1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ủy ban biên giới quốc gia thực trạng và giải pháp

45 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 256 KB

Nội dung

Từ thời điểm đó Ban Biên giới trở thành một cơ quan “giúp Hội đồng Chính phủ tăng cường chỉ đạo việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ,biên giới trên đất liền và trên biển, thềm lục địa và bảo

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong khoảng thời gian gần 4 năm được học tập, nghiên cứu tại Học việnHành chính, và nhận được sự chăm lo, dìu dắt, chỉ đạo của các thầy cô – banlãnh đạo Học viện, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về quản lý nhànước và kiến thức về một số lĩnh vực khác trong cuộc sống Em là một sinhviên Lào được may mắn sang Việt Nam học tập và đến năm cuối này em đượcHọc viện phân về Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu của Ủy Ban Biên GiớiQuốc Gia thuộc Bộ Ngoại Giao thực tập, học hỏi kinh nghiệm và vốn kiến thức

về quản lý nhà nước

Đợt thực tập cuối khóa là cơ hội tốt để em áp dụng những kiến thức đãhọc tại Học viện vào thực tế, làm quen với công việc liên quan đến chuyênngành được đào tạo, nhằm nâng cao hiểu biết và học hỏi những kinh nghiệmthực tế, giúp ích rất nhiều cho em trong quá trình công tác sau khi em về nước

và nhận công tác được giao

Qua thời gian thực tập 2 tháng em đã mục sở thị thực tế các hoạt động cụthể và được phân công làm một số công việc của phòng Em có cơ hội tìm hiểu

về chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Biên Giới

Quốc Gia Chính vì thế nên Em quyết định chọn đề tài “ Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia Thực trạng và giải pháp” làm

đề tài cho báo cáo chuyên đề của mình Qua đó tìm hiểu sâu hơn và có cái nhìntoàn diện về tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia đồng thờiđưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hơn nữahiệu quả hoạt động của Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia

Đối với bản thân Em đây là một lĩnh vực quan trọng đối với nền hànhchính nhà nước Lào chúng em với những hoạt động mang tính chất đặc thù của

nó có các cơ quan tương đương như ở Việt Nam Do đó em mạnh dạn chọn đểlàm báo cáo chuyên đề cho mình, giải quyết vấn đề này em muốn đóng góp một

Trang 2

Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia ở Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc xem xét

cách thức tổ chức và hoạt động ở các cơ quan hành chính nhà nước Lào và các

Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo : Th.S: Nguyễn Huy Hoàng người đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em, hướng dẫn

tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành tốt Báo cáo chuyên

đề này.

Trong một khoảng thời gian và với trình độ nhận thức của một sinh viên,báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sựđóng những ý kiến quý báu của thầy – cán bộ Ban đào tạo – lãnh đạo Học việnhành chính

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên:

Thammavong Chitmakone

PHẦN II BÁO CÁO ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Trang 3

I Khái quát về Ủy ban Biên giới quốc gia

1 quá trình hình thành và phát triển

Ngày 20/02/1959 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành lậpBan Biên giới để giúp Trung ương Đảngvà Chính phủ theo dõi và chỉ đạo côngtác biên giới, nghiên cứu và kiến nghị những chính sách, biện pháp cụ thể giảiquyết công tác biên giới,tổ chức phối hợp giữa các ngành có liên quan trongphạm vi hoạt động ở biên giới Ban Biên giới khi đó do đồng chí Phó Thủtướng Chính phủ làm Trưởng ban với thành viên là lãnh đạo của các Bộ, ngànhliên quan, bộ phần thường trực của Ban đặt tại Văn phòng Phủ Thủ tướng

A Giai đoạn 1975 – 1993: Ban Biên giới của Hội đồng Chính phủ

Sau khi giải phóng miền Nam đứng trước sự phát triển và tầm quan trọngcủa công tác quản lý biên giới, lãnh thổ trong tình hình Tổ quốc Việt Nam đãhoàn toàn được thống nhất, Chính phủ ra Nghị định số 188/CP ngày 06/10/1975thành lập Ban Biên giới của Hội đồng Chính phủ, tiền thân của Ủy ban Biêngiới quốc gia ngày nay Từ thời điểm đó Ban Biên giới trở thành một cơ quan “giúp Hội đồng Chính phủ tăng cường chỉ đạo việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ,biên giới trên đất liền và trên biển, thềm lục địa và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và chủ quyền quốc gia vùng biển của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.Trưởng Ban Biên giới lúc đó là đồng chí Phó Thủ tướng, sau đó là đồng chí Bộtrưởng,Phó Thủ tướng và các ủy viên cấp Thủ trưởng của Bộ Nội vụ, Bộ Quốcphòng và trợ lý của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ban đã hoạt động như một Hộiđồng liên Bộ và các bộ máy giúp việc gồm một tổ chuyên viên đặt tại Vănphòng Phủ Thủ tướng Ngày 06/10/1975 đã chính thức trở thành ngày truyềnthống của Ủy ban Biên giới quốc gia

B Giai đoạn 1993 – 2001: Ban Biên giới của Chính phủ

Qua 18 năm hoạt động của Ban biên giới của Hội đồng Chính phủ dưới

Trang 4

quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia và quản lý biển là một lĩnh vực đa ngành vàviệc giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ, các vùng biển, vùng trời giữanước ta với các nước láng giềng là một vấn đề quan trọng, nhạy cảm và rấtphức tạp mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ chuyêntrách có chất lượng và năng lực quản lý, đáp ứng được nhiệm vụ được giao Thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và chủ trươngcủa Nhà nước về cải cách nền hành chính quốc gia; đồng thời để tăng cường vàkiện toàn công tác quản lý nhà nước về biên giới cả trên đất liền, trên biển vàvùng trời Ngày 08/5/1993 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 21/CP vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Biên giới của Chính phủ , trong đóquy định “ Ban Biên giới của Chính phủ là của cơ quan thuộc Chính phủ cóchức năng quản lý Nhà nước và chỉ đạo công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia,xác định chủ quyền và các quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam trên đất liền, trên biển, trên không, các hải đảo và thềm lục địa Việt Nam”.

Về cơ cấu tổ chức, theo Điều 5 của Nghị định số 21/CP ngày 08/5/1993;Thông tư liên Bộ số 172/TTLB ngày 13/10/1994 và số 178/TTLB ngày19/10/1994 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Ban Biên giới của Chínhphủ, lĩnh vực quản lý Nhà nước về biên giới, lãnh thổ và quản lý biển đã hìnhthành một hệ thống bộ máy quản lý hành chính từ Trung ương đến các địaphương có biên giới và có biển; các cơ quan này đều trực thuộc Ủy ban nhândân tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tácbiên giới lãnh thổ tại địa phương

Như vậy, từ một Ban bán chuyên trách Ban Biên giới của Hội đồngChính phủ đã trở thành một cơ quan quản lý Nhà nước của Chính phủ ( BanBiên giới của chính phủ ) Bao gồm các vụ như sau: Vụ biên giới Việt –Trung;

Vụ biên giới phía Tây ( phụ trách biên giới Việt Nam – Lào; Việt Nam –Campuchia); Vụ Biển ( phụ trách các vấn đề biển hải đảo, thềm lục địa và vùngtrời); Trung tâm Thông tin – tư liệu và Văn phòng Bên cạnh đó, Ban Biên giới

Trang 5

là cơ quan thường trực của Tiểu ban nghiên cứu thềm lục địa Việt Nam theoQuyết định số 205/CT ngày 28/5/1984 và là cơ quan thường trực và bộ máygiúp việc của Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến Biển Đông Hoàng sa vàTrường Sa theo Quyết định số 252/HĐBT ngày 06/07/1992, sau đó là Ban Chỉđạo Nhà nước về Biển Đông và các hải đảo theo Quyết định số 398/TTg ngày05/8/1993 nay là Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – hải đảo theo Quyếtđịnh số 402/QĐ- TTg ngày 06/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

C Giai đoạn 2001- 2007: Ban Biên giới – Bộ Ngoại giao

Để thực hiện cải cách bộ máy hành chính của Chính phủ, ngày17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 157/QĐ-TTg về việcchuyển Ban Biên giới của Chính phủ về Bộ Ngoại giao, trong đó quy định:

“ Ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao thựchiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia” Thực hiệnQuyết định trên, 5 đơn vị cấp Vụ trực thuộc Ban Biên giới quốc gia đều không

có biến động lớn về chức năng nhiệm vụ

D Giai đoạn 2007 đến nay: Ủy ban Biên giới quốc gia Bộ Ngoại giao

Nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Ủy ban Biên giới quốc gia trongviệc giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì điều phối các hoạt động liên ngành,

xử lý có hiểu quả các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý nhà nước

về biên giới lãnh thổ ngày 01/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 126/2007/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao Saukhi các quy định của Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

và cơ quan ngang Bộ và Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quyđịnh các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

có hiệu lực thi hành, dẫn đến một số quy định tại QĐ 126/2007/QĐ-TTg không

Trang 6

TTg ngày 08/ 08/2008 có sửa đổi, bổ sung một số điểm, trong đó quy định rõ “

Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao ,giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biêngiới, lãnh thổ quốc gia” Hiện nay, Ủy ban Biên giới quốc gia có 6 đơn vị chứcnăng gồm: Vụ Biên giới Việt – Trung; Vụ Biên giới phái Tây; Vụ Biển; VụTuyên truyền, Thông tin và Tư liệu; Văn phòng; Ban nghiên cứu chính sáchBiển

2 Vị trí, chức năng

Căn cứ Quyết định số 108/2008/QĐ-TTg ngày 08/08/2008 của Thủtướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao

- Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoạigiao có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lýnhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia

- Ủy ban Biên giới quốc gia có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốchuy, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định pháp luật; trụ sởđặt tại Hà Nội

3 Nhiệm vụ và quyền hạn

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 108/2008/QĐ-TTg ngày

08/08/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chứccủa Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao

- Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo, nghịquyết, nghị định của Chính phủ, quy định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự ánquan trọng khác về biên giới, lãnh thổ quốc gia để Bộ trưởng Bộ Ngoại giaotrình cấp có thẩm quyền quy định

- Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành các văn bản quy phạm phápluật về biên giới lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền

Trang 7

- Giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc

và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chínhsách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch về công tác biên giới, lãnhthổ quốc gia sau khi được phê duyệt

- Nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý biên giới,lãnh thổ quốc gia, vùng trời, các hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam dự báo

về xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp

- Nghiên cứu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ xác định Biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địaViệt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phánquốc gia của Việt Nam đối với vùng trời, các vùng biển, các hải đảo, thềm lụcđịa và đáy đại dương

- Nghiên cứu , đề xuất chủ trương ký kết, phê chuẩn và tham gia tổ chứcthực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ

- Chủ trì đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ với cácnước liên quan theo sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

- Chủ trì soạn thảo các phương án hoạch định biên giới quốc gia, xácđịnh ranh giới vùng trời, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam với cácnước láng giềng liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện,kiểm tra việc phân giới cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế vềbiên giới quốc gia được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvới các nước láng giềng

- Chủ trì soạn thảo quy chế biên giới với các nước láng giềng và tổ chứchướng dẫn, theo dõi việc thực hiện quy chế biên giới đã được ký kết

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi là

Trang 8

hình đất liên, vùng trời, trên các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa của ViệtNam.

- Phối hợp các Bộ, ngành, địa phương tham mưu cho Chính phủ trongviệc xây dựng, thực hiện các dự án, dư án về phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng- an ninh liên quan đến biên giới, lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền

và quyền tài phán quốc gia

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống thamnhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm về công tác biên giới, lãnh thổ quốc giatheo quy định của pháp luật

- Xử lý hoặc hướng dẫn xử lý theo ủy quyền của Bộ trưởng của Bộ Ngoạigiao đối với các vấn đề phát sinh trong các hoạt động của các Bộ, ngành, địaphương liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên đấtliền, vùng trời, các vùng biển, các hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương

- Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc giatheo quy định của pháp luật

- Thẩm định các bản đồ và ấn phẩm có liên quan đến đường biên giớiquốc gia, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục đại của Việt Nam trước khixuất bản, phát hành

- Được yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến biên giới,biên, đảo, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình quản lý biên giới, vùngtrời, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa cung cấp những tài liệu cầnthiết để tổng hợp báo cáo hoặc giải quyết theo ủy quyền của Bộ trưởng BộNgoại giao

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về quản lý biên giới, lãnhthổ quốc gia; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công tác biêngiới các Bộ, ngành, địa phương

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và tài sản được giao theoquy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Ngoại giao

Trang 9

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực ban chỉđạo Nhà nước về Biển Đông và các hải đảo Ban chỉ đạo Nhà nước về phân giớicắm mốc biên giới trên đất liền và thực hiện các nhiẹm vụ khác theo sự phâncông hoặc ủy quyền của Bộ trưởng của Bộ Ngoại giao.

4 Cơ cấu tổ chức

- Ủy ban Biên giới quốc gia có 1 Chủ nhiệm và 3 Phó chủ nhiệ

+ Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia là Thủ trưởng Bộ Ngoại giao doThủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễm nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng BộNgoại giao về toàn bộ hoạt động Ủy ban

+ Phó Chủ nhiệm của Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm,miễm nhiệm theo đề nghị của chủ nhiệm Ủy ban và chịu trách nhiệm trước chủnhiệm Ủy ban về lĩnh vực công tác được phân công

- Ủy ban Biên giới quốc gia có các đơn vị chức năng sau:

*Vụ Biên giới Việt – Trung

Trang 10

* Ban nghiên cứu chính sách Biển

Trang 11

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN BIÊN

GIỚI QUỐC GIA

1 Thực trạng tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia

Căn cứ quyết định số 913/QĐ BNG ngày 03/04/2009 Của Bộ trưởng BộNgoại giao quy định cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quối gia

1.1 Vụ Biên giới Việt -Trung

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km đi qua 7 tỉnh biên giớinước ta và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam củaTrung Quốc Biên giới Việt – Trung là một trong những vấn đề quan trọng ảnhhưởng nhiều mặt như an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội…

Vụ Biên giới Việt – Trung có các nhiện vụ sau:

phòng

BannghiêncứuchínhsáchBiển

VụtuyêntruyềnThôngtin và

Tư liệu

Trang 12

- Nghiên cứu đề xuất các chủ trương ký kết, phê chuẩn và tham gia tổchức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề biên giới - lãnh thổtrên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc.

- Chủ trì soạn thảo và đàm phán các phương án giải quyết các vấn đề biêngiới lãnh thổ trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc

- Theo dẽo , kiểm tra, tổng hợp tình hình tranh chấp và các vấn đề phátsinh khác trong hoạt động của các ngành và địa phương, yêu cầu và đề nghị cácngành và địa phương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các vấn đề liên quan đếnquản lý khu vực biên giới Việt –Trung và đề xuất phương án giải quyết

- Chủ trì, soạn thảo các quy định, quy chế liên quan đến quản lý biên giớitrên đất liền Việt Nam – Trung Quốc; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các vănbản đó sau khi ban hành

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiệnkiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý tranh chấp ở các khu vực biêngiới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc

- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan và đội ngũcán bộ làm công tác biên giới tại các Bọ, ngành, địa phương liên quan

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, chínhsánh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện các Đề án, Dự ánliên quan đến biên giới Việt Nam – Trung Quốc

- Thẩm định bản đồ và ấn phẩm liên quan đến đường biên giới đất liênViệt Nam – Trung Quốc

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Ủy banBiên giới quốc gia

1.2 Vụ Biên giới phía Tây

Lào có 10 tỉnh có chung đường biên giới 10 tỉnh của Việt Nam với tổngchiều dài biên giới 2340 km Đây là đường biên giới trên bộ dài nhất nước ta.Với nhiều đặc điểm chung và do mối quan hệ hưu nghị gắn bó từ lâu đời, Việt

Trang 13

Nam và Lào đã nhanh chóng cùng nhau có những thảo thuận hợp lý về đườngbiên giới, thúc đầy quá trình giao lưu, hợp tác giữa hai nước láng giềng.

Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137

km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh biên giới Campuchia Mặc

dù vấn đề biên giới Việt Nam và Campuchia đã bị gián đoạn trong một thờigian dài nhưng với sự tích cực của 2 quốc gia vấn đề biên giới sẽ được giảiquyết sấm nhất thúc đầy quá giao lưu hợp tác của 2 quốc gia

Vụ Biên giới phía Tây có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu đề xuất các chủ trương ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc

tế liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền giữa Việt Nam – Lào;Việt Nam – Campuchia

- Chủ trì soạn thảo cấp chuyên viên giải quyết các vấn đề liên quan đếnbiên giới đất liền với Lào và Campuchia; phối hợp với các Bộ, ngành, địaphương triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam– Lào và Việt Nam – Campuchia; hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác quản

lý biên giới

- Yêu cầu và đề nghị các ngành và địa phương báo cáo định kỳ hoặc từngviệc liên quan đến quản lý khu vực biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam –Campuchia và đề xuất phương án giải quyết hoặc xử lý

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện kiểmtra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý tranh chấp ở các khu vực biên giới trênđất liền Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia

- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối vối các cơ quan và đội ngũ cán

bộ làm công tác biên giới tạo các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào; Việt Nam –Campuchia

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược chính sáchphát triển kinh – xã hội, an ninh quốc phòng các địa phương biên giới phía Tây,

Trang 14

thực hiện các Đề án, Dự án liên quan đến biên giới lãnh thổ Việt Nam – Lào vàViệt Nam – Campuchia.

- Thẩm định bản đồ và ấn phẩm liên quan đến đường biên giới đất liên ViệtNam – Lào và Việt Nam – Campuchia

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Ủy ban Biêngiới quốc gia

1.3 Vụ Biển

Vụ Biển có các nhiệm vụ sau :

- Nghiên cứu, xây dựng các đề án, đề xuất các chủ trương, đối sách bảo vệchủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyềnchủ quyền, quyền tạo phán và lợi ích quốc gia trên biển và vùng trời

- Chủ trí xây dựng các đề án xác định biển giới quốc gia trên biển; xây dựngphương an và tổ chức đàm phán giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, phânđịnh biển và vùng trời giữa Việt Nam và các nước láng giềng

- Chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược và chính sách của nhà nước về biển ;văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các vùng biển và vùng trới Viêt Nam

- Theo dõi hoạt động của các ngành các địa phương liên quan đến biển và đềxuất phương án giải quyết hoặc xử lý những vấn đề nảy sinh trên biển

- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương ký kết, phê chuẩn, thực hiện các điềuước quốc gia về vùng biển , vùng trời và tham gia hoạt động của các tổ chứcquốc tế có liên quan

- Tham gia xây dựng và phối hợp thực hiện các chương trình, nội dung hợptác quốc tế và công tác tuyên truyền trong lĩnh vực biển; đấu tranh bảo vệ chủquyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, thềmlục địa, vùng trời Việt Nam

- Thực hiện chức năng của bộ phận thường trực chủ quyền, Văn phòng Banchỉ đạo Nhà nước và Biển Đông và các hải đạo

Trang 15

- Thẩm định bản đồ và ấn phẩm có liên quan trong lĩnh vực biển, hải đảo,thềm lục địa, vùng trời Việt Nam.

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Ủy ban Biêngiới quốc gia

1.4 Vụ Tuyen truyền, Thông tin và Tư liệu

Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu có nhiệm vụ giúp lãnh đạo ban trongcác công việc :

- Tham mưu, đề xuất, tổ chức, hướng dẫn các cơ quan thực hiện công táctuyên truyền, phổ biến kiến thức và văn bản pháp luật có nội dung liên quan đếnbiên giới lãnh thổ

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị trong Ủy ban nghiên cứu các chuyên đề mangtính chiến lược, đột xuất liên quan phục vụ công tác chuyên môn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Ủy ban tổ chức các khóa tập huấn vềquản lý biên giới lãnh thổ

- Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của Ủy ban

- Nghiên cứu, đề xuất và làm đầu mối hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biêngiới lãnh thổ

- Sưu tầm, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về biên giới lãnh thổ theoyêu cầu nhiệm vụ

- Quản lý Thư viện chuyên ngành về công tác biên giới lãnh thổ; xây dựng

và quản lý phòng Truyền thống của Ủy ban

- Thực hiện các công tác lưu trữ trong Ủy ban theo quy định của Nhà nước

về công tác lưu trữ

- Chủ trì, theo dõi , hướng dẫn, phối hợp các đơn vị chuyên môn cập nhật đại

sự ký về công tác biên giới lãnh thổ

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Ủy ban Biêngiới quốc gia

Trang 16

- Đây là ban mới được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu công việc về nghiêncứu chính sách Biển.

1.6 Văn phòng

- Văn phòng Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp lãnh đạo Ủy banđiều phối chung hoạt động của các đơn vị, thực hiện các mặt công tác tổ chứccán bộ, tổng hợp, thanh tra ngành, xây dựng kế hoạch công tác và đảm bảo kinhphí, cơ sở vật chất, hành chính, quản trị

* Phòng cán bộ - Tổng hợp : có nhiệm vụ giúp lãnh đạo văn phòng

- đề xuất, tham mưu về cơ cấu tổ chức bộ máy của uỷ ban, các Vụ và Vănphòng

- Xây dựng kế hoạch sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ theoquy định, nghiên cưu, đề xuất, tổ chực thực hiện các chế độ chính sách liênquan đến cán bộ, công chực và lực lượng làm công tác biên giới; thực hiện côngtác dân quân tự vệ, nghĩa vụ quân sự đối với cán bộ của Ủy ban theo quy định

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của cán bộ của Ủy ban;công tác thi đua khen thưởng ngành và khen thưởng đối ngoại tronh lĩnh vựcbiên giới lãnh thổ

- Tham mưu , đề xuất, kiến nghị việc cử cán bộ của Ủy ban tham gia cáckhóa đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định

- Tổ chức các buổi giao ban cơ quan đỉnh kỳ và bất thường làm biên bảntổng hợp kết luận của Lãnh đạo Ủy ban qua các cuộc giao ban và các cuộc họp

cơ quan do Lãnh đạo Ủy ban triệu tập

- Lập và trình Lãnh đaọ Ủy ban kế hoạch công tác đỉnh kỳ , đột xuất của Ủyban; đôn đốc thực hiện chương trình công tác, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch;

tổ chức công bố, truyền đạt các chỉ thị, quy định của lãnh đạo Ủy ban và theodõi việc kiểm tra thực hiện

- Soạn thảo các báo cáo tổng hợp đỉnh kỳ và đột xuất theo quy đỉnh về chế

độ thông tin báo cáo

Trang 17

- Thực hiện công tác lễ tân, đối ngoại; đảm bảo tổ chức cho các chuyến côngtác, các đoàn khảo sát đơn phương và song phương, các cuộc đàm phán, hộinghị, tập huấn ở trong nước, ngoại nước; quản lý hộ chiếu công vụ theo các quyđịnh của nhà nước.

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng cho cán bộ của Ủy ban, cho cáchội nghị, đàm phán và các đoàn của ủy ban đi công tác trong nước và ngoàinước; thực hiện công tác bảo hiểm xã hội

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Văn phòng

* Phòng tài chính – Kế toán: có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Văn phòng:

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí cho mọi hoạt động thường xuyên vàchương trình mục tiêu; lập kế hoạch chi tiêu đỉnh kỳ của Ủy ban phù hợp vớichí tiêu kế hoạch được giao và chế độ tài chính của Nhà nước

- Tổ chức thực hiện chế độ chi tiêu ngân sách; đảm bảo các yêu cầu chi tiêucủa Ủy ban và thực hiện thanh quyết toán phù hợp với các chế độ, nguyên tắcquản lý tài chính và quyết định của Chủ nhiệm Ủy ban

- Tham gia xây dựng chế độ chính sách về tài chính; để xuất bổ sung sửa đổichế độ áp dụng cho công tác biên giới; phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chế

độ, chính sách và quy định của Nhà nước liên quan đến chế độ tài chính, kếtoán

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ, sử dụng và bảo quản tài sản, vật tư, kinhphí của Ủy ban; tổ chực quản lý công tác kế toán tài chính, chứng từ kế toántheo quy định

- Thẩm định, theo dõi và giám sát về mặt tài chính đối với các dự án đề tàinghiên cứu khoa học của Ủy ban

- Theo dõi, đề xuất việc phân bổ kinh phí biên giới cho các tỉnh biên giới

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Văn phòng

* Phòng Hành chính – Thanh tra : có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Văn phòng :

Trang 18

- Quản lý và sử dụng con dấu theo đúng các quy định của pháp luật; là đầumối thu, pháp và bảo quản các công văn,g iấy tờ trong các quan hệ hành chínhtheo đúng quy định; đảm bảo công tác giao thông liên lạc của Ủy ban.

- Là đầu mối cập nhật, quản lý, theo dõi số Điều hành điện tử phục vụ lãnhđạo Ủy ban đôn đốc công việc của các đơn vị; thực hiện cập nhật và sổ hóacông văn đi, đến chương trình quản lý công văn

- Sắp xếp, lập hồ sơ công văn đi, đến, quản lý, bảo quản nộp lưu vào kho lưutrữ cơ quan theo đúng quy định của Nhà nước và Ủy ban; có kế hoạch kiểm tra,hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài liệu mật của các đơn vị trong

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Văn phòng

* Phòng quản trị có nhiệm vụ sau :

- Đảm bảo cung cấp và đáp ứng các điều kiện vật chất cần thiết cho mọi hoạtđộng của Ủy ban

- Quản lý trụ sở và toàn bộ cơ sở vật chất, tài sản của Ủy ban, lập và thựchiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ mọi tàisản thuộc quyền quản lý của Ủy ban; chủ trì tổ chức kiểm kê, đánh giá và thanh

lý tài sản của Ủy ban

- Quản lý phương tiện đi lại và toàn bộ hoạt động của đội xe theo yêu cầucông tác phù hợp với quy chế sử dụng tài sản của Bộ và Ủy ban; thực hiện côngtác bảo dưỡng xe định kỳ và đột xuất theo tiếu chuẩn và quy định của Nhànước

- Bảo vệ trụ sở cơ quan; kiểm tra quản lý lao động, phòng cháy chữa cháy và

an toàn của cơ quan

Trang 19

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế bảo vệ bí mật Nhà nướctrong Ủy ban.

- Phục vụ các cuộc họp, hội nghị tại Ủy ban, bảo đảm vệ sinh, cảnh quanmôi trường trụ sở làm việc của Ủy ban

- Thực hiện các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Văn phòng

2.Hoạt động của Ủy ban Biên giới quốc gia

Trưởng Bộ Ngoại giao hoạt đông theo quy chế sau :

2.1 Thẩm quyền giải quyết công việc

Ủy ban Biên giới làm việc theo chế độ Thủ trưởng Lãnh đạo Ủy ban baogồm 1Chủ nhiệm , 3 Phó Chủ nhiệm, 5 Vụ trưởng, 12 Vụ phó, 1 Chánh vănphòng, 2 phó Chánh văn phòng, 2 tập vụ cấp sự, 4 Trưởng phòng, 6 Phó phòng

và 59 Chuyên viên

*Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia:

Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao do Thủtướng Chính phủ bổ nhiệm, miễm nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoạigiao và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt độngcủa Ủy ban

Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia giải quyết:

- Những vấn đề quan trọng có tính chất liên ngành đã được các đơn vịtrong Ủy ban phối hợp nhưng còn ký kết khác nhau

- Những vấn đề vượt qua thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng các Vụ vàvăn phòng các Ủy ban (gọi tắt là Thủ trưởng các đơn vị)

* Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm theo đề nghịcủa Chủ nhiệm Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban về lĩnhvực công tác được phân công Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban có nhiệm vụ:

- Mỗi Phó Chủ nhiệm giúp Chủ nhiệm theo dõi một số lĩnh vực công tác,

Trang 20

* Thủ trưởng các đơn vị

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm:

- Trình lãnh đạo Ủy ban các kế hoạch công tác chuyên môn và báo cáo côngtác thường xuyên, đột xuất của đơn vị trực tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện kếhoạch trong phạm vi đơn vị

- Chuẩn bị các dự án, đề án theo sự phân công của Chủ nhiệm

- Quan hệ với các đơn vị trong Ủy ban, các cơ quan thuộc các đơn vị Bộ,ngành, địa phương chao đổi và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi, thẩmquyền của đơn vị

- Chuẩn bị nội dung các đề án trình Chính phủ về việc đàm phán, ký kết,tham gia, phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực được phân công

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vựcđược phan công

- Tổ chức quản lý đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao

- Giải quết một số việc cụ thể theo sự ủy nhiệm của Chủ nhiệm

- Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Ủy ban vềtoàn bộ công việc thuộc chức năng thẩm quyền của mình kể cả khi đã phâncông hoặc ủy nhiệm cho cấp phó Có trách nhiệm phối hợp các đơn vị kháctrong cơ quan giải quyết những vấn đề liên quan đến hai hay nhiều đơn vị Thủtrưởng đơn vị đề cáo trách nhiệm cá nhân, sử dụng đúng quyền hạn được giao,không chuyển công việc thuộc thẩm quyền chức năng của mình lên cấp trênhoặc đon vị khác và cũng không giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền củađơn vị khác

2.2 Mỗi quan hệ phối hợp giữa Thủ trưởng các đơn vị

- khi giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đếnchức năng của đơn vị khác, các đơn vị chủ động tham khảo ý kiến hoặc bàn bạcvới đơn vị có liên quan trình Chủ nhiệm duyệt

Trang 21

- Trường hợp những nội dung phát sinh vượt qua thẩm quyền của Thủtrưởng đơnvị hoặc còn có những ý kiến khác nhau trong đơn vị mình hoặc đốivới các đơn vị khác có liên quan, Thủ trưởng đơn vị báo cáo, xin ý kiến Chủnhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm được ủy quyền trức tiết giải quyết.

- Đối với các vấn đề phát sinh không có tính chất thường xuyên, Chủ nhiệmhoặc Phó Chủ nhiệm có thể ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị xem xét giảiquyết

- Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan đơn vị trực tiếp giải quyết báo cáo vớiChủ nhiệm để xin ý kiến về những vấn đề hoăc lĩnh vực mình phủ trách

- Các vấn đề chung có liên quan đến các đơn vị Ủy ban và đòi hỏi phảithường xuyên xử lý, Chủ nhiệm thành lập hội đồng hoặc tiểu ban giao cho PhóChủ nhiệm phụ trách, một số ủy viên của các đơn vị liên quan tham gia làm tưvẫn Thành phần, nhiệm vụ và quy chế làm việc của hội đồng hay tiểu ban đượcquy định trong văn ban thành lập

2.3 Các quy định về trình tự giải quyết công tác nội bộ.

2.3.1 Lập và thực hiện chương trình công tác

* Ủy ban Biên giới quốc gia có chương trình công tác năm, quý, tháng; Lãnhđạo Ủy ban có chương trình công tác tuần :

- Chương trình công tác năm do Lãnh đạo Ban thảo luận và quyết định căn

cứ vào chương trình công tác năm và thức tế công tác, Chủ nhiệm xác địnhchương trình sáu tháng, ba tháng và hàng năm

- Đối với từng Đề án hoặc dự thảo văn bản đã được ghi vào chương trìnhcông tác, Chủ nhiệm chỉ định đơn vị chủ trì, đơn vị tham gia, đơn vị thẩm tra vàthời hạn hoàn thành

- Trình tự lập công tác năm :

+ Chậm nhất là 5/11 hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị gửi văn phòng Ủyban danh mục những vấn đề cần đưa vào chương trình công tác của năm sau để

Trang 22

+ Chương trình quy phải gửi về Văn phòng Ủy ban vào ngày mùng 5 củatháng cuối quý sau khi đã xem xét, đánh giá tình hình công tác quý trước đềxuất các nội dung công tác của quý tiếp theo.

+ Chương trình công tác tuần phải gửi về văn phòng ban vào sáng thứ sáuhàng tuần để văn phòng Ban tổng hợp báo cáo Lãnh đạo ban

+ Khi Chủ nhiệm quyết định yhay đổi chương trình, Văn phòng ban phảithông báo ngay cho các Thủ trưởng đơn vị khác

* Thủ tục gửi công văn, tờ trình giải quyết công việc:

- Công văn trình ký hoặc trình Chủ nhiệm giải quyết công việc, Thủ trưởngđơn vị phải ký tắt và chịu trách nhiệm khi ủy nhiệm ký trình

- Đối với các Đề án, công văn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phảikèm theo:

+ Tờ trình Chính phủ, thuyết minh rõ nội dung chính của dự thảo, đề án luận

cứ của các kiến nghị; các ý kiến khác nhau

+ Văn bản của các cơ quan thẩm định dự án theo quy định của pháp luật.+ Báo cáo ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, kể cả ý kiến củaHội đồng khoa học hoặc Hội đồng tư vấn

+ Dự thảo văn ban hành chính và dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện vănbản ấy ( nếu có ) Các dự định phải quy định rõ ràng, cụ thể để khi văn bảnchính được thông qua có thể thực hiện được ngay

+ Kế hoạch tổ chức thực hiện đề án khi được thông qua, văn bản được banhành

+ Các tài liệu cần thiết khác

* Hồ sơ trình phải có ý kiến phối hợp của Văn phòng Ủy ban

- Tự lập chương trình xây dựng Luật, Nghị quyết, Nghị định , thực hiệntheo Nghị định số 101/ CP ngày 23 / 9 / 1997 của Chính phủ quy định chí tiếtthi hành một số điều của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w