Nguyễn Trung Trực (1837-1868)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 100)

V. CỦNG CỐ BÀI TẬP VỀ NHÀ:

6. Nguyễn Trung Trực (1837-1868)

Nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ. Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục

kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại sông Nhật Tảo. Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chông. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng. Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”. Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, lúc ấy ông 31 tuổi. Năm 1858, giám mục Gauthier ta gọi là Ngô Gia Hậu) đưa ông sang Pháp. Ông có ghé La Mã yết kiến Giáo hoàng, rồi đến Paris. Ba năm sau (1861) ông về nước. Người Pháp có ý định dùng ông làm tay chân, nhưng giàu lòng yêu nước, ông từ chối không nhận chức tước gì cả.

Ở ẩn quên nhà, ông lần lượt gởi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chánh quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…Các điều trần của ông nếu áp dụng là một sách lược lớn biến Việt Nam thành một nước hùng cường tạo nên chuyển biến lớn trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w