Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh niềm tự hào, biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 57)

- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp

2.3.4Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh niềm tự hào, biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc

tổ tiên, những anh hùng dân tộc

Dân tộc ta đã phải trải qua hơn nửa chặng đường cho công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Hàng loạt các chiến thắng vang dội của Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cho dân tộc ta tự hào về dân tộc.

Với thời kì này, niềm tự hào của dân tộc ta được thể hiện rõ nét thông qua các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Họ đại diện cho nhân dân, lãnh đạo và tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược, họ xả thân mình vì nghiệp lớn… Đó là những biểu hiện của truyền thống yêu nước mà thông qua đó chúng ta cần tự hào. Ví như khi nói đến Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu trong công cuộc bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp đánh Bắc Kỳ là hai nhân vật đại diện cho quan lại yêu nước của triều đình phong kiến Nhà Nguyễn. Cùng thông minh, học giỏi và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình phong kiến, cùng là con người trung thực, thanh liêm, đặc biệt họ cùng gặp nhau ở tinh thần yêu nước và chiến đấu ngoan cường. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, cả hai ông đều được giao trọng trách giữ thành và cả hai ông đều giữ chọn khí tiết của người chỉ huy nghĩa quân. Trong lần đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương mặc dù bị thương nhưng đã không để cho Pháp chạy

chữa vết thương mà khi biết không giữ được thành ông đã tuyệt thực để giữ trọn tấm lòng trung kiên với đất nước. Còn trong lần đánh Hà Nội thứ hai của thực dân Pháp do Hoàng Diệu chỉ huy bảo vệ thành. Khi có nội gián làm kho thuốc súng trong thành bị cháy và biết không bảo vệ được thành ông đã viết tờ di biểu gửi lại triều đình rồi tự vẫn dưới chân Võ Miếu (Cột cờ Hà Nội ngày nay). Qua hoạt động của hai nhân vật trên học sinh sẽ có xúc cảm lịch sử nhất định, các em sẽ coi đó là những tấm gương anh dũng tuyệt vời trong kháng chiến và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Không những vậy, ngày nay ở hầu hết các địa phương đều thờ những vị anh hùng đã có công với cách mạng, có công với tổ quốc. Giáo viên cần sử dụng kết hợp cả tài liệu về lịch sử địa phương để nói về các nhân vật thời kỳ này. Ví dụ như Nguyễn Tri Phương, ông là một con người tận trung với đất nước, để tưởng nhớ công ơn của vị tổng đốc này, người dân Hà Nội đã đặt một con đường mang tên ông trong trung tâm thành phố Hà Nội, đúng địa điểm trong trận chiến ngày xưa. Đó thể hiện sự biết ơn sâu sắc về một con người anh hùng. Hay Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Lương Văn Can, Tôn Thất Thuyết… đều có những con đường tương tự mang tên các vị anh hùng này.

Như vậy, sử dụng những tài liệu về các nhân vật không chỉ giáo dục về tinh thần yêu nước, đoàn kết, xả thân vì đất nước mà còn có tác dụng giáo dục học sinh niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên, những vị anh hùng có công với cách mạng. Việc sử dụng tài liệu về các nhân vật cần có sự kết hợp đa dang các biện pháp khác nhau, đồng thời còn phải kết hợp nhiều loại tài liệu. Vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn nhân vật, tài liệu và sử dụng phương pháp làm sao hợp lí để nói về nhân vật đó.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 57)