Kết hợp sử dụng đa dạng các loại tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 58)

- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp

2.3.5Kết hợp sử dụng đa dạng các loại tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Hiệu quả của một bài học lịch sử nói chung cần sử dụng đa dạng các biện pháp trong một tiết học, bài học cụ thể. Trong sử dụng tài liệu về nhân

vật cũng vậy, cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong việc sử dụng các loại tài liệu học tập khác nhau.

Khai thác tài liệu về nhân vật bằng sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học có sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết kết hợp với các phương pháp thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin. Việc lập sơ đồ tư duy giúp cho học sinh phát triển khả năng thẩm mĩ do việc thiết kế phải có bố cục, sử dụng màu sắc, đường nét, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích. Phát huy được sự tự tin, sự lô - gíc, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy, giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Đồng thời, đây được xem là một phương pháp giúp các em nhận thức đúng và giáo dục truyền thống yêu nước đạt kết quả cao. Bởi lẽ, thông qua sơ đồ tư duy, giáo viên có thể sơ đồ hóa được các loại tài liệu mà mình muốn sử dụng, khi các em được học theo sơ đồ thì việc cung cấp nguồn kiến thức cho học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ đặc điểm của môn học là quá khứ đã không lặp lại, học sinh không thể trực tiếp quan sát, chứng kiến sự kiện lịch sử đã diễn ra để có biểu tượng về nó mà thông qua tài liệu lịch sử, phương tiện trực quan và ngôn ngữ của giáo viên để tạo nên hình ảnh về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật trong quá khứ cho học sinh, vì thế, giáo viên cần phải sử dụng đa dạng các biện pháp khác nhau.

Có nhiều biện pháp sử dụng tài liệu nói chung và tài liệu lịch sử nói riêng. Giáo viên không chỉ sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến các nhân vật mà còn phân tích, chọn lọc tư liệu đó để phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm mục đích giáo dục tư tưởng tình cảm của học sinh. Nguồn tư liệu ngày nay rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi yêu cầu của người giáo viên là làm sao có thể sử dụng các loại tài liệu này một cách hợp lí, hiệu quả mà vẫn đảm bảo thời gian, nội dung cũng như mục đích giáo dục đưa ra trong một tiết học. Vì thế, giáo viên cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như sưu tầm, chọn lọc và xử lí tài liệu.

Khi đã có nguồn tài liệu trong tay giáo viên có thể thành công hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào công tác chọn lọc và xử lí các tài liệu đó sao cho phù hợp với bài học cụ thể. Ví dụ như bài 23 lớp 11 Chương trình chuẩn: “Phong trào yêu nước và Cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)” có hai nhân vật vô cùng quan trọng mà ta cần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua hai nhân vật này đó là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Vậy làm thế nào để sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật này một cách hiệu quả và mang tính giáo dục cao? Trước hết giáo viên cần khắc họa biểu tượng về hai nhân vật này. Hai người cùng sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử như nhau, cùng là đại diện cho tầng lớp sĩ phu phong kiến tiến bộ, hoạt động cùng mục đích là giành lại nền độc lập cho đất nước, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh và tiến bộ. Tuy hai ông đều có tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc cao nhưng nhưng phương pháp mà hai người thực hiện lại khác nhau. Phan Bội Châu chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp bằng con đường vũ trang bạo động, muốn bạo động thành công thì phải chuẩn bị thế lực trong nước đó là vũ khí, muốn có vũ khí trong điều kiện nước ta bây giờ ông đã lợi dụng ngọn cờ dân chủ để đoàn kết nhân dân ba miền trong nước. Mặt khác, để có được vũ khí ông chủ trương cầu viện từ nước “đồng văn, đồng chủng, đồng châu” đó là Nhật Bản. Tư tưởng của ông hình thành tương đối vững vàng, tuy sau này thực tế trên đất nước Nhật Bản đã làm cho suy nghĩ của ông thay đổi nhưng tư tưởng bạo động đánh Pháp thì nhất quán đi từ hội “Duy Tân” đến tổ chức “Việt Nam Quang Phục hội”. Ngược lại với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh gần như tương phản khi ông trung thành với tư tưởng cải cách của mình. Xuất phát từ chỗ một quan lại trong triều đình phong kiến, ông nhận thấy những thói hủ bại của chốn quan trường, từ đó ông phê phán gay gắt chế độ phong kiến, lật đổ chế độ quân chủ, nhằm mục đích “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”, phát động phong trào Duy Tân tiêu biểu và sôi nổi ở Trung Kỳ. Mặt khác, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa mất độc lập, chủ quyền như

Việt Nam muốn thực hiện được cải cách phải dựa vào giai cấp cầm quyền tức là Pháp để tiến hành cải cách nhằm làm cho thực lực trong nước tăng lên, nâng cao ý thức dân tộc của người dân, từ đó từng bước đòi quyền tự trị và tiến lên đòi quyền độc lập. Hai nhân vật với hai đường lối cứu nước khác nhau nhưng đều tiêu biểu cho trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX. Hai con người với hai đường lối khác nhau nhưng trong họ có chung một điểm xuất phát đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, vì dân, vì nước. Mỗi một người thể hiện lòng yêu nước của riêng mình không giống nhau, họ đều là những tấm gương sáng cho thế hệ sau tiếp nối và noi gương. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng thêm nguồn tài liệu từ văn học, hai ông không chỉ hoạt động trên lĩnh vực cách mạng, mà dưới góc độ văn học hai ông còn là những nhà thơ chân chính. Các ông đã sử dụng ngòi bút và ý chí của mình để phục vụ cho mục đích cách mạng. Ví dụ như các tác phẩm của Phan Bội Châu là “Việt Nam quốc sử khảo”, “Ngục trung thư”, “Việt Nam vong quốc sử”, “Việt Nam quốc sử bình diễn ca”… Phan Chu Trinh có tác phẩm “Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục’, “Chí thành thông thánh”, “Cảm tác”, “Khuyên quốc dân tấn thủ”… Giáo viên có thể lựa chọn một số câu văn, thơ tiêu biểu để khắc họa hai nhân vật này thông qua khối lượng các tác phẩm mà hai ông để lại. Nếu làm tốt thì học sinh sẽ nhớ rất lâu, qua đó sẽ giáo dục truyền thống yêu nước được biểu hiện qua hai ông như thế nào.

Một sự kiện lịch sử được cấu thành bởi ba yếu tố: không gian, thời gian và con người. Chính vì vậy, hoạt động của con người luôn luôn gắn với không gian và thời gian cụ thể. Giáo viên cần sử dụng biện pháp tạo mối liên hệ giữa nhân vật lịch sử với không gian, thời gian xác định. Đặt nhân vật trong bối cảnh họ đang sống và hoạt động tiêu biểu nhất để tạo biểu tượng cụ thể về từng nhân vật, tránh sự nhầm lẫn và hiện đại hóa nhân vật, đánh giá đúng vai trò của họ đối với lịch sử, từ đó rút ra bài học và giáo dục các em. Sử dụng các tài liệu cần cung cấp đảm bảo được yếu tố về không gian, thời gian cụ thể,

sinh động, cũng là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử ở trường THPT.

Không có một nhân vật nào lại không gắn liền với việc, với hoạt động của mình và họ cũng hoạt động theo mục đích và tư tưởng riêng của họ. Thông qua hành động khác nhau của những con người khác nhau sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng riêng khác nhau, thể hiện tính cách riêng của từng con người cụ thể. Lựa chọn các loại tài liệu như thế nào về nhân vật để thể hiện vai trò chính của họ và để học sinh hình dung ra con người của họ là tùy thuộc vào việc khai thác một cách có hiệu quả các tài liệu viết về các nhân vật đó. Trên cơ sở căn cứ vào nội dung và mục đích của bài học, xác định mức độ giảng dạy về từng nhân vật mà có sự lựa chọn hợp lí loại tài liệu dùng cho việc giảng dạy ở trên lớp cũng như là bài tập về nhà.

Bài học nội khóa trong tiến trình DHLS ở trường THPT không chỉ được tiến hành ở trên lớp mà còn được tiến hành thông qua việc ra bài tập về nhà. Với nội dung và khối lượng về các nhân vật rất đông đảo của chương này, giáo viên không thể tiến hành sử dụng tất cả các tài liệu về tất cả các nhân vật lịch sử để tạo biểu tượng và giáo dục truyền thống yêu nước cho các em ngay tại lớp được. Vì vậy, giáo viên cần xác định nội dung kiến thức trong bài thông qua việc soạn giáo án cụ thể, xem xét xem nên đưa nhân vật nào vào bài ở trên lớp, nên cho học sinh tự tìm hiểu về nhân vật nào thông qua việc giao bài tập về nhà cho các em. Thông thường các nhân vật thuộc lĩnh vực cách mạng – quân sự do số lượng lớn và vai trò quan trọng nhất nên các nhân vật này được đưa vào bài học trên lớp sẽ nhiều hơn hai nhóm còn lại. Tuy vậy, giáo viên cũng không thể giới thiệu, tạo biểu tượng hết về các nhân vật mà phải thông qua quá trình chọn lọc nhân vật.

Tài liệu về nhân vật được sử dụng trên lớp chủ yếu là những loại tài liệu cơ bản nhất nhằm khắc họa nhanh chóng nhưng cụ thể nhất, sinh động nhất và rõ nét nhất, làm nổi bật lên cho học sinh thấy được về nhân vật. Đa số các tài liệu giành cho về nhà là những tài liệu có mối quan hệ với nhân vật

trong một mức độ nhất định, tức là các tài liệu liên quan tới nhân vật nhằm bổ sung thêm sự hiểu biết và nhấn mạnh hơn về nhân vật đó.

Như vậy, trên đây là những biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong bài nội khóa. Mỗi một biện pháp đều có đặc trưng riêng và được vận dụng linh hoạt khác nhau. Trong quá trinh giảng dạy về nhân vật lịch sử, giáo viên cần phải căn cứ vào các yêu cầu cơ bản của việc sử dụng tài liệu nói chung và tài liệu về nhân vật lịch sử nói riêng, căn cứ vào thời gian, trình độ của học sinh, nội dung cơ bản của bài và mức độ giảng dạy về từng nhân vật cụ thể, đặc biệt là căn cứ vào mục tiêu giáo dục đề ra mà sử dụng các biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật sao cho hợp lí.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 58)