Các nhân vật và nguồn tài liệu được sử dụng để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918).

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 43)

- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp

2.2.Các nhân vật và nguồn tài liệu được sử dụng để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918).

thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918).

Truyền thống yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng trong mỗi người chúng ta. Truyền thống yêu nước là động lực to lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trên thế giới hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không có một dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dân tộc ta đã giành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ

nước và đấu tranh chống ngoại xâm giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Truyền thống yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn,chiến thắng mọi kẻ thù.

Với nội dung phong phú của lịch sử Việt Nam giai đoạn này, hệ thống nhân vật lịch sử cần khai thác để giáo dục truyền thống yêu nước cũng rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tùy theo vai trò của họ trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh mà có những phương pháp sử dụng tài liệu về các nhân vật khác nhau. Có những nhân vật cần sử dụng tổng hợp nhiều nguồn tài liệu để tạo biểu tượng sâu sắc toàn diện về chân dung nhân vật đó, nhưng cũng có những nhân vật chỉ nêu những nét cơ bản.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và đóng góp của họ, đồng thời những biểu hiện khác nhau của truyền thống yêu nước có thể phân loại hệ thống các nhân vật tương ứng với những nội dung cần giáo dục về truyền thống yêu nước theo các nhóm như sau:

- Nhóm nhân vật thuộc lĩnh vực chính trị, những người đứng đầu xã hội phong kiến và quan lại lúc bấy giờ có tinh thần đấu tranh chống Pháp triệt để như Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết…

- Nhóm nhân vật thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng bao gồm những người có biểu hiện của truyền thống yêu nước là ra sức học hỏi sự tiên tiến của phương Tây để mong muốn cải cách và phát triển đất nước theo một xu hướng mới tiến bộ như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Lương Văn Can…

- Nhóm nhân vật thuộc lĩnh vực cách mạng – quân sự, đây là nhóm nhân vật biểu hiện của truyền thống yêu nước nổi bật nhất là đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng hi sinh chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Đây là nhóm nhân vật đông đảo nhất do đặc điểm nội dung của lịch sử thời kỳ này quy định. Bao gồm có:

+ Các lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,…

+ Các lãnh tụ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…

Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt Nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao cá nhân của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc. Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta.

Trên cơ sở những nội dung về truyền thống yêu nước nêu trên, đồng thời với một hệ thống các nhân vật phong phú thì tài liệu về các nhân vật cần sử dụng cũng rất đa dạng. Chúng ta có thể kể tới các tài liệu về tiểu sử của nhân vật, cuộc đời, hoạt động, những đóng góp, cống hiến của nhân vật đối với tiến trình lịch sử dân tộc…

Hệ thống các nhân vật thì đa dạng nhưng tùy thuộc vào mục đích giáo dục lòng yêu nước, vào nội dung và thời gian quy định trong cụ thể của mỗi bài mà giáo viên có những phương pháp sử dụng tài liệu về nhân vật sao cho phù hợp. Vì vậy, muốn đảm bảo hiệu quả giáo dục giáo viên cần trang bị cho mình một hệ thống các tài liệu cơ bản về các nhân vật, nắm được các biện pháp sư phạm khác nhau để vận dụng một cách linh hoạt vào khắc họa biểu

tượng nhân vật lịch sử cụ thể. Biết lựa chọn tài liệu để sử dụng những biện pháp riêng có ưu thế nhất, vừa đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, vừa nâng cao hiệu quả hiểu biết nhân vật lịch sử của học sinh trong mỗi bài học nhất định, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước cho các em.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 43)