Thực trạng việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 32)

thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay, đa phần các em coi Lịch sử là môn phụ, học chống đối, không thích học lịch sử, sợ sử, chán sử… chúng ta cần có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học cần đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức trong nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em tự thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích. Hơn nữa, còn giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ngày càng được đẩy mạnh cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vai trò của giáo dục đào tạo ngày càng tăng cường, vị trí của môn học trong nhà trường phổ thông được nâng cao trong đó có bộ môn lịch sử. Với việc tích cực đổi mới về nội dung và PPDH, trong nhiều năm qua, chất lượng dạy học môn lịch sử ngày càng được nâng cao.

Đội ngũ giáo viên hiện nay đa số nhận thức được vai trò, vị trí của môn học cũng như tầm quan trọng của giảng dạy nhân vật lịch sử, chính vì vậy mà họ đã có sự đầu tư, chuẩn bị bài dạy chu đáo, tìm tòi những cách thức, PPDH mới và trên thực tế đạt được hiệu quả cao. Qua các hội thi, số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp xuất hiện ngày càng nhiều, với những kinh nghiệm giảng dạy rất phong phú, có nhiều điểm mới.

Để làm rõ hơn vấn đề về sử dụng tài liệu nhân vật trong DHLS Việt Nam từ 1858-1918 tôi đã tiến hành điều tra thực tế tại cơ sở thực tập. Tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan đến vấn đề về sử dụng tài liệu trong

DHLS đối với giáo viên và học sinh (phiếu điều tra ở phần phụ lục) và tiến hành xử lí các số liệu đưa ra những kết quả dưới đây.

Khi tiến hành điều tra thực tế giáo viên ở phổ thông để khẳng định vai trò của việc giáo dục truyền thống yêu nước đối với học sinh thông qua việc sử dụng tài liệu về nhân vật được các giáo viên nhận thức như thế nào? Với câu hỏi: “Theo Thầy (cô) việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 có vai trò: Rất quan trọng, Quan trọng, Bình thường. Vì sao?”

Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Ý kiến Số lượng Tỉ lệ %

10

Rất quan trọng 8 80%

Quan trọng 2 20%

Bình thường 0 0%

Qua bảng trên cho thấy hầu hết giáo viên đều nhận thức đúng vai trò của việc sử dụng tài liệu nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học lịch sử, đặc biệt là giai đoạn 1858-1918 và đưa ra ý kiến đúng đắn đó là việc sử dụng nguồn tài liệu nhân vật sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn đa dạng, sinh động về nhân vật lịch sử, hình thành biểu tượng về nhân vật qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm được đảm bảo. Một số giáo viên cũng đưa ra ý kiến khi sử dụng tài liệu về nhân vật cần rõ ràng, cụ thể, chi tiết, khắc họa biểu tượng nhân vật một cách chính xác, đảm bảo thời gian của một tiết học. Bên cạnh đó, thông qua những nguồn tài liệu sẵn có giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh trực tiếp làm việc với tài liệu rồi cho học sinh nhận xét, đánh giá và đưa ra ý kiến riêng của các em về nhân vật. Chỉ khi nào học sinh hiểu biết sâu sắc về nhân vật các em mới có thể coi đó là tấm gương học hỏi và noi theo.

Trong giảng dạy nhân vật lịch sử có nhiều cách thức nói về nhân vật, song học sinh có thực sự hứng thú với các nhân vật hay không hoàn toàn do cách mà giáo viên cung cấp thông tin về nhân vật đó. Những hiểu biết của học

sinh về các nhân vật cũng sẽ đúng đắn và phong phú hơn, cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lớn luôn thu hút sự quan tâm của học sinh. Những dấu hiệu tích cực trên được minh chứng qua kết quả hiểu biết nhân vật lịch sử thông qua việc điều tra thực tế. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế toàn khối 11 (500 hoc sinh) để kiểm tra sự yêu thích của học sinh về nhân vật nào trong số các nhân vật xuất hiện các bài học cụ thể của quá trình học tập phần Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918. Vì sao? Và kết quả thống kê các học sinh yêu thích các nhân vật sau:

Nhân vật Số học sinh

yêu thích Tỉ lệ (%)

Phan Bội Châu 430/500 86

Nguyễn Tri Phương 398/500 80

Nguyễn Trung Trực 340/500 68

Hàm Nghi 291/500 58

Phan Đình Phùng 210/500 42

Qua điều tra trên nhận thấy học sinh có sự yêu thích những nhân vật lịch sử nhất định và nêu lên những lí do rất chính đáng. Có em thích nhận vật Phan Bội Châu vì ông ấy có nhiều tài, vừa là nhà cách mạng, vừa là nhà thơ, nhà văn… Em khác lại thích Vua Hàm Nghi vì ông tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã có tinh thần chống Pháp cùng nhân dân…Bên cạnh đó, trong quá trình thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông chúng tôi còn điều tra thực tế việc giáo dục truyền thống yêu nước của bộ môn lịch sử về nhân vật có hiệu quả hay không, chúng tôi đã nhận được ý kiến phản hồi từ phía học sinh như sau: (số lượng 200 học sinh).

Ý kiến Tỉ lệ lựa chọn của học sinh Tỉ lệ %

Rất hiệu quả 155 77.5

Hiệu quả 34 17

Bình thường 11 5.5

Qua điều tra trên phần lớn đều cho thấy kết quả thu được là rất khả quan. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế dạy và học lịch sử ngày nay việc học sinh có thực sự yêu thích và muốn học tập lịch sử hay không còn tùy thuộc vào

nhiều yếu tố, trong đó điều quan trọng nhất là từ phía người giáo viên. Nếu người giáo viên có sự đầu tư về nguồn tài liệu, kiến thức chắc chắn mới có niềm đam mê nghề nghiệp, chủ động tìm ra những phương pháp giảng dạy tối ưu, đề ra yêu cầu học tập bộ môn đối với học sinh và thường xuyên kiểm tra hiểu biết của các em trong đó có việc giáo dục truyền thống yêu nước. Muốn giáo dục truyền thống yêu nước đem lại hiệu quả với học sinh khi sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sử dụng tài liệu cũng như các phương pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm đối với học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập sư phạm với câu hỏi điều tra học sinh về việc thích học môn Lịch sử và các nhân vật lịch sử hay không thì chúng tôi đã thu được kết quả rất thấp, đa số các em đều không thích học lịch sử. Khi đã không thích môn học rồi thì dù nội dung có phong phú và hấp dẫn tới đâu học sinh cũng sẽ không chú ý đến. Điều này cũng dễ hiểu, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó quan trọng hơn cả đó là về mặt phương pháp.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 32)