Nhiều năm qua Nhà văn hóa đã xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống, chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, tổ
Trang 1Đề tài Hoạt động của nhà văn hoá quận Tây Hồ - thực trạng và giải pháp
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học “ Hoạt động của nhà văn
hoá quận Tây Hồ - thực trạng và giải pháp”, chúng em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của ThS Trần Thị Phương Thúy và các thầy cô giáo trong khoa Vănhóa Thông tin & Xã hội - trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Nhóm đề tài xin trântrọng cảm ơn quý thầy cô
Xin bày tỏ sự cám ơn tới các bác, các cô là lãnh đạo; cán bộ, nhân viêncủa Nhà văn hóa quận Tây Hồ, phòng Văn hóa Thông tin quận Tây Hồ và cácbạn bè đã cung cấp thông tin, hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đềtài nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2012
Nhóm thực hiện
Trang 413 VH - TT & DL Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quản lý thiết chế văn hóa là một trong những môn học quan trọng củachuyên ngành Quản lý văn hóa, nó giúp cho sinh viên có những kiến thức cơbản về nghiệp vụ quản lý các hoạt động của ngành văn hóa thông qua chứcnăng, nhiệm vụ cũng như cơ chế vận hành của các thiết chế như: Thư viện, Bảotàng, Nhà hát, Nhà văn hóa…
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trong đó
có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Tiếp tục đưa văn
hoá - thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát động phong trào toàn dân đoàn kết tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng, bản văn hoá, tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu vực dân cư”
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định việc:
Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở tất cả các cấp…
Hiện nay, toàn quốc có 72 thiết chế văn hoá cấp tỉnh, có 542/698 quận,huyện có Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao, có4.823/11.100 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, có45.259/101.231 thôn, làng, ấp, bản, buôn, khu phố có Nhà văn hoá
Thiết chế văn hoá cơ sở từ cấp tỉnh tới các thôn, làng, ấp, bản là công cụtrực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thựchiện các nhiệm vụ chính trị
Các nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của hệ thống thiết chế vănhoá đã tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắcdân tộc Nhiều điển hình về cơ chế xây dựng, quy hoạch thiết chế văn hoá và cách
Trang 6làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Tuy vậy, thực tế xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay cònnhiều bất cập Nhiều huyện, xã, thôn, làng, ấp bản, tổ dân phố, khu công nghiệp,khu chế xuất không có thiết chế văn hoá phục vụ đời sống văn hoá tinh thần củangười lao động… vì vậy cần có những giải pháp để khắc phục những tồn tại đó
Nhà văn hóa quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội là một thiết chế văn hóa
có một bề dày thành tích trong hoạt động văn hóa ở cơ sở, là một trung tâm sinhhoạt chính trị văn hóa của quần chúng nhân dân trên địa bàn quận Tây hồ và địabàn xung quanh Nhiều năm qua Nhà văn hóa đã xây dựng, hoàn thiện, củng cố
hệ thống, chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, phục
vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, tổ chức bộ máy quản lý và hoạtđộng theo nguyên tắc chuyên nghiệp hoá tất cả các bộ phận trong cơ cấu củamột thiết chế văn hoá
Để nâng cao nhận thức thực tiễn về hoạt động văn hóa ở cơ sở bổ trợthêm kiến thức trong quá trình học tập tại trường Đặc biệt là nhận thức đượctầm quan trọng của thiết chế văn hóa trong đó có Nhà văn hóa Vì vậy, chúng
em chọn đề tài “Hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ thực trạng và giải
pháp” làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay các công trình nghiên cứu khoa học về thiết chế Nhà văn hóarất ít Vấn đề xây dựng thiết chế Nhà văn hóa còn nhiều ý kiến khác nhau, chưathống nhất, thực tế hoạt động của nhà văn hoá chưa phong phú chưa đáp ứngđược nhu cầu về văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân Qua tìm tòi và tìmhiểu có một số đề tài và bài viết liên quan đó là:
+ Các phương pháp nghiên cứu văn hóa học của G.A.Avanesova:
“Phương pháp nghiên cứu của văn hóa học là tập hợp các phương thức, thao tác
và biện pháp được sử dụng để phân tích văn hóa ở mức độ nhất định, tạo nên đốtượng của văn hóa”
+ Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người: “Bài viết đề
cập và gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nói chung và phương
Trang 7pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người nói riêng Cụ thể là tác giả đó đưa ranhững ý kiến trao đổi xoay quanh hệ vấn đề khái niệm phương pháp luận, phươngpháp luận nghiên cứu văn hóa, phương pháp luận nghiên cứu con người, phươngpháp luận nghiên cứu con người, phương pháp luận nghiên cứu phức hợp,phương pháp luận về khái niệm người Việt, phương pháp luận về tính cách dântộc nhằm góp phần vào việc nghiên cứu văn hóa và con người một cách đầy đủhơn, hiệu quả hơn” - PGSTS Hồ Sĩ Quý Viện khoa học thông tin xã hội.
+ Báo cáo nghiên cứu khoa học “Thiết chế xã hội truyền thống của các tộcngười dân tộc thiểu số ở Việt Nam” - TS.Vũ Trường Giang HVHC- KVI
+ Bài viết ở Báo Lạng Sơn “Để thiết chế văn hóa phát huy hiệu quả”.
+ “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng
và nhà nước ta là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành văn hóa thể thao và du lịch” Bài viết của tác giả Thanh Hồng - phòng nghiệp vụ văn hóa –
Thành phố Hà Nội
+ Hội thảo khoa học “đào tạo quản lý văn hóa - thực trạng và giải pháp” Bài
viết của tác giả Phạm Bích Huyền - ngày 27/6/2011 tại trường ĐHVH Hà Nội
+ Quản lý phát triển văn hóa - tác giả Phan Công Khanh
+ Thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở “làm sao để phát huy hiệu
quả ?” của tác giả Phi Long
+ Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của tác giả Nguyễn Thu Hiền + Chú trọng xây dựng thiết chế văn hóa ở vùng nông thôn và miền núi của
tác giả Nguyễn Quốc Thanh
+ Xây dựng thiết chế văn hóa ngõ phố ở thành phố Vinh của tác giả Phạm
Thị Quỳnh Trang
+ Xây dựng thiết chế văn hóa Thông tin - Thể thao ở Diễn Châu - Anh Tuấn + Nỗ lực xây dựng thiết chế văn hóa ở Tân Kỳ của tác giả Đức Chuyên -
Báo Nghệ An
+ Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở của tác giả Hoàng Nga.
Từ thực trạng trên cho thấy những công trình nghiên cứu, hội thảo…,những bài viết trên mới chỉ đề cập một cách chung chung về vấn đề quản lý văn
Trang 8hóa mà chưa đề cập một cách chi tiết cụ thể về quản lý thiết chế Nhà văn hóa ởnước ta hiện nay.
Ở Hà Nội cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này Vìvậy chúng em mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu để tài về hoạt động của thiết chếNhà văn hóa quận Tây Hồ với mong muốn có cái nhìn toàn diện về hệ thốngthiết chế Nhà văn hóa, đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện chặt chẽ về hệthống thiết chế Nhà văn hóa ở Việt Nam hiện nay
3 Mục tiêu và nhiệm vụ
Nghiên cứu, khảo sát hoạt động của Nhà văn hoá quận Tây Hồ để đưa ranhững giải pháp duy trì, phát triển hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức,tham gia hoạt động văn hoá của nhân dân trên địa bàn quận và địa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồtrong 5 năm trở lại đây
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch sử và logic, phươngpháp liên ngành, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát phỏngvấn, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điền dã…để làm rõ vấn đềcần trình bày
6 Cái mới của đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động của cácthiết chế văn hoá Đặc biệt là thiết chế Nhà văn hoá cấp quận, huyện
- Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Nhà văn hoáquận Tây Hồ trong thời gian tới
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi giảng dạy vàhọc tập môn Thiết chế văn hóa
7 Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương:
Trang 9Chương 1 Một số vấn đề lý luận về Nhà văn hóa và những khái quát vềlịch sử văn hóa quận Tây Hồ.
Chương 2 Thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóaquận Tây Hồ thành phố Hà Nội
Trang 10Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ VĂN HÓA
VÀ NHỮNG KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VĂN HÓA QUẬN TÂY HỒ
1.1 Một số vấn đề lý luận về Nhà văn hoá
1.1.1 Khái niệm về thiết chế và thiết chế xã hội
1.1.1.1 Thiết chế
Trong Đại từ điển Tiếng Việt quan niệm:
“Thiết chế” như “thể chế” là: “lập nên” hay “tạo dựng nên” Khái niệmnày chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội
Thiết chế là những tụ điểm, là một trung tâm, hay một cơ quan; tổ chứccác hoạt động có mục đích tuyên truyền giáo dục về một tư tưởng, lĩnh vực nào
đó phục vụ công tác chính trị tư tưởng hay nghiên cứu khoa học kỹ thuật - lịch
sử văn hóa nghệ thuật, được tổ chức theo những quy chế nội quy nhất định,được thể chế hóa pháp luật do nhà nước ban hành, được xã hội công nhận vàtuân thủ, có mục đích, yêu cầu và những chức năng riêng được xã hội quy định
Nhờ các thiết chế mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảocho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng
Về mặt tổ chức, thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực, cácđại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khácnhau của cộng đồng và cá nhân
Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức, còn có hệ thống giám sátkhông mang những hình thức có tổ chức Đó là phong tục, tập quán, dư luận, luônluôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội
- Các thiết chế xã hội đều có nhiệm vụ: đáp ứng các loại nhu cầu khác nhaucủa cộng đồng và của các thành viên, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trongcộng đồng và của các thành viên, kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổnđịnh của cộng đồng
- Có nhiều loại thiết chế khác nhau:
+ Thiết chế kinh tế bao gồm những thiết chế liên quan đến việc sản xuất và
Trang 11phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân công lao động
1.1.1.2 Khái niệm thiết chế xã hội
“Là tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò)
nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của một nhóm xã hội”1
Thiết chế điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm và chuẩnmực Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mựcqua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội
1.1.2 Khái niệm thiết chế văn hóa
Thời đại nào, chế độ nào cũng cần đến những thiết chế văn hoá để truyềntải văn hoá chính thống của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tổchức những hoạt động văn hoá phù hợp với yêu cầu tư tưởng, với chuẩn mựcđạo đức, lối sống, nếp sống của chế độ, thời đại đó Như vậy trong thực tiễn có
cả thiết chế văn hoá truyền thống và thiết chế văn hoá mới
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thiết chế văn hoá là thuật ngữđược sử dụng rộng rãi trong ngành Văn hoá Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ
XX: “Thiết chế văn hoá là chỉnh thể văn hoá hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật
chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho
1 (Ficher, 1971) Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2008), Xã hội học, NXB Thế giới.
Trang 12Hoạt động văn hoá, hiểu theo thuật ngữ kinh tế học, là hoạt động sản xuấtbảo quản, phân phối trao đổi và tiêu dùng những giá trị văn hoá do loài ngườisáng tạo ra trong tiến trình lao động xã hội Nhà khoa học tìm tòi những quy luậtvận động trong thiên nhiên, trong xã hội và trong tư duy của con người Nhànghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, đó là hoạt động sản xuất vănhoá Viện bảo tàng, thư viện lưu trữ những sản phẩm văn hoá của nhân loại, đó
là hoạt động bảo quản văn hoá Người thầy thuốc chữa bệnh, nhà giáo truyền thụkiến thức cho thế hệ tương lai, diễn giả thuyết trình trước cử toạ, nghệ sĩ biểudiễn trước công chúng… đó là sự phân phối văn hoá Những người tham gia traođổi, thảo luận, toạ đàm tại câu lạc bộ, tham dự các ngày lễ hội, các cuộc thi tài,cung cấp cho nhau những thông tin mới, đó là hoạt động trao đổi văn hoá Côngchúng tham dự các buổi chiếu phim, xem biểu diễn nghệ thuật, đọc sách báo,xem triển lãm, bảo tàng, đi chơi công viên hoặc tham quan du lịch, đó là sự tiêudùng các giá trị văn hoá
1.1.3.2 Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Nhà văn hoá
a Đặc điểm
* Thiết chế đa năng tổng hợp
Nhà văn hoá là nơi tổ chức các cuộc họp dân làng, nhằm phổ biến các chủtrương, chính sách của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể ; là nơi tổ chức cácbuổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể; là nơi tổ chức tuyên truyền thông tin khuyếnnông, khuyến lâm, học tập kiến thức nâng cao cho mọi người; là nơi tổ chức các
Trang 13hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hoá như đọc sách báo, xem văn nghệ,xem truyền hình, xem phim ; là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể dụcthể thao, biểu diễn văn nghệ
Tính đa năng của thiết chế Nhà văn hoá còn được thể hiện ở sự phong phú
về phương pháp hoạt động với mục đích phổ biến những hoạt động có hàmlượng văn hoá cao tới đông đảo quần chúng nhân dân Những giá trị văn hoá đóđến với chủ thể sử dụng một cách tự nhiên
* Thiết chế sử dụng thời gian rỗi
Thời gian rỗi, là một phần tất yếu của cuộc sống của mỗi con người Thờigian rỗi là thời gian không tham gia lao động sản xuất vật chất, là khoảng thờigian con người nghỉ ngơi và khôi phục thể lực sau một ngày làm việc vất vả
Con người ngay từ xa xưa đã biết sử dụng thời gian rỗi cho hoạt động vănnghệ đó là lời ca, tiếng hát, đó là các hoạt động vui chơi, giải trí Ngay trongchính thời gian rỗi này con người đã không ngừng sáng tạo, tạo ra các giá trị vănhoá bất hủ, những giá trị văn hoá đó trở thành một phần không thể thiếu của nềnvăn hoá Việt Nam
* Thiết chế hoạt động tự nguyện và vận dụng phương thức xã hội hoá
Nhà văn hoá tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
và mọi người dân tham gia các hoạt động đó một cách tự nguyện, tham gia theonhu cầu của bản thân và gia đình Quá trình tham gia là quá trình lựa chọn hoạtđộng phù hợp với sở thích
b Chức năng
* Chức năng giáo dục
Là hình thức giáo dục ngoài nhà trường; với tính chất tự do, tự giác và tựnguyện thông qua các hình thức tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa – nghệthuật, với đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật tác động vào nhậnthức con người bằng cảm xúc thông qua cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tạimục đích tự nó điều chỉnh mình thể hiện mình đạt tới mức chung của xã hội
Trang 14* Chức năng giao tiếp
Giao tiếp là sự giao lưu tiếp xúc nhằm đón nhận thông tin trao đổi và xử
lý thông tin với mục đích tự hoàn thiện mình của mỗi người Ngôn ngữ giao tiếpđược chia thành ba loại: giao tiếp truyền thống, giao tiếp chức năng và giao tiếp
tự do (giao tiếp tự do là giao tiếp của văn hóa)
Giao tiếp được xem là chức năng đặc thù của hoạt động Nhà văn hoá, nóbiểu hiện thông qua hoạt động của các hiệp hội câu lạc bộ
* Chức năng sáng tạo không chuyên
Sáng tạo là thuộc tính của văn hóa, là bản chất và quyền năng của conngười Đây là sự sáng tạo mang tính ngẫu hứng của quần chúng nhân dân thôngqua sự sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật để đáp ứng và thỏa mãn nhucầu của mình đồng thời tạo ra các giá trị góp phần xây dựng các nền văn hóa mới
Hoạt động sáng tạo không chuyên không chỉ nhằm vào hoạt động vănnghệ, mà còn thể hiện trong nghiên cứu khoa học, khoa học ứng dụng và tronglĩnh vực hoạt động xã hội nữa Dẫu sao hoạt động văn nghệ không chuyên vẫnđược xem có vai trò chủ chốt trong hoạt động sáng tạo của Nhà văn hoá
* Chức năng nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
Một trong những đặc điểm của thời đại công nghiệp là lao động đượcchuyên môn hoá, tức là mỗi người làm việc khẩn trương trong một hệ thốngthao tác nhất định Do lao động với tiết tấu dồn dập dẫn đến sự mệt mỏi Căngthẳng về tinh thần Tổ chức nghỉ ngơi giải trí là nhằm đáp ứng nhu cầu giải tỏacăng thẳng, lập lại thế cân bằng cho mỗi người và cho toàn xã hội Toàn bộkhung cảnh, nhịp điệu hoạt động bề nổi của Nhà văn hoá phải tạo ra được khôngkhí vui tươi thoải mái, góp phần tạo ra tâm lí lạc quan, yêu đời Đó là Nhà vănhoá thực hiện chức năng tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho quần chúng
* Chức năng hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật.
Nhà văn hóa là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện cơ chế “lấy thu bùchi” Phát huy ưu thế chuyên môn, khai thác triệt để nguồn nhân lực và cơ sởvật chất hiện có Tổ chức các hoạt động kinh doanh ấn phẩm văn hóa, cáchoạt động dịch vụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, theo đúng đường lối,
Trang 15chính sách và pháp luật, quy định của Đảng, nhà nước đã ban hành.
c Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp vàkhông chuyên nghiệp, chiếu phim video
- Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động
- Hoạt động xây dựng nếp sống, tổ chức lễ hội
- Hoạt động mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, các CLB sở thích
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.1.4 Vai trò của thiết chế văn hóa trong đời sống cộng đồng
Chúng ta xác định Nhà văn hoá là thiết chế văn hoá thực hành giáo dụcngoài nhà trường, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hộichủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng con người phát triểntoàn diện Tính ưu việt của hoạt động Nhà văn hoá thể hiện ở chức năng tổnghợp của nó vừa tuyên truyền giáo dục, kết hợp giải trí, tái sáng tạo và khả năng
tổ chức tập hợp quần chúng
Đến với Nhà văn hoá, quần chúng được phổ biến kiến thức chính trị, nângcao tri thức khoa học kỹ thuật, Văn hoá văn nghệ, hưởng thụ những giá trị vănhoá truyền thống và hiện đại, bồi dưỡng năng khiếu, sở trường, khả năng sángtạo, được tổ chức nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu – giao tiếp văn hoá xã hội… giúpcho mỗi người tự hoàn thiện mình Lê Nin đã nói “Công tác giáo dục ngoài nhàtrường rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng toàn bộ cuộc sống” Đó cũngchính là mục đích và nhiệm vụ giáo dục mà xã hội đặt ra cho mỗi Nhà văn hoá vàcũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa Nhà văn hoá của Việt Nam với nhiều nướctrên thế giới
Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá
- nghệ thuật quần chúng Quần chúng tự làm văn hoá, khát vọng sáng tạo nghệthuật được động viên khuyến khích, phát triển Đó chính là chính sách văn hoá -
xã hội ưu việt Có thể nói, Nhà văn hoá là cơ quan nghiệp vụ bồi dưỡng hạt nhânphong trào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt động văn hoá cơ sở, làm nền tảng cho
Trang 16sự phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì lẽ đó, Nhà văn hoá ở nước ta được Đảng và Nhà nước quan tâm xâydựng và tổ chức, có quy chế, chế độ, chính sách… tạo mọi điều kiện thuận lợi đểphát triển Có thể nói, Nhà văn hoá là một thiết chế đa chức năng được xã hộithiết lập tổ chức, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, tiếp nhận thông tin, nângcao hiểu biết, hưởng thu, sáng tạo giá trị văn hoá - nghệ thuật, nghỉ ngơi, giải trílành mạnh … cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu giáo dục phát triển conngười toàn diện
1.2 Khái quát về quận Tây hồ
1.2.1 Khái quát chung về truyền thống lịch sử văn hóa quận Tây Hồ
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 90 của thế kỷ XX,cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Hà Nội diễn rangày càng nhanh Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời kỳcông nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã chủ động mở rộng nộithành Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính phủ ra Nghị định số 69/CP về việc thànhlập Quận Tây Hồ Tổ chức bộ máy của Quận chính thức đi vào hoạt động từtháng 1/1996
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, phía Nam giáp quận
Ba Đình, phía Đông Bắc và Đông Nam giáp huyện Đông Anh và huyện GiaLâm, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy Quận Tây Hồ có diệntích 2400 ha, dân số 130.000 người, bao gồm 8 phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, YênPhụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng; 12 cơ quan chuyênmôn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận giúp việc trong công tác quản lý hành chínhnhà nước ở địa phương bao gồm: phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phòng Tàichính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động - Thươngbinh và Xã hội, phòng Văn hoá và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng
Y tế, Thanh tra Nhà nước, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân,phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị
Quận Tây Hồ có địa hình tương đối cao so với thành phố Hà Nội Cấu tạođịa chất ở khu vực trong đê thuận lợi cho xây dựng các công trình cao tầng Đất
Trang 17đai, khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại lúa, hoa, cây cảnh, các sản phẩmnhiệt đới.
Quận Tây Hồ với Hồ Tây là trung tâm - một hồ lớn của Thành phố, rộng
526 ha mặt nước, với chu vi quanh hồ 18km Hồ nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội.Với không gian thoáng rộng, phong cảnh đẹp và yên tĩnh, Hồ Tây thích hợp chophát triển các loại hình dịch vụ và du lịch văn hoá của Thủ đô
Là vùng đất cổ, quận Tây Hồ có nhiều di tích lịch sử cách mạng Trong 63
di tích đã có 33 di tích được xếp hạng, trong đó nhiều di tích là di vật quý Tây
Hồ là quận trung tâm của các di tích lịch sử văn hoá, có những di tích tuổi đờihàng trăm hàng nghìn năm, rất có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điển hình như:chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ, đền Voi Phục, đền Đồng Cổ Ngoài ra, còn có các di tích cách mạng như: nhà bà Hai Vẽ thôn Phú Gia là nơi
ở và làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng những năm 1941-1945, nhà ôngCông Ngọc Kha là nơi đầu tiên được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về ở
và làm việc từ tối 23/8 đến 25/8/1945
Ngoài các di tích lịch sử và cách mạng, Tây Hồ còn là một vùng văn hoá nổitiếng với các lễ hội dân gian tiêu biểu của kinh đô Thăng Long xưa như: Hội chèothuyền cạn ở làng Hồ, hội Thề Đồng Cổ ở làng Đông (phường Bưởi) Vùng đấtTây Hồ nổi tiếng với cảnh đẹp của mây, nước, chim muông, cây cỏ, sương sớm
Theo người xưa, Tây Hồ bát cảnh có nghĩa là Tây Hồ có tám cảnh đẹp nổi tiếng,
đó là: Bến trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, Đàn thề Đồng Cổ, Phật say làngThuỵ, Sâm Cầm rợp bóng, Đồng bông Nghi Tàm, Chợ đêm Khán Xuân, Tiếng đànhành cung
Vùng ven Tây Hồ ngoài nghề làm ruộng là nghề gốc, còn có nhiều làngnghề truyền thống - những dấu tích từ đời xưa để lại đã trở thành nét đặc trưngđậm đà bản sắc riêng của Quận như: nghề trồng hoa, quất cảnh ở Quảng Bá,Nghi Tàm, Tứ Liên Đặc biệt nghề trồng hoa đào truyền thống ở Nhật Tân vớinhiều nghệ nhân trình độ cao đã được cả nước biết đến Cây đào Nhật Tân đã đivào tâm tưởng của bao thế hệ mỗi khi Tết đến, Xuân về Tây Hồ còn có nghềnuôi cá cảnh ở Yên Phụ, nghề làm giấy Dó ở các làng Yên Thái, An Thọ, Đông
Trang 18Xã, Hồ Khẩu thuộc phường Bưởi, lại có nghề dệt lụa dệt lĩnh ở Trích Sài, trồngdâu nuôi tằm ở Tứ Liên.
Quận Tây Hồ là một vùng đất có bề dày lịch sử, một trong những nơi hội
tụ của dân cư đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sông Hồng rực
rỡ, luôn gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội Trải qua quá trìnhdựng nước và giữ nước, các thế hệ nhân dân vùng Tây Hồ luôn mang trongmình truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạotrong lao động và xây dựng truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc quê hương
Gần một thế kỷ qua, kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhândân vùng Tây Hồ sớm đi theo Đảng, tích cực tham gia các phong trào cáchmạng Trên vùng đất này, Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà nội
đã xây dựng thành an toàn khu để lãnh đạo cách mạng khởi nghĩa giành chínhquyền thắng lợi
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược đất nước ta một lần nữa, nhân dân vùngTây Hồ đã anh dũng đứng lên chiến đấu góp phần làm nên bản hùng ca bất diệt
Sau ngày Thủ đô giải phóng, nhân dân vùng Tây Hồ tiếp tục phát huy truyềnthống anh hùng cách mạng, cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụxây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc và góp phần giải phóng miền Nam
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, giang sơn thu về mộtmối, nhân dân vùng Tây Hồ đã vượt lên khó khăn, tiếp tục xây dựng quê hươnggiàu đẹp Là Quận nội thành của Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhândân quận Tây Hồ không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, đã lập nênnhiều thành tích đáng tự hào
1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của Quận Tây Hồ
* Về kinh tế
Phát triển kinh tế ở Tây Hồ được chú trọng với mục tiêu chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó coi trọngphát triển dịch vụ đô thị, giữ gìn và nâng cao các nghề truyền thống như: hoađào, quất cảnh, các loại hoa chất lượng cao “Từ năm 2005 - 2011, giá trị thươngmại - dịch vụ - du lịch chiếm 51,8%; Công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
Trang 1943,2%; Nông nghiệp chiếm 5% Số liệu trên cho thấy cơ cấu phát triển kinh tế ởquận Tây Hồ đã đi đúng định hướng đề ra Giá trị sản phẩm trồng trọt theo giáthực tế bình quân hàng năm đạt trên 130 triệu đồng/ha đất canh tác”1
Hàng năm, thu ngân sách Quận đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức
kế hoạch Thành phố giao, năm sau cao hơn năm trước Tốc độ tăng bình quân là18,2% trong đó thu thuế ngoài quốc doanh đạt 596,204 tỷ đồng Quận đã tậptrung chỉ đạo thực hiện thu đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đạt 795,921 tỷ đồng Việc chi ngân sách đảm bảo đúngquy định của Luật ngân sách, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và đột xuất củaQuận, trong đó tập trung chi cho phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hoá
và đầu tư hạ tầng kỹ thuật
* Về văn hoá - xã hội
Hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân không ngừng cải thiện
Các chương trình như: Xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà
Nội thanh lịch, văn minh và giải quyết những vấn đề bức xúc; Xây dựng phường văn hóa trên địa bàn Quận Tây Hồ đã được tổ chức và triển khai thực hiện
nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ngày càng có chất lượng tốt hơn Tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm
đạt trên 85% Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp với nhiều hìnhthức tổ chức và hoạt động phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp, đối tượngtham gia: tỷ lệ người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 33%, tỷ lệ giađình luyện tập thể thao thường xuyên đạt 30% Ngoài ra, hoạt động thể thao củaQuận đã giành được hàng trăm huy chương vàng, huy chương bạc và huy chươngđồng ở nhiều nội dung như bơi lội, cờ vua, võ thuật
Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ được triển khai sâurộng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Quận Công tác quản lý nhà nước
1 Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận
Tây Hồ, Hà Nội, 2010 Tr.17.
Trang 20về văn hóa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên Công tác tổ chức và quản lý lễhội được thực hiện đúng quy định, đảm bảo văn minh nơi thờ tự Đặc biệt công tácquản lý, nâng cấp các di tích lịch sử được quan tâm chỉ đạo Trong những năm gầnđây đã đầu tư tu bổ, tôn tạo 36 di tích với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng.
“Sự nghiệp giáo dục - đào tạo” được quan tâm phát triển toàn diện Chấtlượng dạy và học trong các nhà trường được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi và
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước, giáo viên và họcsinh đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi cấp Thành phố 100% giáo viên đạt trình
độ chuẩn, trong đó 53% đạt trên chuẩn; 100% trường học được nối mạng, triểnkhai phần mềm phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập; trẻ em 5 tuổiđược học chương trình mẫu giáo lớn đạt 99,8%; tỷ lệ học sinh tiểu học học 2buổi/ngày đạt 76,4%; tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở học 2 buổi/ngày đạt48,46%; hoàn thành điều tra phổ cập bậc trung học phổ thông Cơ sở vật chấtđược quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học Hiện nay, trên địa bàn QuậnTây Hồ có tổng số 15 trường đạt chuẩn quốc gia Đặc biệt, quán triệt quan điểmchỉ đạo của Đảng về xây dựng xã hội học tập, 8/8 phường đã thành lập và đưavào hoạt động có hiệu quả Trung tâm học tập cộng đồng”.1
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được duy trì và pháttriển, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia Mạng lưới y tế cơ sở đượccủng cố, trang thiết bị y tế được đầu tư 100% các Trung tâm y tế phường đạtchuẩn quốc gia Duy trì thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra nên không đểxảy ra các vi phạm trong lĩnh vực y tế
Công tác dân số - gia đình và trẻ em vẫn được duy trì và đảm bảo tốt Độingũ cộng tác viên dân số được củng cố, kiện toàn Công tác truyền thông dân số,lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai thường xuyên vớinhiều biện pháp tích cực Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đượcquan tâm chỉ đạo thực hiện 100% con em các gia đình chính sách được thămhỏi, tặng quà nhân các dịp lễ, tết; trợ cấp thường xuyên cho 100% trẻ em có
1 Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận
Tây Hồ, Hà Nội, 2010 Tr 19.
Trang 21hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm lo đối tượng chính sách
xã hội được đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện Trong những năm gần đây đãgiải quyết và tham gia giải quyết việc làm cho 22.373 lao động; giảm 443 hộnghèo; trên địa bàn Quận không còn hộ đói, không còn hộ nghèo thuộc diện giađình chính sách Chính quyền Quận đã chỉ đạo giải quyết tốt chế độ trợ cấp ưuđãi cho những người có công, xây dựng mới và sửa chữa nhiều nhà tình nghĩa
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý được triểnkhai tích cực, thực hiện tốt mục tiêu ngăn chặn, kiềm chế tốc độ gia tăng ngườinghiện mới Công tác cứu trợ nhân đạo được quan tâm thực hiện
Ngày nay, với những đặc điểm của một vùng đất nhiều tầng lớp văn hóa
vô cùng phong phú và đặc trưng, đang được các cấp lãnh đạo, ban, ngành củaQuận ủy - UBND quận chăm lo, bảo tồn, quy hoạch, khai thác tiềm năng dulịch, mang lại giá trị về kinh tế, đồng thời qua đó để quảng bá rộng rãi văn hóatruyền thống cũng như hình ảnh con người Tây Hồ tới mọi miền
Nhận thức được văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là nhân tố quantrọng thúc đẩy sự phát triển xã hội, là hệ điều tiết của mọi hoạt động kinh tế;Đảng bộ, Chính quyền các cấp của quận Tây Hồ đã hết sức chăm lo cho sựnghiệp xây dựng và phát triển văn hóa trong quy hoạch tổng thể từng giai đoạnphát triển quận đến năm 2020, làm nên một diện mạo mới của quận trong nhữngnăm gần đây Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, không gian văn hóa được mởrộng, giao thoa, không chỉ vùng, lãnh thổ, quốc gia mà trên toàn thế giới, cùngvới sự tác động của nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, chạy theo đồngtiền, xem nhẹ giá trị đạo đức, đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu, định hướngvăn hóa của con người Mặt trái phong phú, đa dạng của các loại hình dịch vụvăn hóa, đã tác động không nhỏ tới thuần phong mỹ tục, môi trường văn hóa.Các giá trị văn hóa, các chuẩn mực của xã hội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ,phức tạp trong đời sống văn hóa của nhân dân thành phố Tất cả những điều đó
đã ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung cũng như hiệu quả quản lý nhà nước vềvăn hóa của địa phương
Trang 22* Tiểu kết chương 1
Trong hệ thống các thiết chế văn hóa hiện nay, Nhà văn hóa có vai trò rấtquan trọng Nhà văn hoá là thiết chế văn hoá thực hành giáo dục ngoài nhàtrường, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa,nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng con người phát triển toàn diện.Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá -nghệ thuật quần chúng Quần chúng tự làm văn hoá, khát vọng sáng tạo nghệthuật được động viên khuyến khích, phát triển, đó chính là chính sách văn hoá -
xã hội ưu Việt Nhà văn hoá là cơ quan nghiệp vụ bồi dưỡng hạt nhân phongtrào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt động văn hoá cơ sở, làm nền tảng cho sựphát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà văn hóa,trước hết cần có những nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải có
sự khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa các cơ sở
Tây Hồ là quận văn hóa - du lịch của Thủ đô Hà Nội, có lịch sử, văn hóa
lâu đời, nơi lưu giữ những giấu ấn của quá trình hình thành và phát triển củakinh thành Thăng Long Trong xu thế hội nhập toàn cầu, sự xâm nhập của vănhóa độc hại, sự lai căng văn hóa, lối sống thực dụng và những tiêu cực khác củanền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng, làm mất đi những giá trị văn hóatruyền thống địa phương, tới đời sống văn hóa của nhân dân Các hoạt động vănhóa tại quận diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp trong mọi mặt của đời sống xãhội, cần phải có sự tăng cường công tác quản lý về văn hóa của cả hệ thống chínhtrị trong việc vận hành thể chế cũng như các thiết chế văn hóa, nhằm nâng caohiệu lực, chất lượng quản lý văn hóa trên địa bàn quận
Kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận ở chương 1 là tiền đề có ýnghĩa để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa của quận Tây
Hồ trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động của Nhà văn hóa quận tây Hồ trong thời gian tới Để tìm hiểu,nghiên cứu sâu và rõ nét hơn chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương 2
Trang 23Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA QUẬN TÂY HỒ
2.1 Khái quát về Nhà văn hóa quận Tây Hồ
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành Nhà văn hoá quận Tây Hồ
Từ năm 1996 đến hết năm 2001 quận Tây Hồ đã có Phòng văn hóa nhưngchưa có Trung tâm, chưa có Nhà văn hóa Công tác sự nghiệp, phong trào được
tổ chức và diễn ra ở quy mô cấp quận trở lên đều do Phòng Văn hóa Thông tinthể dục thể thao tổ chức thực hiện Các mặt như tuyên truyền cổ động trực quan,văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao còn tổ chức được do tận dụng các sân bãi củacác Phường, các trường học… nhưng có những phần việc không triển khai đượctrong đó có công tác thư viện…
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của quận, nhu cầu đẩy mạnh các hoạt độngphong trào ngày càng đòi hỏi ra đời một tổ chức phong trào sự nghiệp của cấp quận
Vì vậy, ngày 17 tháng 12 năm 2004 UBND quận Tây Hồ đã ra Quyết định Số8894/QĐ - UBND thành lập Nhà văn hóa – Thể dục thể thao quận Tây Hồ
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự đồng thuận của các tầng lớpnhân dân, cuối năm 2003 lãnh đạo quận Tây Hồ quyết định khởi công xây dựnghóa Nhà văn hóa quận tại khu vực Hồ Ao Vả ven đường Lạc Long Quân thuộcđất của phường Phú Thượng Năm 2004 quyết định khởi công xây dựng Trungtâm Thể dục thể thao ven trục đường Xuân La - Xuân Đỉnh… Lúc này Trungtâm Văn hóa thể dục thể thao quận Tây Hồ được tách làm 2: Nhà Văn hoá quậnTây Hồ đặt tại Nhà văn hóa phường Nhật Tân, Trung tâm thể dục thể thao ở nhàđiều hành của hồ bơi Quảng Bá Đến đầu năm 2006, Nhà văn hóa chuyển từNhà văn hóa phường Nhật Tân về địa điểm của Nhà văn hóa đang xây dựng sắpxong, vừa điều hành các hoạt động phong trào vừa giám sát thi công…đến ngày28/4/2006, tòa nhà Nhà văn hóa đã khánh thành và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/5/2006
Nhà văn hoá tọa lạc tại số nhà 691 Lạc Long Quân thuộc phường PhúThượng với tổng diện tích 7000m2 trong đó có 2100m2 được xây 3 tầng với đầy
Trang 24đủ các phòng cức năng hoạt động gồm:
+ 01 Rạp hát 500 chỗ
+ 06 phòng mỗi phòng 200m2 để làm thư viện và các buồng nghiệp vụ+ 09 phòng x 45m2/phòng để tổ chức các hoạt động, các lớp học thuộclĩnh vực văn hóa - văn nghệ…
+ 4900m2 sân để tổ chức hoạt động phong trào
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy - HĐND - UBNDquận Tây Hồ, sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Sở Văn hóa Thông Tin(nay là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội), đặc biệt là sự phối hợp của cácđoàn thể chính trị quận, phường, các đơn vị trong quận, sự hưởng ứng của mọitầng lớp nhân dân… trong đó có sự nỗ lực cố gắng vươn lên của cán bộ Nhà vănhóa quận Tây Hồ, Nhà văn hóa quận Tây Hồ luôn là một trong những đơn vị tốpđầu của các Trung tâm, các Nhà văn hóa ở Hà Nội, cả ở hoạt động phong trào,kết quả của các kỳ hội thi, hội diễn và công tác chú trọng nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên
Hiện nay Nhà văn hóa quận Tây Hồ có địa chỉ tại số 651 Lạc Long Quân Tây Hồ - Hà Nội
-2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của Nhà văn hóa quận Tây Hồ.
vụ của Sở VHTT$DL Thành phố Hà Nội
* Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụvăn hóa của nhân dân địa phương
Trang 25- Tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, vănhóa xã hội theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thựchiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của Quận.
- Tổ chức các hoạt động Thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiêncứu và giải trí của cán bộ và nhân dân trên địa bàn quận
- Hướng dẫn và tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm côngtác văn hóa, thông tin cơ sở Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúngnhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân
- Tổ chức các dịch vụ công về văn hóa, văn nghệ
- Tổ chức chiêu sinh, mở lớp năng khiếu thiếu nhi
- Giúp đỡ chuyên môn các loại hình CLB trong lĩnh vực văn hóa - vănnghệ trên địa bàn quận
- Xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác hàng
năm nhằm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của quận và thành phố
- Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, vănhóa nghệ thuật, giới thiệu sách - báo, các hình thức giáo dục truyền thống, chiếuphim, câu lạc bộ - đội - nhóm sở thích, lớp năng khiếu nghệ thuật, kỹ năngngành nghề
- Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng tổchức các lớp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa nghệ thuật quần chúng đểgóp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ
- Tổ chức các hoạt động tác nghiệp chuyên môn, các hoạt động dịch vụvăn hóa đáp và các hoạt động dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đảmbảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơnvị
- Thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước Quản lý công chức,viên chức, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do QU – HĐND – UBND quận Tây Hồ giao
* Quyền hạn
Trang 26- Tham mưu, đề xuất với QU –HĐND – UBND quận Tây Hồ về các hoạtđộng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà văn hóa; đề xuất khenthưởng cấc tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động văn hóa.
- Giao lưu, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động trong lĩnhvực văn hóa với các Nhà văn hóa, Nhà văn hóa quận, huyện, tỉnh, thành phố
- Được liên doanh, liên kết hợp tác với các đơn vị, tổ chức cá nhân trongviệc tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và các hoạt động khácnhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong quận, và phù hợp với điều kiện cơ sởvật chất của Nhà văn hóa, đảm bảo đúng quy định của pháp luật
- Được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc, thôi việc, chấmdứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỹ kuật thuộc thẩm quyền quản lý theo quyđịnh của pháp luật
- Điều hành công việc chung và công tác chuyên môn nghiệp vụ khi Giámđốc đi công tác hoặc được uỷ quyền
01 tổ trưởng tổ chuyên môn
02 cán bộ thư viện
02 cán bộ tuyên truyền
01 cán bộ phụ trách văn nghệ
01 kỹ thuật viên phụ trách âm thanh, ánh sáng sân khấu
01 cán Phụ trách khối phường và các môn Đá cầu, Bóng đá, Bóng rổ, Bóngném
Trang 2701 cán bộ phụ trách khối cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang,khối mầm non và các môn: cầu lông, Bóng bàn, Bơi lặn, Bóng đá, Thể dục nhịpđiệu, Đẩy gậy
01 cán bộ Phụ trách khối THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm Dạy nghề,trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn quận và các môn: Cờ vua, Cờ tướng,Điền kinh, Quần vợt, Kéo co, Khiêu vũ thể thao
01 cán bộ Phụ trách hoạt động TDTT Người cao tuổi, CLB SKNT
01 cán bộ Kế toán, 01 cán bộ Văn phòng - Thủ quỹ
07 nhân viên thuộc bộ phận quản lý Hồ bơi Quảng Bá (do Ban giám đốc
Trung tâm chỉ định, chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ban giám đốc Trung tâmTDTT)
03 Nhân viên thuộc bộ phận Bảo vệ
Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin để có giải pháp hữu hiệu là vấn đề cần thiết của Nhà văn hóa Quận Tây Hồ
Qua nghiên cứu khảo sát, số liệu từ năm 1996 đến nay và qua đánh giáchất lượng cán bộ, chất lượng tổ chức, cán bộ Nhà văn hóa Quận Tây Hồ cơ bảnnhư sau:
Những việc đã làm được và có những ưu điểm, kết quả trước hết là do đãchú ý đến chất lượng của đội ngũ cán bộ tại Nhà văn hóa, đã có kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ văn hóa thông tin Trình độ đội ngũ cán bộ tạiNhà văn hóa và mạng lưới cán bộ văn hóa cơ sở đã được nâng cao nhiều so vớinhững năm trước đây
1998, còn 4 đ/c học hết cấp 3; 2 đ/c tốt nghiệp trung cấp còn lại đã tốt nghiệp đại
Trang 28học Năm 2000 chỉ còn 2 đ/c tốt nghiệp cấp 3; 2 đ/c trung cấp; 8đ/c tốt nghiệpđại học và đến năm 2006 là cả 10 đ/c tốt nghiệp đại học và 2 đ/c đang theo họcđại học Điều này khẳng định trình độ phát triển của đội ngũ cán bộ tại Nhà vănhóa ngày một đi lên và có chất lượng
Qua khảo sát độ tuổi bình quân cán bộ văn hóa của cả quận và phườngchúng ta cũng nhận thấy có những thay đổi đáng kể Năm 1996, độ tuổi trungbình của cán bộ tại Nhà văn hóa là 38,4; năm 1998 là 34,6; năm 2000 là 31,6
và năm 2006 là 28,0 Từ điều này chúng ta có thể thấy sự trẻ hóa trong đội ngũcán bộ của Nhà văn hóa trong những năm qua
+ Về trình độ chuyên môn theo ngành
1996 đến năm 2006, số lượng cán bộ văn hóa từ chỗ trình độ chỉ cấp 3 sau 10
Trang 29năm trình độ nâng lên rõ rệt Tuổi đời bình quân ngày càng thấp (hiện nay tuổibình quân từ 28 - 30 tuổi).
2.3 Kết quả hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ
2.3.1 Hoạt động văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ
Trong những năm vừa qua phong trào văn hóa, văn nghệ của quận đã có
sự khởi sắc, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ vănhóa, văn nghệ của quần chúng nhân dân, thúc đẩy việc khai thác và kế thừa pháttriển vốn văn hóa truyền thống của dân tộc
Nhà văn hóa quận Tây Hồ đã cùng với 7/8 Nhà văn hóa phường, 62 nhàsinh hoạt khu dân cư được khai thác sử dụng và đi vào hoạt động có hiệu quả
- Trong những ngày lễ, tết và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quận,Nhà văn hóa quận đã kết hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Nhà văn hóa Thànhphố tổ chức biểu diễn các chương trình văn nghệ của các đoàn nghệ thuậtchuyên nghiệp về lưu diễn phục vụ quần chúng nhân dân; kết hợp với các banngành, đoàn thể, UBND các phường tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn ngoài trờiphục vụ các ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị; tổ chức chương trình văn nghệMừng Đảng - Mừng Xuân; kỷ niệm ngày sinh nhật Bác; ngày Giải phóng miềnNam thống nhất đất nước; kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7; Cách mạngTháng Tám và Quốc khánh 2/9; ngày Giải phóng Thủ đô 10/10; ngày Thành lậpQuân đội nhân dân 22/12… tạo được phong trào sâu rộng từ quận đến cơ sở vớichất lượng ngày càng được nâng cao, thu hút đông đảo quần chúng nhân dântham gia góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa ở cơ sở của nhân dân
- Hàng năm phòng VH&TT, Nhà văn hóa quận, Trung tâm TDTT đã phốihợp với phòng LĐTBXH, Quận đoàn tổ chức tập huấn thi chung khảo “Ca khúcmăng non”, “múa hát tập thể”, “thể dục nhịp điệu”, “Sơ cấp cứu”, “trò chơi cộngđồng” cho các em học sinh trong dịp nghỉ hè Tổ chức hoạt động hè tại các nhàsinh hoạt, điểm vui chơi thu hút các em vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích tạicộng đồng dân cư Ngoài ra, ngành VHTT quận còn tham gia các chương trình
Trang 30hội thi, hội diễn liên hoan cấp Thành phố đạt nhiều giải xuất sắc toàn đoàn, dànhnhiều huy chương vàng, bạc các loại… Nhìn chung trong những năm qua cáchoạt động văn hóa văn nghệ của quận luôn được gắn liền với việc tuyên truyền
kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trong năm, được phát động sâurộng từ quận đến cơ sở với chất lượng ngày càng được nâng cao, thu hút đôngđảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa
ở cơ sở, được Sở VHTT&DL đánh giá là một trong những quận dẫn đầu vềphong trào trên địa bàn Thành phố
- Công tác CLB đã được đưa vào hoạt động có hệ thống, có tổ chức cùngvới sự phát triển của các CLB các phường, các CLB cấp quận đã được hìnhthành và trở thành nòng cốt cho phong trào văn nghệ trên địa bàn quận Hiệnnay, trên địa bàn quận có 60 CLB hoạt động (trong đó có 11 CLB cấp quận, 49CLB cấp phường) Thông qua các CLB như: thơ, sức khỏe ngoài trời, văn hóavăn nghệ, ca trù, cây cảnh, cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, dưỡng sinh, thể hình,thẩm mỹ… mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước được phổ biến rộng rãi và kịp thời qua những lần sinh hoạt, giúp người dânnâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe và được tự mình tham gia sáng tạo vàhưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật
Tiêu biểu có câu lạc bộ Sơn Ca - một câu lạc bộ có uy tín của Thủ đô, nơiươm mầm những tài năng nghệ thuật Câu lạc bộ Sơn Ca được thành lập từ ngày1/6/2004, qua bảy năm hoạt động CLB Sơn Ca đã có sự trưởng thành vượt bậc
cả về số lượng lẫn chất lượng: các em tham gia học tập ngày một đông hơn,nhiều bộ môn mới được mở ra ngày càng đạt được nhiều thành tích cao hơn Chỉvới 7 em tham gia câu lạc bộ ngày mới thành lập, đến nay, toàn câu lạc bộ đã cóhơn 500 em theo học ở nhiều bộ môn nghệ thuật như: múa, hát, Aerobic, khiêu
vũ thể thao, nhảy hiện đại… với hơn 20 lớp học ở lứa tuổi từ 4 đến 15 tuổi Từnhững lớp đào tạo năng khiếu này, câu lạc bộ đã phát hiện và bồi dường nhiềumầm non nghệ thuật cho Quận và Thủ đô
2.3.2 Hoạt động Thể dục thể thao, vui chơi giải trí
Trung tâm TDTT quận Tây Hồ được xây dựng năm 2005 và chính thức đi
Trang 31vào hoạt động năm 2006 với tổng diện tích 5 ha trong đó có 01 sân vận độngrộng 13.700m2…
Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Sở VHTT&DL, UBND quậnTây Hồ và phòng VH&TT quận, Trung tâm TDTT đã phối hợp chặt chẽ với cácban, ngành, đoàn thể và UBND 8 phường tổ chức các hoạt động TDTT sôi nổi,rộng khắp và ngày càng đạt chất lượng cao Các hoạt động TDTT thực sự đi vàocuộc sống, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện, tăngcường sức khỏe
Đặc biệt từ khi có phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo tấmgương Bác Hồ vĩ đại” số lượng người luyện tập thường xuyên hàng năm đượcnâng lên, ý thức tự giác của nhân dân trong việc chăm lo, rèn luyện sức khỏebản thân càng được nâng lên, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh
Hàng năm có hàng trăm cuộc giao lưu thi đấu các giải phong trào giữa các
cơ quan, ban, ngành đóng trên địa bàn quận nhân ngày kỷ niệm các ngày lễ lớntrong năm
Năm 2011, Ban tổ chức đã trao 354 bộ giải cho các tập thể và cá nhântham gia thi đấu
* Hoạt động thể thao phong trào phát triển cao được thực hiện qua 02 chỉtiêu chính là số người luyện tập thể thao thường xuyên và số gia đình luyện tậpthể thao thường xuyên Cụ thể năm 2011:
- Số người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên là: 35,2%
- Số gia đình tham gia luyện tập TDTT thường xuyên là: 30,2%
- Lực lượng vũ trang nhân dân:
+ Số chiến sỹ tập luyện TDTT thường xuyên là 100%
+ Số chiến sỹ khỏe đạt 100%
- Số trường thực hiện giảng dạy nội khóa 02 tiết/ lớp/ tuần đạt 100%
- Tham gia thi đấu các giải do Thành phố, toàn quốc tổ chức đạt nhiềuthành tích cao, năm 2010 tham gia giải bơi truyền thống trung cao tuổi toànquốc lần thứ 19 đạt 07 huy chương, đạt 01 huy chương vàng môn Teakwondotại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2010, 01 giải Teakwondo Việt Nam mở rộng,
Trang 3201 huy chương bạc giải Teakwondo Hàn Quốc mở rộng, tham gia thi đấuKaratedo, Wushu, bóng đá, bóng bàn, cờ tướng, điền kinh, cờ vua, bóng rổ,bóng ném… đạt tổng số 118 huy chương các loại và 04 giải nhất, 03 giải nhì, 10giải ba…
Năm 2011, đạt 95 huy chương trong đó có 35 HCV, 27 HCB, 33 HCĐ…Phòng VH&TT đã tham mưu giúp UBND quận ban hành các văn bảntăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT như ban hành Đề ánXây dựng Nhà văn hóa - thể thao phường trên địa bàn quận, ban hành văn bảntiến hành điều tra đến các phường và một số chỉ tiêu cơ bản, các chỉ tiêu phongtrào TDTT quần chúng, tổ chức cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT,điều tra đất đai, công trình TDTT của các phường, xây dựng kế hoạch kiểm tra,
rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT trên địa bàn quận (đặc biệt là dịch
vụ bơi lội) nhằm đưa các dịch vụ này đi vào hoạt động nề nếp
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá các đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắcTDTT hàng năm
- Tham mưu giúp UBND quận tổ chức giải đi bộ, giải chạy báo Hà Nội
mới vì hòa bình… thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia
2.3.3 Hoạt động tuyên truyền cổ động
Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động giữ vai trò quan trọng trong việctuyên truyền, giáo dục, phổ biến: chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng vàNhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương tới đông đảo quần chúngnhân dân Đây là công tác trọng tâm, ngành tập trung chỉ đạo sát sao và phục vụkịp thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của quận và
cơ sở
Trong những năm qua Nhà văn hóa đã phối kết hợp với các phòng, ban,ngành đoàn thể của quận và UBND các phường tổ chức tốt công tác thông tintuyên truyền, cổ động phục vụ tốt các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hóa,thể thao theo chỉ đạo của Thành phố và quận như: Kỷ niệm ngày thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, chiến thắng 30/4 và ngày1/5, chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Gia đình Việt
Trang 33Nam 28/6, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, Cách mạng tháng tám và Quốc khánh2/9, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9, giải phóng Thủ đô 10/10, ngày thànhlập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, các dịp Tết Dương lịch, Tết NguyênĐán, các Đại hội Đảng, bầu cử HĐND các cấp
- Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương chính sách pháp luật củaĐảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụcủa công dân, quyền và nghĩa vụ của công chức như: Luật đất đai, Luật laođộng, Luật BHYT - BHXH, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Luật hình sự sửa đổi,
bổ sung một số điều năm 2009, Luật thi hành án dân sự, Luật nhà ở, Luật tố tụnghành chính, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật bầu
cử đại biểu HĐND các cấp Tuyên truyền các chỉ thị, Nghị định của Chính phủ
và các quy định của UBND Thành phố Hà Nội như: NĐ 36/CP, NĐ 87/CP, NĐ103/CP, NĐ 75/CP, Thông tư số 04/2009/TT - BVHTT&DL, Chỉ thị 04/CT -
UB, Quyết định số 15/2010/QĐ - UBND của UBND Thành phố Hà Nội
- Tuyên truyền phòng chống ma túy - mại dâm HIV/AIDS, phòng chốngtai nạn thương tích, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại, phòngchống dịch cúm gia cầm, phòng chống các dịch bệnh mùa hè, phòng chống lụtbão, vệ sinh an tòa thực phẩm, tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông, vănminh đô thị
- Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động được thực hiện dưới nhiềuphương thức hoạt động như: thông qua hệ thống Đài truyền thanh phường, trạmtin, bảng tin, trang trí pano, khẩu hiệu, mít tinh, hội nghị tập huấn, các buổi nóichuyện chuyên đề, kịch thông tin, văn nghệ quần chúng
- Một hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao đó là hệ thống Đài truyềnthanh phường Các tin bài do phòng VH&TT, Nhà văn hóa cung cấp kết hợp vớitin bài của cộng tác viên gửi đến từ các ban, ngành, đoàn thể của quận vàphường với thời lượng 60 phút một ngày chia làm 02 buổi sáng - chiều, đãtruyền tải kịp thời các thông tin thời sự hàng ngày như: thông tin về đường lốichủ trương của Đảng và Nhà nước, những vấn đề kinh tế - xã hội của địaphương, giáo dục truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt
Trang 34- Tổ chức thực hiện tốt công tác trang trí, cổ động trực quan trên địa bànquận một cách đều khắp, lấy trọng tâm là các cụm panô cố định, các tuyến phốchính như: Nghi Tàm, Âu Cơ, An Dương Vương, Lạc Long Quân, Thụy Khuê,tuyến đường dạo quanh Hồ Tây…
- Vào các ngày lễ lớn ngoài việc trang trí tuyên truyền của ngànhVH&TT, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn quận cũng tích cựchưởng ứng bằng việc làm cụ thể như: treo cờ, khẩu hiệu, panô… các hộ dân trêncác tuyến phố đều treo cờ Tổ quốc Cũng trong những dịp lễ lớn phòng VH&TT
đã kết hợp với Ban Tuyên giáo Quận ủy, Thường trực Hội đồng thi đua khenthưởng quận tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền, cổđộng trên địa bàn quận Thông qua công tác kiểm tra đã ghi nhận những kết quảcủa cơ sở và kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở những vấn đề còn tồn tại
Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về thông tin,tuyên truyền cổ động trên địa bàn quận Tây Hồ luôn được triển khai thực hiện cóhiệu quả, đã bám sát và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Thành phố vàquận với những nội dung phong phú, thiết thực với nhiều hình thức sáng tạo, đổimới… được UBND Thành phố - Quận ủy - HĐND quận biểu dương khen thưởng,đánh giá cao qua các đợt sơ kết, tổng kết (Có phụ lục số liệu minh họa)
2.3.4 Hoạt động Thư viện
Thư viện nằm trong quần thể Nhà văn hóa gồm 01 phòng (tầng 2 trongtòa nhà của Trung tâm) với diện tích 200m2, đây là phòng thuận lợi nhất chocông tác thư viện Ngay từ ban đầu Thư viện Quận Tây đã được đầu tư các giásách bằng sắt được sơn tĩnh tiện đẹp, hợp lý và khoa học Các nội quy và quychế phòng đọc được niêm yết và công khai rất rõ ràng, công tác phục vụ chokhai trương Thư viện được chuẩn bị chu đáo từ bàn quầy, tủ mục lục nhiềungăn, màn hình, máy vi tính… đến bàn ghế phục vụ cho bạn đọc đều đầy đủ,đẹp và chắc chắn, Cũng ngay từ đầu thư viện đã được đầu tư trên 5000 cuốnsách… Cho đến nay Thư viện đã có trên 14000 cuốn sách, 35 loại báo có giá trịthông tin cập nhập để phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức và giải trí ngày càngcao của nhân dân trên địa bàn quận
Trang 35Năm 2010, Thư viện quận Tây Hồ đã liên hệ với các thư viện Trườnghọc: Trường THPT Tây Hồ, Trường tiểu học Nhật Tân, Xuân La để đưa sáchbáo đến trường phục vụ các cháu được BGH các trường hoan nghênh và ủng hộnhiệt tình.
Thư viện Tây Hồ là Thư viện công cộng đầu tiên trên địa bàn Thành phốứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động Thư viện, là Thư viện đầu tiênchuyển đổi khung phân loại thập phân 19 lớp sang DDC Đặc biệt, trong năm
2010, Thư viện quận Tây Hồ đã vinh dự được Thư viện Quốc Gia và Thư viện
Hà Nội tin tưởng, lựa chọn thực hiện thử nghiệm phần mềm quản lý thư việnmới Với sự quan tâm tạo mọi điều kiện của lãnh đạo Nhà văn hóa cùng với sự
cố gắng nỗ lực của cán bộ Thư viện, phần mềm đã được nghiệm thu đúng thờihạn và rất thành công Hiện Thư viện Quốc gia đã tặng phần mềm này cho Thưviện quận Tây Hồ sử dụng và Thư viện Hà Nội đã tặng Thư viện quận Tây Hồ
01 bộ máy vi tính phục vụ cho công tác tin học hóa hoạt động thư viện
Cán bộ Thư viện thường xuyên hướng dẫn và tư vấn cho các Phường NhậtTân, Phú Thượng, Bưởi về phương pháp xử lý nghiệp vụ và xây dựng kho sách.Giúp đỡ cán bộ Phường các bước để khai trương Thư viện Phường Nhật Tân
Việc trưng bày sách với các chủ đề được duy trì đều hàng quý, việc luânchuyển sách giữa thư viện sách giữa thư viện quận và thư viện phường được duytrì và tiến hành thường xuyên
Công tác bổ sung, biên mục, tin học: bổ sung sách mới 1409 bản, 40 loạibáo, tạp chí và tiếp tục đẩy nhanh tiến trình áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạtđộng thư viện - tháng 10/2010 Dự án thư viện điện tử giai đoạn II đã đi vào hoạtđộng Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu tìm tin ngày càng đa dạngcủa bạn đọc Thư viện Nhà văn hóa quận Tây Hồ Năm 2010 Với những thànhtích đạt được tập thể thư viện Nhà văn hóa quận Tây Hồ cùng với Nhà văn hóa
đã nhận được nhận Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và 02 cá nhân đượctặng Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày nay, trong điều kiện của phát triển khoa học và kỹ thuật, các tin tứcđược cập nhật thường xuyên trên mạng Internet, vì vậy tỷ lệ bạn đọc giảm so
Trang 36với trước Việc duy trì hoạt động của một thư viện càng khó khăn hơn nhưngxác định được nhiệm vụ, xác định được “Sách là tư liệu gốc của mọi nguồn tàiliệu”, “Sách là tri thức của nhân loại”, cán bộ thư viện của Thư viện quận Tây
Hồ và toàn thể cán bộ công nhân viên của Nhà văn hóa vẫn miệt mài, hăng saylàm tốt các công việc của mình trong đó có công tác thư viện Tuy vậy, do thưviện mới biên chế có 1 người nên đôi lúc cán bộ thư viện phải đi học, đi họp,nghỉ ốm, nghỉ phép cũng có thể làm lỡ việc mượn và đọc sách của bạn đọc Việc này ban giám đốc đã nhận thức được và đang đề nghị để thư viện quậnđược biên chế 2 cán bộ
2.3.5 Hoạt động mở các lớp năng khiếu
Hàng năm, vào dịp hè Nhà văn hoá đã thường xuyên mở các lớp năngkhiếu giành cho lứa tuổi thiếu niên, tính đến nay đã mở được hơn 30 lớp với gần
1200 lượt học sinh, chủ yếu là các lớp múa Ballet hoặc Erobic với giáo viên tốtnghiệp trường múa với mục tiên rèn luyện khả năng vận động cũng như cảm thụ
âm nhạc nhằm nuôi dưỡng tâm hồn trẻ Các lớp Mỹ thuật, các em sẽ được dạy cácmôn mỹ thuật tạo hình như vẽ, nặn, xé dán hàng tuần nhằm phát triển khả năngcảm thụ hình ảnh cũng như phát triển sự sáng tạo trong tư duy thẩm mỹ
Các lớp Organ và Piano thu hút nhiều học sinh tham gia, từ các lớp này đã
có nhiều em tham dự cuộc thi Organ cấp Thành phố đã đạt 02 giải nhất, 01 giảinhì và 02 giải ba…
2.2.6 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
* Xây dựng gia đình văn hóa - sức khỏe
Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nội dung cụ thể trongphong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, muốn xây dựng được đời sống vănhóa ở cơ sở thì phải xây dựng được gia đình văn hóa Nhận thức sâu sắc về mụcđích, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa - sứckhoẻ, trong những năm qua Nhà văn hoá đã xây dựng và triển khai các kế hoạchliên tịch và đề ra các giải pháp cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận độngnhân dân, tập trung chỉ đạo cơ sở coi trọng xây dựng và nâng cao chất lượng giađình văn hóa - sức khoẻ
Trang 37Ban chỉ đạo phong trào từ quận đến cơ sở đã có nhiều giải pháp nhằmnâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa - sức khỏe đó là: Tập trung kiệntoàn bộ máy Ban vận động ở tổ dân phố và xác định đây là lực lượng nòng cốttrong việc đẩy mạnh xây dựng Gia đình văn hóa - sức khỏe trên các địa bàn.Biên soạn các tài liệu, biểu mẫu, sổ đăng ký Gia đình văn hóa - sức khỏe vàbảng tự chấm điểm xếp loại Gia đình văn hóa - sức khỏe và triển khai thống nhấttrên toàn quận Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tổ dân phố - sức khỏe cácphường trên địa bàn quận nắm được quy trình tổ chức bình xét Gia đình văn hóa
sức khỏe và xây dựng tổ dân phố văn hóa Trong xây dựng Gia đình văn hóa sức khỏe, các ngành, đoàn thể từ quận đến phường, tổ dân phố đã bám sát nộidung của phong trào, cụ thể hóa các tiêu chuẩn thành nội dung hoạt động củangành, tổ chức, đơn vị mình, tích cực vận động đoàn viên, hội viên tham giathực hiện: Với nhiều hình thức và biện pháp kiên trì vận động thuyết phục kếthợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể:
-* Xây dựng Tổ dân phố văn hóa - sức khoẻ
Đánh giá được vị trí, vai trò của tổ dân phố trong việc phát triển kinh tế, ổnđịnh an ninh chính trị, các hoạt động của phong trào được đưa về cơ sở, tổ dânphố nhằm góp phần xây dựng quận Tây Hồ có đời sống văn hóa ổn định Nhà vănhoá đã tập trung thực hiện theo phân công của Ban chỉ đạo quận, ban chỉ đạophường, ban vận động các khu dân cư và thường xuyên củng cố, kiện toàn
Thực hiện 4 tiêu chuẩn xây dựng tổ dân phố văn hóa - sức khỏe, các tổdân phố đã tự giác dấy lên phong trào thi đua xây dựng tổ dân phố văn hóa - sứckhỏe, với kết quả đạt được tại các tổ dân phố đã phát huy tính dân chủ trong tổchức thực hiện, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tinh thần trách nhiệmcủa mỗi người dân cùng nhau xây dựng cộng đồng văn hóa Nâng cao tinh thầnđoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhân dân tích cực tham gia các hoạt động
xã hội nhân đạo từ thiện Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm Tỷ lệ trẻtrong độ tuổi đến trường mầm non tăng Phong trào khuyến học, khuyến tàiđược các phường, tổ dân phố, dòng họ được chú trọng; Hội Khuyến học củaquận và cơ sở duy trì tốt việc tổ chức tôn vinh học sinh giỏi, giúp đỡ được nhiều
Trang 38trẻ em nghèo vượt khó vươn lên trong học tập Làm tốt công tác tiêm chủng mởrộng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; Tăng cường kiểm tra vệ sinh antoàn thực phẩm, phòng chống và ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh lây lan trongcộng đồng Công tác vệ sinh môi trường được cải thiện, việc tổng vệ sinh vàosáng thứ bẩy hàng tuần ở các tổ dân phố đã đi vào nề nếp Nhân dân tích cựctham gia phong trào đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội Tỷ lệ số vụ việcmâu thuẫn sớm phát hiện và được hòa giải thành công từ tổ dân phố, hạn chế các
vụ việc kiện vượt cấp, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
* Xây dựng khu dân cư văn hóa - sức khỏe
Xây dựng khu dân cư văn hóa - sức khỏe là một trong những nội dung cụ
thể trong phong trào “Toàn dân doàn kết xây đựng đời sống văn hóa”; việc xây
dựng khu dân cư văn hóa - sức khỏe đã được triển khai sâu rộng nhất, toàn diệnnhất, đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận quan tâm hưởng ứng; mô hình khudân cư văn hóa - sức khỏe đã thiết thực đem lại cuộc sống vật chất, tinh thần lànhmạnh cho nhân dân trong quận, góp phần quan trọng vào hoàn thành thắng lợi cácmục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của quận và thành phố; gópphần rất quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc và việc thực hiện chương trình phát triển văn hóa, xây dựng người HàNội thanh lịch - văn minh
* Xây dựng đơn vị văn hóa
Phong trào xây dựng “Đơn vị văn hóa” trong những năm qua đã được
triển khai sâu rộng trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học… Với nhữngnội dung cụ thể: Thực hiện kế hoạch đổi mới tác phong, lề lối làm việc, thực
hiện nếp sống văn hóa nơi công sở Từ mô hình xây dựng “Đơn vị văn hóa” đã
có tác động mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và lao động về
tư duy, về tác phong, về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, thực hiện tốt các quiđịnh của đơn vị và pháp luật của Nhà nước, kết quả cụ thể năm 2011:
- Tổng số cơ quan, đơn vị: 81đơn vị
- Số cơ quan, đơn vị đăng ký: 78/81 đơn vị, đạt tỷ lệ: 96 %.
Trang 39- Số cơ quan, đơn vị đạt: 66/81đơn vị, đạt tỷ lệ 81,5 %
* Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội
+ Kết quả thực hiện quy ước trong việc cưới: Thực hiện theo qui ước Cưới
trang trọng - lành mạnh - tiết kiệm thể hiện được tâm nguyện của đa số tầng lớpnhân dân, các hiện tượng phô trương, lãng phí trong tổ chức lễ cưới đã giảm Tuynhiên do ảnh hưởng của một vài tập quán trong quan hệ gia đình, anh em họ hàng,đồng nghiệp và các tác động xã hội khác làm cho việc thực hiện qui ước cưới gặpnhiều khó khăn Song phải khẳng định qua những năm thực hiện qui ước cướitrên địa bàn quận đã làm lành mạnh nhiều nội dung trong tổ chức lễ cưới ở nhiềunơi Các phường đã tuyên truyền vận động nhân dân không mời thuốc lá trongđám cưới
+ Thực hiện quy ước trong việc tang: Với đạo lý “Nghĩa tử là nghĩa tận”,
việc tổ chức tang lễ trên địa bàn quận đã mang đậm nét tính nhân văn của cộngđồng Ở các tổ dân phố khi gia đình nào có người qua đời, Ban vận động khudân cư đó phát huy tốt vai trò trong việc triển khai thực hiện quy ước về việctang như: Thành lập các ban tang lễ của khu dân cư nhằm giúp đỡ các gia đìnhkhi có người thân qua đời, thông qua đó tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư,đồng thời vận động nhân dân thực hiện quy ước về việc tang Các lễ tang thựchiện tốt quy ước, không để quá thời gian quy định, đảm bảo trật tự an toàn xãhội, không tổ chức ăn uống trong ngày tang lễ, không có hủ tục lạc hậu, thể hiện
rõ tình cảm tiếc thương của người đang sống với người đã khuất và nét đẹp vănhóa của người Việt Nam nói chung và nét văn minh thanh lịch của người dânThủ đô nói riêng Trong những năm gần đây trên địa bàn quận có các hộ giađình đưa người thân đi điện táng, trong đó các phường làm tốt như: PhườngThụy Khuê, Bưởi, Phú Thượng, Tứ Liên
+ Thực hiện Nếp sống văn minh trong lễ hội, nơi thờ tự: Công tác tổ chức
và quản lý lễ hội trên địa bàn quận luôn được thực hiện theo quy chế lễ hội của
Bộ VHTT&DL ban hành ngày 23/8/2001 Hàng năm UBND quận đã ban hànhcác văn bản hướng dẫn UBND các phường tăng cường công tác quản lý di tích -danh thắng và công tác tổ chức lễ hội trước, trong và sau Tết nguyên đán, mùa lễ