Nội dung phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 38)

* Sự khủng hoảng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn và cuộc xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp

Nửa sau thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sang thế kỷ XIX nhà Nguyễn được thiết lập. Các vua nhà Nguyễn bằng nhiều biện pháp đã cố gắng khôi phục lại mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế đến lúc này đã trở nên lỗi thời và kìm hãm sự phát triển. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung triều Nguyễn không cứu vãn được còn làm cho xã hội Việt Nam thêm khủng hoảng, sâu sắc.

Trong lúc các nước tư bản Phương Tây sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh cuộc xâm lược để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường thì nhiều nước Châu Á đã bị xâm lược. Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc Pháp.

Những thách thức đó đặt ra cho con đường cách mạng Việt Nam hai lựa chọn. Một là tiến hành công cuộc cải cách để thoát khỏi sự khủng hoảng đất nước, mở rộng quan hệ ngoại giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền dân tộc, hai là vẫn đắm chìm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập cố gắng bằng mọi cách duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động. Dựa vào tư tưởng Nho giáo và một bộ phận quan lại phong kiến nên triều Nguyễn đã thi hành đường lối bảo thủ, lạc hậu. Hậu quả dẫn đến là tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu kiệt quệ, mối nguy cơ bên ngoài ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Đã từ lâu thực dân Pháp có ý định dòm ngó nước ta, nhưng phải đến năm 1858, sau khi đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết, Pháp mới tiến hành công cuộc xâm lược Việt Nam. Tháng 8 năm 1858, Pháp đánh chiếm Đà Nẵng sau đó đánh xuống 6 tỉnh Nam Kỳ, Hà Nội, Huế. Sau gần 30 năm với chủ trương lấn dần

tường bước, kết hợp với dùng vũ lực và thủ đoạn chính trị thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam.

Với sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân cướp nước với phong kiến tay sai đã tạo nên tính chất của xã hội Việt Nam là thực dân nửa phong kiến - một xã hội với cơ cấu phức tạp khác với xã hội phong kiến. Thực dân và phong kiến có quan hệ gắn bó và tác động qua lại để duy trì sự tồn tại của hai phương thức sản xuất, hai hình thái kinh tế - xã hội mà nếu như theo đúng quy luật phát triển thì chúng sẽ đấu tranh nhau để giành phần thắng của một phương thức sản xuất mới và chỉ một trong hai tồn tại được mà thôi. Như vậy, thực dân phương tây là tư bản Pháp đã thực hiện được ý đồ của mình khi tiến hành xâm lược Việt Nam, việc hoàn thành công cuộc xâm lược có vai trò to lớn của tay sai phong kiến.

* Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tác động hai mặt của nó

Ngay trong quá trình xâm lược, Pháp đã thực hiện bước đầu chính sách thống trị trên đất nước Việt Nam thể hiện trên tất cả mọi mặt. Khi chúng hoàn thành xâm lược và bình định về quân sự, tình hình ổn định hơn, chúng thực hiên chính sách thống trị một cách quy mô và hoàn chỉnh hơn.

- Về chính trị: Chính sách cổ điển của chủ nghĩa thực dân đối với thuộc địa là chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp cũng triệt để thực hiện chính sách này ở Việt Nam. Chúng chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau: Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ. Tính chất trực trị hay mức độ quyền lực của Pháp ở 3 kỳ khác nhau, hệ thống đơn vị hành chính cũng được phân chia khác nhau và khác về vai trò của người đứng đầu. Như vậy, từ một nước thống nhất nay bị thực dân chia cắt tạo nên lòng căm thù sâu sắc. Chia cắt để dễ bề cai trị nhằm chia rẽ dân tộc, ngăn cản sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.

Bên cạnh chính sách trên thì Pháp còn thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt” được thực dân Pháp rất chú trọng. Đây là một

chính sách hết sức thâm độc của thực dân Pháp trên cơ sở nghiên cứu rất kĩ đặc điểm xã hội Việt Nam. Đặc điểm lớn nhất của xã hội phong kiến Việt Nam cũng giống với hầu hết các quốc gia phương Đông đó là sự tồn tại lâu dài, bền chặt của công xã nông thôn. Vì thế Pháp thống trị bằng người Pháp thì sẽ gặp nhiều khó khăn, chính sách thống trị của Pháp thực hiện phù hợp với xã hội Việt Nam là sử dụng người Việt làm công cụ đắc lực phục vụ cho quyền lợi của Pháp vì vậy chúng rất chú trọng đào tạo và nâng đỡ hệ thống tay sai phong kiến.

Với hai chính sách cai trị đặc trưng đó, tất cả quyền lực chính trị nằm trong tay người Pháp, phong kiến Việt Nam chỉ đóng vai trò bù nhìn, người dân bị tước đoạt hết mọi quyền lực chính trị, trở thành người nô lệ.

- Về kinh tế: Mục đích chung của chủ nghĩa thực dân là để tìm kiếm tài nguyên, thị trường tiêu thụ nhằm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở chính quốc. Vì vậy, việc vơ vét tài nguyên, sức người, sức của bóc lột thuế khóa được Pháp quán triệt trong chính sách về kinh tế của Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu, song song với quá trình xâm lược là việc vơ vét lúa gạo, nguồn tài nguyên và thuế khóa để chi phí cho cuộc chiến tranh kéo dài, một phần đưa về chính quốc để chứng minh lợi ích thuộc địa, tranh thủ thái độ đồng tình của chính phủ Pháp cho cuộc xâm lược. Khi hoàn thành quá trình xâm lược và bình định, thực dân Pháp đưa ra chương trình khai thác quy mô đối với Việt Nam bằng hai cuộc khai thác. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhất (1897-1913), lần này chủ yếu là xây dựng cơ sở cho khai thác quy mô về sau, việc khai thác chỉ mang tính chất thăm dò, thực hiện trong các lĩnh vực dễ khai thác như khai thác mỏ, chiếm đât lập đồn điền. Điểm nổi bật trong chính sách kinh tế của Pháp đó là ra sức vơ vét thu những nguồn lợi khủng lồ từ thuộc địa.

Song song với bóc lột và khai thác, Pháp vẫn duy trì nền kinh tế phong kiến lạc hậu ở Việt Nam, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm phát triển ở mức tối đa, thực dân Pháp chỉ cho phát triển ở thuộc địa

những ngành kinh tế không cạnh tranh với kinh tế ở chính quốc hoặc những ngành không cần đầu tư nhiều khoa học kỹ thuật.

Chính sách về kinh tế của Pháp đưa lại hậu quả là tài lực của Việt Nam thì ngày càng bị rút đi, trong khi đó đất nước vẫn chìm đắm trong cảnh luẩn quẩn, lạc hậu.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w