- Về văn hóa – giáo dục: Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử mấy nghìn năm đã tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng Thực dân Pháp
2.3.1. Sử dụng tài liệu về các nhân vật để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc
nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc
Đối với dân tộc Việt Nam lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược bởi vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi con người Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Thông qua lòng yêu nước nồng nàn đã sản sinh ra những nhân vật lịch sử kiệt xuất, họ đại diện cho quần chúng, lãnh đạo quần chúng thực hiện công cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược
Để sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc giáo viên cần khai thác nguồn tài liệu và tiến hành xử lí nguồn tài liệu đó theo đúng mục đích mà bài học đặt ra. Tức là giáo viên tiến hành chọn lọc tài liệu, chọn lọc chi tiết về từng nhân vật cụ thể để tạo điểm nhấn. Nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật, giáo viên chọn những chi tiết nổi bật, đắt nhất nói về nhân vật để làm toát lên con người cả về hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong. Khi sử dụng tài liệu về một số quan lại yêu nước trong triều đình đã nêu những tấm gương sáng về lòng căm thù bất khuất ta chọn những chi tiết nối bật nhất về nhân vật để DHLS về nhân vật đó. Chẳng hạn như ngay từ khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, đô đốc
Phạm Văn Nghị đem 300 quân tình nguyện từ bắc và kinh đô Huế xin được lên đường giết giặc. Hay tổng đốc Nguyễn Tri Phương cùng con trai đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ thành Hà Nội năm 1873. Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu khi Pháp đánh thành Hà Nội lần hai (1882) và đã tuẫn tiết, không chịu để sa vào tay giặc.
Nhân vật được khắc họa ít hay nhiều, cụ thể hay chi tiết tùy thuộc vào tính chất, nội dung và trình độ của học sinh, nhưng việc biết chọn lọc tài liệu, biết phân tích và mổ xẻ tài liệu đó là cách tốt nhất giúp cho giáo viên vừa khắc phục được hạn chế về mặt thời gian, vừa tạo biểu tượng về nhân vật hiệu quả đồng thời việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các em sẽ đạt được kết quả cao. Muốn vậy, trước hết giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về nhân vật, từ tiểu sử, con người đến sự nghiệp của họ, vai trò của họ đối với lịch sử, kiến thức sâu rộng là cơ sở quan trọng để giáo viên chủ động lựa chọn tài liệu, ngôn ngữ tạo điểm nhấn cho phù hợp với từng nhân vật cụ thể. Thông qua lời nói của giáo viên, mỗi nhân vật hiện lên với những hình ảnh khác nhau qua những nguồn tài liệu khác nhau làm cho học sinh dễ dàng phân biệt và nhận diện được về họ. Chẳng hạn khi nói tới những việc làm của vua Hàm Nghi, giáo viên cần miêu tả khái quát về chân dung nhân vật. Có thể sử dụng đoạn tài liệu như sau: “Vua Hàm Nghi trong trang phục rất giản dị, gọn gàng, đầu quấn khăn đen, mặc áo the như thường dân nhưng sự kiên trì, tính tình khảng khái và lòng quả cảm không thể che giấu nổi”. Kết hợp sử dụng chân dung về nhân vật Hàm Nghi, hình ảnh và việc làm của ông vua yêu nước được hiện lên thật sinh động từ hình dáng bên ngoài rất giản dị, đời thường nhưng khí phách của một ông vua thì rất đáng khâm phục. Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng một đoạn nói về quá trình chống Pháp: “Năm 1885 phong trào Cần Vương bị đàn áp mạnh mẽ, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Phú Gia (Hương Khê – Hà Tĩnh) để xây dựng căn cứ kháng chiến. Giặc Pháp ra sức lung bắt nhà vua. Tháng 11/1888 thực dân Pháp đã mua chuộc được Trương Quang Ngọc là cận thần của vua, hắn đã chỉ điểm cho
thực dân Pháp đột nhập căn cứ và bắt sống vua Hàm Nghi. Trước lúc bị bắt, Hàm Nghi đưa thanh gươm cho tên Ngọc và bảo: “Mày cứ giết ta đi còn hơn là bắt ta giao cho bọn Pháp”. Trước khí khái của vị vua trẻ tuổi yêu nước, tên Ngọc cúi đầu xấu hổ. Khi bị đưa về Huế, tên thực dân Pháp là Ray – na muốn dùng mối quen biết là thân quyến của gia đình để mua chuộc ông thì ông cũng trả lời hiên ngang trước bọn cướp nước rằng:“Bây giờ ông đang cầm súng trong tay, muốn bắn tôi thì ông cứ bắn đi, nói đến việc làm ơn để làm gì?”.
Qua hai lần thử thách như vậy đã làm nổi bật lên phẩm chất của ông vua yêu nước Hàm Nghi. Là một ông vua yêu nước, có chí khí đánh đuổi giặc Pháp, bất hợp tác với kẻ thù đến cùng, học sinh sẽ hiểu và đánh giá được hoạt động lãnh đạo của ông vua này có tác dụng như thế nào đối với nhâu dân. Một con người như vậy chắc chắn sẽ thu phục toàn bộ nhân dân đứng dậy kháng chiến chống Pháp. Minh chứng là đại đa số nhân dân hưởng ứng “Chiếu cần vương” do ông đề ra. Ấn tượng tốt đẹp về vua Hàm Nghi lưu lại trong học sinh không những làm cho các em khâm phục, quý mến, mà còn coi đó là tấm gương tuyệt vời về đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, thương dân của giai cấp thống trị.
Nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với mỗi sự kiện, giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò của một cá nhân tiêu biểu đại diện cho một tập đoàn xã hội nhất định cũng được biểu hiện thông qua sự kiện đó. Vai trò của cá nhân là lãnh đạo, điều khiển hoạt động của quần chúng. Như vậy, chúng ta thấy được nhân vật lịch sử gắn liền với hoạt động, với công việc mà họ tiến hành trong bối cảnh lịch sử cụ thể, vì thế mà có nhiều nguồn tài liệu khác nhau nói về các nhân vật. Việc sử dụng hợp lí và đa dạng các nguồn tài liệu khác nhau để qua đó hình thành biểu tượng về nhân vật, giúp các em hình thành tình cảm đúng đắn trong dạy học lịch sử giai đoạn này là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để sử dụng hợp lí, đa dạng các nguồn tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học Phần Lịch sử Việt Nam (1858-1918)?
Như đã trình bày về tầm quan trọng của các nhân vật trong phần này, mỗi một nhân vật hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau và cũng thể hiện vai trò của mình đối với lịch sử không giống nhau. Việc sử dụng hợp lí các nguồn tài liệu nhân vật có nghĩa là việc sử dụng các loại tài liệu sao cho phù hợp với nội dung mà vẫn đảm bảo được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tài liệu về nhân vật nói chung đều có rất nhiều, làm sao để trong một tiết học chỉ với 45 phút người giáo viên phải đảm bảo được cả về ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển? trong đó nhiệm vụ giáo dục có vai trò chủ đạo. Ví dụ, khi dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” lớp 11 chương trình chuẩn đến mục I, Phong trào Cần Vương bùng nổ, tài liệu trong SGK chỉ cung cấp cho chúng ta một khối lượng kiến thức rất ít về phong trào này, yêu cầu giáo viên cần phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Khi giảng dạy về nhân vật trong phong trào Cần Vương trước hết phải hiểu biết về phong trào Cần Vương. Giáo viên trên cơ sở tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cung cấp cho các em về ý nghĩa của Phong trào Cần Vương: “Khi triều đình Huế lần lượt kí với Pháp các hiệp ước đầu hàng, ra lệnh bãi binh, phong trào kháng chiến của nhân dân tuy diễn ra mạnh mẽ chống cả hai kẻ thù thực dân và phong kiến nhưng đều bị đàn áp và không hợp pháp, việc đưa ra một ngọn cờ, một lời kêu gọi của triều đình để cổ vũ nhân dân đánh giặc là điều rất cần thiết. Trong hoàn cảnh đó, Chiếu Cần Vương ban ra như một luồng gió thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của các sĩ phu, thân hào phong kiến và nhân dân, đấu tranh có mục đích, giúp vua giành lại nền độc lập đã mất, thiết lập một triều đình phong kiến mới. Người xuất bôn là ông vua yêu nước Hàm Nghi, người viết hịch là Tôn Thất Thuyết là danh nghĩa, là tiếng gọi. Còn thực chất của phong trào là nhân dân kháng chiến chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu ái quốc”. Sau khi học sinh hiểu được ý nghĩa của Chiếu Cần Vương, giáo viên tiến hành tạo biểu tượng về nhân vật Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. Hàm Nghi là một ông vua yêu nước, có chí đánh đuổi thực dân Pháp đến cùng còn Tôn Thất Thuyết là vị
tướng giỏi, giữ lập trường chủ chiến vững vàng trong triều đình. Chỉ khi học sinh hiểu về Chiếu Cần Vương thì các em mới hình dung ra phần nào nhân vật tiến hành hành động đó, vì thế khi sử dụng tài liệu để tạo biểu tượng về hai nhân vật trên học sinh nhớ, hiểu nhanh về họ với một lòng trân trọng và khâm phục, hình thành tư tưởng, tình cảm yêu nước cho học sinh.
Để đảm bảo về mặt thời gian, giáo viên cần lựa chọn các nhân vật cần sử dụng trong một bài học cụ thể. Nhân vật đó phải là nhân vật tiêu biểu, đại diện