- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp
2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
* Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn nội dung thực nghiệm là:
“Sau khi học xong phần Lịch sử Việt Nam 1858-1918, em có cảm nhận gì về các nhân vật trong thời kỳ này? Em hãy hóa thân vào một nhân vật bất kỳ mà em yêu thích để nói lên đường lối kháng chiến của mình?”. Đây là một câu hỏi tổng hợp đòi hỏi các em phải thực sự nắm bắt và có trong tay mình một số
tài liệu nhất định về các nhân vật thì các em mới có thể hóa thân vào nhân vật đó. Trong thời kỳ này như đã nói có rất nhiều nhân vật khác nhau đó chủ yếu là các lãnh tụ trong các phong trào khởi nghĩa như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Trương Định và các nhân vật lãnh đạo khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Với một hệ thống nhân vật đông đảo đó, chúng tôi đã có điều kiện thể nghiệm các biện pháp sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong dạy học và giúp cho hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước được nâng cao hơn.
* Phương pháp thực nghiệm: chúng tôi đã xây dựng toàn bộ giáo án cho Phần 3, nhưng vì giới hạn của bài khóa luận nên chúng tôi sử dụng một giáo án bài 20: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng” lớp 11 trường THPT - Chương trình chuẩn làm thực nghiệm chính cho đề tài của mình. Đây là giáo án mà chúng tôi đã tiến hành trong hai tiết giảng dạy ở trường phổ thông. Bằng những thao tác sư phạm và những phương pháp sử dụng tài liệu về nhân vật nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh chúng tôi đã thu được kết quả dưới đây.