Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 25)

dụng nguồn tài liệu về nhân vật là rất lớn. Ví dụ như khi dạy bài 21 lớp 11 chương trình chuẩn: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” có những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Cần Vương như Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… Giáo viên khắc họa biểu tượng chân thực về các nhân vật này thông qua những việc làm của họ. Đặc biệt là vua Hàm Nghi, tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã có tinh thần đấu tranh chống Pháp triệt để, ông là một vị vua, song ông đã khước từ mọi sự dụ dỗ của Pháp để đứng lên phát động nhân dân kháng chiến chống Pháp. Những việc làm ấy thể hiện tinh thần yêu nước thương dân của một ông vua thời Nguyễn lúc bấy giờ. Ông đại diện cho tầng lớp thống trị, đứng về phía nhân dân, sẵn sàng chống lại Pháp với tinh thần quyết tâm mạnh mẽ khiến cho Pháp tức tối đày ông sang An-giê-ri. Tấm gương của vị vua trẻ tuổi yêu nước này là động lực giúp cho học sinh có được những xúc cảm lịch sử nhất định về nhân vật lịch sử.

1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thống yêu nước cho học sinh

* Tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, cơ

bản, cụ thể

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin việc tìm kiếm tài liệu về một nhân vật lịch sử bất kỳ là điều vô cùng dễ dàng. Bởi vậy, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trước hết phải đảm bảo được sự chính xác về tài liệu mà giáo viên sử dụng.

Tính khoa học trong việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử thể hiện trong việc giáo viên sử dụng tài liệu đó cung cấp cho học sinh sự hiểu biết nhất định về một nhân vật lịch sử. Tài liệu phải được khoa học xác định rõ ràng, chính xác, phải được thừa nhận và qua quá trình nghiên cứu. Không được sử dụng tài liệu khoa học chưa thừa nhận để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Tài liệu lịch sử rất phong phú và đa dạng, song chúng ta cần phân biệt các loại tài liệu khác nhau để có cách sử dụng hợp lí trong mỗi trường hợp cụ thể.

Tính khoa học của việc sử dụng tài liệu về nhân vật còn được biểu hiện trong nội dung kiến thức giáo viên giảng dạy. Người giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin khoa học mới về nhân vật, có những nhận thức mới, vì khoa học luôn luôn phát triển để tiến gần đến chân lí khách quan của hiện thực lịch sử. Nếu không cập nhật thông tin khoa học mới, giáo viên sẽ bị lạc hậu dẫn đến việc giáo viên không thể đảm bảo yêu cầu đặt ra là phải nâng cao hiệu quả bài học. Đảm bảo tính khoa học trong việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử nhằm giáo dục truyền thống yêu nước được biểu hiện ở hai mặt : tài liệu chính xác và tạo biểu tượng về nhân vật sinh động, từ đó rút ra bài học về nhân vật. Hai mặt này có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau:“Sự chân thực về những kết luận rút ra ở tư duy phụ thuộc: thứ nhất là tính chân thực của dữ liệu mà từ đó chúng ta rút ra kết luận lôgic. Và thứ hai là tính chân thực của bản thân kết luận. Cho dù kết luận của chúng ta là đúng đắn về mặt logic nhưng nếu như những dữ liệu mà ta tri giác được từ thế giới bên ngoài sai lầm thì chính ngay kết luận cũng sai lầm”. [7; tr48].

Việc phân loại tài liệu và chọn những tài liệu quan trọng nhất, nổi bật nhất về nhân vật sử dụng trong việc khắc sâu biểu tượng nhân vật sẽ giúp giáo viên không rơi vào sai lầm như chỉ gây hứng thú cho học sinh bằng các giai thoại giật sử, các câu truyện về đời tư của nhân vật, mà quên đi điều học sinh cần nắm là vai trò của nhân vật đối với lịch sử ra sao, dẫn đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh sẽ không hiệu quả. Thực tế cho thấy, nếu

không có nguồn tài liệu phong phú và đa dạng giáo viên khó có thể giúp học sinh khắc họa được hình tượng nhân vật một cách chính xác.

Lịch sử là mang tính cụ thể, không có lịch sử trừu tượng, chung chung. Nhân vật lịch sử cũng như sự kiện lịch sử đều mang tính cụ thể vì mỗi nhân vật là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nói đến Phan Đình Phùng chỉ có trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê, nói đến Hoàng Hoa Thám là gắn liền với phong trào nông dân Yên Thế… Tính lịch sử cụ thể với tính khoa học có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể chúng ta mới đánh giá đúng vai trò của nhân vật đối với lịch sử mà họ hoạt động, nếu không sẽ có sự đánh giá phiến diện và sai lầm. Ví dụ như chỉ căn cứ vào thành bại của nhân vật mà luận anh hùng, tách rời hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì chúng ta không thể đánh giá đúng vai trò của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh vì cả hai ông đều thất bại trong đường lối của mình, khi căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó ta mới thấy khâm phục hai nhà chí sĩ yêu nước với những tư tưởng tiến bộ đại diện cho lớp sĩ phu yêu nước phong kiến lúc bấy giờ. Con đường cứu nước của hai ông tuy chưa đi tới thắng lợi nhưng có lẽ những việc mà hai ông đã làm không bằng việc giáo dục cho thế hệ sau tinh thần yêu nước trong việc làm cách mạng sau này. Lê - nin cũng đã từng nói:

“Chúng ta không thể căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với thời đại chúng ta mà căn cứ ở chỗ họ đã cống hiến được gì so với bậc tiền bối của họ”. Vì vậy, khi sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử phải đảm bảo được tính lịch sử cụ thể, muốn vậy, người giáo viên phải biết chọn lọc tài liệu để tạo biểu tượng cụ thể về không gian, thời gian mà nhân vật hoạt động, làm sinh động trong mắt học sinh bối cảnh lịch sử mà nhân vật tác động vào.

Tài liệu lịch sử bao gồm có nhiều loại, đó là tài liệu cơ bản và không cơ bản. Tài liệu cơ bản là tài liệu cần thiết nhất, quan trọng nhất khi nói tới nhân vật. Giáo viên cũng cần phải phân loại tài liệu cho rõ ràng mới đảm bảo được yêu cầu đặt ra với môn học. Với một khoảng thời gian có hạn, giáo viên không thể cung cấp hết tất cả các tài liệu về nhân vật để tạo biểu tượng. Vì

vậy, việc chọn lọc tài liệu vô cùng quan trọng và cần thiết bởi học sinh chỉ nhận thức đúng đắn, có thái độ tình cảm tốt về nhân vật hay không hoàn toàn do quá trình sử dụng tài liệu của giáo viên. Nếu trong bài học, nhân vật lịch sử cũng là một nội dung cơ bản của bài phải làm cho học sinh hiểu rõ về nhân vật một cách toàn diện, giáo viên cần phải sử dụng đến nhiều loại tài liệu khác nhau.

Hiện nay các PHDH lịch sử đang được dùng như: Sử dụng đồ dùng trực quan, miêu tả, tường thuật, giải thích… đang gặp khó khăn, bởi học sinh trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa đã tự tin và năng động hơn rất nhiều. Việc lắng nghe thụ động đặc biệt là nghe những điều đã biết không còn làm các em hứng thú. Ví dụ việc giáo viên mải mê “miêu tả” Kim tự tháp Ai cập trong khi học sinh đã biết hoặc chỉ cần một vài cú nhấp chuột là tìm thấy thông tin ngay. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải liên tục tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để đem lại những điều thú vị, hấp dẫn cho học sinh qua từng tiết thì chất lượng bộ môn mới được nâng cao. Một trong những biện pháp hiệu quả đó là: Khắc họa biểu tượng nhân vật Lịch sử trong giờ học. Theo tôi được phân ra nhiều biện pháp khắc hoạ sau:

Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử: Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng riêng biệt. Nếu giáo viên chỉ giới thiệu qua loa cho học sinh nắm được hình dáng nhân vật qua hình ảnh giơ lên trong SGK thì hiểu biết của các em chỉ ở mức sơ lược. Kinh nghiệm cho thấy khi sử dụng tài liệu nhân vật lịch sử, giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng nhân vật lịch sử, khắc sâu hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dể làm quen, dể hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật. Có khi vì khuôn khổ tài liệu, giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lịch sử, nhưng cũng không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua. Do đó giáo viên có thể lược tả chung chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó.

Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng có một sự nghiệp nhất định, có khi bao gồm nhiều mặt. Trong một thời gian ngắn ngủi (45phút) trên lớp, giáo viên không thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể chọn lọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất trong cuộc sống hoặc những hoạt động điển hình nhất, cần phải chọn lọc tinh giảng cao độ nhưng phải đầy đủ chính xác, làm sao khi giảng mà không nông cạn, không mơ hồ. Đây là việc làm rất khó.

Sau khi đã sử dụng tài liệu để khắc sâu đặc điểm, hình dáng hay các hoạt động điển hình của nhân vật, giáo viên còn có sử dụng tài liệu để khắc hoạ sâu sắc nhân vật lịch sử về thân thế, sự nghiệp, trình độ học vấn… giúp học sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn về nhân vật lịch sử, đồng thời giúp học sinh nhớ lâu về nhân vật. Để đạt được mục đích trên, giáo viên phải mất nhiều công sức như sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của từng nhân vật lịch sử mà trong tiết dạy yêu cầu, biết chọn lọc, kết hợp đưa những kiến thức ngoài SGK vào bài giảng đúng PPDH theo kiểu sơ đồ Đai - Ri. Tất cả việc làm trên mặc dù tốn nhiều thời gian và công sức nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu đề ra học sinh sẽ mãi ghi nhớ những bài giảng công phu đó của giáo viên. Ví như, khi dạy bài 22 lớp 11 chương trình chuẩn: “Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - Sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa” khi giảng dạy về nhân vật Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh giáo viên cần sử dụng và kết hợp nhiều loại tài liệu khác nhau để khắc họa hình tượng các nhân vật. Cả hai ông không chỉ có hoạt động về chính trị mà hoạt động cả về văn học với nhiều tác phẩm văn thơ phục vụ mục đích chính trị khác nhau từ gia đình, quê hương, thân thế và quá trình hoạt động cách mạng… Giáo viên có thời gian để sử dụng tài liệu lịch sử, vì thế, giáo viên cần tổng hợp nhiều tài liệu khác nhau để giúp cho học sinh có những biểu tượng chân thực, chính xác về hai ông, qua đó giáo dục học sinh biểu hiện về truyền thống yêu nước. Đối với bài học nhân vật lịch sử có nội dung ít hơn nội dung chính của bài giáo viên cần sử dụng tài liệu cơ bản nhất về nhân vật, và chọn nhân vật tiêu biểu nhất để khắc

họa một cách nhanh chóng, chính xác, tránh sự sa đà. Biết chọn tài liệu cơ bản, nhân vật cơ bản để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh sẽ giúp cho giáo viên chủ động về mặt kiến thức, kĩ năng và thời gian mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của bài học.

* Các tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo tính giáo dục

Giáo dục tư tưởng tình cảm của học sinh là ưu thế của bộ Lịch sử ở trường THPT. Sử dụng tài liệu nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước lại rất có ưu thế. Mỗi một nhân vật hoạt động theo một mục đích nhất định, nếu hoạt động đó phù hợp với yêu cầu của lịch sử, với nguyện vọng của quần chúng nhân dân thì học sinh có thái độ kính mến, khâm phục về nhân vật và ngược lại. Việc học sinh có thái độ như thế nào đối với nhân vật lại phụ thuộc vào việc sử dụng các loại tài liệu lịch sử của giáo viên trong quá trình lên lớp. Có thể nói việc khắc họa hình tượng nhân vật thông qua việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước là thực hiện tốt biện pháp

“nêu gương” cho học sinh. Nếu giáo viên biết sử dụng hợp lí nguồn tài liệu về nhân vật để tạo biểu tượng cụ thể, hấp dẫn về nhân vật thì tự các em sẽ có những xúc cảm lịch sử và việc giáo dục truyền thống yêu nước với học sinh sẽ có hiệu quả một cách tự nhiên.

Giáo viên cần phải chú ý tới hiệu quả giáo dục khi lựa chọn các nhân vật để giảng dạy, chú ý khơi sâu những chi tiết có tính giáo dục cao. Cũng có những trường hợp mà tài liệu lịch sử không có ý nghĩa về mặt nội dung, kiến thức nhưng có hiệu quả về mặt giáo dục giáo viên nên đưa vào giảng dạy. Không chỉ thông qua việc cung cấp tài liệu về nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu biết về tiểu sử, sự nghiệp của nhân vật mà còn “ở trong sự tìm tòi một câu trả lời quan trọng và sinh động cho những câu hỏi: Tại sao các anh hùng lại trưởng thành như vậy? Đâu là nguồn gốc dẫn tới những việc làm của họ, những thành công của họ? Thế hệ thanh niên cần làm gì để trở thành anh hùng?...” Biết chọn lựa những tài liệu nhân vật gợi lên xúc cảm lịch sử của học sinh, qua nhiều tài liệu khác nhau, nhiều nhân vật khác nhau học sinh sẽ

học được nhiều đức tính tốt, bồi dưỡng tình cảm phong phú cho các em trong đó có truyền thống yêu nước.

Việc đảm bảo giáo dục truyền thống yêu nước đối với học sinh thông qua việc sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật lịch sử với nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần làm phong phú tư tưởng, tình cảm của học sinh. Qua đó, các em học được từ những người thật, việc thật, biết yêu cái đẹp, cái chính nghĩa, ghét cái xấu, cái ác, biết tôn trọng, khâm phục những gương hi sinh anh dũng, biết xem thường và khinh ghét những người hèn hạ… dần dần hoàn thành giáo dục học sinh qua dạy học bộ môn Lịch sử.

* Các tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo mục đích phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh

Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh qua bộ môn lịch sử là mục tiêu quan trọng và cần thiết của bộ môn, hoàn thành nhiệm vụ của bộ môn là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Học sinh nhận thức độc lập có nghĩa là các em hoàn toàn chủ động tiếp cận với nguồn tài liệu sẵn có dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Khi nói về các nhân vật lịch sử, giáo viên cần cung cấp cho các em một khối lượng nguồn tài liệu phong phú bằng nhiều phương pháp khác nhau để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, tạo cho các em thói quen giải quyết các

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 25)