TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2KHOA NGỮ
VĂN======
LƯƠNG THẢO NGÂN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ
TẤT TỐ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌCChuyên ngành: Văn học Việt
Nam
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2KHOA NGỮ
VĂN======
LƯƠNG THẢO NGÂN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ
TẤT TỐKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌCChuyên ngành: Văn học Việt
Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS THÀNH ĐỨC BẢO
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại họcsư phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điềukiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS Thành Đức Bảo
Thắng, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm
2018
Sinh viên
Lương Thảo Ngân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Khóa luận “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của
Ngô Tất Tố” là kết quả nghiên cứu của riêng em,có sự tham khảo ý
kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS.
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 45 Phương pháp nghiên cứu
56 Đóng góp của khóa luận 5
7 Cấu trúc khóa luận 5NỘI DUNG
7Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
71.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học
7
1.1.1 Khái niệm nhân vật vănhọc 71.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật
111.2 Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết
Trang 6LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
212.1 Nhân vật đại diện cho tư tưởng tiến bộ
212.2 Nhân vật đại diện cho tư tưởng bảo thủ
Trang 72.2.3 Nhân vật với danh vọng mù quáng
31Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
353.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống trong hoàn cảnh điển hình 35
3.1.1 Không gian
35
3.1.2 Thời gian
363.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật 37
3.2.1 Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 81 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
1.1 Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưuvăn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Hơn 30 nămcầm bút, Ngô Tất Tố đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp vănhọc nước nhà ở nhiều thể loại Với thể loại nào, nhà văn cũng viết bằngtất cả trái tim, sự thấu hiểu, sức sáng tạo và khám phá của mình.Chính điều đó đã giúp cho tác phẩm của ông có một vị trí vững chắckhông thể lay chuyển trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ Hơn nửa thế kỉ điqua, đã có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình đi sâutìm hiểu, khai thác về cuộc đời, sự nghiệp, về các khía cạnh khác nhautrong thế giới nghệ thuật đa dạng, độc đáo của Ngô Tất Tố Tuy nhiên,việc nghiên cứu, đánh giá, mở rộng về Ngô Tất Tố và tác phẩm của ôngchưa bao giờ là cũ vì ở đó còn rất nhiều khía cạnh, nét độc đáo mà chúngta cần khám phá, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết
1.2 Lều chõng là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi bật của Ngô
Tất và chứa nhiều giá trị độc đáo Một mặt, tác phẩm thể hiện khả năngmiêu tả tinh tế, tỉ mỉ, sắc sảo, hàm chứa bao suy tư, trăn trở của NgôTất Tố Mặt khác, thông qua tác phẩm của mình, nhà văn giúp ngườiđọc đời sau biết và hiểu về chế độ khoa cử một thời, với nhiều tâmtrạng khác nhau Một trong những yếu tố đem lại sự thu hút, lôi cuốn
cho Lều chõng chính là thế giới nhân vật - những con người với cá tính
đặc trưng, riêng biệt đã được Ngô Tất Tố khắc họa bằng tất cả cảm nhậnvà sự sáng tạo của cá nhân Qua thế giới ấy, người đọc không chỉ thấybóng dáng của nhà nho đậm chất lãng tử, tài hoa, phóng túng Ngô TấtTố mà còn cảm nhận được những trăn trở, suy tư cũng như thái độ của
Trang 9ông về chế độ khoa cử trong thời kì suy tàn, mạt vận của chế độ phongkiến
Trang 101.3 Tìm hiểu về tiểu thuyết Lều chõng là một việc làm có nghĩa
thiết thực và vô cùng cần thiết đối với một người nghiên cứu văn học nóichung và với một người sinh viên Sư phạm Ngữ văn nói riêng Đây làhoạt động học tập quan trọng, vừa giúp người học trang bị thêm kiếnthức cho bản thân, vừa giúp họ quen dần với các hoạt động nghiên cứukhoa học
Với những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố.
2 Lịch sử vấn đề
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đã đóng góp vào khotàng văn học Việt Nam nói chung và dòng văn học hiện thực phê phánnói riêng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng với nhiều thể loại Sựnghiệp sáng tác văn học của Ngô Tất Tố kéo dài gần ba thập kỉ, được
đánh dấu bằng việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) và kết thúc làvở chèo Nữ chiến sĩ Bùi thị Phác (1951) Song thời kì văn chương của
ông thực sự bùng nổ và sáng chói nhất là những năm 1930 – 1945 Các
tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất là: Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng,
Tập án cái đình đều được nhà văn thai nghén và cho ra đời trong khoảng
thời gian từ năm 1936 đến 1940
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng khởi đầu của việc khaithác, đánh giá về con người cũng như sự nghiệp văn chương Ngô Tất Tố
là bài viết của Vũ Trọng Phụng với tựa đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng
trên báo thời vụ, số 100, ra ngày 31/01/1939 Ở bài viết này, Vũ TrọngPhụng đã lên tiếng khẳng định và nhấn mạnh giá trị to lớn về mọi mặt
của Tắt đèn Ông trách cứ cái sự ít ỏi, thiếu vắng của những tác phẩm
viết về đề tài làng quê trong khi nước ta là một nước có truyền thống nôngnghiệp lâu đời Và ngay chính lúc ấy, Ngô Tất Tố xuất hiện, giống nhưmột luồng sinh khí dồi dào thổi vào nền văn học nước nhà, làm cho nền
Trang 11văn học ấy càng thêm phần sống động và mãnh liệt Vũ Trọng phụng đãnhiệt liệt giới thiệu ông đến với toàn bộ công chúng.
Trang 12Ngô Tất tố, từ một nhà báo xuất chúng chuyển sang viết tiểu thuyếtvà thật bất ngờ khi những tác phẩm mới ra đã gây được tiếng vang rất
lớn như Lều chõng và Việc làng Những tác phẩm này ra đời đã củng
thêm chỗ đứng vững chắc cho Ngô Tất Tố trên thi đàn văn học
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét Ngô Tất
tố là nhà văn của làng quê Việt Nam, am hiểu sâu sắc cuộc sống, conngười và phong tục nơi thôn quê
Sau khi Ngô Tất Tố mất, sự nghiên cứu và tìm hiểu về ông cũng không
vì thế mà dừng lại, vẫn còn rất nhiều bài viết về nhà văn tài năng này
như : Ngô Tất Tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp chí vănnghệ số 61, tháng 6, năm 1962), Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn (tạp chí văn nghệ số 8, tháng 1, năm 1958), Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng
(Tạp chí văn nghệ số54, tháng 8, năm 1954),…chứng tỏ hút mạnh mẽ của một con người tàinăng
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều các bài nghiên cứu về Ngô TấtTố cũng như các tác phẩm nổi bật của ông và được nói đến nhiều hơn hết
là tác phẩm Tắt đèn Từ khi Lều chõng của Ngô Tất Tố ra đời, những
bài viết về riêng tác phẩm này vẫn còn khá thưa thớt và lẻ tẻ, có thể chỉđược đề cập đến một khía cạnh nào đó qua một công trình nghiên cứuchung về các tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố như: Luận văn thạc sĩ
của Bế Hùng Hậu (Đại học Thái Nguyên) đi sâu nghiên cứu Ngôn ngữ
nghệ thuật của Ngô Tất Tố, trong luận văn, tác giả có tìm hiểu, trích
dẫn ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau của Ngô Tất Tố
và có lấy những dẫn chứng ngôn ngữ được sử dụng trong Lều chõng.
Lều chõng cũng được nói đến trong một số bài báo Trên báo Anninh thế giới, số ra 04/05/2009, bài viết của tác giả Cao Đắc Điểm có
Trang 13nói về Lều chõng để giúp người đọc thấy rõ những nét suy vi của nền
Hán học đương thời, từ việc tổ chức thi đến đi học, đi thi
Trang 14Trên tạp chí Tia sáng, số ra ngày 19/04/2011cũng có một bài viếtvới tựa đề Tản mạn về Lều chõng với nội dung chính cũng là nói đến
việc thi cử và liên hệ từ chuyện ngày xưa ra chuyện ngày nay
Qua đó, ta có thể khẳng định còn thiếu vắng các công trình chuyên biệt
nghiên cứu về tác phẩm Lều chõng Đặc biệt, chưa có công trình nào
nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tác phẩm một cách hệ thống Chínhvì vậy, trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu của những người đitrước, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố với mong muốn góp phần làm sâu
sắc hơn cái nhìn, quan niệm nghệ thuật về con người cũng như giá trị củatác phẩm
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu
3.1 Mục đích nghiêncứu
Nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của
Ngô Tất Tố, chúng tôi muốn đi sâu phân tích thế giới nhân vật (Ngoại
hình, hành động, tâm lí) để nắm bắt thấu đáo tư tưởng của nhà văn Quađó, hiểu sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con người của một nhàNho viết văn theo lối Tây học
3.2 Nhiệm vụ nghiêncứu
Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu:- Khái niệm nhân vật; vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết
- Các loại hình nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Lều chõng của
NgôTất Tố
- Phân tích, đánh giá hiệu quả và sự đóng góp của việc xây dựng hệ
Trang 15thống các nhân vật trong Lều
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố.
Trang 164.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết Lều chõng của Ngô
Tất Tố.Để so sánh, chúng tôi tham khảo các tiểu thuyết trong cùng giai đoạn, của nhiều trào lưu
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
sau :
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Đặt sáng tác của Ngô Tất Tố trong hoàn
cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ để hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm
- Phương pháp thống kê: thống kê và phân loại các nhân vật trongtiểu thuyết để dễ dàng phân tích, nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những phân tích cụ thể
trong tiểu thuyết Lều chõng để đưa ra những kết luận phù hợp với
định hướng nghiên cứu
6 Đóng góp của khóa luận
Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng, chúng tôi
muốn làm nổi bật những nét độc đáo và khẳng định đóng góp tích cực,sáng tạo của Ngô Tất Tố Qua đó, hiểu thấu đáo hơn về tư tưởng và tàinăng của nhà văn Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu học tập, nghiêncứu hữu ích cho việc tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa khóa luận được tổ chức thành ba chương
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬNCHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
Trang 17CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
Trang 18NỘI DUNGChương 1 CƠ SỞ LÍ
LUẬN1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong vănhọc
1.1.1 Khái niệm nhân vật vănhọc
Nhân vật là đối tượng không thể thiếu của văn học Nhằm môphỏng hiện thực một cách sinh động, hình tượng thì nhà văn đã xây dựngvà sử dụng các nhân vật của mình như một phương tiện cơ bản để thựchiện điều đó Nhân vật với những nét tính cách khác nhau, hành động,diện mạo khác nhau
được nhà văn sáng tạo nên trong tác phẩm của mình đã thể hiện nhậnthức của tác giả về một cá nhân, một loại người hay một vấn đề nổibật nào đó trong xã hội
Đã có nhiều quan điểm, nhận định, cách định nghĩa khác nhau vềnhân vật đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trước đó, như:
- Theo Từ điển văn học: “nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác
phẩmvăn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lạiđược các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa.Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩmvăn học”[9, tr.86] Định nghĩa này nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vaitrò, chức năng của nhân vật với tác phẩm và từ mối quan hệ của nótới các yếu tố hình thức tác phẩm
- Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân lại cho rằng: “Nhân
vật văn học là một trong những khái niệm trọng tâm để xem xét sáng táccủa nhà văn, một khuynh hướng trường phái hay dòng phong cách Nhân
Trang 19vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật về con người, một trong nhữngdấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ.Bên cạnh con người,
Trang 20nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thểhoang
đường được gán cho những đặc điểm giống con người”[1,tr.24]
Đây là khái niệm mà nhân vật được xem xét trong mối tương quanvới cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn và trường phái văn học Nhânvật văn học góp phần bộc lộ phong cách sáng tạo, cá tính riêng của mỗinhà văn và thể hiện những màu sắc khác nhau, mang những dấu ấnriêng biệt của các trường phái văn học
- Trong Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm về nhân vật của các
tác giả có phần thu hẹp hơn: “con người cụ thể được miêu tả trong tácphẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu,anh Pha ) ( ) có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thểnào cả Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khôngthể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống Chức năng cơ bảncủa nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” [7, Tr.235]
- Nhân vật lại được định nghĩa theo một cách khác trong cuốn Lý
luận văn học, GS Hà Minh Đức chủ biên: “Nhân vật văn học là một
hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầyđủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con ngườiqua những đặc điểm
điển hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách và cần lưu ý thêm một điều,thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm virộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tênhoặc không tên,
được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm,mà có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cáchcon người” [6, Tr.102]
Trang 21Trong văn học, phân loại nhân vật theo loại hình, gồm:- Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ:
Trang 22+ Nhân vật chính: là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổchức và triển khai tác phẩm Nhân vật chính thường được nhà văn miêu tảmột cách tỉ mỉ, chi tiết từ ngoại hình, dáng điệu, lời nói, hành động vàđời sống nội tâm phong phú qua đó làm bật lên nét tính cách, phẩm chấtđặc trưng của các nhân vật Nhân vật chính là nhân vật được nhắc đếnnhiều trong tác phẩm, có mặt trong các mối mâu thuẫn, xung đột cơ bảncủa tác phẩm và là những nhân vật phản ánh tư tưởng, tâm tư, tình cảm màngười viết muốn truyền tải Số lượng nhân vật chính phụ thuộc vào dunglượng hiện thực, diễn biến và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà có íthay nhiều nhân vật.
+ Nhân vật trung tâm: Nằm trong những nhân vật chính, là nơitập trung tất cả mối mâu thuẫn tác phẩm, thể hiện tập trung nhất tư tưởng,chủ đề tác phẩm Nhân vật trung tâm được tác giả xây dựng một cách chitiết, tỉ mỉ, góp phần làm nổi bật đề tài, chủ đề tác phẩm và nhân vật đóphải nằm trong xung đột tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hưởng,tác động khi xung đột giải quyết
+ Nhân vật phụ: Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu trong toànbộ tác phẩm Là những nhân vật được nói đến ít, không được miêu tả tậptrung từ đầu đến cuối tác phẩm, mà chỉ được điểm qua ở một giai đoạnhay diễn biến nào đó Nhân vật phụ chỉ góp phần hỗ trợ, bổ sung nhằmlàm nổi bật nhân vật chính chứ không được làm cho nhân vật chính bị lumờ Số lượng nhân vật phụ thường nhiều hơn nhân vật chính và nhân vậttrung tâm Tuy chỉ là phụ nhưng cũng có nhiều nhân vật vẫn được cácnhà văn miêu tả một cách kĩ lưỡng, có cuộc đời, số phận và tính cáchriêng Họ cũng chính là những mảng màu không thể thiếu để tạo nên mộtbức tranh đời sống hoàn chỉnh và đa sắc
- Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện
Trang 23+ Nhân vật chính diện: là nhân vật đại diện cho lực lượng chính
nghĩatrong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Nhân vật chính diện được xây dựng
Trang 24với những phẩm chất hoàn hảo, là nhân vật tiêu biểu, hội tụ những tinhhoa, đại diện cho một lớp người, hạng người Họ mang trong mình nhữngsuy nghĩ tích cực, họ đẹp cả về diện mạo lẫn bản chất con người.
+ Nhân vật phản diện: là những con người chống lại lý tưởng, quan
điểm đạo đức tốt đẹp của thời đại, xãhội
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sửkhác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau:
Cổ đại và trung đại: Cái xấu được tô đậm, phóng đại để phê phán kịch
liệt (VD: nhân vật phản diện trong truyện cổ tích là 100%ác)
Thời hiện đại: Trong văn học hiện thực, nhiều khi không phảido vi phạm đạo đức, làm điều xấu, mà là do thiếu tính người, thiếu ý thứcngười
Qua những nhận định, khái niệm trên, ta có thể nhận thấy cácnhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể về nhânvật văn học Những nhận định đó không thống nhất hoàn toàn mà vẫncó những sự khác biệt nhất định vì đó là những ý kiến, cách đánh giámang tính chủ quan dựa trên sự nghiên cứu những nét đặc trưng củanhân vật Song, tuy có sự khác nhau trong cách khám phá, nhìn nhậnnhân vật nhưng các ý kiến vẫn tựu lại ở một điểm chung, khẳng định :nhân vật văn học là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm,là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống, thể hiện tài năng của bảnthân qua việc quan sát, miêu tả, tạo dựng nhân vật một cách độc đáo,sáng tạo Nhân vật chính là minh chứng sống động của một thời kì lịch sửnhất định, dẫn dắt người đọc vào cái thế giới riêng mà nhà văn tạo ra,làm cho người đọc như được sống trong chính cái thời điểm đó, hòa
Trang 25mình cùng những diễn biến của tác phẩm Nghiên cứu về tác phẩmvăn chương, bên cạnh việc khai thác nội dung thì cần phải tiếp cậnnhân vật để tìm ra cái mới, cái lạ, cái hay trong ngòi bút nhà văn vàđưa ra kết luận về những đóng góp riêng, phong cách riêng của nhà vănđó.
Trang 26Những quan điểm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫncho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và
nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố nói riêng.
1.1.2 Khái niệm thế giới nhânvật
Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là mộtphạm trù rất rộng Thế giới nhân vật là chỉ tất cả những nhân vật xuấthiện trong một tác phẩm, những con người đó được vẽ lên bằng sự sángtạo của nhà văn và được họ gửi gắm tư tưởng của chính mình vào nhữngđứa con tinh thần ấy Thế giới ấy là một thế giới độc lập và mang tínhchỉnh thể, nó có sức sống, màu sắc và hương vị riêng tùy thuộc vào khảnăng tạo dựng, tái hiện của nhà văn Thế giới nhân vật cũng là mộtphạm trù thuộc về thế giới nghệ thuật; cũng là đứa con tinh thần đượchun đúc, sản sinh và nuôi nấng từ trí tưởng tượng của người nghệ sĩ và nóchỉ xuất hiện trong những sáng tác văn học hay những sáng tác nghệthuật Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng,
được sáng tạo theo những quy luật nhất định, có hình hài, tính cách,phẩm chất riêng được đặt trong không gian, thời gian đa dạng và cónhững việc làm, hành động cụ thể, thể hiện một quan điểm nghệ thuật nhấtđịnh nào đó của tác giả Thế giới nhân vật trong một tác phẩm cụ thểđược tạo nên bằng chính là sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế, tỉ mỉ, kĩ lưỡngcủa người sáng tạo Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ấy đềuđược giới thiệu chi tiết qua một số khía cạnh nào đó như các mối quanhệ của nhân vật, môi trường sống và hoạt động, diện mạo, tâm tư, tìnhcảm, thái độ, hành động, cách ứng xử của họ trong gia đình cũng nhưngoài xã hội như thế nào? Qua đó mà bạn đọc có thể hình thành nhữngsuy nghĩ, sự hình dung của cá nhân về nhân vật và cho ra những cáchđánh giá khác nhau Chính vì những lẽ đó mà thế giới nhân vật mang
Trang 27một độ bao phủ, mức khái quát rộng hơn so với hình tượng nhân vật.Những con người trong văn học vì thế mà cũng trở nên gần gũi, giản dị,chân
Trang 28thật, giống với những con người ngoài đời thực hơn tuy vẫn mang trongmình
ý nghĩa khái quát, tượngtrưng
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể nhóm hợp các nhân vật cósự tương đồng vào những kiểu loại nhỏ hơn dựa vào những căn cứnhất định Trong lịch sử văn học, mỗi tác giả có thể xây dựng cho mìnhnhững thế giới nhân vật riêng tùy thuộc vào tài năng của mỗi người,mỗi thể loại văn học cũng có những thế giới nhân vật riêng phù hợp vớiquy luật của từng thể loại
1.2 Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểuthuyết
Nhân vật là một trong những thành phần quan trọng và không thểthiếu để tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn cũng như nét đặc sắc cho tiểuthuyết Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật Trong tiểuthuyết thì nhân vật có vai trò, vị trí như thế nào?
Điều quan trọng trong tiểu thuyết, với cách nghĩ của Trần ThanhHiệp: "phải là vấn đề nhân vật Người ta sẽ tìm thấy bộ mặt con ngườitrong các nhân vật của tiểu thuyết (…) Trong tiểu thuyết, ngoài nhân vậtcòn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn”[8,tr.93-94]
Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh lại quan niệm rằng: “Viết
tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con người”[11, tr.52]và con người trong tiểu thuyết chính là những nhân vật của tiểu thuyết đó
Doãn Quốc Sỹ trong Văn học và tiểu thuyết đã đưa ra lĩ lẽ của
riêng mình: “Đối tượng của kịch cũng như tiểu thuyết là những nhânvật hành động”[14, tr.156]
Còn theo Võ Phiến: “Người làm thơ có thể không cần biết tới ai ngoài
Trang 29mình, không cần nói tới ai ngoài mình (…) còn lại các nhà viết kịch, cáchọa sĩ và các người viết tiểu thuyết, những người này thì phải đẻ ra nhânvật”[13, tr.78].
Trang 30Các ý kiến, quan điểm trên tuy có đôi chỗ khác nhau nhưng tựu lạivẫn là khẳng định vai trò, vị trí to lớn của nhân vật trong tiểu thuyết:nhân vật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong một tác phẩm vănhọc, đặc biệt đối với tiểu thuyết thì vấn đề nhân vật càng có vai trò tolớn và thiết thực, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm Nhân vậtlà linh hồn, là mảng màu sống động của bức tranh tiểu thuyết, ở nhân
vật có thể tìm thấy “bộ mặt con
người” Có thể nói, nhân vật chính là sợi dây kết nối “cuộc đời thực”
với “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết Qua thế giới nhân vật, bạn
đọc có thể rút ra được những bài học, quan niệm triết lí mà nhà văn muốngửi gắm, đồng thời có được những sự nhận thức đúng đắn và được trangbị thêm vốn hiểu biết về nhiều mặt của từng hoàn cảnh xã hội khác nhau
Trong tiểu thuyết, nhân vật tuy không phải là nơi duy nhất nhưnglại là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm vềcon người của tác giả Nhân vật chính là sức sống của mỗi cuốn tiểuthuyết
Tư tưởng của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn đều được thểhiện rõ qua các nhân vật mà họ dựng nên trong tác phẩm của mình
Những nhân vật như: Santiago trong Ông già và biển cả của E r n e s t H
e m i ng w a y ; Meggie, Ralph, Luke O'Neill,… trong Tiếng chim hót trong
bụi mận gai của Colleen McCullough; José Arcadio Buendía, Úrsula
Iguarán,… trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez là
những linh hồn của tác phẩm, làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết
1.3 Giới thiệu tiểu thuyết LềuChõng
1.3.1 Ngô Tất Tố - Một ngòi bút xuất sắc của Văn học Việt 1945)
Nam(1930-1.3.1.1 Cuộcđời
Trang 31Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn,
Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) Từnhỏ,
Trang 32Ngô Tất Tố theo học chữ Nho Năm 1912, ông bắt đầu dự thi Năm 1915 ông đỗ đầu kì sát hạch, nên được gọi là Đầu xứ Tố.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài
Gòn Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng
Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương
lai,Công dân, Đông Pháp, Thời vụ,…với nhiều bút danh khác nhau như:
ThụcĐiểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phõ Chi…[2, tr.5]
Trong những năm 1935 - 1941, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩmchỉ trích quan lại phong kiến, lột trần những hủ tục lạc hậu ở nôngthôn, lên án, tố cáo bọn lang băm, lang lâu lừa bịp Tiêu biểu là các
tác phẩm: Dao cầu thuyền tán (1935), Tắt đèn (1936), Lều chõng (1939),
Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)…
Năm 1945, Ngô Tất Tố tham gia vào Ủy ban giải phóng ở xã LộcHà quê ông Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lênchiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp Những trang văn
của ông nóng bỏng hiện thực đời sống kháng chiến như: Qùa tết bộ đội,
Buổi chợ Trung du, Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác… Vở chèo Nữ chiến sĩBùi Thị Phác là tác phẩm cuối cùng của Ngô Tất Tố.
Ngày 1/5/1948, Ngô Tất Tố được kết nạp vào Đảng cộng sảnĐông Dương Ngô Tất Tố đã cống hiến cho xã hội, cho nhân dân 30 nămlàm báo, viết văn, khảo cứu, dịch thuật miệt mài và say mê Ông đã dànhtrọn cuộc đời mình cho sự nghiệp với những cống hiến lớn lao
1.3.1.2 Sự nghiệp
Ngô Tất Tố là một nhà văn có tấm lòng yêu nước thương dân thathiết, gắn bó sâu nặng với nông thôn và nông dân Ở bất kỳ lĩnh vực
Trang 33nào, thể loại văn chương nào, Ngô Tất Tố cũng đạt được những thành tựurực rỡ.
Trang 34Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu như: Phê bình
Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh dịch (1944)
…trong đó ông phê phán những tư tưởng tiêu cực của Nho học
Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dưới chế
độxã hội phong kiến xưa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố hướng tới
phản ánh cảnh sống cơ khổ, cùng cực của giai cấp nông dân Việt Namdưới sự bóc lột cay nghiệt của địa chủ phong kiến
Trong lĩnh vực dịch thuật, ông là tác giả của cuốn Đường Thi,
CẩmHương Đình.
Về thơ sáng tác ông còn để lại 33 bài đăng rải rác trên các tạpchí[2, tr.5,6]
Về sáng tác văn học, Ngô Tất Tố đã đạt được những thành tựu xuất sắc
Ở thể loại tiểu thuyết, Ngô Tất Tố đã đạt được những thành tựu đángkể
về nội dung và nghệ thuật, với các tác phẩm tiêu biểu: Tắt đèn, Lều
chõng.
Ở thể loại phóng sự, báo chí, nhà văn Ngô Tất Tố tỏ ra đặc biệt sắc
sảo khi viết các thiên phóng sự như: Dao cầu thuyền tán, Tập án cái
đình, Việc làng Dao cầu thuyền tán là tập phóng sự lên án, tố cáo bọn
lang băm, lang vườn chuyên lừa bịp nhân dân Việc làng là thiên phóng sự
xuất sắc, một bằng chứng chân thực và xác thực về làng quê Việt Nam
Cùng với Tập án cái đình, Việc làng là một phóng sự có giá trị nhiều mặt:
xã hội học, sử học, văn học
Trang 35Ngô Tất Tố không chỉ là một nhà văn tài năng mà ở rất nhiều lĩnhvực nghệ thuật khác ông cũng thể được sự xuất sắc trong ngòi bút củamình Ông mang trong mình nhiều danh xưng: một cây bút tiểu thuyết,phóng sự xuất sắc; một nhà báo “cự phách, có biệt tài”; một nhà khảocứu, dịch thuật giàu
Trang 36tâm huyết và bao trùm là tư cách một nhà văn hoá lớn Đó chính là cơ sở chắc chắn để khẳng định vị trí vững vàng của ông trong nền văn học dân tộc.
1.3.2 Tiểu thuyết Lều chõng
Lều chõng được đăng tải lần đầu tiên trên báo Thời vụ từ số
112 (21/03/1939) và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941 Lều
chõng ra đời trong thời kì xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động:
chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, thực dân Pháp lại đang dấy lênphong trào phục cổ nhằm lôi kéo thanh niên, trí thức văn nghệ sĩ vàocon đường thoát ly thực tế đấu tranh cách mạng Chủ nghĩa phục cổ kêugọi trở lại với nền văn hoá giáo dục cũ với những giá trị tinh thần và tônti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn,với quan trường và đại gia đình phong kiến Giữa cái không khí phục cổđầy vẻ thành kính trang nghiêm, cùng mùi hương trầm đốt lên trong cáctriều đình lăng tẩm, màu trắng vàng son rực rỡ của hoành phi câu đối, của
võng lọng, cân đai, cờ biển thì Lều chõng ném ra một bức tranh màu
xám với những đường nét tối sẫm Tác phẩm của Ngô Tất Tố như một lờicải chính, hơn thế, nó còn là một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời vàthấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, cókhi là tiếng cười ra nước mắt
Lều chõng là một cuốn tiểu thuyết phóng sự, phản ánh chế độ giáo
dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triềuNguyễn, không chỉ có vậy nó còn thể hiện rõ nét tấn bi kịch của nhữngnhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắcnhững tồn tại của nền văn hóa cũ
Bằng kinh nghiệm của cuộc đời mình, Ngô Tất Tố đã miêu tả mộtcách tỉ mỉ việc giảng dạy, học tập và chế độ thi cử thối nát, lạc hậu đươngthời
Trang 37- Giảng dạy: Tác giả đã miêu tả rất cặn kẽ những thứ lớp của thời
đại phong kiến từ lớp sơ học đến lớp đại học, mỗi lớp sẽ phải dạy nhữnggì, học
Trang 38những gì Trong lúc vận mệnh đất nước đang nghiêng ngả mà cụ bảng
Tiên Kiều thì vẫn say sưa giảng Kinh dịch, Trung Dung, Tống Sử mà
đâu có ngờ rằng cái việc học kinh viện, giáo điều mà cụ truyền bá lại làcái học đưa đến sự mất nước
- Học tập: Thiếu niên thời bấy giờ đã phải nhai đi nhai lại những
câu chữ Hán rút ra từ thần thoại Trung Quốc:
“Hỗn mang chi sơ Vị phân thiên địa Bàn Cổ chủ xuất
Thủy phân âm dương…
Thiên tử trọng hiền hàoVăn chương giáo nhĩ tào”[3, tr.53,54]Khiến Vân Hạc không khỏi xót xa mà nghĩ thầm: “Không hiểu vìsao người ta lại cứ bắt tội trẻ con phải học những sách quái gở? Nhữngđứa độ tám chín tuổi, mới vỡ lòng được bốn tháng còn chưa biết đời“hỗn mang” là cái gì, kẻ “hiền hào” là người như thế nào mà chúng nócứ phải học thuộc lòng, thật là một sự khổ cho con trẻ ”[3, tr.55,56]
Lên đến trung học và đại học thì phải học kinh, truyện, sử - Bắc sử(tức sử Trung Quốc) còn văn bài thì phải làm thơ, phú, văn sách, kinhnghĩa, biểu…những loại văn thời nhà Trần cách đó 600 năm về trước.Việc học tập chủ yếu là học thuộc lòng, chuộng hình thức, lấy cố nhânlàm gương mẫu nên hình thức văn chương rất sáo còn nội dung tư tưởng thìrất giáo điều Hậu quả của cách học khuôn sáo, thoát li thực tế ấy đãlàm cho nghè Long được bổ làm tri phủ nhưng ít lâu sau có chiếu chỉ saianh ta đi dẹp giặc thì anh ta bị thất bại
Trang 39-Thi cử: Nếu như các nhà văn cùng thời khác thi vị hóa chế độ khoa
cử lúc bấy giờ thì Lều chõng đã lột trần lối khoa cử mục nát, lỗi thời,
phức tạp của xã hội phong kiến bằng ngòi bút miêu tả hết sức chi tiết, kĩcàng từ những cảnh thi Hương, thi Hội cho tới thi Đình Khi làm bài thi,các thí sinh không chỉ kiêng tên húy của nhà vua mà còn phải kiêng tênnhững cung điện, lăng tẩm trong kinh cũng không được dùng đến, tênvua chúa viết liền phạm húy đã đành, ở đây hai chữ tách nhau dòng trêndòng dưới nhưng ở cuối câu này và đầu câu sau ghép vào cũng coi như bàihỏng Các bài thi không được phạm khiếm đài, khiếm tỵ, khiếm trang,bất túc, bạch tự…nếu mắc phải những lỗi này, nhẹ thì bị đánh hỏng bài,nặng thì phải chịu tù tội
Ngồi làm bài trong trường thi, thí sinh không chỉ lo ngay ngáyviệc phạm húy mà còn phải chịu đựng trăm cực hình khác: có năm mưa togió lớn ngập cả trường thi khiến các sĩ tử phải làm bài trong tình trạngrun rẩy vì rét và bẩn Thêm vào đó là sự gian lận trong khi thi, kẻ học dốtcó thể thuê người làm gà cho mình, như Đức Chinh một cậu ấm con quanlớn dốt đặc, đi thi chỉ để đỡ mang tiếng, đi thi mà chỉ mong trượt, cậu tađã thuê Đốc Cung và Vân Hạc làm gà nên cũng được vào Tam trường.Thậm chí có những sĩ tử còn cố giấu những sách in bản nhỏ li ti để đemvào trường thi chép Không chỉ vậy, còn có cả sự đố kị ở chốn quantrường và triều đình cho nên Vân Hạc tuy có tài nhưng không được lấy đỗvì các ngài cho rằng anh còn trẻ, cho đỗ sớm lại kiêu ngạo nên lưu lạikhoa sau
Thấp thoáng sau mỗi trang văn của mình là những nụ cười đầy ẩn ý,có khi là nụ cười chế giễu nhưng có lúc lại là nụ cười đau xót, cười ra nướcmắt
Trang 40Lều chõng đã vẽ nên một tấn bi kịch vô cùng đau đớn của những
lớp nhà nho trí thức dưới chế độ phong kiến Một ông già khóc nức nởtrong nhà thập đạo vì đi thi đã mười khoa, bán hết tài sản để dồn cho việcthi cử mà nay bài thi lại không được nhận do chậm chân nộp bài muộn.Hay một ông cụ