TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 37)

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

2.1.1. Vị trí:

Xét về tiến trình lịch sử dân tộc, nội dung chương này đánh dấu sự kết thúc vai trò của chế độ phong kiến. Giai cấp phong kiến Việt Nam trong một thời gian dài suy thoái, bị đế quốc lợi dụng và làm tay sai trở thành đối tượng của cách mạng giải phóng dân tộc. Đây cũng là giai đoạn đã xuất hiện những yếu tố lịch sử đầu tiên và sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Lịch sử bước sang một thời kỳ mới, lịch sử thế giới cận đại. Đây là chương đề cập đến giai đoạn cuộc đấu tranh chống đế quốc của dân tộc dưới dạng đấu tranh xen kẽ giữa chiến tranh tự vệ với khởi nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc sau này. Chương học này có vị trí đặc biệt trong việc phát triển khả năng nhận thức, phân tích những vấn đề của lịch sử cận đại như phong trào giải phóng dân tộc, sự hình thành những tầng lớp mới, ý thức mới, mối quan hệ quốc tế chuẩn bị cho học sinh học tốt ở những giai đoạn sau đó.

2.1.2. Mục tiêu

- Giúp cho học sinh thấy được sự khủng hoảng nghiêm trọng của xã hội phong kiến và giai cấp phong kiến Việt Nam vào thế kỷ XIX.

- Giáo dục thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong chế độ mất nước vào tay thực dân Pháp và lòng căm thù đối với những tội ác mà thực dân Pháp đã gây cho nhân dân Việt Nam.

- Giáo dục lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các bậc tiền bối có công với tổ quốc, những nhân vật lịch sử đi cùng với thời đại này.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 37)