- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp
2.4.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành giảng dạy theo những phương pháp để sử dụng tài liệu về nhân vật nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam Phần 2 Lịch sử Việt Nam (1858-1918) chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
Về nhận thức của học sinh về các nhân vật giữa các lớp có sự khác nhau: (Phiếu điều tra nhận thức trong phần phụ lục).
Lớp thực nghiệm Số lượng học sinh noi gương các nhân vật
Tỉ lệ (%)
11A6 (43hs) 38 88
11A8 (45hs) 35 78
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành kiểm tra 15phút với một đề bài như sau: “Nếu là em khi đứng trước hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp xâm lược em sẽ làm gì? Hãy hóa thân vào một nhân vật mà em yêu thích để nói lên đường lối kháng chiến của mình?”. Với câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra của lớp 11A8 (số lượng 43 học sinh) và thu nhận được kết quả sau:
Nhân vật yêu thích Số lượng (…/43) Tỉ lệ (100%)
Hoàng Diệu 21 49
Nguyễn Tri Phương 8 19
Hàm Nghi 6 14
Tôn Thất Thuyết 4 9
Tự Đức 4 9
Qua số liệu thống kê trên cho thấy việc hình thành tình cảm và giáo dục đạo đức tư tưởng cho các em thông qua việc sử dụng tài liệu về nhân vật có vị trò rất quan trọng. Các em có thực sự hiểu biết và coi các nhân vật lịch sử như là tấm gương để tự hình thành và giáo dục truyền thống yêu nước hay không là hoàn toàn do giáo viên quy định. Bởi vậy, kết quả thực nghiệm nêu trên góp phần khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng tài liệu về tiểu sử nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Phần 2 Lịch sử Việt Nam (1858-1918) mà chúng tôi nêu ra trong khóa luận.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại, không có một sự kiện lịch sử nào lại không có vai trò của con người vì con người là chủ thể của lịch sử, làm nên lịch sử. Điều đó cũng có nghĩa là khi dạy học lịch sử phải dạy về nhân vật lịch sử, khi dạy về nhân vật lịch sử phải chú trọng đến việc sử dụng các tài liệu về nhân vật đó như thế nào cho hợp lí để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng giúp giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em. Nếu như sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài liệu nhân vật sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đòi hỏi trước hết phải đổi mới toàn diện, hệ thống từ phương pháp sử dụng tài liệu về nhân vật, đến phương pháp giảng dạy sự kiện, nhân vật, hình thành khái niệm…
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, trên cơ sở nghiên cứu lí luận, kết hợp với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông qua thực tập sư phạm, chúng tôi xin phép được đưa ra một số biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh sau khi học xong Phần 2 Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 như sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, tinh thần đoàn kết, tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc và biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài liệu về nhân vật để giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước. Một bài giảng lịch sử thành công là khi đó tính giáo dục được hoàn thành tốt, muốn vậy, phải đảm bảo được hai yếu tố đó là nội dung và phương pháp. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có lựa chọn được phương pháp sử dụng tài liệu về nhân vật hợp lí, hiệu quả hay không thì tính giáo dục mới đạt được hiệu quả của nó. Như vậy, biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật là rất quan trọng, song sự thành công hay không là mục tiêu giáo dục quyết định.