GV nhận xét, bổ sung: Triều

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 91)

đình Huế lúc này vẫn nuôi ảo tưởng thương thuyết, sợ Pháp không dám đối phó.

-Chuyển ý: Đứng trước thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau trận Cầu Giấy thì nghị viện Pháp thông qua ngân sách chiến phí gửi thêm quân và chiến hạm sang Việt Nam. Pháp tấn công cửa biển Thuận An chiếm cửa biển Thuận An buộc triều đình nhà Nguyễn phải kí với Pháp 2 hiệp ước 1883 và 1884. Để biết được điều này, ta sang mục:

* Hoạt động 6. Tìm hiểu Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. (tập thể,

cá nhân)

- GV giảng: Sau khi Pháp đánh chiếm được cửa biển Thuận An thì triều đình lo sợ đã kí với Pháp hiệp ước Hacmang.

- GV: Hiệp ước 1883 có những nội dung gì?

- HS dựa SGK và trả lời: - GV nhận xét, bổ sung:

+ Ngày 25/8/1883 triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Hác- măng với những diều khoản bất lợi cho ta. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. + Ngày 6/6/1884 triều đình Huế tiếp tục kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt.

→ Như vậy, với hai bản hiệp ước này Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, kể từ đây chúng ta hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

+ Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.

+ Đại diện Pháp nắm các công việc ở Trung Kì.

+ Ngoại giao Việt Nam do Pháp nắm.

+ Quân sự do Pháp huấn luyện và quản lí. + Kinh tế do Pháp nắm và quản lí toàn bộ. - GV: Vậy Bảo hộ là gì? - HS suy nghĩ trả lời: - GV nhận xét, bổ sung: Bảo hộ là hình thức thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, nó vẫn duy trì chính quyền tay sai để phục vụ quyền lợi của nó.

-GV giảng: Mặc dù kí hiệp ước và ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp tục diễn ra ở Bắc Kì và đã hình thành các trung tâm kháng chiến chống Pháp nổi lên vai trò của nhiều thủ lĩnh như: Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiên, Phạm Vụ Mẫn… Cho nên thực dân Pháp liên tục tổ chức nhiều cuộc hành quân càng quét để tiêu diệt. Sau đó chính phủ Pháp đã cử Pa-tơ-nốt sang Việt Nam kí với triều đình nhà Nguyễn hiệp ước vào ngày 6/6/1884,

gồm 19 điều khoản dựa trên những điều khoảng cơ bản của hiệp ước Hác-măng nhưng có sửa chữa nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc các phần tử phong kiến.

- GV giảng: Như vậy việc kí 2 hiệp

ước trong khoảng thời gian ngắn với những nội dung của nó đã chứng tỏ triều đình Huế đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Cho dù lúc này nhân dân vẫn anh dũng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 91)