Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 35)

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì giáo viên yêu cầu học sinh nhớ quá nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan. Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do PPDH của chúng ta chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa gây hứng thú học tập cho các em trong giờ học lịch sử. Bên cạnh đó, cũng còn một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản, cho học sinh ghi bài quá nhiều, làm cho học sinh phải tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ được các sự kiến dẫn đến chán học. Trong phương pháp dạy và học lịch sử, giáo viên ít chú ý đến kênh hình, khi giới thiệu nhân vật lịch sử giáo viên thường

giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm của nhân vật lịch sử, từ đó không những không khắc sâu kiến thức cho học sinh, mà không gây được xúc cảm đối với nhân vật lịch sử. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng. Một lý do khác không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là do một số trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như đèn chiếu, băng đĩa, bản đồ, tranh ảnh về nhân vật lịch sử...

Với thực trạng trên, là giáo viên dạy lịch sử bản thân tôi mong muốn học sinh mình học tốt, nắm kiến thức sâu, vì vậy tôi đã tổ chức dạy học bằng nhiều phương pháp như: tổ chức hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, vấn đáp… và trong đó có phương pháp khắc họa nhân vật lịch sử.

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) Ở TRƯỜNG

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 35)