều khó khăn trong một thời gian dài”.

Như vậy, với hoạt động chống Pháp sôi nổi và hành động làm trái lệnh của triều đình, ở lại đoàn kết và cùng nhân dân đánh giặc đã làm toát lên khí phách con người của Trương Định, thực sự gây được ấn tượng cho học sinh qua hành động khảng khái đó. Rõ ràng ở đây chúng ta đã sử dụng tài liệu nói về những việc làm của ông để làm toát lên dũng khí và sự đoàn kết một lòng của nhân dân cùng người thủ lĩnh nghĩa quân trong phong trào kháng Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

SGK là nguồn tài liệu cơ bản nhất mà giáo viên có thể sử dụng để nói về các nhân vật. Trong cơ cấu của một bài học trong SGK có đầy đủ các nội

dung về thông tin nhân vật, chân dung, hình ảnh nhân vật (nếu có) … Đây là nguồn tài liệu cơ bản nhất mà học sinh có thể sử dụng trong quá trình học tập trên lớp. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đồng thời kinh tế cũng ngày càng phát triển thì việc sử dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến rộng khắp. Học sinh hoàn toàn có thể tự tìm hiểu về các nhân vật thông qua nguồn tài liệu trên Internet, báo, tạp chí… Tranh ảnh, hình vẽ về các nhân vật lịch sử trong SGK giúp các em hình dung được đặc điểm về hình dáng, phong thái và những đặc điểm riêng của mỗi nhân vật. Câu chuyện, tiểu sử về các nhân vật lịch sử được cung cấp cho học sinh thông qua lời kể của giáo viên sẽ giúp cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật lịch sử. Hoặc khi khắc họa biểu tượng về nhân vật Nguyễn Trung Trực, giáo viên cần sử dụng tới tài liệu về hoạt động của ông như trong câu truyện được người sau kể lại, hay là tiểu sử về hoạt động của ông chẳng hạn như: hành động đốt cháy tàu giặc trên song Nhật Tảo và đánh úp đồn Kiên Giang với một đoạn tài liệu lược thuật như sau: “Khi thực dân Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, để cắt đứt lực lượng của nghĩa quân ở căn cứ Đồng Tháp Mười của Võ Duy Dương và căn cứ Gò Công của Trương Định, Pháp cho chiến hạm Eperance (Hi Vọng) chở đầy lính đến đậu tại vòm song Nhật Tảo (Long An), chúng tổ chức binh lính đến giữ những vùng đã chiếm được. Nguyễn Trung Trực cùng với nghĩa quân giả làm đám cưới đi qua và lập mưu đốt cháy tàu giặc, ghết chết sĩ quan Pháp và lính Việt trên tàu. Một lần khác thực dân Pháp đang chiếm giữ đồn Kiên Giang, lợi dụng lính Pháp đang ngủ trưa, ông tổ chức cho nghĩa quân đánh úp và chiếm được đồn trong một thời gian ngắn. Sau này bị thực dân Pháp bắt và hành hình, ông đã khảng khái nói với kẻ thù rằng: Bao giờ giặc Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Với đoạn tài liệu trên thì Nguyễn Trung Trực được hiện lên hết sức chân thật với vai trò tập hợp nhân dân kháng chiến, đóng góp trong phong trào kháng Pháp của “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên

Giang khấp quỷ thần” và với câu nói đặt trưng của nhân vật này đã làm toát lên tinh thần căm thù giặc cao độ và lòng yêu nước nồng nàn của ông.

Khi tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông, nêu ra câu hỏi đó và đặt câu hỏi cho học sinh “Qua câu nói đó em có nhận xét gì về nhân vật Nguyễn Trung Trực? thì thông qua nguồn tư liệu trên và câu nói của ông các em đã trả lời và phân tích được đúng về những phẩm chất của ông. Điều này có nghĩa là nếu như giáo viên biết lựa chọn những tài liệu quan trọng, tiêu biểu về nhân vật trong hoạt động của nhân vật để khắc họa cho học sinh thì các em sẽ rất dễ nhớ về nhân vật đó.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w